Bài Viết (701)


BÀI CA ĐẠI ẤN - TILOPA (988 – 1069)

1,182

Tilopa (988 – 1069) là một đại thành tựu giả Phật giáo, sống ở Ấn Độ và là một con người rất huyền thoại. Truyền thống Đại Ấn (Mahamudra) cho rằng ngài đã nhận những giáo lý Đại Ấn từ Phật nguyên thủy Vajradhara (Kim Cương Trì) – tinh túy bổn nguyên của mọi sự, Trí Huệ và Đại Bi tuyệt đối.

Bài ca Đại Ấn này về sau ngài truyền cho Naropa gần sông Hằng, khi Naropa hoàn thành 12 khổ hạnh mà Guru chỉ bảo. Về sau Naropa truyền nó cho Marpa Dịch giả, vị này dịch và đem về Tây Tạng, dạy cho Milarepa và các vị thầy khác. Bài ca Đại Ấn của Tilopa được xem là tinh túy của mọi giáo lý.

ĐẠI ẤN HẰNG HÀ CỦA TILOPA
Đại Ấn siêu vượt mọi lời nói
Và biểu tượng, nhưng với con, Naropa
Nhiệt tình và chân thành
Ta nói như vầy:

Tánh Không không cần nương dựa
Đại Ấn không trụ trên cái gì.
Không làm cố gắng nào,
Người ta có thể phá vỡ cái ách
Như thế - đạt giải thoát.

Nếu người ta không thấy gì khi nhìn vào không gian

Rồi nếu với tâm ấy quan sát tâm
Người ta phá tan những phân biệt và đạt Phật quả.

Những đám mây lang thang qua bầu trời
Không gốc, không nhà; những tư tưởng phân biệt
Cũng thế, chúng trôi qua tâm.
Một khi bản tánh của tâm được thấy
Phân biệt ngừng dứt.

Trong không gian những hình dạng và màu sắc thành hình,
Nhưng không gian không nhuốm màu đen hay trắng
Từ bản tánh của tâm mọi sự đột khởi,
Tâm không nhiễm ô bởi đức hạnh hay thói xấu.

Bóng tối của những thời đại không thể che đậy mặt trời
Những đại kiếp của sanh tử cũng không thể
Che dấu tâm quang minh rực rỡ.
Dù những lời nói được thốt ra để giải thích tánh Không,
Tự tánh Không không bao giờ có thể diễn tả.

Dù chúng ta nói “tâm là ánh sáng rực rỡ”,
Nó vượt khỏi mọi lời nói và biểu tượng.
Mặc dù bản tánh của tâm là trống không,
Nó bao trùm và chứa đựng mọi sự.

Chớ làm gì với thân thể mà chỉ thư giản,
Hãy đóng chặt miệng và giữ im lặng.
Hãy làm trống tâm con và chú tâm vào cái không có gì cả.
Giống như một ruột tre trống rỗng, hãy thư giản thân con.
Không cho hay nhận, hãy để tâm con nghỉ ngơi.

Đại Ấn thì giống như một tâm trụ nơi không có gì cả.
Thực hành như thế, con sẽ đạt Phật quả.
Sự thực hành Thần chú và Ba la mật,
Giáo huấn trong những Kinh và Luật,
Và giáo lý của những Trường phái và Kinh điển sẽ không đem đến
Chứng ngộ Chân lý tự nội.
Nếu tâm với tham muốn nhìn đến mục đích
Nó chỉ che đậy Ánh Sáng.

Người giữ những Giới nguyện Mật thừa,
Nhưng làm ra những phân biệt,
Phản bội tinh thần của samaya.
Hãy thôi mọi hoạt động
hãy bỏ mọi tham muốn,
hãy để những tư tưởng khởi lên và tan biến
như những làn sóng của đại dương.

Người không bao giờ làm hại Vô trụ
Và nguyên lý Không phân biệt,
Là giữ gìn những Giới nguyện Mật thừa.
Người từ bỏ khao khát
Và không bám vào cái này cái khác,
Thì chứng ngộ thật nghĩa của Kinh điển.

Trong Đại Ấn mọi tội lỗi bị thiêu cháy,
Trong Đại Ấn người ta được giải thoát
Khỏi ngục tù của thế giới này.
Đây là ngọn đuốc tối thượng của Pháp.
Người không tin nó
Là những kẻ ngu đắm mình
Trong cảnh khổ và đau buồn.

Để nỗ lực giải thoát
Người ta cần nương dựa một Guru.
Khi tâm con nhận được sự ban phước của ngài
Giải thoát nằm trong tay.

Như vậy, mọi sự của thế giới này là vô nghĩa,
Không có gì, chỉ là những hạt giống của lo buồn.
Nhưng giáo lý nhỏ dẫn con làm chuyện nhỏ;
người ta cần chỉ theo những giáo lý lớn.

Siêu vượt nhị nguyên là cái thấy của vị vua.
Chinh phục những phóng dật là sự thực hành của những ông vua.
Con đường không thực hành là đường của tất cả chư Phật.
Người đi trong con đường này đạt đến Phật quả.

Thế giới này vô thường,
giống như những bóng ma và những giấc mộng, không có bản chất gì.
Hãy từ bỏ nó và bà con họ hàng,
Cắt đứt những dây của tham dục và thù ghét
Và thiền định trong rừng và núi.

Nếu không có nỗ lực con ở
Thảnh thơi trong “trạng thái tự nhiên”,
Con sẽ sớm có được Đại Ấn
Và đạt đến Không chứng đắc.

Hãy cắt đứt gốc rễ một cái cây
Và những lá sẽ tự héo;
Hãy cắt đứt gốc rễ của tâm con
Và sanh tử sẽ rơi rụng.

Ánh sáng của ngọn đèn nào
Chỉ xua đuổi trong một khoảnh khắc
Bóng tối của nhiều đại kiếp;
Ánh sáng mạnh mẽ của tâm
Chỉ trong một ánh chớp sẽ thiêu rụi
Tấm màn của vô minh.

Bất cứ ai bám vào tâm đều không thấy
Chân lý của cái vượt khỏi tâm
Bất cứ ai nỗ lực thực hành Pháp,
Không tìm thấy chân lý vượt khỏi thực hành.

Để thấy cái vượt khỏi cả tâm và thực hành
Người ta cần cắt đứt sạch gốc rễ của tâm
Và quan sát nó trần trụi.

Như thế người ta cần thoát khỏi
Mọi phân biệt và ở yên thong dong.
Người ta không cần cho hay nhận
Mà an trụ tự nhiên,
Vì Đại Ấn vượt khỏi
Mọi lấy hay bỏ.

Bởi vì A Lại Da là vô sanh
Không có gì có thể ngăn che hay làm dơ nó;
Ở trong cõi Vô sanh
Mọi xuất hiện hình tướng sẽ tan vào Pháp tánh,
Và ý muốn và kiêu căng sẽ tan biến vào Không.

Cái hiểu tối thượng siêu vượt
Tất cả cái này và cái khác.

Cái hiểu tối thượng
Siêu vượt đây và kia
Hành động tối thượng
Xử lý mọi tình huống, không bám luyến.
Chứng ngộ tối thượng
là chứng ngộ nội tại, không hy vọng.

Ban đầu, thiền giả cảm thấy tâm mình
đổ như một thác nước;
Ở chặng giữa, dòng chảy của nó chậm và êm
như sông Hằng;

Cuối cùng,
Nó là một đại dương bao la rộng lớn,
Nơi hai Ánh sáng Con và Mẹ
Hòa lẫn thành Một.

(Ban Biên tập Tại đây và Bây giờ dịch).

1,182

Đại Quang Minh Tạng (gZhi) Nền Tảng - Longchen Rabjampa

Bản tánh của sự thanh tịnh bổn nguyên là tự nhiên thành tựu. Cõi giới tối hậu của nó thoát khỏi thường kiến vì không có sự khẳng định rằng nó là

1,106
Tánh Không là gì - Buddhadasa Bhikkhu

Tánh Không là gì Trong buổi nói chuyện trước đây tôi cũng đã nhắc đến tánh không và cho biết đấy là một chủ đề thật chủ yếu, thế nhưng tôi chưa

17,548
Chánh niệm trên Tính Không của Tâm

Chánh niệm trên tính không của tâmTiếp đến là thiền định trên chánh niệm của tâm. Thiền định mở đầu với sự phủ định về bất kì tính thật tại độc lập

812
PHẬT ÂN RỘNG LỚN - ẤN QUANG ĐẠI SƯ (Tổ thứ 13 Tịnh Độ Tông Trung Hoa)

Phật ân rộng lớn, trọn khắp chẳng cùng tận vậy thay! Vì sao nói thế? Do hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh, đều có thể thành Phật. Chỉ vì mê

910
Kinh Duy Ma Cật - Phẩm Bồ Tát HỘI PHÁP THÍ

Con nói với cư sĩ: “Hội Pháp thí là thế nào?”Cư sĩ đáp: “Hội Pháp thí thì không trước không sau, nhất thời mà cúng dường tất cả chúng sanh. Đó là

488
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,670
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc