Bài Viết (701)


CHỨNG NGỘ TÁNH KHÔNG - H.H The Dalai Lama XIV

1,428

Sự thấu hiểu về giáo lý tánh không trong Phật giáo là điều vô cùng thiết yếu để có thể trải qua tiến trình sống và chết một cách thực tiễn và không sợ hãi. Tánh không ở đây không có nghĩa là không có hiện hữu. Có thể bạn cho rằng tánh không ở đây có nghĩa là không có gì hết, nhưng tánh không không phải là như vậy. Các hiện tượng [mang tánh không nghĩa là] không cái gì? Nếu không hiểu được cái gì đang bị phủ nhận thì bạn sẽ không hiểu được sự vắng mặt của cái ấy hay là không hiểu được chính tánh không. Hãy nhìn sự việc như thế này: Đức Phật thường thuyết rằng bởi vì tất cả các hiện tượng đều do duyên sinh, nên chỉ là những hiện tượng tương đối, có nghĩa rằng sự hiện hữu của các hiện tượng này dựa trên nhân và duyên và cũng dựa vào chính chúng. Ví dụ như là thân thể của bạn. Thân ấy không thể tự nó hiện hữu một cách độc lập mà thực ra, thân ấy lệ thuộc vào rất nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như là trứng và tinh trùng, cũng như thức ăn và nước uống. Thân ấy cũng dựa vào chính những phần tử của chính nó – như là tay chân, đầu cổ và thân mình


Cho dù thân thể của bạn có vẻ như có thể tự nó hiện hữu một mình, nhưng hãy quán xét xem thân thể của bạn có phải là một, hay là khác, với tay chân, đầu cổ, thân mình của bạn. Nếu nó không hiện hữu như hình ảnh hiện nay, hiện hữu một cách hết sức bền chắc, thì chúng ta sẽ càng lúc càng thấy rõ hơn dưới ánh sáng quang minh của sự soi xét rằng không biết thân ta có phải là một vài phần trong số những phần khác nhau của thân không, hay thân ấy là một tổng thể, hay là thân ấy một cái gì hoàn toàn khác. Càng quán xét sâu hơn thì lại càng không tìm thấy được thân trong những cách nhìn trên. Đây cũng chính là trường hợp của tất cả mọi hiện tượng (vạn pháp). Sự kiện là bạn không thể tìm thấy được các hiện tượng này qua những phân tích như thế; và điều này có nghĩa là chúng không thực sự tự mình hiện hữu được, chúng không thể tự thiết lập nên chúng. Chúng không hiện hữu một cách có tự tánh cho dù [bề ngoài] có vẻ ngược lại.


Dù thế, điều này không có nghĩa là chúng sinh và vạn vật hoàn toàn không hiện hữu gì cả. Ngược lại chúng sinh và vạn vật chỉ không hiện hữu giống như là cái vẻ quá ư chắc thực của chúng mà thôi. Khi bạn có thể phân tích và tham thiền một cách tốt đẹp thì bạn sẽ hiểu được về sự hài hòa giữa (1) các hiện tướng đích thực của con người và vạn vật, với (2) sự hiện hữu vô tự tánh (tức sự không có tự tánh). Không có được một hiểu biết như trên thì tánh không và các hiện tướng có vẻ như là đang ngăn cấm lẫn nhau [nghĩa là nếu có tướng thì không thể có tánh không, hoặc ngược lại có tánh không thì làm sao có được hiện tướng].


Tất cả các hiện tướng (vạn pháp) – nhân và quả, tác duyên và hành động, tốt và xấu – chỉ hiện hữu một cách quy ước mà thôi; tất cả đều là do duyên sinh. Bởi vì các hiện tượng tùy thuộc vào những yếu tố khác nhau để có được sự hiện hữu nên chúng không thể hiện hữu độc lập. Chính vì không có được sự độc lập – hoặc nói cách khác, chính sự vắng bóng của tự tánh – là sự thật tối hậu của vạn pháp. Thấu hiểu được điều này chính là trí tuệ.

Nguyên nhân căn bản của đau khổ là vô minh – đây là khái niệm sai lầm cho rằng chúng sinh hữu tình và vạn vật đều tự chúng có thể hiện hữu. Khái niệm sai lầm này chính là nguồn gốc của tất cả những trạng thái lầm lạc của tâm thức. Mục đích chính yếu của con đường tu tập tâm linh là để đối trị lại với [khái niệm sai lầm] và để xóa bỏ vô minh xuyên qua trí tuệ. Một tri thức thông tuệ, đặt nền tảng trên thực tại, sẽ hiểu rằng chúng sinh và vạn pháp không hiện hữu một cách có tự tánh (không có sự hiện hữu nội tại, không thể tự hiện hữu một cách độc lập). Đây chính là tuệ giác tánh không.


Một trong những trước tác tạo nhiều ấn tượng nhất và lợi lạc nhất của đức Ban Thiền Lạt Ma đời thứ Tư là tác phẩm Tranh Biện Với Vô Minh, cũng tương tự như Nhập Bồ Tát Hạnh của ngài Tịch Thiên (Santideva). Trong cả hai tác phẩm đều có phần tranh cãi giữa sự chấp ngã (quan tâm đến chính mình) với sự trân quý người khác (quan tâm đến người khác). Trong Tranh Biện Với Vô Minh của đức Ban Thiền Lạt Ma có một cuộc tranh luận vô cùng sôi nổi giữa (1) khái niệm sai lầm của vô minh (cho rằng chúng sinh và vạn vật hiện hữu một cách có tự tánh) với (2) trí tuệ của duyên sinh và tánh không. Khi tôi đọc tập sách này thì tôi ngộ ra rằng quan điểm về Trung Đạo của tôi chưa đến được một cách tiếp cận rốt ráo nhất.

Dựa vào những giải thích của ngài, tôi đi đến nhận thức rằng, thật cực kỳ khó khăn sau khi chúng ta phủ nhận sự hiện hữu có tự tánh, rồi lại đi khẳng định sự hiện hữu không đáng kể và gán đặt của con người và hiện tượng. Điều này đã được xác nhận trong một đoản kệ trong bộ đại luận giải Đại Luận Về Các Giai Đoạn Trên Đường Tu Giác Ngộ của đức Tsongkhapa, viết về sự quán chiếu nội tâm đặc biệt.
Cho dù đối với tâm bạn, thật là khó khăn để thừa nhận lý duyên sinh của nhân và quả trong sự vắng bóng của hiệu hữu nội tại. Sẽ là điều tuyệt vời nếu bạn có thể dựa vào cách tiếp cận cho rằng đấy chính là hệ thống [biện giải] của Trung Quán.


Trước đây, tôi đã không thách thức [lý duyên sinh để hiểu rằng] bằng cách nào chúng sinh và vạn vật lại hiện ra trước chúng ta. Tôi đã để yên các hiện tướng này, không đụng gì đến chúng, và đã chỉ coi việc phủ định sự hiện hữu nội tại (phủ định sự hiện hữu có tự tánh) như là một điều gì đó vượt xa những hiện tướng căn bản thông thường có tính cách quy ước. Tuy nhiên, nhờ quán chiếu ý nghĩa của trước tác của đức Ban Thiền Lạt Ma, tôi đã phát khởi được một hiểu biết mới mẻ. Điều này có thể được giải thích qua cách tôi đã đi đến một cái nhìn như thế nào về lời phát biểu của ngài Gungtang Konchok Tenpay Dronmay, một vị học giả-hành giả du già của Tây Tạng sống vào khoảng cuối thế kỷ mười tám, đầu thế kỷ mười chín:
Do bởi sự kiện là hiện hữu nội tại đang được đem ra phân tích, Việc không tìm thấy ra được hiện hữu nội tại đã bác bỏ chính sự hiện hữu ấy. Cho dù như thế, không tìm thấy [tự tánh] không có nghĩa là có thể phủ định chính cơ sở [hiện hữu] của điều đang đi tìm. Và như vậy cho nên, sau đó sẽ thấy ra phần thuần túy giả danh còn lại
Qua đó, ngài ngụ ý chỉ cho chúng ta thấy là, bên ngoài việc bác bỏ sự hiện hữu nội tại cùng với các hiện tượng, thì không thể nào bác bỏ hiện tướng (tướng hiện) của các hiện tượng này. Hơn thế nữa, ngay chính hiện tượng ấy cũng không thể bác bỏ. Câu thuyết ngôn của ngài có ngụ ý rằng các hiện tướng do nhân quả tác động hiện ra trước mắt chúng ta, những hiện tướng của các hiện tượng đó được để yên qua một bên [không bị bác bỏ]. Những hiện tướng đó được thiết lập bởi chính những đặc tính riêng của chúng, và có một sự hiện hữu nội tại phụ thuộc đang được bác bỏ.

