Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (8)


Xem mục lục
Tác giả: NĀGĀRJUNA (LONG THỌ)
Dịch Phạn ra Hán: CƯU MA LA THẬP
Dịch Hán ra Việt: THÍCH THIỆN SIÊU

 
 
 

LUẬN ĐẠI TRÍ ĐỘ

[ MAHĀPRAJÑĀPĀRAMITĀŚĀSTRA ]

TẬP V

(CUỐN 81 ĐẾN CUỐN 100 )
 
 
 
 
 
 

 

NHÀ XUẤT BẢN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PL.2544 TL. 2001 
 

* Trang 1 *
device

LUẬN ĐẠI TRÍ ĐỘ
(Trọn bộ: 100 cuốn, gồm 5 tập )

 
Tập I: Từ cuốn 1 đến cuốn 20, xuất bản năm 1997.
Tập II: Từ cuốn 21 đến cuốn 40, xuất bản năm 1998.
Tập III: Từ cuốn 41 đến cuốn 60, xuất bản năm 1999.
Tập IV: Từ cuốn 61 đến cuốn 80, xuất bản năm 2000.
Tập V: Từ cuốn 81 đến cuốn 100, xuất bản năm 2001.
   ________
 
 
 
 
 

 

* Trang 2 *
device

LỜI NÓI ĐẦU
 
Đây là tập thứ 5, gồm từ cuốn 81 đến cuốn 100 luận Đại Trí Độ. Trước sau trọn bộ luận Đại Trí Độ gồm 5 tập trong đó có 100 cuốn.
Luận thuyết minh về tính không trong mọi sinh hoạt tin tưởng, học hỏi, quán chiếu, tu tập, độ sinh, chứng quả. Những sinh hoạt này nếu rời tính không, thời không thể đạt đến kết quả giải thoát hoàn toàn mọi ràng buộc của tâm phân biệt chấp trước, tức còn phải vướng mắc trong vòng sinh tử, hoặc phân đoạn, hoặc biến dịch.
Tính không cũng tức là tính vô ngã, vô tự tính, vô sở hữu tính. Chỉ một tính không mà vì đối tượng quán chiếu khác nhau nên trong luận này có chỗ phân biệt làm hai là chúng sanh không (sattva-śūnyatā) và pháp không (dharma-śūnyatā); nói theo luận Thành Duy Thức (vijñaptimātratā-siddhi śāstra) là ngã không (pudgala-nairātmya), pháp không (dharma-nairātmya); nói theo kinh Lăng-già (Laṅkāvatāra sūtra) là nhân vô ngã (pudgala-nairātmya), pháp vô ngãõ (dharma-nairātmya) (năm pháp, ba tự tính, tám thức, hai vô ngã); có khi phân biệt làm mười tám không, từ nội không, ngoại không, nội ngoại không cho đến vô pháp không, hữu pháp không, vô pháp hữu pháp không.
Bát-nhã tính không, có nhiều lợi ích, kéo chúng sinh ra khỏi vọng tưởng hý luận, nhưng khó lãnh hội, tu tập; ví như thỏi vàng cháy đỏ rất đẹp, có nhiều lợi ích, nhưng không thể lấy tay cầm; nếu lấy tay cầm ắt bị cháy tay. Cũng vậy, nếu nghe nói không mà chấp không, như là trống

* Trang 3 *
device

trống không, bác hết tất cả, ắt bị sa đọa. Vì vậy, Phật vì chúng sinh thuyết pháp, luôn luôn nương theo hai đế là tục đế và chơn đế. Có khi vì chúng sinh chấp trước không, nên nói có để phá; có khi vì chúng sinh chấp trước có, nên nói không để phá. Nhưng nói có, nói không đều là phương tiện, là thuốc trị bệnh chấp trước; bệnh hết thời thuốc cũng không còn; hết thảy pháp không và tướng không cũng không.
Nếu hết thảy pháp đều không, thời nương vào đâu để được giải thoát? - Nếu ngộ được hết thảy pháp đều không thời tức là không còn vọng tưởng chấp trước; không còn vọng tưởng chấp trước tức không khởi lên phiền não, tạo nghiệp luân hồi; ấy là giải thoát. Ở trong giải thoát thì hoàn toàn không còn vọng tưởng chấp ngã, nên không có tướng người năng chứng và tướng pháp sở chứng, vô trí và vô đắc.
Nhờ ơn Tam bảo hộ trì, hội đủ duyên lành, nên tôi may mắn dịch xong trọn bộ luận Đại Trí Độ này. Nguyện hồi hướng công đức ấy đến mọi người, mong được thấm nhuần, chứng nghiệm giáo nghĩa Bát-nhã sâu xa, hầu giải thoát mọi sầu muộn khổ đau vì vọng tưởng điên đảo chấp trước cố hữu, mà khó có thể có cách gì khác hơn để giải thoát được.
                               PL. 2544 - Từ Đàm, 10-01-2001
                       THÍCH THIỆN SIÊU

 

* Trang 4 *
device

 

Xem mục lục