Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (37)


Xem mục lục

II.A.2.b2b- Giới miễn (răn gắng).

, là ánh sáng của mặt nhựt, tức là bỏ qua ngày. âm: bóng là ánh sáng của mặt nguyệt, tức là bỏ qua cả đêm. Tọa táng quang âm: ngồi không bỏ mất qua thì giờ!

 Ký: Vua Đại Võ ngài tiếc từ tấc bóng, ông Đào Khảng tiếc từ phân bóng; huống chi kẻ vì thoát đường sanh tử đi xuất gia, phải cần hơn nữa, như chữa lửa cháy trên đầu, mà nên bỏ trống qua giờ phút ru!?

 Ngột ngột: trơ trơ, là cái dạng chẳng cục cựa. Chính là lơ lơ qua ngày, không dụng tâm lo vào việc gì, chẳng tìm cách tiến lên, như người bị đau bệnh bại xụi! Bệnh ngủ ngồi và bệnh ngồi tịnh!!!

 Luống tiêu (ăn bận) của tín thí mười phương, cũng là phụ phàng cả bốn ân; chứa chất càng sâu, lòng trần dễ lấp, chạm đường (sự lý) nên ngăn (bất thông), người ta khinh dể!

 Hai câu đầu là nói chẳng có đức chi để báo ân. Hai câu kế: tội sâu chướng nặng. Hai câu sau nói do những hoặc chướng đó mà mất trí huệ!

 Nếu không lo tiến tới thì, chẳng những chẳng có công lao gì để đáng tiêu của tín thí, mà cũng chả có đức hạnh chi để báo đáp tứ ân!

 Vì với công, đã chả thi hành điều chi, thì với đức không do đâu thành lập. Tức nhiên, chứa gốc tội càng ngày càng thâm căn! Nghiệp hoặc bít lấp nơi tâm nguyên, chẳng có cái kiến thức bực đại nhân, mất cái trí sáng suốt của thánh nhân.

 Hành động thì trái với chân giác, mà hợp với vọng trần nên chi chạm đến sự hay lý gì đều thành ra sa trệ cả. Cái huệ giải (sáng biết) đã bị niêm phong rồi thì, đâu có thể mở dạy lớp hậu lai, ví dẫu tuổi sanh đã cao, tuổi xuất gia thụ giới lạp cũng đã nhiều năm đi nữa, cũng nào khỏi bị chúng khinh khi!?

 Ký: Chướng tức là phiền não vọng hoặc. Do những cái trần cấu là tham, sân, si, nó ủng tế trong lòng, thì cái tâm quang đâu có thể sáng suốt ra ngoài được! Đã chẳng có phần tự lợi, lại khuyết phần lợi tha, nên bị kẻ hậu học khi dể.

 Lại, từ vô thỉ đến nay, cái tâm ấy đã bị những duyên sự chủng tử ác tập nó bao phủ nhiều lớp quá sâu sắc, bây giờ lại huân tập tô bồi nữa, há chẳng dễ bít lấp đó ru!?

 Xúc: chạm gặp, đối chọi. Đồ: đường sá, tức sự lý. Trệ: trệ ngại, nghĩa là bất thông thấu. Do vì cái tâm nguyên bị trần vọng ủng tắt, thành thử gặp sự gì đã bất thông, đối với lý chi cũng bất đạt nữa!

Xưa nói “Kia đã trượng phu (nam tử) ta cũng thế, chả nên khinh mình chịu lui sụt”.

 Câu trên là khiến bắt chước bực tiên triết. Câu dưới khuyên mình gắng tới.

 Thánh trước Hiền sau, người nào người nấy, ai cũng có phần. Người kia đã thế, ta sao chẳng thế? Há nên tự khinh lấy mình mà, chịu lui sụt cái chí khí của mình sao?

 Phật răn dạy “La -hầu-la-đa! Mười phương thế giới các Bồ -tát, mỗi niệm đã chứng quả Thiện Thệ (86), kia đã trượng phu ta cũng rứa, chẳng nên khinh mình chịu sút lui”.

 Kinh Niết -bàn nói “Nếu nam tử mà không tự biết mình có Phật tánh thì, tức là nữ nhân, vì phi trượng phu (87) (đàn ông)!

 Ký: Diệc nhiên, tức diệc nhĩ: cũng thế, cũng vậy và cũng rứa.

 Trượng phu: trí nhân, kia đã trượng phu, ta cũng trí nhân, không nên đề cao cho kia, mà tự thấp tánh linh của mình; phải biết tất cả chúng sanh bản lai vẫn sẵn có Phật tánh. Thế nên, cả lục phàm, tứ thánh, đồng một tâm nguyên, hễ mê muội tâm ấy tức là phàm, còn giác ngộ tâm ấy là thành Thánh. Nên chi, với tâm ấy, hễ nhứt niệm được tương ưng là, liền đồng với chư Phật.

 Ai mà chưa được như thế, cần phải lấy giới nơi thân, huệ nơi tâm, trong ngoài huân tu thì, mỗi bước mỗi ly khai nơi phàm, mỗi niệm mỗi tiến lên bực Thánh. Nếu được như vậy, thì, chỉ một đời dùng xong, cũng nào có nhượng bộ cho ai ru.

 Thiện Thệ: khéo qua, nghĩa là, lên trên bực đệ nhứt là quả Phật, vẫn chẳng trở lại làm chúng sanh. Cũng nói hảo khứ: đi tốt, là với đi, thì đi trong mỗi mỗi các tam muội, và vô lượng trí huệ mà đi; Thiện Thệ là một trong mười hiệu của Phật.

 Thánh Hiền: Người trong tam thừa, từ ngôi chưa “kiến đạo” (88) về trước, gọi là Hiền, vì tu tập “phước, trí” đủ cái đức bực hiền. Từ ngôi kiến đạo về sau, gọi là thánh, như “Thập Địa Bồ -tát”. Thánh chánh, lấy cái trí vô lậu, chính họp với lý, nên gọi là Thánh.

Nếu chẳng như thế, luống ở cửa chùa! Húng hính qua đời không ích chi cả!

 Hai câu trên là trái với giáo. Hai câu dưới là mất sự lợi cho mình và người!

 Nếu chả tu hành như lời dạy trên, thực là lộn xộn một đời giữa chúng tăng, luống uổng bận pháp phục, vì chả có chút công gì khá ghi, chẳng có cái đức chi khá chép! Nên nói “thù vô sở ích”: chỉn không chỗ ích!?

 Ký: Đồ: luống trống. Truy môn: do lấy màu sắc đồ bận của tăng chúng mà xưng hô luôn pháp môn.

Xem mục lục