Tuy nhiên, đây là quan điểm của Độc Lập Biện Chứng Phái hay Phái Y Tự Khởi (Svatantrika – Autonomy or Self-Established School), là trường phái thấp hơn trong hai trường phái của Trung Quán. Đối với các vị ấy [thuộc Độc Lập Biện Chứng Phái], nếu các hiện tượng được thiết lập một cách rốt ráo tối hậu thì chúng đều được thiết lập như là tự chúng có thể hiện hữu và chúng sẽ phải xuất hiện trước trí tuệ siêu việt. Nhưng bởi vì các hiện tượng, như bốn nguyên tố (tứ đại), không xuất hiện trước trí tuệ siêu việt nên chúng không thực sự hiện hữu một cách rốt ráo tối hậu được. Đó là quan điểm cua Độc Lập Biện Chứng Phái. Đối với tôi, nếu nhìn từ quan điểm như thế, là quan điểm đối nghịch với câu kệ đã được trích dẫn ở trên của đức Tsongkhapa liên quan đến cái nhìn của trường phái cao hơn (Prasangika – Quy Mậu Luận Chứng Phái hay Phái Cụ Duyên) trong hai phái Trung Quán, thì thật sự không có gì khó khăn để thừa nhận lý duyên sinh của nhân quả trong phạm vi của phân tích như trên.


Trong trước tác Tranh Biện Với Vô Minh, đức Ban Thiền Lạt Ma đời thứ Nhất đã chỉ rõ cho ta thấy rằng, khi sắc tướng và vân vân hiện ra trước ta, thì ngay từ khởi thủy, chúng đã được thiết lập bởi những đặc tính của riêng chúng, và do đó, khi các hiện tướng này bị phủ nhận thì chính hiện tượng đó cũng không thể nào còn chỗ đứng. Đó là lý do tại sao đức Tsongkhapa nói rằng thật là khó khăn để thừa nhận lý duyên sinh của nhân quả trong khi thiếu vắng một hiện hữu nội tại. Với sự hỗ trợ của Tranh Biện Với Vô Minh của đức Ban Thiền Lạt Ma mà tôi đã hiểu được điều Tổ Tsongkhapa dạy là điều chí lý. Trước tác ấy của ngài thực sự là vô cùng ích lợi.
Xuyên qua lý luận cho rằng bạn không phải là một mà cũng không phải là nhiều, không là một con số đơn lẻ mà cũng không phải là số nhiều, bạn sẽ nhận thức được rằng bạn không hiện hữu một cách [độc lập] có tự tánh được. Và nhận thức này sẽ làm cho sự vô minh, tức nhận biết sai lạc của bạn về một sự hiện hữu nội tại có tự tánh, sẽ suy yếu bớt đi một chút. Tuy thế, sự chứng ngộ này không giải tỏa được trọn vẹn khái niệm về sự hiệu hữu nội tại còn sót lại liên quan đến chính bản thân của bạn. Tại sao? Bởi vì có một cái “tôi” quy ước, một cái “tôi” tự mình hiện hữu còn sót lại cho chính tri thức kia. Vừa ngay lúc cái “tôi” ấy xuất hiện, thì cùng lúc ấy cũng sẽ xuất hiện chính sự hiện hữu nội tại mà ta muốn phủ định, cho nên điều mà bạn cần phải nhận biết là, chính cái “tôi”đang xuất hiện trong khi bạn quán sát thân tâm ấy, cái tôi ấy không hiện hữu. Cái “tôi” ấy không có hiện hữu. Như đức Ban Thiền Lạt Ma đời thứ Nhất có nói:


Hãy thuần túy bác bỏ sự hiện hữu chân thật Của cái “tôi” đang hiện ra trong khi đang quán sát thân tâm. Hãy xem chính sự vắng mặt [của cái “tôi” này] là đối tượng để tập trung hành trì, [Quán sát] hiện tướng thật rõ ràng, không để cho sức công phá [của đề mục] bị suy thoái.


Ở đây, ngài muốn nói rằng nếu bạn thiền định theo phương cách đó thì việc này sẽ làm suy yếu khái niệm của bạn về một sự hiện hữu nội tại có tự tánh. Điều này đã giúp tôi rất nhiều.


