Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (8)


Xem mục lục
GIẢI THÍCH: PHẨM TAM THÁN THỨ 30
(Kinh Đại Bát-nhã ghi: Phần 2, Phẩm Thọ Ký thứ 28)

 

KINH: Bấy giờ các Thiên vương và chư thiên, các Phạm vương và Phạm thiên, trời Y-xà-na, thần tiên cùng các thiên nữ, đồng thời tán thán ba lần: Khối thay, khối thay! Tuệ mạng Tu-bồ-đề khéo thuyết pháp Bát-nhã ba-la-mật thậm thâm là đều nương thần lực của Phật ra đời tại thế gian diễn bày pháp ấy. Nếu có Bồ-tát ma-ha-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật ấy không xa rời, thời chúng ta xem người ấy như Phật, vì sao? Vì trong Bát-nhã ba-la-mật ấy, tuy không có pháp sở đắc có thể được là sắc, thọ, tưởng, hành, thức cho đến Trí nhất thiết chủng, nhưng có giáo pháp ba thừa là Thanh-văn, Bích-chi Phật và Phật thừa.
Bấy giờ Phật bảo các Thiên tử: Như vậy, như vậy! Các Thiên tử! Như lời các ông nói, trong Bát-nhã ba-la-mật ấy tuy không có pháp có thể được, nhưng có giáo pháp ba thừa là Thanh-văn, Bích-chi Phật và Phật thừa.

* Trang 576 *
device

Các Thiên tử! Nếu có Bồ-tát ma-ha-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật ấy không xa rời, nên xem người ấy như Phật, vì không có sở đắc, vì sao? Trong Bát-nhã ba-la-mật ấy có nói rộng giáo pháp ba thừa là Thanh-văn, Bích-chi Phật và Phật thừa. Trong Thí ba-la-mật tìm Phật không thể có được, lìa Thí ba-la-mật, tìm Phật cũng không thể có được; cho đến trong Bát-nhã ba-la-mật tìm Phật không thể có được, lìa Bát-nhã ba-la-mật tìm Phật cũng không thể có được. Trong nội không cho đến vô pháp hữu pháp không, bốn niệm xứ cho đến mười tám pháp không chung, Trí nhất thiết chủng cũng như vậy.
Phật bảo các Thiên tử! Bồ-tát ma-ha-tát nếu học được tất cả pháp Thí ba-la-mật... cho đến Trí nhất thiết chủng, vì việc ấy hãy nên xem Bồ-tát ma-ha-tát ấy như Phật.
Các Thiên tử! Ta xưa vào thời Phật Nhiên Đăng, ở trong thành Hoa Nghiêm, đầu ngã tư đường, Ta thấy Phật nghe pháp liền được không rời hạnh tu Thí ba-la-mật, không rời hạnh tu Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật; không rời hạnh tu nội không cho đến vô pháp hữu pháp không, bốn niệm xứ cho đến tám Thánh đạo phần; không rời hạnh tu bốn thiền, bốn tâm vô lượng, định bốn vô sắc, hết thảy môn Tam-muội, hết thảy môn Đà-la-ni; không

* Trang 577 *
device

rời hạnh tu bốn điều không sợ. Phật mười lực, bốn trí vô ngại, mười tám pháp không chung, đại từ đại bi và vô lượng Phật pháp khác cũng không có sở đắc.
Khi ấy, Phật Nhiên Đăng thọ ký cho Ta đời tương lai, qua khỏi một A-tăng-kỳ kiếp sẽ làm Phật hiệu là Thích-ca Mâu-ni, Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn.
Bấy giờ, các Thiên tử bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Hy hữu! Bát-nhã ba-la-mật ấy có thể làm cho các Bồ-tát ma-ha-tát được Tát-bà-nhã, đối với sắc chẳng lấy chẳng bỏ, đối với thọ, tưởng, hành, thức chẳng lấy chẳng bỏ, cho đến Trí nhất thiết chủng chẳng lấy chẳng bỏ.

LUẬN: Người vì hoan hỷ tột cùng, thời tán thán ba phen. Thế nên chư thiên khi nghe Tu-bồ-đề nói Bát-nhã ba-la-mật, hoan hỷ nói: Khối thay, khối thay!
Thiên vương là bốn vị Thiên vương ở bốn nơi dưới hết quanh chóp núi Tu-di của trời cõi Dục, trời Ba mươi ba là Thích-đề-hồn-nhơn (Đế-thích thiên) cho đến các vua Phạm Thiên. Từ cõi Phạm thiên trở lên, không có vua.
Chư thiên là chỉ trời cõi Dục.
Chư Phạm là chỉ trời cõi Sắc. 

