Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (8)


Xem mục lục
GIẢI THÍCH: PHẨM DÂNG BÁT THỨ HAI
(Bản Cao-ly, bản Chùa Thạch Sơn ghi “PHẨM BÁO ỨNG”)
 
            KINH: Phật bảo Xá-lợi-phất, nếu Bồ-tát ma-ha-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật. Làm được công đức ấy, khi ấy bốn thiên vương đều rất hoan hỷ, nghĩ rằng: Chúng ta sẽ lấy bốn chiếc bát dâng lên Bồ-tát, như trước đây thiên vương dâng bát trước tiên cho Phật.
            LUẬN: Hỏi: Phẩm trước[1] nói đã đầy đủ, nay cớ sao còn nói lại?
            Đáp: Trước tuy tán thán Bát-nhã ba-la-mật, việc chưa đầy đủ, người nghe không chán, cho nên lại nữa nữa.
            * Lại nữa, phẩm đầu chỉ tán thán năng lực Bát-nhã ba-la-mật,[2] nay tán thán hành giả làm được công đức ấy, được bốn thiên vương hoan hỷ dâng bát.
            * Lại nữa, Bồ-tát đủ được các nguyện hạnh, nên Phật an ủi khuyến tấn nói có quả báo ấy, trọn không hư dối.
            * Lại nữa, Bát-nhã ba-la-mật có hai thành quả: 1. Thành Phật độ chúng sanh. 2. Là tuy chưa thành Phật được


[1] T. 8: Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), Tự phẩm đệ nhất (序品第一), quyển 1, tr. 217a6-221a20; T. 25: Đại trí độ luận (大智度論), quyển 1-34 giải thích phẩm đầu tr. 57c5-314b18.
[2] T. 25: Đại trí độ luận (大智度論), quyển 18: phẩm đầu giải thích Bát-nhã ba-la-mật thứ hai mươi chín (釋初品中般若波羅蜜第二十九), tr. 190a9-197 b9.

* Trang 532 *
device

hưởng quả báo thế gian làm chuyển luân Thánh vương, Đế-thích, Phạm vương làm chỉ ba ngàn thế giới, sự cúng dường phước lạc của thế gian, đều được đầy đủ. Nay lấy quả báo thế gian chỉ cho chúng sanh, cho nên nói việc ấy.
            * Lại nữa, thế gian muốn thành nghiệp lớn, phần nhiều bị hoại loạn, Bồ-tát thời không như vậy, nội tâm đã định, ngoại sự ứng theo. Do nhân duyên như vậy nên nói Phẩm này.
            Hỏi: Khi Bồ-tát tăng ích sáu Ba-la-mật, chư thiên người đời vì cớ sao vui mừng?
            Đáp: Chư thiên đều nhân nơi mười điều thiện,[1] bốn thiền, bốn vô lượng tâm (catvāri-apramāṇāni) mà được sanh ra, nhưng các công đức ấy lại do chư Phật Bồ-tát mà có. Nếu Phật ra đời thời làm tăng ích chúng chư thiên, tổn giảm chúng A-tu-la; nếu Phật không ra đời, thời chúng A-tu-la nhiều, chúng chư thiên giảm ít, vì các phước không thanh tịnh. Nếu chư Phật xuất thế, có thể dứt lưới nghi cho chư thiên, có thể thành đại sự. Như Thích-đề-hoàn-nhân (Śakradevendra) khi mạng chung sắp chết, ôm tâm sợ hãi, cầu Phật cứu, tìm khắp không biết chỗ, tuy thấy người xuất gia ở giữa núi đầm, được người cúng dường, cũng không thể dứt lưới nghi cho họ.
            Khi ấy, trời Tỳ-thủ-kiết-la (Viśvakarman) thưa với Thích-đề hoàn-nhân rằng: Vua Thi-tỳ (Śibi) khổ hạnh kỳ đặc, đời rất hy hữu. Các người trí nói: Người ấy không báo lâu sẽ thành Phật.
            Thích-đề hoàn-nhân nói: Việc ấy khó thành làm sao biết được, như trứng cá, bông xoài, phát tâm bồ-đề, ba
 

[1] T. 2: Tạp a-hàm kinh (雜阿含經), quyển 37, kinh 1052, tr. 273c20-24; T. 8: Đại trí độ luận (大智度論), quyển 8, tr. 120b25-c4, quyển 46, tr. 395b18-c18.
 

* Trang 533 *
device

việc ấy khi còn ở trong nhân thì nhiều, khi thành rất ít,[1] nay hãy thử xem.
            Đế-thích tự hóa làm chim cắt, Tỳ-thủ-kiết-la hóa làm chim bồ câu, bồ câu chui vào vua, vua tự cắt thịt mình cho đến đem thân lên cân để thế mạng chim bồ câu, đại địa chấn động.
            Khi ấy, Thích-đề hoàn-nhân, tâm rất hoan hỷ, rãi các hoa trời, tán thán việc chưa từng có.
            Đại tâm quyết định như vậy, thành Phật không lâu.[2]
            * Lại nữa, người phàm mắt thịt, không có trí tuệ, khổ thân tìm của, đệ tử nuôi sống, nghe Bồ-tát tăng ích sáu Ba-la-mật, thành Phật không lâu, mà còn hoan hỷ huống gì chư thiên!
            Hỏi: Trời Tứ thiên vương, trời ba mươi ba còn bị nạn A-tu-la, còn chư thiên trên đó không có nạn đó, cớ sao hoan hỷ?
            Đáp: Chư thiên trên đó tuy không có nạn A-tu-la, nếu Phật không ra đời, thì được sanh lên cõi ấy rất ít, giả sử có được sanh, năm dục lạc không diệu, vì cớ sao? Vì chỉ tu phước bất tịnh. Cung điện, ánh sáng, thọ mạng của chư thiên cõi Sắc cũng như vậy.
            * Lại nữa, trong chư thiên người có trí tuệ biết được thiền vị, năm dục đều vô thường, chỉ có khi Phật ra đời mới khiến được Niết-bàn thường vui. Vì vui thế gian, vui Niết-bàn, đều do nơi Phật Bồ-tát mà được, cho nên hoan hỷ, ví 
 

[1] T. 12: Đại bát niết bàn kinh (大般涅槃經), quyển 14, tr. 450a7-9; T. 25: Đại trí độ luận (大智度論), quyển 4, tr. 88a10-11.
[2] T. 3: Bồ-tát bổn duyên kinh (菩薩本緣經), quyển 3, tr. 119a24-25; T. 3: Bổn sanh man luận (本生鬘論), quyển 1, tr. 333b-334a; T. 4: Đại trang nghiêm luận kinh (大莊嚴論經), quyển 12, kinh 64, tr. 321a22-323c9.
 

* Trang 534 *
device

như trái cây ngon ngọt, thành tựu tốt tươi đầy đặn, thì người rất hoan hỷ. Vì cây đá có các thứ lợi ích, có người nhờ bóng im của nó, có người dùng hoa, có người ăn quả. Bồ-tát cũng như vậy. Hay lấy bóng im lìa pháp bất thiện ngăn che khổ nhiệt của ba ác, hay cho trời người, hóa giàu vui, khiến các Hiền thánh được quả Tam thừa, cho nên hoan hỷ.
            Hỏi: Chư thiên có nhiều việc cúng dường, cớ sao dâng bát?
            Đáp: Bốn thiên vương dâng bát, các trời khác cúng dường, đều có pháp nhất định, nhưng khi Phật mới sanh, Thích-đề Hoàn-nhân lấy áo trời nâng thân Phật, Phạm thiên vương đích thân cầm lọng, bốn thiên vương phòng hộ bốn bên. Chư thiên Tịnh-cư muốn khiến Bồ-tát sanh tâm chán lìa, nên hóa làm người già, bệnh, chết, và thân hình Sa-môn. Lại khi xuất gia, bốn thiên vương sắc lệnh sứ giả đỡ nỗi chân ngựa, tự mình hầu giúp bốn phía Bồ-tát.[1] Thiên Đế-thích lấy tóc, dựng tháp tóc ở ngoài cửa đông thành trên trời. Lại lấy y báu của Bồ-tát dựng tháp ý ở ngoài cửa nam thành, lúc Phật đi đến dưới cây thì dâng có tốt. Bồ-tát cầm kim-cang,[2] Bồ-tát thường cầm kim-cang hộ vệ, phạm thiên vương thỉnh Phật chuyển pháp luân. Như vậy mỗi mỗi đều có phép nhất định. Vì vậy nên bốn Thiên vương dâng bát. Ý nghĩa bốn bát như trước đã nói.[3]
            Hỏi: Phật một mình cớ sao lãnh thọ bốn bát?
            Đáp: Bốn vua lực bằng nhau, không thể lãnh thiên về một người. Lại khiến thấy thần lực của Phật, hợp bốn bát làm
 

[1] T. 3: Phương quảng đại trang nghiêm kinh (方廣大莊嚴經), quyển 6, tr. 573a16-18; T. 3: Thái tử đoan ưng bổn khởi kinh (太子瑞應本起經), quyển 1, tr. 475b19-22; T. 3: Phổ diệu kinh (普曜經), quyển 4, tr. 507a15-21.
[2] T. 8: Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 17, tr. 223 a22-25.
[3] T. 25: Đại trí độ luận (大智度論), quyển 26, tr. 252c5-253b13.
 

* Trang 535 *
device

một, tâm mừng, lòng tin thanh tịnh, nghĩ rằng: Từ khi Bồ-tát mới sanh, đến nay thành Phật, chúng ta cúng dường, công đức không hư dối.
            Hỏi: Bốn thiên vương sống lâu 500 năm, Bồ-tát quá vô lượng vô số kiếp sau mới thành Phật, bốn thiên vương hiện nay chẳng phải là bốn thiên vương sau này, tại sao hoan hỷ?
            Đáp: Vì đồng một họ, ví dòng họ sang, con cháu truyền trăm đời, không vì xa mà cho là khác.
            Hoặc hành giả khi thấy Bồ-tát tăng ích sáu Ba-la-mật, tâm phát nguyện rằng: Bồ-tát ấy khi thành Phật, ta sẽ dâng bát. Thế nên được sanh (bốn Thiên vương).
            * Lại nữa, bốn thiên vương sống 500 năm, nhân gian 50 năm bằng một ngày một đêm ở của bốn thiên vương, và 30 ngày làm một tháng, 12 tháng làm một năm. Lấy sự sống lâu 500 năm ấy so bằng 900 vạn năm ở nhân gian. Bồ-tát làm được công đức ấy, hoặc gần thành Phật, bốn thiên vương mới sanh, đủ có thể gặp được Phật.
            Hỏi: Như trong kinh Đại-thừa nói: Có đức Phật lấy hỷ làm món ăn, không ăn đồ ăn bốc nắm.[1] Giống như thiên vương, y phục nghi dung của Phật không khác với bạch y, thời không cần ăn bằng bát, cớ sao nói bốn thiên vương nhất định phải dâng bát?
            Đáp: Nhất định là vì dùng bát nên không nói không dùng.
 

[1] T. 8: Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 17, tr. 348c24-27; T. 11: Đại bảo tích kinh (大寶積經), quyển 60, tr. 347c5-6.
 
 

* Trang 536 *
device

            * Lại nữa, chư Phật dùng bát thì nhiều không dùng bát ít, cho nên lấy nhiều làm định lệ.
            KINH: Trời ba mươi ba cho đến trời Tha-hóa tự-tại, cũng đều hoan hỷ, ý nghĩ rằng: Chúng ta sẽ hầu hạ cúng dường Bồ-tát, tổn giảm chúng A-tu-la, tăng ích chúng chư thiên. Ba ngàn đại thiên thế giới, bốn thiên vương cho trời A-ca-ni sắc (Akaniṣṭha-deva),[1] đều rất hoan hỷ. Ý nghĩ rằng: Chúng ta sẽ thỉnh Bồ-tát ấy chuyển pháp luân.
            LUẬN: Chư thiên ấy, lấy hương hoa anh lạc, lễ bái cung kính, nghe pháp, tán thán cúng dường, cũng nghĩ rằng: Người tu phước thanh tịnh, thì A-tu-la chúng giảm, tăng ích trời ba mươi ba. Chư thiên chúng ta cũng được tăng ích.
            Hỏi: Trên đã nói sáu hạng trời, sao còn nói trong ba ngàn đại thiên thế giới, cho đến trời A-ca-ni sắc đều hoan hỷ cúng dường?
            Đáp: Trước nói ở hạng trời trên núi Tu-di, đây nói chư thiên trong ba ngàn đại thiên thế giới, trước chỉ nói trời cõi Dục, nay nói trời cõi Dục, cõi Sắc thỉnh Phật chuyển pháp luân. Trên tuy chư thiên Tịnh-cư cúng dường khuyến trợ các thứ, nay thỉnh Phật chuyển pháp luân là việc lớn.
            Hỏi: Trong ba tạng chỉ nói Phạm thiên thỉnh chuyển pháp luân, nay cớ sao bốn thiên vương cho đến trời A-ca-ni sắc?
 

[1] T. 1: Khởi thế kinh (起世經), quyển 1, tr. 311a24-b2; T. 44: Đại thừa nghĩa chương (大乘義章), quyển 8, tr. 628a9-16.
 

* Trang 537 *
device

            Đáp: Trời cõi Dục gần, cho nên đến trước, cõi Sắc đều gọi là Phạm. Nếu nói Phạm vương thỉnh là đã nói các trời khác.
            * Lại nữa, Phạm là cánh cửa đầu của cõi Sắc, nói đầu nên sau cũng nói.
            * Lại nữa, có Phật không Phật, chúng sanh thường biết Phạm thiên. Vì Phạm thiên là tổ phụ của thế gian, vì người đời nên Phật nói Phạm thiên. Tướng pháp luân như trước đã nói.[1]
            KINH: Này Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, khi tăng ích sáu Ba-la-mật, các thiện   nam tử, thiện nữ nhân, đều hoan hỷ, ý nghĩ rằng:   Chúng ta sẽ vì người ấy làm cha mẹ, vợ con, thân tộc, tri thức?
            LUẬN: Hỏi: Trước đã nói làm được công đức ấy,[2] nay sao còn nói tăng ích sáu Ba-la-mật?
            Đáp: Trước nói tướng chung, nay nói tướng riêng.
            * Lại nữa, trước nói công đức có vô lượng thứ, người nghe chán mệt, nay chỉ lược nói sáu Ba-la-mật, thời thu nhiếp hết các công đức.
            * Lại nữa, vì trời nói làm được các công đức, vì người nói tăng ích sáu Ba-la-mật. Sao biết? Như sau nói: Thiện nam tử, thiện nữ nhân, do vậy nên biết.
            Hỏi: Bốn thiên vương cho đến trời A-ca-ni sắc, cớ sao
 

[1] T. 25: Đại trí độ luận (大智度論), quyển 1, tr. 63a-b, quyển 25, tr. 244c-245b.
[2] T. 25: Đại trí độ luận (大智度論), quyển 35, tr. 314b25-26.

