Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (30)


Xem mục lục

5.- Thông minh thiền: 

Thông minh thiền tức là tham thiền để được lục thông và tam minh. 

a.-Lục thông tức là sáu phép thần thôngnhư:thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, thần túc thông, túc mạng thông, lậu tận thông. 

b.-Tam minh tức là thiên nhãn minh, thiên nhĩ minh, lậu tận minh. 

6.- Thập nhứt thế xứ quán: 

thập nhứt thế xứ quán tức là phép quán mười món biến khắp các xứ sở, sau đây: 

a.- Quán sắc xanh, khắp giáp tất cả chổ 

b.- Quán sắc vàng, khắp giáp tất cả chổ 

c.- Quán sắc đỏ, khắp giáp tất cả chổ 

d.- Quán sắc trắng, khắp giáp tất cả chổ 

đ.- Quán đất, khắp giáp tất cả chổ 

e.- Quán nước, khắp giáp tất cả chổ 

ê.- Quán gió, khắp giáp tất cả chổ 

g.- Quán lửa, khắp giáp tất cả chô 

h.- Quán hư không khắp giáp tất cả chổ ụ 

i.- Quán thức tâm, khắp giáp tất cả chổ 

7.- Bát bối xã quán: 

Bát xã quán yức là tám phép quán có thể trái bỏ(bối xả) cảnh giới Tứ thiền, tú định của thế gian, dể thành tựu pháp xuất thế gian. Tám phép bối xả quán là: 

a.- Trong có sắc tướng, ngoài quán sắc để trái bỏ cảnh giới Sơ thiền. 

b.-Trong không sắc tướng, ngoài quán sắc, để bỏ cảnh giới Nhị thiền . 

c.- Quán thanh tịnh để trái bỏ cảnh Tam thiền và Tứ thiền . 

d.- Quán trái bỏ Hư không vô biên xứ. 

Ð.- Quán trái bỏ Thức vô biên xứ 

e.- Quán trái bỏ Vô sớ hữu xứ 

ê.- Quán trái bỏ Phi tưởng, phi phi tưởng xứ. 

f.- Quán trái bỏ diệt thọ tưởng. 

8.- Bát thắng xứ quán: 

thắng có nghĩa là thù thắng, là hơn. Tám phép quán nầy về cảnh sở quán, cũng như công đức thu thập được trong khi thu hành, đều thù thắng hơn tám món Bối xã trên, nên gọi là Bát thắng xứ quán. 

a.- Trong có sắc tướng, ngoài có ít sắc, thắng xứ. 

b.- Trong có sắc tướng, ngoài quán nhiều sắc, thắng xứ  

c.- Trong không sắc tướng, ngoài quán ít sắc ,thắng xứ  

d.- Trong không sắc tướng, ngoài quán nhiều sắc, thắng xứ  

đ.- Quán sắc xanh, thắng xứ  

e.- Quán sắc vàng, thắng xứ 

ê.- Quán sắc đỏ, thắng xứ 

f.- Quán sắc trắng, thắng xứ 

9.- Lục diệu pháp môn: 

Lục diệu pháp môn là sáu phép môn mầu nhiệm sau đây: 

a) Số. b) Tùy. c) Chỉ. d) Quán. e) Hoàn. f) Tịnh. 

(Xem quyển Lục Diệp pháp môn) 

10.- Bát niệm xứ: 

Với phép quán tám niệm sau nầy,thiền giả sẽ trừ đượcsự sợ hãi khi tu cửu tưởng và sẽ được đạo quả  

a)Niệm Phật. b) Niệm pháp . c) Niệm tăng. d) Niệm giới. f) Niệm xả. g) Niệm hơi thở ra vào. h) Niệm chết(nhớ chết). 

11.- Thập quán tưởng: 

Thập quán tương gồm có: 

a). Tưởng vô thường, b). Tưởng khổ, c), Tưởng vô ngã , d). Tưởng ăn vật bất binh, đ). Tưởng thế gian không vui, e). Tưởng chết, f). Tưởng bất tịnh, g). Tưởng đoạn, h). Tưởng lìa, i). Tưởng hết. 

