Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (17)


Xem mục lục
Chương 4

Nhận Thức Về  Vấn Đề Rõ Biết
 
Khi nói đến hạnh phúc và đau khổ . Chủ yếu ám chỉ những cảm giác khoái lạc và đau đớn . Đi đôi với những cảm giác dễ chịu hay đau đớn này . Chúng ta cũng cần xem những nhân tố nào làm chúng kích khởi  . Có nghĩa : Chúng ta sẽ xem xét những cảm giác và những nhận định về vấn đề này như thế nào . Trong tổng thể , những cảm giác đến từ sự tác động của vật chất . Có điều gì đó hiện diện và kích thích cảm giác khởi động . Những cảm giác này xuất hiện , có thể là thật dễ chịu , đau đớn hay trung tính .
Người ta quy trách nhiệm cho những nhân tố này đã làm cảm giác khởi động . Nhưng không nhất thiết chỉ có nghĩa : Những nhân tố riêng biệt chỉ đơn giản xuất hiện đủ để tạo thành cảm giác . Như thế , những điều kiện khác cũng đồng thời rất cần thiết . Nếu chỉ thiếu đi một yếu tố cũng đủ làm cảm giác không thể xuất hiện . Vậy cảm giác phát xuất trước và kế tiếp là những điều hỗ trợ để có thể cảm nhận hay sờ mó được . Nói đến những cảm giác hay nhận định là nói đến sự rõ biết . Rõ biết theo chiều hướng hiểu biết xác thực về những đối tượng . Ở đây , thuật ngữ rõ biết không có nghĩa : Rigpa khác biệt với tâm thức bình thường . Vấn đề này chúng ta sẽ nói chi tiết hơn về sau .
Sự rõ biết ở đây không chỉ là hiểu biết về đối tượng mà còn phải cảm nhận những cảm nhận về sự thể hiện dạng thức rõ biết . Có nghĩa : Phải đi sâu vào sự quan hệ với một đối tượng . Giây phút sau là làm quen với nó . Cuối cùng sẽ cảm nhận những cảm giác thoải mái hay đau đớn . Sau khi đã rõ biết những sự việc . Chúng ta bắt đầu có những nhận định về đối tượng như : Điều này hay điều nọ. . . Đây chính là những gì mà người ta gọi là sự nhận thức .
Những cảm giác có thể hiện hữu dưới nhiều hình thức . Trước tiên là dạng cảm giác vui vẻ hay đau đớn có thể cảm nhận hằng ngày trong cuộc sống . Không tùy vào mô hình tư tưởng . Chẳng hạn , khi đập tay lên bàn . Chắc chắn cú đập này làm sẽ làm tôi đau và nói : « Ái ! Tôi bị đau tay !» . Sự kiện bị đau tay hay sự đau đớn đột ngột sẽ  kích động vô số tư tưởng trong tâm thức . Đây là phạm trù về cảm giác được tác động từ hoàn cảnh bên ngoài .
Sau đó , một phạm trù khác hợp thành những cảm giác ; làm phát sinh không do sự tiếp xúc với những vật thể bên ngoài qua năm giác quan . Nhưng với sự chuyển động của rõ biết khi trí hồi tưởng hay khi nghĩ đến tương lai xảy ra trong ý thức . Sự thay đổi này có thể khởi động cảm giác thuộc về vật lý . Nếu xem xét vấn đề này thật kỷ . Đó là muốn nói về sự nhận định , tư tưởng hay sự hồi ức đã dấy lên ; tiếp nối bằng sự thay đổi vật lý như : Sự vận hành những tế bào thần kinh hay sự phản ứng điện hóa trong não bộ . Hay những nhận định và những hồi ức là những sự thay đổi trong ý thức . Những vấn đề này phải chăng là kết quả của thay đổi tế nhị thuộc trình độ vật lý hay thần kinh tế bào học ? . Vấn đề này theo tôi nghĩ , đáng được nghiên cứu thật kỷ lưởng .
Người ta nói rõ biết được thể hiện trên căn bản những chức năng cảm giác . Chắc chắn có sự lệ thuộc về những mối liên hệ với các giác quan  . Nhưng nếu không rõ biết độc lập với những chiều hướng vật lý . Quả thật  rất khó để giải thích vài sự kiện chúng ta nhận ra trong hàng ngày . Đặc biệt những sự thay đổi đáng ngạc nhiên về thể chất có thể xuất hiện trong sự thực hành thiền định .
Những thay đổi này không do uống thuốc hay một trị liệu y khoa . Có vận hành nào đó làm thay đổi về thể chất do những thay đổi phát xuất từ ý thức . Dạng thức hiện tượng này dễ dàng giải thích hơn . Đồng thời có thể quy ra vài thay đổi tự chính nó ; nhưng vẫn lệ thuộc trước tiên vào thân vật lý . Nếu không nhận ra vai trò này , sẽ rất khó giải thích một số lớn vấn đề thuộc về hiện tượng .
 
