Other (439)


THỜI GIAN PHÀM VÀ THỜI GIAN THIÊNG - Mircea Eliade (1907 – 1986)

1,543

** Mircea Eliade (1907 – 1986) sinh ở Bucarest (Rumani), ông từng sống ở Ấn Độ từ năm 1928 – 1932, Eliade đã soạn một luận án tiến sĩ về yoga, và dạy triết ở trường Đại học Bucarest từ năm 1933 – 1940. Năm 1945 ông trở thành Giáo sư Trường Cao đẳng Thực hành ở Paris. Sau đó ông giảng dạy ở Sorbonne, và nhiều trường Đại học ở Châu Âu. Từ năm 1957 đến 1986, ông là Giáo sư thực thụ về Lịch sử các tôn giáo tại Đại học Chicago. Những tác phẩm trong môn khoa học này đã đem lại uy tín cho ông: Khu Rừng Cấm, Thiêng và Phàm, Sự Nhớ Tiếc Về Nguồn Gốc. Đêm Bengal, Ông Lão Và Viên Sĩ Quan, Lễ Cưới Ở Thiên Đường.

-------✳️✳️✳️-------

Thời Gian Phàm Và Thời Gian Thiêng

Cũng như không gian, thời gian đối với con người tôn giáo là không thuần nhất, cũng không liên tục. Có những khoảng của thời gian thiêng, thời gian lễ hội (đa số là các lễ hội theo định kỳ); mặc khác, có thời gian phàm, thời gian thông thường; trong đó diễn ra những hành vi không có chút ý nghĩa tôn giáo nào. Giữa hai loại thời gian ấy, đương nhiên có một giải pháp nối tiếp; nhưng bằng các nghi thức, con người tôn giáo có thể chuyển từ thời gian thông thường sang thời gian thiêng mà không gặp nguy hiểm gì.

Một sự khác nhau căn bản giữa hai phẩm chất thời gian ấy nổi bật lên trước tiên với chúng ta: thời gian thiêng, do bản chất của nó, là có thể đảo ngược, theo nghĩa nó chính là một thời gian huyền thoại nguyên thủy được làm cho hiện hữu. Mọi lễ hội tôn giáo, mọi thời gian phụng vụ, đều nằm trong sự tái hiện một sự kiện thiêng liêng đã từng xảy ra ở một quá khứ huyền thoại, “vào lúc khởi đầu”. Việc tham dự về mặt tôn giáo vào một lễ hội hàm nghĩa là người ta ra khỏi thời gian thông thường để nhập lại vào thời gian huyền thoại được chính lễ hội đó tái hiện. Do vậy, thời gian thiêng tuyệt đối có thể phục hồi đến vĩnh viễn, lặp lại bất tận. Theo một quan điểm nào đó, có thể nói về nó rằng nó không “chảy đi”, và không phải là một khoảng thời gian không thể đảo ngược được. Đó là một thời gian bản thể đích thực, thời gian của Parmenides: bao giờ cũng bằng với chính nó, không biến đổi cũng không cạn kiệt. Cứ mỗi lễ hội theo định kỳ, người ta lại tìm thấy cùng một thời gian thiêng ấy, giống như thời gian đã được biểu hiện trong lễ hội năm trước hay trong lễ hội cách đó một thế kỷ: đó là thời gian được thần thánh tạo ra và thiêng hóa thành các hành động (gesta) của họ, được tái hiện chính bằng lễ hội. Nói cách khác, người ta lại tìm thấy ở lễ hội sự xuất hiện đầu tiên của thời gian thiêng, như nó đã được tạo ra từ thuở ban đầu (ab origine), ở thời điểm ấy (in illo tempore). Vì thời gian thiêng mà trong lễ hội ấy diễn ra chưa có trước những hành động thần thánh được lễ hội tưởng niệm. Bằng cách tạo ra các hiện thực khác nhau tạo thành thế giới hiện nay, thần thánh cũng tạo ra thời gian thiêng, vì thời gian đương thời với một sự sáng tạo nhất thiết phải được thiêng hóa bằng sự hiện hữu và hoạt động thần thánh.

Như vậy, con người tôn giáo sống trong hai loại thời gian, mà loại quan trọng nhất, thời gian thiêng, hiện ra dưới diện mạo nghịch lý của một thời gian chu kỳ, có thể đảo ngược và có thể phục hồi được, một kiểu hiện tại hoang đường vĩnh hằng mà cứ từng thời kỳ người ta lại phục hồi bằng nghi thức. Lối ứng xử ấy đối với thời gian đủ để phân biệt một người tôn giáo với một người không tôn giáo: người thứ nhất không chịu chỉ sống trong cái mà các thuật ngữ hiện đại gọi là “cái hiện tại lịch sử”; anh ta cố gắng mình với một thời gian thiêng mà, về một số mặt, có thể được đồng nhất với “vĩnh hằng”.

Trích “Thiêng Và Phàm – Bản Chất Của Tôn Giáo” Tác giả: Mircea Eliade
Dịch giả: Huyền Giang NXB: Tri Thức, Năm 2016

Save

1,543

NHÂN HỌC TRIẾT HỌC LÀ GÌ ?

Nhân học triết học, đôi khi được gọi là triết học nhân học[1], là một bộ môn xem xét các câu hỏi của siêu hình học và hiện tượng học về cá

1,101
TA CÓ THỂ LÀM GÌ KHI BỊ KIỆT SỨC? - WHAT CAN I DO ABOUT BURNOUT? (Phật giáo song ngữ Việt - Anh)

Tuần này, chồng tôi, anh ấy tên Fred và tôi đang đứng trong một căn phòng nhỏ không có cửa sổ với bác sĩ thú y, xem phim chụp X-quang của một

572
GIÁO DỤC PHẬT GIÁO - CON ĐƯỜNG CHUYỂN HOÁ TOÀN DIỆN - Nguyễn Thế Đăng

Đây là điều đi gần với sự học ở Đông phương (ĐP), cụ thể là Phật giáo và Khổng giáo. Trong Luận ngữ, chương đầu tiên Học nhi, Khổng Tử đã nói

13,241
Ảnh hưởng của giới thương nhân vào Phật giáo Ấn Độ

Ảnh hưởng của giới thương nhân vào Phật giáo Ấn Độ  Một phần của Con đường tơ lụa NSGN - Từ thế kỷ VII (tr.TL), nhiều khu vực ở Bắc Ấn bắt

19,047
VŨ TRỤ LÀ TÂM THỨC - KỲ THƯ KYBALION

Cái Tất Cả là Thần khí! Nhưng Thần khí là gì? Câu hỏi này không thể trả lời, vì định nghĩa của nó hầu như về cái Tất Cả, vốn không thể

1,154
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,239
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,677
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,581
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,349
Chùa Việt
Sách Đọc