Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (37)


Xem mục lục

Câu hỏi: Tôi đã lắng nghe tất cả những nói chuyện của ông và tôi đã đọc tất cả những quyển sách của ông. Đầy khẩn thiết, tôi muốn hỏi ông, mục đích sống của tôi có thể là gì nếu, như ông nói, tất cả tư tưởng phải kết thúc, tất cả hiểu biết phải được kiểm soát, tất cả ký ức phải không còn? Làm thế nào ông liên quan ‘trạng thái đang là’ đó, dù nó có lẽ là gì tùy ông, với thế giới trong đó chúng ta đang sống? Một đang là như thế có liên quan gì đến sự tồn tại đau khổ và phiền muộn của chúng ta? 

Krishnamurti: Chúng ta muốn biết trạng thái này là gì mà chỉ có thể hiện diện khi tất cả hiểu biết, khi người công nhận, không còn; chúng ta muốn biết trạng thái này có liên quan gì với thế giới của hoạt động hàng ngày, những theo đuổi hàng ngày của chúng ta. Chúng ta biết sống hiện nay của chúng ta là gì – phiền muộn, đau khổ, luôn luôn sợ hãi, không có gì vĩnh cửu; chúng ta biết điều đó rất rõ. Chúng ta muốn biết trạng thái khác này có liên quan gì với sống hiện nay – và nếu chúng ta gạt đi hiểu biết, trở nên tự do khỏi những ký ức của chúng ta và vân vân, mục đích của sự tồn tại là gì? 

Mục đích của sự tồn tại như chúng ta biết nó lúc này là gì? – không phải một cách lý thuyết nhưng thực sự? Mục đích của sự tồn tại hàng ngày của chúng ta là gì? Chỉ để sống còn, đúng chứ? – cùng tất cả đau khổ của nó, cùng tất cả phiền muộn, và hỗn loạn, những chiến tranh, sự hủy diệt của nó và vân vân. Chúng ta có thể sáng chế những lý thuyết, chúng ta có thể nói: ‘Điều này không nên là, nhưng điều nào đó nên là.’ Nhưng đây là tất cả những lý thuyết, chúng không là những sự kiện. Điều gì chúng ta biết là sự hỗn loạn, đau khổ, phiền muộn, thù hận vô tận. Chúng ta cũng biết, nếu chúng ta có sự nhận biết, làm thế nào những việc này xảy ra được. Mục đích của sống, từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, mỗi ngày, là hủy diệt lẫn nhau, trục lợi lẫn nhau, hoặc như những cá thể hoặc như những con người tập thể. Trong cô độc của chúng ta, trong đau khổ của chúng ta, chúng ta cố gắng sử dụng những người khác, chúng ta cố gắng tẩu thoát khỏi chính chúng ta – qua vui chơi, qua thần thánh, qua hiểu biết, qua mọi hình thức của niềm tin, qua sự đồng hóa. Đó là mục đích của chúng ta, có ý thức hay không có ý thức, như hiện nay chúng ta sống. Liệu có một mục đích sâu thẳm hơn, rộng lớn hơn vượt khỏi, một mục đích mà không-hỗn loạn, không-thâu lợi? Liệu trạng thái không-nỗ lực đó có bất kỳ liên quan gì với sống hàng ngày của chúng ta? 

Chắc chắn không có liên quan gì đến sống của chúng ta. Làm thế nào nó có thể có liên quan được? Nếu cái trí của chúng ta bị hoang mang, bị đau khổ, bị cô độc, làm thế nào ‘những bị’ đó có liên quan với cái gì đó mà không thuộc về nó? Làm thế nào sự thật có thể được liên quan với cái giả dối, đến ảo tưởng? Chúng ta không muốn thú nhận điều đó, bởi vì hy vọng của chúng ta, hoang mang của chúng ta làm cho chúng ta tin tưởng một cái gì đó lớn lao hơn, cao quý hơn, mà chúng ta nói có liên quan với chúng ta. Trong sự tuyệt vọng của chúng ta, chúng ta tìm kiếm sự thật, hy vọng rằng trong khám phá được nó sự tuyệt vọng của chúng ta sẽ tan biến. 

Vì vậy chúng ta có thể thấy rằng một cái trí bị hoang mang, một cái trí bị chất đầy đau khổ, một cái trí nhận biết được sự trống rỗng, sự cô độc riêng của nó, không bao giờ có thể tìm ra cái vượt khỏi chính nó. Cái vượt khỏi cái trí chỉ có thể hiện diện khi những nguyên nhân của hoang mang, đau khổ, được xóa sạch hay được hiểu rõ. Tất cả mọi điều mà tôi đã và đang giải thích, đang trình bày là, làm thế nào để hiểu rõ về chính chúng ta, bởi vì nếu không hiểu rõ về chính chúng ta cái còn lại không hiện diện, cái còn lại chỉ là một ảo tưởng. Nếu chúng ta có thể hiểu rõ về toàn qui trình của chính chúng ta, từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, vậy là chúng ta sẽ thấy rằng trong khai quang sự rối loạn riêng của chúng ta, cái còn lại hiện diện. Vậy thì trải nghiệm cái còn lại sẽ có một liên hệ với cái này. Nhưng cái này không bao giờ có liên quan với cái còn lại. Đang ở phía bên này của bức màn, đang trong bóng tối, làm thế nào người ta có thể trải nghiệm được ánh sáng, được tự do? Nhưng ngay khi có trải nghiệm về sự thật, vậy là bạn có thể liên quan nó với thế giới chúng ta sống này. 

Nếu chúng ta chưa bao giờ biết được tình yêu là gì, nhưng chỉ biết được những rối loạn, những đau khổ, những xung đột liên tục, làm thế nào chúng ta có thể trải nghiệm tình yêu đó mà không thuộc tất cả những điều này? Nhưng khi một lần chúng ta đã trải nghiệm cái khác lạ, vậy là chúng ta không phải bận tâm để tìm ra sự liên hệ. Vậy là tình yêu, thông minh, vận hành. Nhưng muốn trải nghiệm trạng thái khác lạ đó, tất cả hiểu biết, những kỷ niệm được tích lũy, những hoạt động tự-nhận dạng, phải kết thúc, để cho cái trí không thể có bất kỳ những cảm giác tự-chiếu rọi nào. Vậy là, đang trải nghiệm cái khác lạ đó, có hành động trong thế giới này.

Chắc chắn đó là mục đích của sự tồn tại – vượt khỏi hoạt động tự cho mình là trung tâm của cái trí. Bởi vì đã trải nghiệm trạng thái khác lạ đó, mà không thể đo lường được bởi cái trí, vậy thì chính trải nghiệm về cái khác lạ mang lại một cách mạng bên trong. Vậy thì, nếu có tình yêu, không còn những vấn đề thuộc xã hội. Không còn vấn đề thuộc bất kỳ loại nào khi có tình yêu. Bởi vì chúng ta không biết làm thế nào để thương yêu, chúng ta có những vấn đề thuộc xã hội và những hệ thống triết học trình bày phương cách giải quyết những vấn đề của chúng ta. Tôi khẳng định những vấn đề này không bao giờ được giải quyết bởi bất kỳ hệ thống nào, hoặc của phe tả hoặc phe hữu hoặc phe trung lập. Chúng có thể được giải quyết – sự rối loạn của chúng ta, sự đau khổ của chúng ta, tự-hủy diệt của chúng ta – chỉ khi nào chúng ta có thể trải nghiệm trạng thái khác lạ đó mà không là tự-chiếu rọi.

Xem mục lục