Định Nghĩa Rõ Biết
 
Khi nói đến những cảm giác và nhận thức . Con người chỉ dựa vào những hình thức của cảm giác hiện hữu đang sẵn có . Như vậy , những bông hoa và cây cỏ lúc nào cũng sẵn có trong cuộc sống . Chúng cùng có sự cấu tạo hóa học giống những hình thức sống khác và phải chịu vào những chu kỳ : Sinh ra , sống , tăng trưởng , chết và hủy diệt . Nhưng với những tế bào đang sống , cây cỏ không hề có cảm giác hay nhận định . Tuy thế , khi nói đến sự mẫn cảm hay rõ biết . Đối với tôi , hình như đối có một tính chất đặc trưng nền tảng về mọi hình thức sống chứa đầy cảm giác : Vì đây là sự chuyển động . Nên ngay cả những sâu bọ nhỏ nhất cũng phô bày hình thức chuyển động này . . . Tất cả đều có thể dùng những chức năng vật lý để di chuyển từ một nơi này đến nơi khác .
Nhưng nếu sự tăng trưởng của cỏ cây đi vào vào sự chuyển động . Nếu cây cỏ có thể uốn cong dưới gió hay rung chuyển dưới mưa và không thể cố ý di chuyển từ nơi này đến nơi khác . Như vậy , khi nói đến những sinh vật được trời phú cho tính mẫn cảm hay hoạt động . Chúng ta đã lồng vào thêm những đặc trưng nền tảng của cuộc sống của thực vật hay thú vật những chức năng và cố ý di dời từ nơi này đến nơi khác . Như thường định nghĩa : Một người sống động phải sở hữu sự rõ biết sẵn có . Như thế , tất cả những gì thiếu rõ biết sẽ rơi vào phạm trù vật chất hoàn toàn vô giác hay không có những cảm giác .
Người ta thường diễn tả sự rõ biết có những chức năng nhận ra những vật thể hay hiện tượng . Có nghĩa : Có khả năng nhận thức sáng tỏ về một hiện tượng . Do đó , thuật ngữ này được định nghĩa : Sự sáng tỏ rõ biết hay sự rực sáng trong nhận thức . Nhưng làm sao để có thể giải thích điều này ? .
Sáng tỏ ở đây muốn nói đến : Những hiện tượng được biểu lộ và xuất hiện rõ ràng trong ý thức . Cho dù sự trực nhận này cho dù có tương ưng hay không với bản chất thật sự của những sự việc cũng không gì khác biệt . Khi sự biểu lộ nào đó xuất hiện trong ý thức . Đồng thời nó cũng có những phẩm chất hay những đặc trưng đặc biệt nào đó . Vì sự xuất hiện lúc nào cũng trực tiếp và có hiệu lực . Đây là những gì được hiểu là : Sự sáng tỏ . Vì những sự kiện được phản chiếu một cách rõ ràng .
Trước tiên , sự biểu lộ xuất hiện sáng tỏ . Sau đó nó được lãnh hội với những phẩm chất đa dạng với một sựu hiểu biết - Một khả năng của sự nhận thức . Thí dụ : Khi đi thật sâu vào sự chập chờn . Những giấc mơ của chúng ta thể hiện đầy đủ dạng nhận định bao gồm cả : Cái nhìn , âm thanh , mùi vị hay những cảm giác sờ mó . Có nghĩa : Tâm thức khi mộng hoàn toàn rõ biết về vô số những sự xuất hiện với đầy đủ phẩm chất riêng biệt . Chúng xuất hiện tất cả trong chức năng sáng tỏ và có khả năng nhận thức . Đó là sự rõ biết và chúng ta đã kinh qua những trải nghiệm được dấy lên từ những sự đặc trưng này .
Thật ra , trong suốt cuộc sống mình . Chúng ta tuần tự vượt qua những trình độ rõ biết khác biệt ; từ trình độ thô lỗ nhất về trải nghiệm cảm giác thông thường đến trình độ tế nhị của những giấc mơ vận hành độc lập với những chức năng cảm giác . Hay hơn nữa ở trình độ rõ biết cực kỳ vi tế của giai đoạn giấc ngủ sâu .
Đối với những gì thuộc về trình độ thô lỗ nhất . Thí dụ : Những nhận định của thị giác . Sự tương tác đơn giản giữa hình tướng thấy được và chức năng thị giác không cần thiết phát sinh khả năng nhận thức của thị giác . Đồng thời nó cần phải có cái được gọi là : Điều kiện tức khắc trong trạng thái tâm thức không bị những tư tưởng hay việc gì khác làm xao lãng . Nếu tâm thức bị lạc vào những tư tưởng xao lãng . Đương nhiên sự quan hệ giữa hình tướng và khả năng thị giác không nhất thiết hình thành khả năng nhận thức của thị giác .
Vì thế , để có sự rõ biết hay sự hiểu biết sáng tỏ về những hình tướng bên ngoài được nhận định rỏ nét . Tất nhiên phải cần có nhân tố thứ ba - Điều kiện tức khắc đã nói trên . Nhưng dù sao đi nữa , mọi hành động phát sinh từ nhận thức vi tế đến thô lỗ nhất . Căn bản chỉ có thể hình thành trong dòng chảy liên tục vi tế nhất của bản chất sáng tỏ và khả năng nhận thức hay chức năng được rõ biết sẵn có .
 