Bây giờ, trong những giai đoạn khác nhau của quá trình lìa đời, bạn cần tìm cách vận dụng đặc tánh rốt ráo tối hậu của mọi hiện tượng – đặc tánh ấy chính là sự không có tự tánh, không có hiện hữu nội tại, và xem đây như là đối tượng [thiền định] cho những tầng tâm thức vi tế hơn, thâm sâu, mạnh mẽ hơn trong bạn. Hãy nhất tâm tập trung vào điều ấy. Xuyên qua pháp du già này, bạn sẽ nhận biết được bản tánh tối hậu của chính bạn. Trong hai bản tánh, quy ước và tối hậu – thì bạn đang đưa cái tối hậu viên mãn vào tâm thức của mình – đấy chính là sự vắng bóng của sự hiện hữu nội tại có tự tánh.

LỜI KHUYÊN

Hãy nhớ rằng bạn đang cố gắng vận dụng những tâm thức vi tế hơn để chứng ngộ được chân lý tánh không.

Tánh không ở đây không có nghĩa là không có gì hiện hữu. Ngược lại, tánh không chính là sự thiếu vắng tự tánh [không thể tự mình hiện hữu] của tất cả mọi hiện tượng, trong đó có cả chúng sinh lẫn vạn vật.

Hãy học cách phân tích các hiện tượng: Tập trung [quán xét] xem chúng có phải là một phần của những phần riêng biệt, hay là sự tổng hợp của những phần ấy, hay là một cái gì khác. Điều này sẽ chỉ ra cho ta thấy là tất cả mọi hiện tượng không hiện hữu một cách thực vững chắc giống như ta tưởng.


Tất cả nhân và quả, tác duyên và hành động, tốt và xấu đều chỉ hiện hữu theo quy ước. Tất cả đều là duyên sinh.


Sự vắng bóng của đặc tánh độc lập [không thể tự mình hiện hữu], hoặc sự vắng bóng của hiện hữu nội tại [sự không có tự tánh], chính là chân lý rốt ráo tối hậu. Đây chính là điều mà trí tuệ thấu hiểu, [và sự hiểu biết này sẽ] làm cho vô minh suy yếu bởi vô minh là nguyên nhân thúc đẩy phía sau tham ái, sân hận và đau khổ.


Xuyên qua pháp du già này, hãy thấu biết về bản tánh rốt ráo tối hậu của bạn cũng như của tất cả mọi hiện tượng.

Đức Dalai Lama Thứ XIV

1,428

Kiến (Thuận) Tánh khởi Tu & Tu và Kiền (Thấy) Tánh

Trả lời:        Bạn thân mến, câu hỏi của bạn rất hay, Thientrithuc thấy chúng ta có một sự hiểu lầm lời dạy của Tổ Bồ Đề Đạt Ma qua

1,025
Đức ĐẠT-LAI LẠT-MA nói về ý nghĩa của Hạnh Phúc - Hoang Phong chuyển ngữ -

Lời giới thiệu của người dịch :Bernard Baudouin, một nhà nghiên cứu Phật giáo người Pháp, đã chọn ra 365 lời phát biểu thuộc nhiều đề tài khác nhau của Đức Đạt-Lai

20,842
HỘ NIỆM LÚC LÂM CHUNG Tỷ kheo Tai Kwong -Minh Phú lược dịch

HỘ NIỆM LÚC LÂM CHUNGTỷ kheo Tai Kwong -Minh Phú lược dịchHộ niệm là niệm Phật cầu nguyện cho một bệnh nhân khi nhận thấy thuốc chữa trị không còn tác dụng

19,912
Bài Ca Những Sùng Mộ Bảy Phần - Đức Milarepa

Bài Ca Những Sùng Mộ Bảy Phần----- & ----   Ôi Đạo sư, trong con mắt những người bất tịnh, Ngài xuất hiện trong những hình thức khác nhau, Và với chúng hội

19,422
Phật giáo và những Dòng chảy Tư tưởng Hiện đại - Tác giả: Quán Như Phạm văn Minh

Để có thể bắt đầu cuộc đối thoại, Phật tử phải can đảm rũ bỏ huyền thoại và lễ nghi mê tín và ngưng kể lể siêu hình (demytholosize). Phải khởi xướng

20,335
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc