Bài Viết (701)


BỆNH VÀ TÂM PHẬT - THIỀN SƯ BANKEI

778

Với ý định duy nhất là khám phá Tâm Phật, tôi đã phấn đấu không kết quả, lang thang khắp nơi một cách vô vọng. Rốt cuộc tôi ngã bệnh và phải liệt giường một thời gian dài, nên tôi cũng đâm ra biết khá nhiều về chuyện đau ốm bệnh tật. Đã sinh ra ở đời, có một thân xác, thì đương nhiên phải có lúc gặp bệnh. Nhưng khi đã rốt ráo ngộ được Tâm Phật bất sinh, thì bạn không buồn vì những nỗi khổ của bệnh, bạn phân biệt rõ bệnh là bệnh, khổ là khổ. Là vì Tâm Phật - vốn từ khởi thủy đã bất sinh - không dính dấp gì đến vui hay khổ, vì cái bất sinh vượt ngoài tư tưởng. Chỉ khi tư tưởng sinh khởi thì bạn mới cảm nghiệm khổ và vui. Tâm Phật không vướng vào bệnh mà vẫn ở trong Bất sinh, nên không tạo ra khổ. Nếu Bất sinh có sinh ra tư tưởng, thì không cách nào bạn khỏi tạo đau khổ, bám vào bệnh và thay đổi cái Tâm Phật. Nhưng sự thật không phải vậy. Ngay cả những khổ liên tục của chúng sinh địa ngục cũng thế, không dính gì đến tâm Phật bất sinh. Vì vướng cái khổ bám víu cơn bệnh, bạn khởi sự nghĩ đủ thứ, như "sao đến bây giờ tôi vẫn chưa bình phục, hay vì không đúng thuốc, vì gặp y sĩ tồi..." Khi bám lấy hi vọng khỏi bệnh, là bạn chuyển cái Tâm Phật thành những ý tưởng lo âu, làm cho cơn bệnh ám ảnh tâm trí bạn lại còn nặng hơn thân bệnh. Nó như thể là bạn theo đuổi một cái gì đang chạy trốn. Ngay dù lúc ấy cơn bệnh thể xác có giảm dần, song tâm bệnh - tức lòng nôn nóng khỏi bệnh - lại tăng. Đó là ý nghĩa của sự bám víu cơn bệnh và tự làm cho bạn khổ.

Nhưng nếu có người nào bảo rằng họ có thể chịu đựng không những bệnh tật, mà bất cứ nỗi khổ nào cũng không đau đớn, thì kẻ ấy nói láo, chưa hiểu thấu cái công năng chiếu sáng kỳ diệu của Tâm Phật. Nếu có ai nói mình hoàn toàn không cảm thấy đau đớn gì cả, thì tôi e kẻ ấy không phân biệt được đau và không đau. Không cảm thấy đau là điều không có. Vì Tâm Phật vốn sẵn đặc tính chiếu sáng kỳ diệu, nên không những bệnh tật mà bất cứ gì hiện hữu, tâm ấy đều có thể nhận ra và phân biệt rõ ràng. Vì vậy cho nên khi đối diện với nỗi đau của cơn bệnh, nếu bạn không bị vướng vào đấy, mắc kẹt trong ấy, thì không có gì là bạn không thể chịu đựng. Bởi thế hãy cứ đi cùng với cơn bệnh, và nếu cảm thấy đau đớn, thì cứ việc rên. Nhưng dù có bệnh hay không bệnh, hãy luôn luôn an trú trong Tâm Phật bất sinh.

Nhưng nếu vì phản ứng lại với những nỗi khổ của bệnh mà bạn vướng vào tư tưởng, thì ngoài cái đau của cơn bệnh, bạn rước thêm nỗi khổ "đổi Tâm Phật thành ý tưởng". Cái gì nguyên ủy vốn không tư tưởng, đó là Tâm Phật bất sinh. Không nhận ra bản chất tâm Phật là Bất sinh, bạn phải khổ vì đổi tâm Phật thành ý tưởng. Khi ấy dù có rêu rao mình không đau, cũng chỉ là một quan niệm dựa trên tư tưởng. Thế là bạn tuyệt nhiên chưa thoát khổ. Còn khởi lên ý tưởng là chứng tỏ bạn đang chịu khổ sinh tử vì không nhận chân rốt ráo Tâm Phật vốn siêu việt sinh tử.

🌼 Tự Tại Trong Sống Chết

Khi bàn đến vấn đề tự tại với sống chết, người ta thường dễ hiểu lầm. Có những người công bố trước ngày giờ họ sẽ chết, rồi đến lúc ấy, không đau ốm gì họ lăn ra chết thực; hoặc đôi khi triển hạn qua ngày khác mới chết. Rất nhiều người xem đấy là tự tại trong việc sống chết. Tôi không phủ nhận điều đó. Nói về tự tại, thì những người ấy quả là tự tại kinh khủng! Nhưng những chuyện như thế chỉ là do năng lực khổ hạnh nơi họ, và thường họ chưa mở được con mắt tuệ. Ngay trong số những người thường, ta cũng thấy những trường hợp biết trước cái chết như vậy, trong khi họ chưa mở khai đạo nhãn. Tôi không chấp nhận điều này. Con người của Bất sinh thì siêu việt cả sống chết.

Bây giờ, có lẽ quý vị đang tự hỏi siêu việt sống chết là thế nào. Cái gì đã bất sinh thì bất diệt, và cái gì bất diệt thì không chết, nên gọi là siêu việt sinh tử. Vậy một người tự tại trước sống chết theo tôi, là một con người khi chết không bận tâm về chuyện sống chết. Hơn nữa, vấn đề sống chết vẫn xảy ra hàng ngày với chúng ta, không phải đợi đến lúc ta chạm mặt với cái chết thực sự mới gọi là chết. Một người tự tại trong sinh tử là người không bao giờ bận tâm đến sống chết, vì biết khi còn được sống thì cứ sống, khi đến thời chết thì cứ chết, dù chết ngay bây giờ cũng được, cái chuyện lúc nào chết không quan trọng lắm. Người như thế cũng là người đã rốt ráo thực chứng cái Tâm Phật bất sinh chiếu sáng kỳ diệu. Cứ nói và suy nghĩ về những chuyện vặt vãnh như bạn sẽ chết vào giờ ngày nào, quả thực là tâm lý hẹp hòi, phải vậy không?

Rồi lại có ý nghĩ cho rằng "sinh tử là niết bàn", đây cũng lại là một cái gì vẫn còn ràng buộc với sinh tử. Ai cũng biết cảnh giới của sinh tử không khác gì cảnh giới của niết bàn. Cái lý do người ta phải nói lên như vậy là vì họ không thực chứng cái Tâm Phật mà mọi người bẩm sinh đã có và hiện tại đang giải quyết mọi sự với Bất sinh. Bị bao phủ, gói kín trong danh tự chữ nghĩa, họ cứ lang thang tìm khắp nơi cái sinh tử và niết bàn ở bên ngoài, đổi cái Tâm Phật bất sinh của họ để lấy những khái niệm về sống chết và niết bàn, khiến họ tối ngày cứ lẩn quẩn trong lĩnh vực sinh tử không có giây phút nào bình yên. Nghĩ thật đáng thương xót.

Vì Tâm Phật đang dàn xếp mọi sự một cách hoàn toàn ổn thỏa với cái Bất sinh, nên nó không cần biết đến sinh tử hay niết bàn. Từ vị trí Bất sinh, thì sinh tử và niết bàn cũng chỉ là một mớ tư duy trống rỗng. Nên ngay cả một người mới hôm nào vẫn ngụp lặn trong sinh diệt, mà hôm nay nhận ra mình đã lầm, từ đó không còn đổi cái Tâm Phật bất sinh thành ra ba độc (tham sân si) hay vướng vào sinh tử niết bàn nữa, thì người ấy cũng sẽ an trú trong Tâm Phật bất sinh. Khi ấy, lúc các yếu tố làm nên thân xác của mình đã đến thời tan rã, họ cứ để cho nó tan rã, và chết không chút lưu luyến. Đây là một con người mà đối với họ sinh tử là niết bàn, một con người tự tại trước sống chết.

Trích “Tâm Bất Sinh" Tác giả: Bankei - Peter Haskei dịch Nhật-Anh 

Trí Hải dịch Việt Ngữ - NXB: Tp. Hồ Chí Minh

778

Cái Chính Mình : Bốn Mắt Nhìn Nhau - Đương Đạo

Thiền sư Chân Nguyên (1647-1726) năm 19 tuổi lên chùa Hoa Yên yết kiến Thiền sư Tuệ Nguyệt Chân Trú. Ngài Tuệ Nguyệt hỏi :

14,695
LUẬN TỐI THƯỢNG THỪA - NGŨ TỔ HOẰNG NHẪN

Hỏi: Làm sao biết Tâm mình xưa nay thanh tịnh?Đáp: Kinh Thập Địa nói: “Trong thân chúng sanh có Phật tánh Kim cang”. Ví như mặt trời tròn đầy sáng rộng lớn

1,117
CÁC KHÁI NIỆM CHỦ YẾU TRONG PHẬT GIÁO - Fabrice Midal (Hoang Phong chuyển ngữ)

CÁC KHÁI NIỆM CHỦ YẾUTRONG PHẬT GIÁO Fabrice Midal(Hoang Phong chuyển ngữ) Lời giới thiệu của người dịch : Trong một quyển sách nhỏ « Phật Giáo Nhập Môn » (ABC du Bouddhisme,

14,191
KINH PHẠM VÕNG – Thích Trí Tịnh

KINH PHẠM VÕNG NGHI TỤNG GIỚI BỒ-TÁTThích Trí Tịnh Bài Tán Lư HươngLò Hương vừa ngún chiên đànKhói thơm ngào ngạt muôn ngàn cõi xaLòng con kính ngưỡng thiết-thaNgửa mong chư Phật

15,400
Thiền sư, luật sư, pháp sư là gì ?

Trong sách Luật Hữu Bộ - Tạp sự quyển 13, Tỳ kheo chia làm 5 loại kinh sư, luật sư, luận sư, pháp sư và thiền sư. Giới tụng kinh là kinh

1,828
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,241
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,678
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,581
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,349
Chùa Việt
Sách Đọc