* Trang 538 *
device

 không nói là Thiện thiên mà chỉ đối với người thì nói là thiện nam tử, thiện nữ nhân?
            Đáp: Chư thiên đều có thiên nhãn, thiên nhĩ, tha tâm trí, biết cúng dường Bồ-tát, nên không nói riêng chư thiện thiên, còn người vì mắt thịt không biết thiện, mà biết cúng dường, vì ít nên nói riêng thiện. Thiện là theo Phật nghe pháp, hoặc theo đệ tử Phật và Bồ-tát nghe pháp. Hoặc nghe thọ ký sẽ làm Phật, lại nghe Phật tán thán danh tự cho nên biết tu thiện.
            Hỏi: Cớ sao chỉ nói nam tử, nữ nhân thiện, mà không nói kẻ (nam nữ) kẻ không căn là thiện?
            Đáp: Không có căn là không có căn đắc đạo, cho nên không nói như trong luật không cho xuất gia, vì người ấy mất tướng nam nữ; tâm họ bất định, vì chút nhân duyên đã nổi giận, kiết sử nhiều mê đắm thế sự, ôm lòng nghi ngờ, không vui đạo pháp, tuy tu chút ít việc phước, trí tuệ cạn mỏng, không thể thâm nhập, bản tánh thay đổi, cho nên không nói. Đó là trong pháp Thanh-văn nói như vậy. Còn trong pháp Đại thừa, ví như biển lớn, không gì không dung, hạng không có căn ấy hoặc có khi cũng tu thiện, chỉ nói ít nên không nói. Gọi rằng ít, vì trong số nam nữ, hạng người không căn ấy rất ít, trong hạng không căn mà tu thiện, càng ít hơn. Ví như người tại gia tóc, râu, nốt ruồi đen không gọi người đen. Người hai căn kiết sử cấu tạp nhiều, cũng làm việc nam, cũng làm việc nữ, mà tâm kia tà cong, khó có thể tế độ, ví như ở rừng rậm kéo cây, cây cong khó ra. Lại như A-tu-la, tâm nó không

* Trang 539 *
device

không đoan chánh, thường nghi Phật, cho Phật hổ trợ trời. Phật dạy năm uẩn, đó là có sáu uẩn, không nói mật uẩn, hoặc nói bốn đế, đó là có năm đế, không nói một đế. Người hai căn cũng như vậy. Vì tâm nhiều tà cong, không thể đắc đạo, vì vậy nên chỉ nói thiện đối với nam tử nữ nhân.
            Tướng thiện là có tâm từ bi hay nhẫn lời mắng ác, như phẩm Mắng trong kinh Pháp-cú[1] nói: “Hay nhẫn lời mắng ác, là ở trên mọi người,” ví như ngựa lành tốt, có thể để vua cỡi.
            * Lại nữa, năm thứ tà ngữ,[2] và roi, gậy, đánh hại, trói buộc v.v... không hủy hoại tâm kia được ấy gọi là tướng thiện.
            * Lại nữa, ba nghiệp không lời, vui với người thiện, không hủy hoại với người khác thiện, không phô trương đức mình, tuy thuận mọi người, không nói lỗi người, không đắm cái vui thế gian, không cầu danh dự, vui ưa cái vui đạo đức, nghiệp mình thanh tịnh, không não hại chúng sanh, tâm quý thật pháp, khinh hèn thế sự, chỉ ưa lời thẳng không theo người dối, vì cái vui của tất cả chúng sanh, tự bỏ vui mình, làm cho tất cả chúng sanh được lìa khổ nên lấy mình thay thế. Như vậy có vô lượng việc, gọi là tướng người lành. Tướng này phần nhiều ở nam nữ, cho nên nói thiện nam tử, thiện nữ nhân.
            Hỏi: Thiện nam tử, thiện nữ nhân, vì sao có thể phát lời nguyện ấy?
            Đáp: Thiện nam tử, thiện nữ nhân, tự biết phước mỏng, trí tuệ ít, tập gần Bồ-tát cầu được vượt qua, ví như trầm thạch
 

[1] T. 4: Pháp cú kinh (法句經), quyển 1: Ngôn ngữ phẩm đệ bát thập (言語品第八十), tr. 561c14-562a9.
[2] T. 15: Thiền pháp yếu giải (禪法要解), quyển 1, tr. 290c19-21: Năm thứ tà ngữ, không thể hoại tâm, năm thứ ấy là: (1) vọng ngữ thuyết quá, (2) ác khẩu thuyết quá, (3) phi thời thuyết quá, (4) ác tâm thuyết quá, (5) bất lợi ích thuyết quá. (五種邪語, 不能壞心. 五種者: 一, 妄語說過; 二, 惡口說過; 三, 非時說過; 四, 惡心說過; 五, 不利益說過). 

* Trang 540 *
device

tuy nặng nương thuyền được qua.
            Lại thiện nam tử, thiện nữ nhân nghe nói “Bồ-tát không phải từ một đời, hai đời mà được hành đạo mà phải qua lại sanh tử trong vô số kiếp, liền suy nghĩ ta sẽ cùng Bồ-tát làm nhân duyên.
            * Lại nữa, Bồ-tát chứa đức sâu dày, nên ở chỗ sanh ra, chúng sanh đều đến kính ngưỡng Bồ-tát, để mong nhờ lợi ích sâu nặng. Nếu thấy Bồ-tát bỏ sự sống, thời nguyện ta sẽ cùng Bồ-tát làm cha mẹ, vợ con, quyến thuộc, vì cớ sao? Vì biết tập gần người thiện, được tăng ích công đức. Ví như chứa nhiều hương, hơi hương càng nhiều: Như Bồ-tát đời trước làm Thái-tử của quốc vương, thấy người cõi Diêm-phù-đề nghèo cùng, muốn tìm ngọc như ý, đi vào biển lớn, đi đến cung Long vương, rồng thấy Thái-tử oai đức thù diệu, liền đứng dậy nghinh đón, mời đến trước để cúng dường mà hỏi rằng: Làm sao từ xa đến được?
            Thái-tử đáp: Tôi thương xót chúng sanh cõi Diêm-phù-đề, nên muốn tìm ngọc như ý để cứu giúp.
            Rồng nói: Hãy ở lại cung tôi, cúng dường một tháng, rồi tôi sẽ cho.
            Thái-tử liền ở một tháng, vì Long vương tán thán đa văn, rồng liền cho ngọc, ngọc như ý này, có thể mưa xuống một do tuần (khoảng 12 km).
            Rồng nói Thái-tử có tướng, không lâu sẽ làm Phật, tôi sẽ làm đệ tử đa văn đệ nhất.