* Trang 578 *
device

Y-xà-na là vua trời Đại Tự Tại và quyến thuộc.
Thần tiên có hai loại, hoặc người hoặc trời.
Thiên nữ là các Thiên nữ Xá-chỉ v.v... phu nhân của trời Đế-thích.
Sở dĩ tán thán Tu-bồ-đề nói Bát-nhã ba-la-mật thậm thâm là vì biết Tu-bồ-đề tuân thừa thần lực của Phật.
Nếu tu được Bát-nhã ba-la-mật ấy, chúng tôi sẽ xem người đó như Phật, vì sao? Vì tôn trọng pháp. Pháp đây là Bát-nhã ba-la-mật thậm thâm. Pháp thậm thâm là hết thảy pháp tuy rốt ráo không, nhưng có ba thừa phân biệt, vì sao? Vì các pháp nếu rốt ráo không, lại không nên tu tập công đức ba thừa, thời bị rơi vào chấp đoạn diệt. Nếu tu công đức ba thừa thời là có phân biệt sai khác, không phải là rốt ráo không. Bát-nhã ba-la-mật này tuy rốt ráo không mà không rơi vào đoạn diệt, tuy phân biệt có ba thừa mà không sinh tâm nhiễm đắm, không chấp thủ định tướng trong hai việc ấy. Việc ấy thậm thâm vi diệu, nên chư thiên rất hoan hỷ, tán thán “khối thay”. Phật khen lời tán thán ấy, lại nói nhân duyên thậm thâm: Từ trong sáu ba-la-mật cho đến trong Trí nhất thiết chủng, tìm Phật không thể có được, lìa đây tìm Phật cũng không thể có được. Các pháp nhân duyên hòa hợp nên có Phật, không có tự tánh. Nếu Bồ-tát tu hành được như vậy, nên biết Bồ-tát ấy tức là Phật. Tức là Phật là nói theo thế tục đế, như Thái-tử tuy chưa lên ngôi vua, mà chắc chắn sẽ làm vua, trong đây Phật tự dẫn việc mình để làm chứng. Vị Bồ-tát ấy đã được vô sinh nhẫn, vào Bồ-tát vị, thấy mười phương

* Trang 579 *
device

chư Phật.[1] Chư thiên nghe Phật giải rộng nghĩa của lời tán thán, tâm rõ hiểu càng sâu, lại càng tán thán. Vì thấy tội lỗi của hết thảy pháp nên chẳng lấy, vì thấy nó có lợi ích nên chẳng bỏ.
Lại vì hết thảy pháp rốt ráo không, chẳng sinh chẳng diệt, nên chẳng lấy chẳng bỏ.
KINH: Bấy giờ, Phật quán thấy bốn chúng hòa hợp, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di và các Bồ-tát ma-ha-tát cùng bốn Thiên vương cho đến các trời Sắc Cứu cánh, đều ngồi trong hội. Xem khắp rồi, Phật bảo Thích-đề-hồn-nhơn:
Kiều-thi-ca! Nếu Bồ-tát ma-ha-tát, hoặc Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, hoặc Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, hoặc các thiên tử, hoặc các thiên nữ, đối với Bát-nhã ba-la-mật này hoặc nghe thọ trì, thân cận, đọc tụng, vì người nói, nghĩ nhớ đúng, không rời tâm Tát-bà-nhã. Các Thiên tử! Những người ấy, ma hoặc ma trời không thể tìm được chỗ thuận tiện, vì sao? Vì thiện nam tử, thiện nữ nhơn ấy, chắc chắn hiểu rõ sắc không, “không” không thể được “không” thuận tiện. Vô tướng không thể được vô tướng thuận tiện, vô tác không thể được vô tác thuận tiện, chắc chắn hiểu rõ thọ, tưởng, hành, thức không, “không” không thể được “không” thuận tiện, cho đến vô tác không thể được vô tác thuận tiện, cho đến chắc
 

[1] Đại trí độ luận, quyển 49, tr. 412a12-20: Như đức Phật Thích-ca Văn, lúc xưa làm Bồ-tát, tên là Lạc Pháp, đời ấy không có Phật, không được nghe lời nói lành, đi bốn phương cầu pháp, siêng năng không biếng nhác, trọn không chứng được, khi ấy ma biến làm người Bà-la-môn, nói với Bồ-tát rằng : Ta có bài kệ của Phật, ông có thể lấy da làm giấy, lấy xương làm bút, lấy máu làm mực, ghi chép kệ ấy, ta sẽ nói cho ông.
Bồ-tát liền tự nghĩ : Ta đời đời nát thân vô số mà không được lợi này, liền tự lột da phơi khô, để chép kệ ấy. Ma liền biến mất. Khi ấy Phật biết tâm chí thành của Bồ-tát liền từ phương dưới vọt lên, thuyết cho pháp thâm sâu, Bồ-tát liền được vô sinh pháp nhẫn. 
 

* Trang 580 *
device

chắn hiểu rõ Trí nhất thiết chủng không, “không” không thể được “không” thuận tiện, cho đến vô tác không thể được vô tác thuận tiện, vì sao? Vì các pháp tự tánh không thể có được. Không có việc có thể được thuận tiện, thời ai chịu não hại?
* Lại nữa, Kiều-thi-ca! Đối với thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy, hoặc người hay chẳng phải người đều không thể tìm được chỗ thuận tiện, vì sao? Vì thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy, khéo tu từ tâm, bi, hỷ, xả tâm đối với hết thảy chúng sinh, là vì không có sở đắc.
Kiều-thi-ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy, trọn không bị hoạnh tử, vì sao? Vì thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy tu Thí ba-la-mật, tâm bình đẳng cung cấp đối với hết thảy chúng sinh.
* Lại nữa, Kiều-thi-ca! Ba ngàn đại thiên thế giới, trời Tứ Thiên vương, trời Ba mươi ba, trời Dạ-ma, trời Đâu-suất-đà, trời Hóa-lạc, trời Tha-hóa-tự-tại, trời Phạm, trời Quang-âm, trời Biến-tịnh, trời Quảng-quả, trong các trời ấy, có người phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác mà chưa nghe Bát-nhã ba-la-mật này, chưa thọ trì, thân cận. Các Thiên tử ấy, nay nên nghe, thọ trì, thân cận, đọc tụng, nghĩ nhớ đúng, không rời tâm Tát-bà-nhã.
* Lại nữa, Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân nghe Bát-nhã ba-la-mật này mà thọ trì,

* Trang 581 *
device

thân cận, đọc tụng, nhớ nghĩ đúng, không rời tâm Tát-bà-nhã thời các thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy hoặc ở nhà trống, hoặc ở giữa đồng vắng, hoặc ở chỗ có người trọn không sợ hãi, vì sao? Vì thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy, hiểu rõ nội không, vì không có sở đắc; hiểu rõ ngoại không, cho đến vô pháp hữu pháp không, vì không có sở đắc.
LUẬN:  Hỏi: Trong đây Phật quán xem bốn bộ chúng xong, cớ sao bảo Thích-đề-hồn-nhơn?
Đáp: Trong các Phẩm khác phần nhiều nói về thể Bát-nhã ba-la-mật,[1] nay muốn nói rộng về công đức Bát-nhã, nên bảo Thích-đề-hồn-nhơn; ví như trước đem báu tốt chỉ cho người, sau mới ca ngợi công năng của nó.
* Lại nữa, xem khắp là muốn khiến chúng sinh trong hội, đều biết Phật đối nghĩ tới mình thời không tự khinh, không tự khinh nên kham nhận nghe pháp, vì vậy nên xem khắp. Ví như vua đối nhìn kẻ dưới, thời kẻ dưới hân hoan tự mừng. Vì nói đến công đức nên lấy cư-sĩ làm chứng. Trong hạng cư-sĩ, Thích-đề-hồn-nhơn là lớn; còn nói Bát-nhã thì lấy người xuất gia làm chứng, trong hàng xuất gia Xá-lợi-phất, Tu-bồ-đề là lớn.
Hỏi: Trước nói Thích là danh tự, Thích-đề-hồn-nhơn là Thiên chủ, sao nay Phật không gọi Thích mà lại gọi là Kiều-thi-ca?
 

[1] Đại trí độ luận, quyển 54, phẩm thiên vương thứ 27 tr. 442b25-c1: Bấy giờ Thích-đề-hoàn-nhơn (Đế-thích-Sakra Devanam-indra) bạch đại đức Tu-bồ-đề: Ba ngàn đại thiên thế giới các trời bốn Thiên vương cho đến các trời Thủ-đà-hội, hết thảy hòa hợp muốn nghe Tu-bồ-đề nói nghĩa Bát-nhã ba-la-mật. Tu-bồ-đề! Bồ-tát ma-ha-tát làm sao nên trụ trong Bát-nhã ba-la-mật?  Sao gọi là Bồ- tát ma-ha-tát Bát-nhã ba-la-mật?  Làm sao Bồ-tát ma-ha-tát nên trụ Bát-nhã ba-la-mật?;; Đại trí độ luận, quyển 43, phẩm tập tán thứ 9, tr. 369b26-28: Lại nữa, Bạch Thế Tôn! Bồ-tát ma-ha-tát muốn tu hành Bát-nhã ba-la-mật, nên suy nghĩ như vầy: Thế nào là Bát-nhã ba-la-mật?  Vì sao gọi là Bát-nhã ba-la-mật?  Bát-nhã ba-la-mật của ai?; Đại trí độ luận, quyển 53, phẩm vô sanh tam quán thứ 26, tr. 435b25-27:  Bấy giờ Tuệ mạng Xá-lợi-phất nói với Tu-bồ-đề rằng: Bồ-tát ma-ha-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật quán các pháp. Thế nào là Bồ-tát? Thế nào là Bát-nhã ba-la-mật?  Thế nào là quán?

* Trang 582 *
device

Đáp: Xưa trong nước Ma-già-đà có Bà-la-môn, tên Ma-già, họ Kiều-thi-ca, có phước đức trí tuệ lớn, cùng với ba mươi ba người bạn tri thức cùng tu phước đức, khi mạng chung đều sinh lên tầng trời thứ hai ở chóp núi Tu-di, Bà-la-môn Ma-già làm Thiên chủ, ba mươi hai người bạn kia làm phụ thần. Vì ba mươi ba người ấy nên gọi là trời Ba mươi ba. Vì nói theo họ xưa, nên gọi là Kiều-thi-ca, hoặc gọi là Thiên chủ, hoặc gọi là Thiên nhãn v.v... Đối với người lớn nên xưng họ của người ấy.[1]
Trong đây nói Bát-nhã ba-la-mật là chỉ cho ngữ ngôn văn tự biên chép thành quyển kinh, tuyên truyền chỉ bày thật tướng trí tuệ của mười phương chư Phật đã dạy, vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật không có các tướng có quán sát, ngôn ngữ, mà nhân ngôn ngữ quyển kinh mới nhận được Bát-nhã ba-la-mật ấy, vì vậy nên lấy danh tự quyển kinh gọi là Bát-nhã ba-la-mật. Trong đây chỉ lược nói ý Phật, nếu có thể nghe, thọ trì Bát-nhã v.v... sẽ được các công đức, sau đó sẽ nói rộng. Vì muốn độ chúng sinh được Phật đạo, nên cúng dường người thọ học Bát-nhã ba-la-mật. Người ấy ma hoặc ma trời không thể tìm được chỗ thuận tiện để phá.
Hỏi: Thế nào là Ma? Cớ gì não hại Bồ-tát? Làm sao được thuận tiện?
Đáp: Ma tên chúa trời Tự-tại, tuy nhờ có phước đức được sinh làm trời, nhưng ôm chặt tà kiến, cho rằng: Chúng sinh ở cõi Dục là nhân dân của mình, dẫu có sống chết xoay vần, vẫn không lìa khỏi cảnh giới của ta. Nếu còn tiếp sinh
 

[1] T. 2: Tạp a-hàm kinh (雜阿含), quyển 40, kinh số 1106, tr. 290c20-291a26; Tương ưng bộ kinh I, 11: Tương ưng Đế thích (Sakkasaṃyutta) 2.2: Susima, tr. 217-218.

* Trang 583 *
device

lên cõi Sắc, cõi Vô sắc cũng trở lại thuộc vào ta. Hoặc có được năm thần thông ngoại đạo, cũng chưa ra khỏi cảnh giới của ta nên ta đều không vì đó làm lo. Còn nếu Phật, Bồ-tát ra đời, hóa độ dân ta, nhổ gốc sinh tử, được vào Vô dư Niết-bàn vĩnh viễn không trở lại, làm cho trống rỗng cảnh giới của ta. Vì thế nên khởi tâm hận thù đố kỵ.
Lại thấy người cõi Dục đều đến quy y Phật, không đến quy mình, mất sự cúng dường, nên sinh tâm tật đố. Vì vậy, cho Phật, Bồ-tát là oan gia. Vị Bồ-tát ấy vào pháp vị, được pháp tánh sinh thân, ma tuy khởi tâm ác, cũng không thể làm bại hoại được, nếu chưa được địa vị bất thối, thời ma dùng đủ cách phá hoại. Nếu Bồ-tát nhất tâm, không tiếc thân mạng, có phương tiện cầu Phật đạo, thời mười phương chư Phật Bồ-tát, đều chung hộ trì. Do nhân duyên ấy nên được thành Phật đạo.
Nếu làm Bồ-tát mà biếng nhác, tham đắm cái vui thế tục, không chuyên tâm siêng cầu Phật đạo, ấy là tự dối, cũng dối mười phương chư Phật Bồ-tát, vì sao? Vì tự nói ta vì chúng sinh mong cầu Phật đạo mà làm tạp hạnh, hoại pháp Bồ-tát. Vì tội ấy mà chư Phật, Bồ-tát không thủ hộ nên ma tìm được chỗ thuận tiện để phá, vì cớ sao? Vì tất cả Thánh nhân đã vào Thánh vị, chỉ nhất tâm hành đạo, vui sâu Niết-bàn; còn ma vào tà vị, tham đắm tà đạo. Tà chánh trái nhau, cho nên ma ganh ghét chánh hạnh, cuồng si tự cao, gọi Phật bằng tiếng “Sa-môn Cù-đàm”, Phật gọi nó thật là tệ ma; vì trái ngược nhau, nên gọi là oan gia.

* Trang 584 *
device

Như Kinh nói: Ma có bốn thứ : 1. Phiền não ma. 2. Ngũ ấm ma. 3. Tử ma. 4. Tự tại thiên tử ma.[1] Trong đây vì lực Bát-nhã nên bốn ma không tìm được chỗ thuận tiện. Được thật tướng các pháp, phiền não dứt, tức hoại phiền não ma, thiên ma cũng không thể tìm được chỗ thuận tiện, vào Vô dư Niết-bàn thời hoại ngũ ấm ma và tử ma.
Sao gọi là được thuận tiện? Ma và ma dân đến khủng bố Bồ-tát, như trong Kinh nói: Ma hiện làm thân rồng, đủ hình tượng kỳ dị đáng sợ, đêm đến khủng bố người tu. Hoặc hiện năm thứ dục lạc thượng diệu, phá hoại rối loạn Bồ-tát; hoặc chuyển tâm người thế gian, khiến cúng dường lớn, hễ hành giả tham đắm cúng dường thời mất đạo đức; hoặc chuyển tâm người khiến khinh khi não hại Bồ-tát; hoặc mắng, hoặc đánh, hoặc làm bị thương, hoặc hại người tu phải gặp khổ, hoặc sinh sân nhuế, ưu sầu v.v... Như vậy, ma tùy theo ý hướng của người đối diện mà phá hoại, ấy gọi là được thuận tiện, như đã nói rộng trong phẩm Ma.[2]
Hỏi: Ma lực rất lớn, Bồ-tát mang thân xác thịt, đạo lưüc còn kém làm sao nó không tìm được chỗ thuận tiện?
Đáp: Như trên nói nhờ được chư Phật Bồ-tát thủ hộ.[3] Trong đây Phật tự nói nhân duyên: Người ấy khéo tu các pháp không, cũng không chấp trước không; người không chấp trước không thì làm sao tìm được chỗ thuận tiện để phá? Thí như bàn tay không bị thương, thời không bị nhiễm độc; vô tướng vô tác cũng như vậy.
* Lại nữa, tất cả pháp được thật quán sát thì đều là
 

[1] T. 2: Tăng nhất a-hàm kinh (增壹阿含經), quyển 51, phẩm Đại ái đạo bát-niết-bàn phần (大愛道般涅槃分品), tr. 827a20-22: Thế nào là tỳ-kheo hàng phục bốn ma? ấy là tỳ-kheo hàng phục thân ma, dục ma, tử ma và thiên ma, hết thảy đều hàng phục.
[2] T. 8: Đại phẩm Bát-nhã kinh (大品般若經), quyển 13-14, phẩm ma sự thứ 46 (魔事品第46), phẩm Lưỡng quá thứ 47 (兩過品第47), tr. 318b-323a; T. 8: Phóng quang Bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 10-11, Phẩm giác ma thứ 47 (覺魔品第47), phẩm Bất hòa hiệp thứ 48 (不和合品第48), tr. 72c-76b.
[3] Đại trí độ luận, quyển 37, phẩm tập tương ưng thứ 3. 

* Trang 585 *
device

tướng không, vô tướng, vô tác; đều là tướng không, vô tướng vô tác thời không thể có được thuận tiện, cũng không có người chịu sự thuận tiện ấy. Thế nên “không” không thể được thuận tiện đối với “không”; vô tướng không thể được thuận tiện đối với vô tướng; vô tác không thể được thuận tiện đối với vô tác, vì chỉ một tướng; như lửa không thể diệt lửa, gặp nước thời diệt, vì khác tướng.
Hỏi: Bồ-tát trú ở ba môn giải thốt là đã ở chỗ chịu sự thuận tiện; vì trái với tất cả pháp: Không trái với hữu, vô tướng trái với hữu tướng, vô tác là trái với hữu tác?
Đáp: Trong Kinh này Phật tự nói ba môn giải thốt không có tự tánh. Lại, trước đây trong phần luận nghị[1] có nói đối với không, vô tướng, vô tác, không chấp trước. Vì vậy tuy trú ở ba môn giải thốt mà ma và ma dân không thể được chỗ thuận tiện để phá.
Hỏi: Các nơi khác đều nói Bồ-tát ma-ha-tát, sao ở đây nói Thiện nam tử Thiện nữ nhân?
Đáp: Trước kia nói trí tuệ thật tướng khó lãnh thọ, vì có thể lãnh thọ, thời đó là Bồ-tát ma-ha-tát. Nay nói việc cúng dường, thọ trì, đọc tụng v.v... là nói lẫn lộn, nên thu nhiếp được thiện nam tử, thiện nữ nhân.
* Lại nữa, trong Kinh nói người nữ có năm chướng ngại là không được làm trời Đế-thích, Phạm vương, Ma vương, Chuyển luân Thánh vương và Phật.[2] Nghe có năm chướng ngại không được làm Phật, người nữ thối tâm, không phát tâm được; hoặc có người nói pháp, không vì người nữ nói Phật
 

[1] Đại trí độ luận, quyển 20, Ba tam muội.
[2] Trung bộ kinh III, kinh số 115: Kinh đa giới (Bahudhātu sutta), tr. 62-63: … Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một nữ nhân có thể thành A-La-Hán, Chánh Đẳng Giác. Sự kiện như vậy không có xảy ra. “Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một nữ nhân có thể thành Sakka (Đế -thích). Sự kiện như vậy không có xảy ra. “Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một nữ nhân có thể trở thành Ma vương. Sự kiện như vậy không có xảy ra. “Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu : Khi một nữ nhân có thể trở thành Phạm thiên. Sự kiện như vậy không có xảy ra.”; T. 1: Trung a-hàm kinh (中阿含經), quyển 28: Kinh cù di đàm (瞿彌曇經), tr. 607b10-15; Đại trí độ luận, quyển 2, tr. 72b27-28; quyển 9, tr. 125a7: Lại nữa, như Phật nói: “Nữ nhân không được làm Chuyển luân thánh vương, Đế thích, Ma vương, Phạm vương, không được làm Phật; Saddharmapuṇḍarīka, Stūpasaṃdarśanaparivartaḥ (phẩm 11: Kiến bảo tháp), tr. 161, dòng 11: Asti kulaputri strī na ca vīryaṃ sraṃsayati, anekāni ca kalpaśatānyanekāni ca kalpasahasrāṇi puṇyāni karoti, ṣaṭ pāramitāḥ paripūrayati, na cādyāpi buddhatvaṃ prāpnoti. Kiṃ kāraṇam? pañca sthānāni strī adyāpi na prāpnoti. Katamāni pañca? prathamaṃ brahmasthānaṃ dvitīyaṃ śakrasthānaṃ tṛtīyaṃ mahārājasthānaṃ caturthaṃ cakravartisthānaṃ pañcamam avaivartikabodhisattvasthānam.

* Trang 586 *
device

đạo, nên ở trong đây Phật nói thiện nam tử, thiện nữ nhân, người nữ có thể làm Phật, nhưng khi đã chuyển được thân nữ. Năm chướng ngại này là chỉ nói việc của một thân, (chứ không phải nói việc nhiều thân nhiều đời vẫn không được làm Đế-thích v.v... đây chỉ nói việc chướng ngại do tướng thân nữ, chứ không phải nói chướng ngại do tâm tánh. Phật dạy tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, vậy đều có thể làm Phật, rất bình đẳng, nhưng về mặt thể xác, người nữ khác với người nam khi còn là thân nữ thì có năm chướng ngại, khi chuyển thân nữ thành thân nam thì năm chướng ngại ấy không còn - ND). Nghĩa thiện nam tử, thiện nữ nhân, như trước đã nói rộng.[1]
Người không tìm được chỗ thuận tiện là; người đây là hoặc giặc, hoặc quan, hoặc người thù ốn, muốn não loạn Bồ-tát nên tìm dịp thuận tiện để phá.
Hỏi: Trước kia chỉ nói về lý “không” là nhân duyên ma không tìm được dịp thuận tiện; còn nay nói nhân duyên người không tìm được dịp thuận tiện lại chỉ nói về bốn tâm vô lượng?
Đáp: Có người nói: Trước nói ma hoặc ma dân là ốn hại lớn, cho nên pháp đối trị cũng lớn nên nói không, còn nay người ốn hại nhỏ nên pháp đối trị cũng nhỏ, chỉ nói bốn tâm vô lượng. Có người nói bốn tâm vô lượng là pháp Bồ-tát thường tu để nhóm các công đức, sau mới lấy Bát-nhã ba-la-mật không tướng để khiến trừ tà kiến. Không chấp trước chúng sinh, cũng không chấp trước pháp, hai pháp ấy trước sau không còn.
 

[1] Đại trí độ luận, quyển 35: Phẩm dâng bát thứ hai: Hỏi: Bốn thiên vương cho đến trời A-ca-ni sắc, cớ sao không nói là Thiện thiên mà chỉ đối với người thì nói là thiện nam tử, thiện nữ nhân?
Đáp: Chư thiên đều có thiên nhãn, thiên nhĩ, tha tâm trí, biết cúng dường Bồ-tát, nên không nói riêng chư thiện thiên, còn người vì mắt thịt không biết thiện, mà biết cúng dường, vì ít nên nói riêng thiện. Thiện là theo Phật nghe pháp, hoặc theo đệ tử Phật và Bồ-tát nghe pháp. Hoặc nghe thọ ký sẽ làm Phật, lại nghe Phật tán thán danh tự cho nên biết tu thiện.
Cớ sao nói nam tử, nữ nhân thiện, mà không nói kẻ hai căn (nam nữ), kẻ không căn là thiện? … 

* Trang 587 *
device

* Lại nữa, trên kia ma gây việc khủng bố rất nhiều, mà không hiện bổn hình, chỉ hiện sấm sét, gió mưa, hoặc gây đau bệnh, vì vậy nên nói các pháp không để trừ. Nay người đến dùng ác khẩu mắng nhiếc, đao gậy đánh chặt, nên dùng bốn tâm vô lượng để trừ.
Không hoạnh tử là không tội mà chết. Hoặc thọ mạng chưa hết mà uống lầm thuốc nên chết, hoặc không thuận cách trị thuốc nên chết, hoặc không người nuôi bệnh nên chết, hoặc đói khát lạnh nóng phải chết yểu... gọi là hoạnh tử.
Bồ-tát từ khi mới phát tâm lại đây, thường tu hành Thí ba-la-mật đối với hết thảy chúng sinh, theo bệnh cho thuốc, tùy bệnh cần dùng, cứu vớt kẻ cô đơn nghèo cùng, theo chỗ họ xin đều cấp cho đủ, bình đẳng đối với tất cả chúng sinh, hảo tâm cúng dường, cũng tu hành Bát-nhã ba-la-mật. Do công đức ấy nên không bị hoạnh tử. Trong đây đã lược nói ba công đức ấy.[1]
Trong ba ngàn đại thiên thế giới, có chư thiên phát tâm mà chưa nghe nói Bát-nhã ba-la-mật, thì trước gọi thiện nam tử, thiện nữ nhân bảo nên nghe và thọ trì, cho đến nghĩ nhớ đúng. Nay nói nhân duyên chư thiên có đại công đức còn cúng dường, huống gì người? Tuy tất cả trời người nên nghe Bát-nhã, song người có thể phát đạo tâm Vô thượng, thì rất nên đem thâm tâm mà nghe, vì cớ sao? Vì Bát-nhã là gốc của Phật đạo.
 

[1] Đại trí độ luận, quyển 56, tr. 457c12-458a1; T. 8: Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 8, tr. 280a5-24.

* Trang 588 *
device

Hỏi: Chư thiên ấy phát tâm, cớ sao không nghe Bát-nhã?
Đáp: Có người nói: Trời ấy đời trước còn ở trong lồi người đã phát tâm; nay được sinh cõi Trời bị năm dục che tâm nên không nghe.
* Lại nữa, chư thiên tuy phát đạo tâm vô thượng mà năm căn lanh lợi, năm dục thù diệu nên nhiễm đắm sâu, xem đông quên tây, không thể cầu Bát-nhã. Chư thiên cõi Sắc, tuy trước kia nghe pháp phát tâm, vì đắm trước thiền định sâu nên không thể cầu Bát-nhã. Thế nên nói người chẳng nghe nên nghe và thọ trì.
* Lại nữa, trước nói ma và ma thiên không thể tìm được dịp thuận tiện là nhờ nhân duyên bên trong là không Tam-muội và bốn tâm vô lượng. Nay lại nói không tìm được dịp thuận tiện là nhờ nhân duyên ngồi, đó là Phật bảo chư thiên: Các người cúng dường, thọ trì Bát-nhã thì các thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy cũng cúng dường và thọ trì Bát-nhã. Vì đồng sự nên nếu ma đến phá thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy, các người nên thủ hộ.
* Lại nữa, người thọ trì Bát-nhã, hoặc ở nhà trống, hoặc ở đồng vắng, hoặc ở chỗ nhân gian. Trong nhà trống có nhiều quỉ mị và đạo tặc, các điều ác dễ đến, nên nói đầu. Trừ chỗ có người ở và nhà trống, ngồi ra núi, chằm, rừng cây đều là đồng vắng, vì ít người qua lại nên có nhiều hổ lang, Sư tử, giặc ác, quỷ mị; còn chỗ có người ở, vì bất tịnh, ma và quỷ thần ít đến. Các tai nạn ít nên nói sau.

* Trang 589 *
device

Hành giả ở nơi ba chỗ ấy, đều không sợ hãi vì nhờ có hai nhân duyên: Một là khéo tu mười tám không, hai là oai đức của Bát-nhã ba-la-mật.
KINH: Bấy giờ trong ba ngàn đại thiên thế giới, các trời Tứ Thiên vương, trời Ba mươi ba, trời Dạ-ma, trời Đâu-suất-đà, trời Hóa-lạc, trời Tha-hóa-tự-tại cho đến các trời Thủ-đà-bà, bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy hay thọ trì Bát-nhã ba-la-mật, thân cận, đọc tụng, nghĩ nhớ đúng, không lìa tâm Tát-bát-nhã, chúng con thường sẽ thủ hộ, vì sao? Vì Bạch đức Thế Tôn! Vì nhờ nhân duyên của Bồ-tát ma-ha-tát nên dứt ba đường ác, dứt sự nghèo cùng trong cõi trời người, dứt các tai hoạn, tật bệnh, đói khát. Nhờ nhân duyên của Bồ-tát nên có mười thiện đạo xuất thế gian, bốn thiền, bốn tâm vô lượng, bốn định vô sắc, Thí ba-la-mật, Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật; nội không cho đến vô pháp hữu pháp không; bốn niệm xứ cho đến Trí nhất thiết chủng. Nhờ nhân duyên của Bồ-tát nên thế gian có người sinh ra trong dòng lớn Sát-lợi, dòng lớn Bà-la-môn, đại gia cư sĩ, các vua và Chuyển luân Thánh vương, trời Tứ thiên vương cho đến trời A-ca-ni-tra. Nhờ nhân duyên của Bồ-tát nên có Tu-đà-hồn, quả Tu-đà-hồn cho đến A-la-hán, quả A-la-hán; Bích-chi Phật, đạo Bích-chi

* Trang 590 *
device

Phật. Nhờ nhân duyên của Bồ-tát nên có việc thành tựu chúng sinh, tịnh quốc độ Phật, có chư Phật xuất hiện thế gian, có Chuyển Pháp luân, biết Phật bảo, Pháp bảo, Tỳ-kheo Tăng bảo.
Bạch đức Thế Tôn! Nhờ nhân duyên ấy, tất cả thế gian chư thiên, và người, A-tu-la, nên thủ hộ Bồ-tát ma-ha-tát ấy.
Phật bảo Thích-đề-hồn-nhơn: Như vậy, như vậy! Kiều-thi-ca! Nhờ nhân duyên của Bồ-tát ma-ha-tát nên ba đường ác dứt cho đến có Tam Bảo xuất hiện ở đời. Vì vậy nên chư thiên và người, A-tu-la thường nên thủ hộ, cúng dường, cung kính, tôn trọng, tán thán Bồ-tát ấy.
Kiều-thi-ca! Cúng dường, cung kính tôn trọng, tán thán Bồ-tát ấy cũng là cúng dường Ta. Vì vậy nên đối với các Bồ-tát ma-ha-tát ấy chư thiên và người, A-tu-la, thường nên thủ hộ, cúng dường, cung kính, tôn trọng, tán thán.
Kiều-thi-ca! Nếu đối với trong ba ngàn đại thiên thế giới đầy Thanh-văn, Bích-chi Phật, thí như tre, lau, lúa, mè, rừng cây, nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân, cúng dường, cung kính, tôn trọng, tán thán chẳng bằng cúng dường, cung kính, tôn trọng, tán thán vị Bồ-tát ma-ha-tát mới phát tâm, được công đức vì không rời sáu Ba-la-mật, vì sao? Vì không nhờ nhân duyên của Thanh-văn, Bích-chi

* Trang 591 *
device

Phật mà có Bồ-tát ma-ha-tát và chư Phật xuất hiện ở đời; trái lại, nhờ nhân duyên có Bồ-tát ma-ha-tát mà có Thanh-văn, Bích-chi Phật, và chư Phật xuất hiện ở đời. Vì vậy, này Kiều-thi-ca! Đối với vị Bồ-tát ma-ha-tát ấy, tất cả thế gian chư thiên và người, A-tu-la thường nên thủ hộ, cúng dường, cung kính, tôn trọng, tán thán.
LUẬN: Bấy giờ chư thiên bạch Phật: Chúng con sẽ thủ hộ các Bồ-tát ấy, vì cùng với chúng con đồng sự, cũng vì cầu Phật đạo, nên có thể bỏ sự dục lạc của mình khiến cho tất cả chúng sinh được vui.
Nhân có Bồ-tát mà dứt ba đường ác là Bồ-tát tuy chưa lìa dục mà có thể ngăn chúng sinh làm mười điều bất thiện, dứt ba đường ác và sự nghèo cùng trong cõi trời, người và các tai hoạn. Tu mười điều thiện nên mở cửa ba đường lành. Hoặc có Bồ-tát thấy tội lỗi năm dục, nên lìa dục được bốn thiền, vì bổn nguyện nên phát khởi bốn tâm vô lượng; muốn xa lìa nhân duyên là thân khổ, nên khởi bốn định vô sắc; vì Phật đạo nên tu sáu Ba-la-mật cho đến Trí nhất thiết chủng. Pháp ấy tự mình tu cũng dạy người tu, lấy phước đức và đạo pháp giữa chúng sinh triển chuyển dạy nhau nên thường ở thế gian.
Nay sẽ nói quả báo của các pháp lành đó, là được sinh vào dòng lớn Sát-lợi cho đến có Tam Bảo xuất hiện ở đời, như đã nói ở trước.[1] Nay Bồ-tát ấy kiết nghiệp sinh thân, đối với nhân duyên không có thế lực mà hay nói thiện pháp ấy
 

[1] Đại trí độ luận, quyển 36, tr. 323a29-c20; T. 8: Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 1 (phẩm tập tương ưng (習相應品), tr. 222b22-c2; Đại trí độ luận, quyển 40, tr. 354b28-c11; T. 8: Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 2, phẩm thán độ (歎度品), tr. 230a3-18. 

* Trang 592 *
device

khiến chúng sinh tu hành, chúng ta làm sao mà không thủ hộ; thí như Thiên tử tuy nhỏ mà quần thần trăm quan đều kính phụng. Phật ấn khả lời chư thiên, mà thuật lại hồn thành rằng:
Nếu cúng dường Bồ-tát tức cúng dường Phật là Bát-nhã là mẹ của Phật ba đời. Nếu vì Bát-nhã nên cúng dường Bồ-tát thời là cúng dường Phật. Cúng dường Nhị thừa chẳng bằng cúng dường Bồ-tát mới phát tâm.
Hỏi: Nhị thừa đã chứng thật tế, là ruộng phước của hết thảy chúng sinh, cớ sao chẳng bằng Bồ-tát mới phát tâm?
Đáp: Vì ba việc nên Nhị thừa chẳng bằng: 1. Bồ-tát dùng tâm tương ưng với Trí nhất thiết chủng mà tu. 2. Bồ-tát thường không rời công đức sáu Ba-la-mật. 3. Nhân nơi Bồ-tát ấy mà dứt ba đường ác, xuất sinh ba thừa. Nương người Nhị thừa không thể dứt ba đường ác, xuất sinh ba thừa.
 
                                                                                                   


* Trang 593 *
device

Xem mục lục