12.- Cửu thế đệ định: 

Cửu thế đệ định là 9 món thiền-định mà thiền-giả sẽ tùaan tự theo thứ lớp tu-luyện: từ Sơ-thiền đến Tứ-thiền, rồi đến Tứ-định, và cuối cùng, cộng thêm định Diệt-thọ-tưởng là chín món tất cả. 

13.- Sư-tử phấn tấn Tam-muội: 

Với pháp thiền này, hành-giả bắt đầu tham-thiền như pháp Cửu-thứ-đệ định nói ở trên, nghĩa là bắt đầu từ Sơ-thiền đến thiền-định thứ chín là Diệt-thọ-tưởng định, rồi đi ngược trở lại, từ thiền thứ chín đến Sơ-thiền. Thiền-giả tới lui trong thiền-định một cách thông suốt, tự-tại, đường hoàng, oai nghi như dáng đi đứng, tiến thoái của con sư-tử, nên gọi là Sư-tử phấn tấn tam-muội . Kết quả của lối thiền này, nếu được hòan toàn siêu-việt thì thiền-gỉa sẻ là Bồ Tát. Nếu không hoàn-toàn tự-tại và chưa siêu-việt thì thành Thanh Văn.  

14.-Ba mươi bảy pháp trợ đạo: 

Thiền-giả cũng có thể lấy một pháp-môn hay nhiều pháp-môn trong số 37 pháp trợ-đạo để tham-thiền, tu-luyện. Ba mươi bảy pháp trợ-đạo đã có nói rỏ trong Phật-học Phổ-thông khóa ba. Ơí đây, chúng tôi chỉ xin nhắc qua để quý độc-giả nhớ lại thôi: 

a). Ngũ căn b). Ngũ lực 

c). Tứ chânh cần d). Tứ như ý túc 

đ). Tứ niệm xứ e). Thất Bồ-đề phần 

ê). Bát chánh đạo phần. 

Kết Luận Về Nhị Thừa Thiền 

Các pháp tu thiền của Nhị-thừa hay Tiểu-thừa nói trên, như quý độc-giả đã thấy, nhiều không thể kể xiết. Tuy thế, hành-giả muốn cho có kết quả, phải chọn lựa phương pháp nào thích-hợp với trình-độ của mình, chứ không phải gặp pháp môn nào tu theo pháp-môn nấy được. Sự lựa-chọn nầy cũng cần được các bậc thầy hướng-dẫn. Vì-thế, chúng ta thường nghe ngày xưa các vị chaan tu đi cầu pháp , hết xứ nầy đến xứ nọ, không quản công lao khó-nhọc, có nhiều khi hy-sinh cả tính mạng nữa. Cầu pháp nghĩa là tìm cầu minh sưchỉ dạy phương-pháp tu hành, như Ngài Thiện-Tài đi tham-cầu 53 vị Thiện-triều-thức, Ngài Huyền-Trang đi khắp nước Trung Hoa rồi sang Ấn Ðộ để cầu Pháp. Hành-giả sau khi được vị minh-sư nhận lời, còn phải theo hầu hạ một thời-gian rất lâu để vị minh-sư ấy quan sát, thăm dò căn cơ, trình độ một cách chu đáo, như Ngài Xá-lợi-phất đem pháp Sổ-tức dạy người giữ nghĩa-địa, hay pháp quán Bất-tịnh dạy người thợ rèn tu, thì chỉ hoài công vô ích, chứ không kết-quả gì hết. 

Hành-giả cũng nên nhớ một đeiều nữa, là trên bước đường tu hành chớ nên bôn-chôn, nóng-nảy vô ích. Sự tu hành củng như trồng cây, không theẻ nóng nảy được. Người trồng cây, lo vô phân tưới nước, làm đây đủ bổn phận của mình, rồi kiên-nhẫn chờ đợi; đến khi đủ sức đúng thời tiết, cây sẽ tự đơm bông trổ trái một cách tự nhiên. 

Người tu hành củng vậy, cứ hằng ngày lo tu tập, tích-trữ nhiều năm, đến khi công tròn quả mãn, thì được mminh tâm kiến tánh. 

Hãy nhớ rằng tu-hành phải trải qua nhiều đời nhiều kiếp, chứ không thể mới một hai đời mà thành Phật được. 

IV.- Ðại Thừa Thiền 

Ðại-thừa Thiền là pháp tu thiền bực của Ðại-thừa, củng gọi là xuất-thế-gian thượng thượng thiền. Pháp thiền này chỉ dành riêng cho những người thượng căn rất thông-minh và lanh-lợi tu. Những bực Ðại-thừa Bồ Tát đã nhiều đời nhiều kiếp tu hành, phá hết các phiền nảo thô-trược, chỉ còn vi-tế vô-minh, nếu kiếp này gặp được minh-sư chỉ giáo cho phép tu Ðại-thừa thiền nầy, thì sẽ được ttỏ ngộ. Cũng như cành hoa sắp nở, chỉ thêm chút ít công phu vun tưới, thì hoa sẽ trổ ngay. Yếu-tố căn bản của Ðại-thừa thiền là trí-huệ. Thiền-giả phải lấy trí-huệ để tự quan sát tamm-tánh. Nếu thiếu trí-huệ, thiền-giả khó được kết-quả khi tu theo Ðại-thừa thiền. 

Các Pháp Thiền Ðịnh Của Ðại Thừa  

Các pháp thiền-định của Ðại-thừa rất nhiều như: Pháp-hoa tam-muội, niệm Phật tam-muội, Ban châu tam-muội, Giác ý tam-muội, Thủ-tăng-nghiên tam-muội, Tứ-tánh-thiền, Nhứt-thế-thiền, Nhứt thế môn thiền, Thiện nhơn thiền,, Nhứt tế hạnh thiền, Trừ phiền-não thiền, Thử thế tha thế thiền, Thanh-tịnh tịnh thiền, Tự-tánh thanh-tịnh thiền, Như lai tối thượng thừa thiền, Ðat-ma sư-tổ thiền .v.v. 

Dưới đây chúng ta hãy nghiên cứu qua một số pháp thiền-định thông thường của Ðại-thừa. 

1.- Sao gọi là Pháp hoa tam-muội ? 

Phương pháp nay dựa theo kinh Ðại phẩm Bát-nhã. Hành-giả tu pháp này, tâm ý giác-ngộ tất cả các pháp và được vô-sanh-nhẫn (độc giả nào muốn rỏ thêm, hảy xem lời bình luận của Ngài Trí-Giả-Ðại-Sư). 

4.- Sao gọi là Thủ nghiêm tam muội ? 

Phương-pháp này căn cứ theo kinh Thủ-lăng-nghiêm. Hành-giả phải nhận chân rằng các pháp đều từ thưc-thể như là Như-Lai-Tạng tamm mà tùy duyên biến-hiện, như huyễn, như hóa. Hiểu rỏ các pháp đều như huyễn như hóa, rồi dựa theo lý ấy mà tham-thiền nhập-định, nên cũng gọi là như hiển tam-muội. 

5.- Sao gọi là Tự-tánh thiền, Nhứt thế thiền, nan thiền .v.v..? 

các món thiền như Tự tánh thiền, Nhứt thế thiền, Nan thiền, Nhứt thế môn thiền. Thiện nhơn thiền, Nhứt thế hạnh thiền, Trừ phiền não thiền, Thử thế tha thế thiền, Thanh- tịnh tịnh thiền , gồm cả thảy chín món và được gọi là Ðại-thừa thiền. 

Sở dĩ, gọi các món thiền naylaf Ðại-thừa thiền, vì các vị Bồ Tát nhờ y theo các món thiền này mà tấn tu làm nên được công-hạnh rộng lớn, thắm sâu không thể lường được (độc giả nào muốn hiểu rỏ thêm, hảy đọc quyễn Pháp giới thứ đệ sang môn do Ngài Trí-Giả Ðại-Sư soạn). 

6.- Sao gọi là Trực-chỉ thiền ? 

Trực-chỉ thiền là pháp thiền chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật, không dùng phương-tiện tu quán và cũng không cần kinh giáo. 

7.- Sao gọi là Như-lai thanh-tịnh thiền? 

Như-lai thanh-tịnh thiền là pháp thiền thanh-tịnh của Như-lai. Như chúng ta đã biết, Ðức-Phật Thích-Ca trước khi chưa thành đạo, đã ngồi tham-thiền 6 năm dưới gốc cây Bồ- đề. Sau khi phá trừ hết vô minh phiền-não, tâm được thanh tịnh, Ngài chứng được đạo Bồ-đề. Do đó, phép thiền này được gọi là Như-lai thanh-tịnh thiền. 

8.- Sao gọi là Như-lai Tối-thượng-thừa thiền ? 

Ðây là phép thiền cao-siêu hơn tất cả các phép thiền mà đức Như-lai đã ứng-dụng. 

9.- Sao gọi là Ðạt-Ma Tổ-Sư thiền ? 

Như chúng ta nghe, Ngài Ðạt-Ma sau khi từ Ấn Ðộ sang Trung Hoa truyền đạo, đã ngồi xây mặt vào tường chín nằm, tại chùa Thiếu-Lâm để thamm-thiền. Ðat-Ma Tổ-sư thiền tức là phép thiền mà Ngài đa xtu luyện ở chùa Thiếu-Lâm vậy. 

Các phép thiền của Ðại-thừa, như quý độc-giả đã thấy ở phần trên, tuy nhiều không kể xiết, tựu-trung có thể chia làm hai loại lớn: 

1.- Một loại thường gọi là tam-muội, căn cứ theo kinh sách của Phật Tổ truyền dạy mà tu tập, có tu có quán, có phương-pháp nhất định, như Pháp-hoa tam-muội, Niệm Phật tam-muội, Ban-châu tam-muội, Giác-ý tam-muội, Thủ-tăng-nghiêm tam-muội v.v...Các loại tam-muội này vì có quy củ, có phương pháp nhất định và được phổ biến bằng văn tự, tương đối ít khó khăn và bí hiểm hơn loại thư hai mà chúng tôi sắp nói dưới đây, nên được nhiều người tu luyện và số người thành tựu cũng nhiều. 

2.- Một loại thứ hai, được truyền dạy không căn-cứ theo kinh-giáo, không có văn tự, tức là loại thiền giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn-tự , như các pháp Trực-chỉ thiền, Như-lai thanh-tịnh thiền, Tự-tánh thanh-tịnh thiền, Như-lai tối-thượng thừa thiền, Ðạt-Ma Tổ-sư thiền v.v...Với loại thiền này là người ngộ trước dùng tâm giác-ngộ của mình để ấn-chứng cho người sau giác ngộ. Ðó tức là loại thiền Dĩ tâm ấn tâm, trực chỉ nhơn tâm kiến tánh thành Phật : Vị minh-sư dùng tâm mình đễ tiếp xúc với tâm đệ tử, truyền thẳng sự giác ngộ của mình qua tâm của đệ-tử; như dùng ngộn đèn sáng chói mà tâm mình mã bừng phát ra để chiếu vào tâm đệ-tử; và tâm này cũng lại nhờ ảnh hưởng trực-tiếp của sự giác-ngộ của thầy mà bừng sáng lên và truyền nối từ thầy đến trò, từ đời này sang đời khác. Loại thiền náy tức là loại thiền đa xây dựng truyền nối từ Ðức-Phật Thích-Ca xuống cho đến Ngài Lục-tổ. Ðây là một lối truyền đạo hay truyền đăng trực tiếp linh động chính thống, nhưng không phổ biến như lối trên, vì mỗi đời chỉ truyền cho mỗi người, chứ không thể truyền cho nhiều người trong một lúc được. Và người được ấn chứng phải là một vị có trí-huệ xuất chúng, siêu phàm không ai sánh kịp. 

Cách truyền dạy pháp thiền này có hai lối: 

a). Tham cứu một câu thoại đầu. Thoại đầu là một câu nói thiền hay công-án, nghĩa là một đề án hay luận án gồm một câu rất ngắn, nhưng y-nghĩa sâu-xa, đối với người thường không hiểu được. 

Khi một vị Tổ của phái Thiền-Tôn này nhận thấy trong hàng đệ-tử của mình có một vị xuất chúng, có thể giữ giềng mối đạo tiếp nối sự nghiệp của Thiền-tôn và tỏ ngộ đạo mầu được, thì vị Tổ trao cho vị đệ-tử ấy một câu thoại-đầu (một luận-án, như bây giờ, các vị bác sĩ hay tiến sĩ, trước khi ra trường, phải nạp cho ban giám khảo). Vị đệ-tử này, đêm ngày tham cứu câu thoại-đầu ấy, có nhiều khi trải qua một thời gian mười năm hoặc mười lăm năm mới tỏ ngộ được. Sau khi xét thấy đệ-tử của mình đã tỏ ngộ đạo mầu rồi, vị Tổ-sư mới ấn chứng cho. 

b). Nhưng nhiều khi vị Tổ-sư lại không trao cho đệ-tử của mình một câu thoại-đầu để tham cứu, mà lại dùng những hình thức rất lạ-lùng, người thường khó có thể hiểu được như : đánh, hét, ra dấu, mời ăn cơm, uống nước trà v.v...chẳng hạn; như có một vị đệ-tử đến cấu đạo với một vị Tổ-sư, vị này không nói gì cả, chỉ dùng Thiền-tượng (roi thiền) đánh dập vị đệ-tử kia, để xem sự phản ứng ấy như thế nào. Do sự phản ứng mà vị Tổ-sư biết được vị đệ-tử kia đã giác ngộ hay chưa. 

( Xem Pháp Bảo Ðàn Kinh). 

Tóm lại, pháp thiền này rất là màu nhiệm, không thể nghĩ bàn được, cho nên người xưa có nói: Thiền cơ huyền diệu ( máy thiền mầu-nhiệm). Các vị Tổ-sư trong khi truyền đạo, không dựa theo một nguyên tắc, một phương pháp gì nhất định cả. Các Ngài tùy theo thời cơ mà ứng-biến, nghĩa là quan sát căn cơ của người cầu đạo, xét đã đúng thời chưa, và phải dùng phương pháp gì cho vị đệ-tử kia được ngộ đạo, rồi các Ngài tùy cơ lập pháp. Tất nhiên phương-pháp này các Ngài dùng chỉ trong nhất thời thôi. Do đó, mà không thể biết trước được các Ngài sẽ dùng phương-pháp gì để truyền thọ. 

Về sau cũng có người bắt chước những phương-pháp như đánh, hét v.v...nhưng vì không biết quán thời cơ, nên chỉ làm cho người đau và sợ mà thôi, chứ không có hiệu quả gì. 

Hệ Thống Truyền Thừa Của các Tổ Trong Phái Thiền Tông Tại Aán Ðộ  

1.-Ngài Ma Ha Ca Diếp, Sơ-tổ của Thiền-tôn ở Ấn Ðộ: 

trong kinh Phạmthiên vấn Phật quyết nghi và trong bộ "Thích nghi kê cổ " quyển nhất,chùa chép đại khái như sau: khi Phật ở hội Linh Sơn, có ông Ðại Phạm Thiên Vương, đem hoa sen dâng cúng Phật. Phật cầm cành hoa sen lên để khai thị cho đại chúng (thiền cơ). Tòan thể chúng hội đều yên lặng, không ai hiểu thâm ý của Phật như thế nào. Duy có Ngài Ma Ha Ca Diếp là tỏp ngộ được thiền cơ của Phật, nên đổi sắc mặt vui vẻ, chúm chím mỉm cười (phá nhan vi tiếu). Ðức Phật nhận thấy, liền ấn chứng (chứng nhận) cho Ngài Ca-Diếp được đắc truyền và làm tổ thứ nhất (Sơ tổ ở Ấn Ðộ) Phật tuyen bố như sau: 

Nguyên văn:  

Ngô hữu chánh pháp nhãn tạng  

Niết bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, 

Vi diệu pháp môn, kim phú Ma Ha Ca Diếp 

Dịch nghĩa: 

Ta ương"chánh pháp nhãn tạng",cũng gọi là Niết bàn diệu tâm", cũng tên là thật tướng vô tướng" cũng gọi là "Vi diệu pháp môn", nay ta truyền cho ông Ma Ha Ca Diếp. 

Sau đó, Phật truyền y bát và nói bài kệ truyền pháp như sau:  

Nguyên văn: 

Pháp pháp bổn vô pháp  

Vô pháp pháp, diệc pháp  

Kim phú vô pháp thời  

Pháp pháp hà tằng pháp. 

Dịch nghĩa: 

Các pháp vốn không pháp 

Không pháp cũng là pháp  

Nay truyền cái vô pháp (vô tướng)  

Vô pháp nào có pháp. 

Ðây là nguồn gôc phát khởi Thiền tôn, lấy tâm truyền tâm (dĩ tâm ấn tâm) không dùng kinh giáo và phương tiện. 

2.- Ngài A-Nan, Tổ thứ hai của Thiền tôn ở Ấn Ðộ: 

một hôm Ngài A-Nan hỏi Ca-Diếp: 

- Ngòai việc truyền y bát, đức Thích tôn còn truyền pháp gì riêng cho Ngài nữa không? 

Tổ Ca-Diếp gọi to: 

- A-Nan ! 

Ngài A-Nan: Dạ ! 

Tôí dạy tiếp: 

- Cây sào phướn trước của chùa ngã ! 

Ngài A-Nan lièn tỏ ngộ Thiền cơ, nên được tổ Ca-Diếp truyền y bát và ấn chứng cho làm vị tổ thứ hai. (xem Phật học từ điển, trang 1638 về mục "Ca-Diếp can sát"). 

Từ Ngài A-Nan trở về sau, có thêm 26 vị Tổ về Thiền tôn nữa. Cộng cả Ngài Ca-Diếp và Ngài A-Nan, ở Ấn Ðộ có cả thảy là 28 vị Tổ, thứ lớp tuần tự như sau: 

1 .- Tổ Ma Ha Ca Diếp 

2. Tổ A-Nan 

3. Tổ Thương-Na Hòa-Thứ 

4. Tổ Ưu-Ba Cúc Ða 

5. Tổ Ðề-Ða-Ca 

6. Tổ di giá ca 

7. Tổ bà tu mật 

8 Tổ Phật Ðà Nan Ðề 

9 Tổ Phục Ðà Mật Ða 

10 Tổ Hiếp Tôn Giả 

11 Tổ Phú Na Giạ Xa 

12 Tổ Mã Minh 

13 Tô ừCa Tỳ Ma La 

14 Tổ Long Thọ 

15 Tổ Ca Na Ðề Bà 

16 Tổ La Hầu Na Ða 

17 Tổ Tăng Già Nan Ðề 

18 Tổ Già Ða Xá Ða 

19 Tổ Cưu Ma La Ða 

20 Tổ Xà Giạ Ða 

21 Tổ Bà Tu Bàn Ðầu 

22 Tổ Ma Noa La 

23 Tổ Hạc Lặc Na 

24 Tổ Sư Tử 

25 Tổ Bà Xá Tư Ða 

26 Tổ Bát Như Mật Ða 

27 Tổ Bát Nhã Ða La 

28 Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma. 

(Theo truyện Phú Pháp Tạng Nhơn duyên) 

Hai mươi tám vị tổ này được làm rực rỡ cho Phật Giáo ở Ấn Ðộ, chứ không cho riêng gì Thiền Tôn Phật Giáo sau này được lan rộng trên toàn cầu, một phần lớn do công đức của 28 vị Tổ này. Ngày nay khi nhắc đến những tên như Ma Ha Ca Diếp, A Nan, Hiếp Tôn Giả, Mã Minh, Long Thọ, không một Phật tử nào là không biết đến. Và sự kiện này chứng tỏ rằng phần lớn các vị Tổ có tiếng tăm đều ở trong Phật Thiền Tôn. sự nhận xét này không những được chứng minh ở Ấn Ðộ, mà cả đến Trung Hoa, Nhật-Bản và đến Việt-Nam nữa. 

Sự Truyền Thừa Thiền Tông Ở Trung Hoa 

1.- Ngài Bồ Ðề Ðạt Ma, sơ Tổ của Thiền Tôn ở Trung Hoa. 

Sau khi Ngài Bát Nhã Ða La, vị Tổ 27 của Thiền Tôn ở Âún-Ðộ, ấn chứng cho làm tổ thứ 28, Ngài Bồ Ðề Ðạt Ma ở lại Ấn Ðộ ít lâu, rồi vâng lời phú chúc của sư phụ, Ngài sanh Trung Hoa truyền đạo. 

Ngài sang Trung Hoa nhằm vào đời vua Lương Võ Ðế (528 dl.) trị vì, Ngài đến yết kiến vua và hy vọng rằng vua sẽ giúp một tay đắc lực trong việc truyền bá Phật Giáo ở Trung Hoa. Nhưng nhận thấy căn cơ của vua còn thấp thỏi và tín ngưỡng của vua chỉ có tánh cách hình thức bề ngoài, nên tổ Ðạt Ma được giả từ vua đến tu tại chùa Thiếu Lâm, ở Trung Sơn (đất Ngụy). Ngài ngồi xâymặt vào tường, tham thiên nhập định trong chín năm, đợi thời cơ thuận tiện để truyền đạo ( xem quyển tổ Ðạt Ma, do Hương Ðạo xuất bản). Chính lối tham thiền này mà đòi sau có tên là Ðạt Ma tổ sư thiền . trong thời gian chín năm, Ngài tham thiền ở Thiếu Lâm, có nhiều vị tu sĩ nghe danh Ngài , đến cầu đạo, nhưng Ngài không tiếp một ai. Ðó cũng là một phương pháp dò xét căn cơ, tâm tánh của những người đến cầu đạo có thiết tha với đạo hay không. Trong số những người đến cầu đạo này, chỉ có một vị tỏ ra vô cùng kiên nhẫn nhiệt thành, dám hy sinh tất cả vì đạo. Ðó là Ngài Thần Quang mà sau này được tổ Ðạt Ma ấn chứng cho làm tổ thứ hai của Thiền Tôn ở Trung Hoa, và đổi pháp hiệu là Huệ Khả. 

Dể làm kim chỉ nam cho người tu thiền đơui sau, tổ Ðề Ðạt Ma còn truyền lạ bộ kinh Lăng Già gồm 4 quyển, rất có giá trị. 

2.- Ngài Huệ Khả (Thần Quang) vị tổ Thiền Tôn thứ hai ở Trung Hoa. 

Ngài Thần Quang, nghe danh tổ Ðạt Ma đến cầu đạo. Nhưng tổ không tiếp.Ngài Thần Quang quỳ đọei luôn mấy năm suốt mấy năm ở ngoài hiên chùa; nhưng tổ cũng không đoái hoài đến không. Cuối cùng, để tỏ lòng chí thành tột mức của mình. Lúc bấy giờ tổ Ðạt Ma mới xoay lại hỏi: 

Ông đến đây cầu gì? 

Ngài đáp: 

Con cầu pháp an tâm. 

Tổ bảo: 

Ông đem tâm đến đây để ta an cho. 

Ngài thưa: 

Con tìm tâm không được. 

Tổ dạy: 

Ta đã an tâm cho ông rồi đó ! 

Ngài liền ngộ đạo. Tổ Ðạt Ma nói bài kệ sau đây, trong khi truyền pháp cho Ngài Huệ Khả: 

Nguyên văn: 

Ngô bổn lai tư độ 

Truyền pháp độ mê tình 

Nhất hoa khai ngũ diệp  

Kết quả tự nhiên thành. 

Dịch nghĩa: 

Ta đến nước Trung Hoa 

Truyền pháp độ kẻ mê 

Một bong trổ năm cánh 

Kết quả tự nhiên thành. 

3.- Ngài Tăng Xán, vị tổ thứ ba của Thiền ở Trung Hoa. 

Ngài Huệ Khả, sau một thời gian hành đạo, lại ấn chứng cho Ngài Tăng xán làm vị Tổ thú bacu thiền tôn ở Trung Hoa.  

4.- Ngài Ðạo Tín, vị tổ thứ tư của Thiền tổ ở Trung Hoa. 

Tổ Tăng Xán truyền pháp cho Ngài Ðạo Tín là vị tổ thứ tư. Sự truyền pháp ại chia ra làm hai dòng, do hai ngài sau đây cầm đầu. 

Ngài Hoằng Nhẫ ở núi Ðông Sơn, huyện Hùynh Mai. 

Ngài Pháp Dung ở non Ngưu Ðầu, cũng gọi là "Ngưu Ðâu Thiền". 

5.- Ngài Hoằng Nhẫn,vị tổ thứ năm của Thiền tôn ở Trung Hoa.  

Chữ Hoằng Nhẫn có nghĩa là kiên nhẫn tột độ, chịu đựng lâu dài. Hai chữ này có thể tóm tắt cho cả một câu chuyện truyền pháp, bao hàm nhiều tính chất nhẫn nhục sau đây: 

Một hôm Ngài Ðạo Tín, vị tổ thứ tư Thiền tôn,thấy một ôn già đến cầu đạo, căn tánh thông lợi,có thể được truyền thọ đạo pháp. Nhưng vì tuổi ông đã già, chẳng còn sống được lâu nên Tứ tổ dạy: 

Ta đã già, ông đã già ! Nếu truyền pháp cho ông ít ngày ta chết, rồi ông cũng chết, thì ai ở lại mà truyền đạo? Vậy nếu ông có thhể đi đổi xác, ta sẽ truyền đạo cho ! Ông già thưa: 

Nếu con đi đổi xác chưa xong, mà lỡ Tổ được tịch trước, thì làm sao truyền đạo cho con được? 

Ðức Tứ tổ dạy: 

Ta sẽ ở nán lại cỏi đời để chờ ông. 

Vâng lời tổ dạy, ông giá đi vòng theo dòng suối, thấy một cô gái gồi giặt bên bờ. Ông già hỏi: 

Cô cho tôi ngủ nhờ một đêm, có được không? 

Cô gái thưa: 

ông hãy hỏi cha mẹ cháu. 

Ông già nói tiếp: 

Nếu cô bằng lòng thì tôi hỏi sau. 

Cô gái trả lời: 

Dạ bằng lòng 

Ðược lời, ông già đi khuất vào rừng rồi bỏ xác. 

Còn cô giá kia, không có chồng mà từ dó trở nên có mang. Bị cha mẹ đánh đuổi, cô gái phải bỏ nhà đi ăn xin vất vã, nhẫn chịu không biết bao nhiêu điều khổ nhục. Sau khi sanh được đứa bé được vài tuổi, cô bồng nó vào chùa. Ðứa bé vừa trông thấy Tứ tổ, mừng rỡ mỡ miệng cười. Tổ nói: 

-Ta đang trông đợi ngươi đây ! 

tổ xin đứa bé để nuôi và đặt tên là Hoằng Nhẫn. Ngài đặt tên ấy là có ý rằng: Tổ đã nhẫn đợi, chưa chết để chờ truyền đạo, và bà mẹ đã chịu bao sự nhục nhã, oan ức, khổ sở để sanh đứa bé. 

Tổ Ðạo Tín nuôi đứa bé cho đến khi khôn lớn ròi truyền pháp cho. Ngài Hoằng Nhẫn tức là vị tổ thứ năm của Thiền Tôn. sau khi truyền đạo xong, tứ tổ Ðạo Tín mới viên tịch (xem Quy Nguyên Trực Chỉ âm nghĩa).  

Xem mục lục