* Trang 541 *
device

Khi ấy, lại đi đến một cung rồng được ngọc, mưa xuống hai do tuần. Hai tháng vì rồng tán thán năng lực thần thông. Rồng nói Thái-tử không bao lâu sẽ làm Phật, tôi sẽ làm đệ tử thần túc đệ nhất.
            Lại đi đến một cung rồng được ngọc, mưa xuống ba do tuần. Ba tháng vì rồng tán thán trí tuệ. Rồng nói Thái-tử không bao lâu sẽ thành Phật, tôi sẽ làm đệ tử trí tuệ đệ nhất.
            Các rồng cho ngọc xong nói: Khi người hết thọ mạng, ngọc đem trả lại ta. Bồ-tát hứa lời.
            Thái-tử được ngọc, đi đến cõi Diêm-phù-đề, một ngọc mưa đồ ăn uống, một ngọc mưa y phục, một ngọc mưa bảy báu, lợi ích chúng sanh.[1]
            Lại như Bồ-tát Tu-ma-đề, trông thấy Phật Nhiên-đăng[2] (Dīpaṃkara Buddha) Bồ-tát liền đi theo người con gái tên Tu-la-bà hỏi mua năm cành hoa, người con gái không chịu bán, liền đem năm trăm tiền vàng, Bồ-tát để được mua năm cành hoa, người con gái vẫn không bán mà lại giao ước rằng: Nguyện tôi đời đời làm vợ ông rồi sẽ bán cho. Bồ-tát cần lấy hoa cúng dường Phật, nên hứa lời.
            Lại Bồ-tát Diệu-quang (Varaprabha bodhisattva),[3] có người con gái ông trưởng giả thấy thân Bồ-tát có hai mươi tám tướng, sanh tâm ái kính, đứng ở dưới cửa. Bồ-tát đi đến, người con gái liền cỡi ngọc lưu ly nơi cổ, để vào trong bình bát của Bồ-tát, tâm nguyện rằng: Tôi sẽ đời đời làm vợ người này. Người con gái này trong 250 kiếp, nhóm các công đức, sau sanh ở giữa hoa sen trong vườn của
 

[1] T. 3: Kim sắc vương kinh (金色王經), quyển 1, tr. 390b18-19.
[2] T. 9: Đại trí độ luận (大智度論), quyển 9, tr. 124b10-12: Như đức Phật Nhiên Đăng, toàn thân chiếu ánh sáng, nên gọi là thái tử Nhiên Đăng, thành Phật cũng gọi là Nhiên Đăng.
[3] T. 10: Đại phương quảng Phật hoa nghiêm kinh (大方廣佛華嚴經), Nhập bất tư nghì giải thoát cảnh giới Phổ hiền hạnh nguyện phẩm (入不思議解脫境界普賢行願品), quyển 28,tr. 788a23-792a21; quyển 29, tr. 792a25-794c6.
利益說過). 

* Trang 542 *
device

dân nữ Hỷ-kiến. Hỷ-kiến nuôi làm con gái (đặt tên là Hỷ-đức), đến năm 14 nữ công, thế trí, đều đầy đủ.
            Bấy giờ có vua cõi Diêm-phù-đề, tên là Tài-chủ, Thái-tử tên là Đức-chủ, có tâm đại bi, thường ra khỏi cửa thành vào vườn du ngoạn, các dân nữ dẫn đạo đến ca tán, Thái-tử Đức-chủ rãi các vật báu, y phục, ẩm thực, thí như rồng mưa, không chỗ nào không khắp. Người con gái Hỷ-đức thấy Thái-tử, tự tạo ca kệ mà tán dương Thái-tử, con mắt ái luyến chăm nhìn chưa từng nhấp nháy, tự phát nguyện rằng: Việc thế gian tôi đều biết hết, xin đem thân tôi dâng cấp Thái-tử.
            Thái-tử hỏi: Ngươi thuộc về ai? Nếu có thuộc về ai, thời chẳng phải nên nhận.
            Bấy giờ dân nữ Hỷ-kiến đáp: Lời Thái-tử: Đứa con gái tôi đây năm, tháng, ngày, giờ, tiết nó sanh ra đồng với Thái-tử. Đứa con gái này chẳng phải từ trong bụng tôi sanh ra, sáng sớm tôi vào vườn, thấy trăm hoa sen có gái này sanh ra, tôi nhận nuôi làm con gái, chớ vì tôi mà khinh hèn đứa con gái này. Đứa con gái này giỏi 64 điều,[1] không điều gì không đầy đủ, nữ công, mỹ thuật, kinh thư, phương thuốc, thảy đều thông suốt. Thường có lòng hổ thẹn, nội tâm trung trực, không có tật đố, không ý tưởng tà dâm. Con gái tôi đạo đức oai nghi như vậy, Thái-tử hẳn nên nhận lấy!
            Thái-tử Đức-chủ trả lời với người con gái: Chị! Tôi phát tâm vô thượng chánh đẳng bồ-đề, tu đạo Bồ-tát, không có yêu tiết, quốc tài vợ con, voi ngựa bảy báu, nếu có ai đến xin, tôi không trái ý họ. Nếu con trai con gái của người
 

[1] T. 42: Bách luận sớ (百論疏), quyển 1, tr. 251a20-b2: Lục luận: (1) Thức xoa luận: giải thích 64 pháp. (2) Tỳ-già-la luận: giải thích các pháp âm thanh. (3) Kha-thích-ba luận: giải thích những vị thiên tiên nhân duyên danh tự từ xưa cho đến nay. (4) Kiên-để (trường lý phản) sa luận: giải thích pháp thiên văn, địa lý, toán số v.v… (5) Xiển-đà luận: giải thích pháp tác thủ lư ca, ngũ thông tiên đệ tử Phật, nói kệ danh thủ lư ca. (6)  Ni-lộc-đa luận: giải thích nhân duyên thành lập tên gọi hết thảy sự vật. 

* Trang 543 *
device

người sanh ra, và chính thân người, nếu có người xin, tôi sẽ cho họ, chớ sanh lo buồn hối hận. Hoặc có khi tôi bỏ nhà đi tu, làm đệ tử Phật, ở tịnh chỗ núi rừng, người cũng chớ sầu.
            Người con gái Hỷ-đức đáp: Giả sử lửa địa ngục thổi đến cháy nát thân tôi, tôi không bao giờ hối hận. Tôi cũng không phải vì dâm dục vui chơi mà đến làm thân tôi chỉ vì khuyến trợ tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, cho nên phụng sự chánh sĩ.
            Người con gái lại thưa với Bồ-tát rằng: Đêm qua tôi mộng Diệu-nhật thân Phật[1] ngồi dưới gốc đại thọ, nên cùng đến chiêm ngưỡng.
            Thái-tử thấy người con gái đoan chánh, lại nghe nói đức Phật xuất hiện. Vì hai lẽ đó nên lên một xe cùng đi đến chỗ Phật.
            Phật thuyết pháp cho họ, Thái-tử được vô lượng môn Đà-la-ni, người con gái được tâm chí điều phục.
            Bấy giờ Thái-tử lấy năm trăm hoa báu cúng dường Phật, để cầu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
            Thái-tử thưa với phụ vương rằng: Con gặp được thân Phật Diệu Nhật mà được thiện lợi lớn.
            Phụ vương nghe rồi, bỏ vật ái trọng đem cho Thái-tử, rồi cùng với rồi cùng với quan thuộc nhân dân, trong nước đi đến chỗ Phật.
            Phật thuyết pháp cho họ, vua chứng được Đà-la-ni ngọn đèn hết thảy pháp không tối.
 

[1] T. 10: Đại phương quảng Phật hoa nghiêm kinh (大方廣佛華嚴經), quyển 29, tr. 793b11-12: Thắng nhật thân Như-lai.

* Trang 544 *
device

Khi ấy vua suy nghĩ: Không thể lấy pháp thế tục nhiếp tụ quốc độ, hưởng thọ ngũ dục mà có thể đắc đạo.
            Suy nghĩ như vậy xong, lập Đức-chủ Thái-tử làm vua, để xuất gia cầu đạo.
            Bấy giờ, Thái-tử vào ngày rằm có sáu thứ báu ứng đến. Người vợ tên Hỷ-đức biến làm nữ báu.[1] Nhân duyên như vậy, trong kinh Bất khả tư nghì có nói rộng.[2]
            Cho nên biết thiện nam tử, thiện nữ nhân, nguyện đời đời làm cha mẹ, vợ con, quyến thuộc Bồ-tát.
            KINH: Bấy giờ trời Tứ thiên vương cho đến trời A-ca-ni sắc, đều rất hoan hỷ, ai nấy tự nghĩ rằng: Chúng ta hãy làm phương tiện, khiến Bồ-tát xa lìa dâm dục, từ khi mới phát tâm thường làm kẻ đồng chơn, đừng để chung hội với sắc dục. Nếu hưởng thụ ngũ dục, còn chướng ngại sanh cõi Phạm thiên, huống gì Vô thượng chánh đẳng Chánh giác. Vì vậy, Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát diệt dâm dục xuất giả mới có thể được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, chứ chẳng phải không dứt.
            LUẬN: Hỏi: Cớ sao chư thiên nguyện như vậy?
            Đáp: Trong thế gian, ngũ dục là đệ nhất, không ai không ưa thích. Trong dục, xuất dục là đệ nhất, nó trói buộc tâm người như bị rớt xuống bùn sâu, khó có thể vớt khỏi, vì vậy chư thiên phương tiện khiến Bồ-tát xa lìa dâm dục.
 

[1] T. 10: Đại phương quảng Phật hoa nghiêm kinh (大方廣佛華嚴經), quyển 29, tr. 794b2-8.
[2] T. 10: Đại phương quảng Phật hoa nghiêm kinh (大方廣佛華嚴經), Nhập bất tư nghì giải thoát cảnh giới Phổ hiền hạnh nguyện (入不思議解脫境界普賢行願品), quyển 28,tr. 788a23-792a21; quyển 29, tr. 792a25-794c6

* Trang 545 *
device

            * Lại nữa, nếu hưởng thụ các dục khác, vẫn không mất trí tuệ, còn khi hội hiệp dâm dục, thân tâm hoan mê, không còn tình giác, tự chìm đắm sâu. Vì vậy chư thiên làm cho Bồ-tát xa lìa.
            Hỏi: Làm sao khiến xa lìa?
            Đáp: Như Bồ-tát Thích-ca văn ở trong cung vua Tịnh-phạn, muốn ra ngoài thành du quán, chư thiên Tịnh-cư, hóa làm người già, bệnh, chết, khiến tâm kia chán. Lại khiến nữa đêm, thấy các cung nhân kỷ nữ lộ hình xấu xí bất tịnh, nước bọt mũi chảy ra, phân dãi bừa bãi, Bồ-tát thấy rồi liền sanh ghê chán. Hoặc có khi chư thiên khiến người con gái sanh ác tâm để đố kỵ, chẳng biết ân đức, ác khẩu dối trá, không biết tỉnh xét. Bồ-tát thấy rồi liền sanh niệm nghĩ rằng: Thân tuy tợ người mà tâm nó thật đáng ghét, liền xa bỏ nó.
            Muốn khiến Bồ-tát từ khi mới phát tâm thường làm hạnh đồng chơn, không hội cùng sắc dục, vì cớ sao? Vì dâm dục là gốc các thứ kiết sử. Phật dạy: Thà lấy dao bén cắt đứt thân thể, không nên hội cùng nữ sắc, dao cắt tuy khổ, không đọa đường ác, còn nhân duyên dâm dục phải chịu khổ địa ngục trong vô lượng kiếp số. Người hưởng thọ ngũ dục còn không được sanh cõi Phạm thiên, huống gì được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
            Hoặc có người nói: Bồ-tát tuy hưởng thọ ngũ dục, tâm không đắm trước, không chướng ngại đạo,[1] vì vậy nên Kinh dạy: Hưởng thọ ngũ dục, còn không được sanh cõi Phạm thế.
            Phạm thế là nơi vô thỉ chúng sanh đều được sanh đến
 

[1] T. 1: Trung a-hàm kinh (中阿含經), quyển 54: A lê tra kinh (阿梨吒經), tr. 763b2-764a12; Trung bộ kinh I, kinh số 22: Kinh ví dụ con rắn (Alaggadūmapa suuta); T. 12: Đại bát niết-bàn kinh (大般涅槃經), quyển 34,tr. 567b8-11; T. 22: Ma-ha tăng kỳ luật (摩訶僧祇律), quyển 25, tr. 427a23-c1; T. 22: Tứ phần luật (四分律), quyển 17, tr. 682a9-683a15; T. 23: Thập tụng luật (十誦律), quyển 15, tr. 106c29-107a9, T. 25: Đại trí độ luận (大智度論), quyển 93,tr. 711b3-25.

* Trang 546 *
device

đó, song người hưởng thọ ngũ dục đáng được còn không được sanh, huống gì đối với Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, là nơi vốn không được lại muốn được?
            Vì vậy Bồ-tát nên làm kẻ đồng chơn tu hành phạm hạnh, sẽ được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
            Bồ-tát phạm hạnh không nhiễm trước thế gian nên mau thành Bồ-tát đạo. Nếu người dâm dục, thí như keo dính, khó thể lìa được, vì cớ sao? Vì thân hưởng thọ dục lạc, rễ dâm dục càng sâu. Cho nên trong pháp xuất gia, dâm dục đứng đầu, lại cũng nặng.
KINH: Xá-lợi-phất bạch Phật rằng: Thế-tôn! Bồ-tát ma-ha-tát cần phải có cha mẹ, vợ con, thân tộc, tri thức chăng?
Phật bảo Xá-lợi-phất: Hoặc có Bồ-tát có cha mẹ, vợ con, thân tộc, tri thức. Hoặc có Bồ-tát từ mới phát tâm đã dứt dâm dục, tu phạm hạnh đồng chơn, cho đến khi chứng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, không phạm sắc dục. Hoặc có Bồ-tát do lực phương tiện, hưởng thọ ngũ dục rồi, xuất gia được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
            LUẬN: Hỏi: Ba hạng Bồ-tát ấy, hạng đầu như người thế gian thọ ngũ dục rồi sau mới lìa bỏ đi tu, chứng được bồ-đề. Hạng thứ hai có đại công đức kiên cố, khi mới phát tâm đã dứt dâm dục, cho đến khi thành Phật. Hạng Bồ-tát này hoặc là pháp thân, hoặc là nhục thân, hoặc lìa dục, hoặc chưa

* Trang 547 *
device

lìa dục. Hạng thứ ba là Bồ-tát pháp thân thanh tịnh, được vô sanh pháp nhẫn, trú ở sáu thần thông, vì giáo hóa chúng sanh nên cùng với chúng sanh đồng sự để nhiếp thủ họ. Hoặc làm chuyễn luân Thánh vương, hoặc làm vua Diêm-phù-đề, Trưởng giả, Sát-lợi, tùy theo chỗ cần mà làm lợi ích.
KINH: Thí như huyễn sư, hoặc đệ tử huyễn sư, khéo biết cách huyễn, huyễn làm ra ngũ dục, cùng nhau vui chơi trong đó, ý ngươi nghĩ sao? Người ấy đối với ngũ dục, thật hưởng thụ chăng?
Xá-lợi-phất thưa: Thưa không, bạch Thế-tôn.
Phật bảo Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát dùng lực phương tiện hóa làm ngũ dục, thọ vui trong đó, thành tựu chúng sanh, cũng lại như vậy. Bồ-tát ma-ha-tát ấy không nhiễm nơi dục, mà dùng cách chê bai ngũ dục, dục là bừng cháy, dục là uế ác, dục là hủy hoại, dục như là kẻ oán. Thế nên Xá-lợi-phất, nên biết Bồ-tát vì chúng sanh mà hưởng thọ ngũ dục.
            LUẬN: Trong ba hạng Bồ-tát, sao chỉ nêu riêng một hạng Bồ-tát ra để ví dụ?
            Đáp: Hạng thứ nhất đồng như thông lệ con người, không dứt dâm dục. Hạng thứ hai thường dứt dâm dục, tu tịnh hạnh. Hạng thứ ba cũng tu tịnh hạnh mà hiện thọ dâm dục. Vì người không hiểu nên nêu làm ví dụ.
Bồ-tát này hoặc là pháp thân, hoặc là nhục thân, hoặc lìa dục, hoặc chưa

* Trang 548 *
device

            Hỏi: Cớ sao không lấy chuyện mộng, biến hóa v.v... làm ví dụ?
            Đáp: Cảnh mộng chẳng phải do năm căn biết được, chỉ nội tâm nhớ tưởng sanh ra, người do năm căn trông thấy, biến mất vô thường, có thể hiểu được cảnh biến hóa, tuy năm căn biết được, mà người trông thấy rất ít. Phật vì chúng sanh có thể độ và huyễn là điều chúng sanh tin cho nên nêu làm thí dụ; như huyễn sự dùng huyễn thuật hiện ra việc hy hữu giữa mọi người khiến họ hoan hỷ. Bồ-tát huyễn sự cũng như vậy; dùng thuật năm thần thông hóa làm ra ngũ dục ở giữa chúng sanh, cùng nhau vui chơi mà hóa độ chúng sanh.
            Chúng sanh có hai hạng: Là tại gia và xuất gia. Vì độ hạng xuất gia nên hiện thân Thanh-văn, Bích-chi-phật và các thầy ngoại đạo xuất gia. Hạng tại gia hoặc có người thấy người xuất gia mà đắc độ, hoặc thấy người tại gia đồng thọ ngũ dục mà được hóa độ.
            Bồ-tát thường lấy các nhân duyên thí dụ ngũ dục như: Dục là bừng cháy. Khi nó chưa mất thì lửa ba độc cháy, khi nó mất rồi lửa vô thường cháy. Hai lửa đều cháy, nên gọi là bừng cháy, chẳng lúc nào vui.
            Dục là uế ác. Chư Phật, Bồ-tát, A-la-hán, các người lìa dục, đều cho là uế hèn. Ví như người thấy cho ăn phân, khinh hèn mà thương xót, nó không được đồ ăn ngon, mà ăn đồ bất tịnh. Người hưởng thọ ngũ dục cũng như vậy. Không được cái vui nội tâm lìa dục, mà cầu cái vui nơi sắc dục bất tịnh.
            Dục là hủy hoại. Vì đắm mê ngũ dục, vua trời, vua 

* Trang 549 *
device

người, những người giàu sang mất nước nguy thân đều do nơi đó.
            Dục như kẻ oán, làm mất thiện lợi của người, cũng như kẻ thứ khách, bề ngoài như thân thiện mà trong tâm thì ôm hại. Ngũ dục như vậy làm tan mất thiện tâm, cướp tuệ mạng người. Ngũ dục sanh ra chính là phá hoại các thiện, hủy bại đức nghiệp.
            Lại biết ngũ dục như lưỡi câu giết cá, như bẫy hại nai, như đèn đốt thiêu thân, cho nên nói dục như kẻ oán.
            Cái khổ của kẻ oan gia, không quá một đời, vì mê đắm ngũ dục, đọa ba đường ác, chịu khổ độc vô lượng.
            KINH: Xá-lợi-phất bạch Phật Bồ-tát ma-ha-tát làm sao hành Bát-nhã ba-la-mật?
            Phật bảo Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật, không thấy Bồ-tát, không thấy danh tự Bồ-tát, không thấy Bát-nhã ba-la-mật, cũng không thấy ta hành Bát-nhã ba-la-mật, cũng không thấy ta không hành Bát-nhã ba-la-mật, vì cớ sao? Vì Bồ-tát, danh tự Bồ-tát tánh không, trong không, không sắc, thọ, tưởng, hành, thức; lìa sắc cũng không không, lìa thọ, tưởng, hành, thức cũng không không. Không tức là sắc, sắc tức là không, không tức là thọ, tưởng, hành, thức, thọ, tưởng, hành, thức tức là không,[1] vì cớ sao? Xá-lợi-phất chỉ có danh tự gọi
 

[1] Prajñāpāramitāhṛdayasūtra: Iha Śāriputra rūpaṃ śūnyatā, śūnyataiva rūpam, rūpānna pṛthak śūnyatā, śūnyatāyā na pṛthag rūpam. Yad rūpaṃ sā śūnyatā, yā śūnyatā tad rūpam. evaṃ eva vedanā, saṃjñā, saṃskāra, vijñānāni.

* Trang 550 *
device

là bồ-đề, chỉ có danh tự gọi là Bồ-tát, chỉ có danh tự gọi là không, vì cớ sao? Vì thật tánh các pháp, không sanh, không diệt, không nhơ, không sạch,[1] Bồ-tát ma-ha-tát hành như vậy, cũng không thấy sanh, cũng không thấy diệt, cũng không thấy nhơ, cũng không thấy sạch, vì cớ sao? Vì danh tự là pháp do nhân duyên hòa hợp làm ra, chỉ phân biệt nhớ tưởng giả danh nói.
Thế nên Bồ-tát ma-ha-tát, khi hành Bát-nhã ba-la-mật không thấy tất cả danh tự. Vì không thấy nên không đắm.
            LUẬN: Việc ấy, trên kia Xá-lợi-phất đã hỏi,[2] sao nay còn hỏi lại?
            Đáp: Trước kia nhân Phật dạy “muốn đem nhất thiết chủng biết nhất thiết pháp, thời nên học Bát-nhã ba-la-mật”[3] cho nên hỏi, chứ chẳng phải tự ý hỏi.
            * Lại nữa, Xá-lợi-phất nghe trên kia tán thán công đức Bát-nhã, tâm hoan hỷ tôn trọng Bát-nhã cho nên hỏi làm sao có thể tu hành, như người bệnh nghe tán thán thuốc hay, liền hỏi làm thế nào có thể uống.
            Hỏi: Trước đã hỏi trú pháp không trú. Hành đàn Ba-la-mật, người cho, người nhận, tài vật đều không thể có được,[4] như vậy là hành Bát-nhã, sao nay còn hỏi hành?
            Đáp: Trên hỏi chung các Ba-la-mật, ở đây chỉ hỏi Bát-nhã, trên rộng tán thán Bát-nhã là chủ, ở đây hỏi thẳng sự tu hành Bát-nhã.
 

[1] Prajñāpāramitāhṛdayasūtra: Iha Śāriputra sarvadharmāḥ śūnyatālakṣaṇā anutpannā aniruddhā amalā na vimalā nonā na paripūrṇāḥ.
[2] T. 8: Đại phẩm bát-nhã kinh (大品般若經), quyển 1, trụ phẩm đệ nhất (序品第1), tr. 218c19-21; T. 8: Phóng quang bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 1, Phóng quang phẩm đệ nhất (放光品第1), tr. 2b29-c2; T. 8: Quang tán bát-nhã kinh (光讚般若經), quyển 1, quang tán phẩm đệ nhất (光讚品第1), tr. 149a11-13; T. 25: Đại trí độ luận (大智度論), quyển 11,tr. 138c8-10.
[3] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 1, tr.218c17-19: Phật bảo xá-lợi-phất: Bồ-tát ma-ha-tát muốn đem nhất thiết chủng trí biết nhất thiết pháp, nên học bát-nha ba-la-mật;  T. 25: Đại trí độ luận (大智度論), quyển 11, tr. 137c26-27.
[4] T. 25: Đại trí độ luận (大智度論), quyển 11: giải thích sơ phẩm trung đàn ba-la-mật nghĩa đệ thập thất (釋初品中檀波羅蜜義第十七), tr. 139a22-26.

* Trang 551 *
device

            * Lại nữa, trên tuy tán thán rộng Bát-nhã ba-la-mật, hội chúng đương thời khát ngưỡng muốn được. Cho nên Xá-lợi-phất vì chúng nhân nên hỏi cách hành Bát-nhã ba-la-mật.
            Công đức Bát-nhã ba-la-mật vô lượng vô tận, trí tuệ Phật cũng vô lượng vô tận, nếu Xá-lợi-phất không hỏi thời Phật tán thán không ngừng, nếu Xá-lợi-phất không hỏi, thời không có lý do nên không thể ngừng.
            Hỏi: Công đức Bát-nhã tôn trọng, nếu Phật tán thán rộng rải, có gì không được?
            Đáp: Tán thán Bát-nhã, người nghe hoan hỷ tôn trọng, tăng trưởng phước đức, nếu nghe nói Bát-nhã thời tăng trưởng trí tuệ. Không chỉ do phước đức có thể thành Phật đạo, còn phải có trí tuệ mới được thành. Thế nên không phải chỉ tán thán mà thôi. Người nghe tán thán, tâm đã được thanh tịnh, khát ngưỡng muốn được Bát-nhã, như vì người khác mà tán thán đồ uống ngon, không giải được khát, bèn phải cho uống.
            Do các nhân duyên như vậy, Xá-lợi-phất nay hỏi làm sao hành Bát-nhã.
            Hỏi: Như người có mắt thấy mới biết chỗ đi đến, vậy sau mới có thể đi, Bồ-tát cũng như vậy, trước niệm Phật đạo, biết Bát-nhã, thấy rồi vây sau thân mới có thể làm, nay cớ sao nói không thấy Bồ-tát và Bát-nhã. Nếu không thấy làm sao hành được?
            Đáp: Trong đây không nói thường không thấy, chỉ nói rõ khi vào Bát-nhã quán, không thấy Bồ-tát và Bát-nhã ba-la-mật. Bát-nhã ba-la-mật vì làm cho chúng sanh biết thật pháp

* Trang 552 *
device

nên xuất hiện và danh tự Bồ-tát chỉ là tên giả do các duyên hòa hợp, như trong phẩm sau nói rộng.[1] Danh tự Bát-nhã ba-la-mật cũng như vậy, do các duyên hòa hợp nên gọi là Bát-nhã ba-la-mật.
            Bát-nhã ba-la-mật là giả danh, nhưng có thể phá các hý luận nó không có tự tánh nên nói chẳng thể thấy, như lửa từ các duyên hòa hợp giả danh là lửa, tuy không có thật nên có thể đốt vật.
            Hỏi: Nếu vào trong Bát-nhã ba-la-mật không thấy, khi ra liền thấy, làm sao tin được?
            Đáp: Trên kia nói Bát-nhã vì thật pháp mà xuất hiện, ấy là có thể tin, ra khỏi Bát-nhã ba-la-mật thì không thật, nên không thể tin.
            Hỏi: Nếu vào trong Bát-nhã không thấy, ra khỏi thời thấy, nên biết như vậy chẳng phải thường không.[2] Vì do lực Bát-nhã cho nên không?
            Đáp: Theo pháp thế tục nên nói hành giả vào Bát-nhã ba-la-mật, hý luận về các pháp quán dứt nên không ra không vào. Nếu các Hiền thánh không dùng danh tự để nói thời không thể giáo phàm phu. Nên nhận ý nghĩa, chứ chẳng nên chấp vào ngữ ngôn.
            Hỏi: Nếu trong Bát-nhã quy hết thảy pháp không, trong đây cớ gì trước nói chúng sanh không thể phá ngã?
            Đáp: Mới đầu nghe Bát-nhã không được nói hết thảy không. Ngã, không dùng năm căn tìm được, chỉ
 

[1] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 1, tập tương ưng phẩm đệ tam (習相應品第3), tr. 221c13–21; quyển 2, Tam giả phẩm đệ nhất (三假品第7), tr. 230c5–231a19; quyển 3, tập tán phẩm đệ cửu (集散品第9), tr. 234c14–29; quyển 4, thừa thừa phẩm đệ thập lục (乘乘品第16), tr. 247b6–19; quyển 7, thập vô phẩm đệ nhị thập lục (十無品第26), tr. 268c19-269a8.
T. 8: Phóng quang bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 1, giả hiệu phẩm đệ tam (假號品第3), tr. 5a2–7; quyển 2, hành phẩm đệ cửu (行品第9), tr.    11b6–c8; quyển 3, Ma-ha diễn phẩm đệ thập thất (摩訶衍品第17), tr. 21a9–16; quyển 5: bất khả đắc tam tế phẩm đệ nhị thập lục (不可得三際品第26), tr. 34c20–21a5.
T. 25: Đại trí độ luận (大智度論), quyển 41, thích tam giả phẩm đệ thất (釋三假品第七), tr. 357a2-360c20.
[2] Đại trí độ luận quyển 36, tr. 328c20-22: Lại không là tự tánh không, không từ nhân duyên sanh, nếu từ nhơn duyên sanh, thời không gọi là tánh không. Hành giả nếu vào bát-nhã thấy không, ra khỏi thời không thấy không, nên biết đó là hư vọng. 

* Trang 553 *
device

vì nhớ tưởng phân biệt sanh ý tưởng ngã, không mà bảo có. Lại trong ý căn, không có duyên nhất định, chỉ vì nhớ tưởng phân biệt điên đảo nên đối với năm uẩn trống không, sanh ra ý tưởng ngã, nếu nghe nói vô ngã, thời dễ hiểu được.
            Các pháp sắc v.v... chính mắt hiện thấy, nếu bắt đầu mà nói sắc không, không có, thời khó có thể tin. Nay trước tiên phá ngã, tiếp phá ngã sở, phá ngã, ngã sở rồi, thời hết thảy pháp đều không, như vậy lìa dục, gọi là đắc đạo.
            * Lại nữa, Bát-nhã ba-la-mật, không có pháp nhất định, nên không thấy ta hành Bát-nhã, không thấy ta không hành Bát-nhã. Như phàm phu không được Bát-nhã, nên gọi là không hành. Bồ-tát thời không như vậy, chỉ hành không Bát-nhã, cho nên nói không thấy không hành.
            * Lại nữa, Phật là vua pháp, xem thấy trí các Bồ-tát rất ít, xen lẫn các kiết sử, không gọi là hành, ví như quốc vương tuy được một ít vật, không gọi là được. Phật cũng như vậy, dạy các Bồ-tát tuy có hành chút ít không gọi là hành.
            * Lại nữa, người tu hành Bát-nhã ba-la-mật, sanh tâm kiêu mạn nói ta có Bát-nhã ba-la-mật, thủ lấy tướng ấy. Nếu không hành thì tâm sanh giải đãi mà ôm lòng ưu não. Thế nên không thấy ta hành cùng không hành.
            * Lại nữa, không thấy ta hành Bát-nhã ba-la-mật thời phá chấp trước hữu kiến, không thấy ta không hành Bát-nhã ba-la-mật, phá chấp trước vô kiến.
            * Lại nữa, không thấy ta hành Bát-nhã ba-la-mật thời ngưng hý luận các pháp, không thấy ta không hành thời

* Trang 554 *
device

ngưng tâm giải đãi; ví như cỡi ngựa, mau thời gò lại, chậm thời roi đánh. Như vậy phân biệt hành cùng không hành.
            * Lại nữa, Phật tự nói nhân duyên, là Bồ-tát, danh tự Bồ-tát tánh không, trong đây tuy chỉ nói danh tự Bồ-tát không, mà năm uẩn chẳng không. Trong không không sắc, lìa sắc cũng không không, không là pháp không, trong pháp không, không có một mảy may pháp, huống gì có sắc thô. Không cũng chẳng lìa sắc, vì cớ sao? Vì phá sắc nên có không, làm sao nói lìa sắc được! Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy, vì cớ sao? Vì Phật lại tự nói nhân duyên rằng chỉ có danh tự gọi là bồ-đề, chỉ có danh tự gọi là Bồ-tát, chỉ có danh tự gọi là không.
            Hỏi: Trước kia đã nói việc ấy, nay sao còn nói lại?[1]
            Đáp: Trước kia nói không thấy Bồ-tát, không thấy danh tự Bồ-tát, không thấy Bát-nhã ba-la-mật, nay nói không thấy nhân duyên ấy, nghĩa là chỉ có danh tự gọi là bồ-đề, chỉ có danh tự gọi là Bồ-tát, chỉ có danh tự gọi là không. Nghĩa chữ Bồ-tát trên kia và Bồ-tát ở đây đồng. Danh tự Bồ-tát thời trong chương Bồ-tát đã nói.[2]
            Bát-nhã ba-la-mật chia làm hai phần: Thành tựu gọi là bồ-đề, chưa thành tựu gọi là không. Thật tướng của sanh là không thể có được nên gọi là vô sanh, vì cớ sao? Vì hoặc trước “sanh” sau có “pháp,” hoặc trước có “pháp” sau “sanh,” hoặc sanh và pháp cùng một lúc, đều không thể có được. Như trước đã nói:[3] không sanh nên không diệt, nếu pháp không sanh không diệt như hư không, thì làm sao có nhơ có sạch, ví
 

[1] T. 25: Đại trí độ luận, quyển 35, tr. 318a8-22.
[2] T. 25: Đại trí độ luận, quyển 4,tr. 86a13-c16.
[3] T. 25: Đại trí độ luận, quyển 1,tr.60b19-c6, quyển 15, tr. 170b29-c17; quyển 17,tr.189b4-24; quyển 22,tr. 222b27-16, quyển 31, tr. 287c6-18.

* Trang 555 *
device

như hư không, muốn nằm mưa không ướt, lửa đốt không cháy, khói không dính, vì cớ sao? Vì vốn tự vô sanh. Bồ-tát quán được như vậy, không thấy lìa pháp chẳng sanh chẳng diệt ấy lại có pháp có sanh có diệt có nhơ có sạch, vì cớ sao? Vì Phật tự nói nhân duyên là hết thảy pháp đều do nhớ tưởng phân biệt nhân duyên hòa hợp nên cưỡng để gọi nói. Bất khả thuyết là thật nghĩa, còn khả thuyết đều là danh tự.
            Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, không thấy hết thảy danh tự, trước lược nói danh tự là Bồ-tát, danh tự Bồ-tát, Bát-nhã ba-la-mật, danh tự bồ-đề. Nay nói rộng hết thảy danh tự, đều không thể thấy, không thấy nên không đắm, không đắm vì không thể có được. Như các con mắt, con mắt tuệ đệ nhất. Bồ-tát dùng tuệ nhãn tìm khắp không thấy, cho đến không thấy một pháp vi tế, thế nên không đắm.
            Hỏi: Nếu Bồ-tát không đắm hết thảy pháp, tại sao không được vào Niết-bàn?
            Đáp: Việc ấy đã nói ở nhiều nơi, nay trong đây lược nói, vì tâm đại bi, vì mười phương Phật hộ niệm, vì bổn nguyện chưa tròn, vì lực tinh tấn Ba-la-mật, vì Bát-nhã ba-la-mật và phương tiện hai sự hòa hợp được nghĩa là không đắm nơi không đắm.
            Có các nhân duyên như nên nói Bồ-tát tuy không đắm các pháp mà chẳng vào Niết-bàn.
 
 
 
(Hết Phẩm Dâng Bát thứ 2)

* Trang 556 *
device

trí tuệ Bồ-tát, trăm phần không bằng một, cho đến toán số thí dụ không thể sánh kịp.
            LUẬN: Hỏi: Trên kia đã hỏi lại Xá-lợi-phất, việc đã định, sao nay còn hỏi nữa?
            Đáp: Vì Xá-lợi-phất muốn lấy việc Tu-đà-hoàn đồng được giải thoát, nên cùng với Phật và Bồ-tát ngang nhau, nhưng Phật không chấp nhận. Ví như có người muốn cho rằng chút trống không trong lỗ chơn lông ngang với hư không, vì vậy nên Phật gạn hỏi lại việc đó.
            Lại nữa, tuy đồng một việc, mà về phương diện ý nghĩa khác nhau. Trước kia nói trí tuệ vì hết thảy chúng sanh, nay nói có thể có niệm rằng: Ta sẽ được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, khiến hết thảy chúng sanh được Vô dư Niết-bàn như trước đã nói.[1]
            * Lại nữa, một Thanh-văn, Bích-chi Phật, còn không có niệm như vậy, huống gì hết thảy Thanh-văn, Bích-chi Phật.
            KINH: Này Xá-lợi-phất, ý ông nghĩ sao? Các Thanh-văn, Bích-chi Phật có thể nghĩ rằng: Ta hành sáu Ba-la-mật, thành tựu chúng sanh, trang nghiêm thế giới, đủ mười lực, bốn việc không sợ, bốn trí vô ngại, mười tám pháp không chung của Phật, độ thoát vô lượng vô số chúng sanh, khiến được Niết-bàn chăng?
             Xá-lợi-phất thưa: Thưa không, bạch Thế Tôn.
 

[1] T. 25: Đại trí độ luận, quyển 31, tr. 288c6-7.

* Trang 571 *
device

Xem mục lục