Tính Liên Tục Của Vật Chất
 
Nếu chúng ta quan sát thế giới quanh . Chắc chắn những thay đổi và chuyển hóa được hình thành từ những nguyên nhân và điều kiện riêng biệt . Dù vậy , chúng ta cũng cần ghi nhận một vài liên tục tính ngấm ngầm trong mọi thực thể hay vật chất . Chỉ cần lấy thí dụ : Một đóa hoa hay thân vật lý của một người sống nào đó . Vật liệu đóa hoa hay thân vật lý hợp thành được lồng vào liên tục tính . Vì thế , mỗi lần xuất hiện đều tùy thuộc vào lần xuất hiện trước đó . Tương ưng với một chuỗi phát sinh từ sự hình thành vũ trụ . Đóa này được trình bày từ những phân tử tế nhị hiện hữu từ lúc vũ trụ khởi thủy . Theo vũ trụ luận của Phật giáo xem bốn giai đoạn hay bốn kỷ nguyên khác biệt trong lịch sử của vũ trụ :
 
1- Giai đoạn hình thành .

2- Giai đoạn kỷ nguyên ổn định .

3- Giai đoạn tàn phá .

4- Giây phút trống không ; giữa hai vũ trụ ( củ và mới ) nối tiếp .
 
Vũ trụ luận giải thích cho chúng ta : Trong thời gian trống không tồn tại những Phân tử không gian giống như những viên gạch ; chuẩn bị hình thành vật liệu cho một vũ trụ mới bao gồm cả thân vật lý những con người . Tất cả những gì có thực thể vật chất ; phải phát sinh từ hiện tượng có sẵn những đặc trưng tương tự để đồng thời hợp thành thực thể vật chất .
Bây giờ nếu quay trở về sự rõ biết phi vật chất không hình tướng vật lý , không màu sắc hay vòng đai và không khác hơn là chức năng của sự trải nghiệm . Lúc ấy sự rõ biết phải phát sinh từ một hiện tượng tương tự . Như vậy , nếu sự rõ biết thay đổi từ những sự thay đổi đương nhiên phải nằm trong liên tục tính - Chức năng nền tảng sáng tỏ và nhận thức phát sinh từ giây phút trước chức năng tương tự .
Trở lại chuỗi liên tục tính vật chất . Chỉ cần một thí dụ rất đơn giản như : Đóa hoa đặt trước mặt tôi . Nó phát sinh từ một hạt mầm của một đóa hoa khác . Cũng như con người phát sinh từ hạt mầm của con người . . . Như thế , có thể gần như muốn nói đến sự tái sinh từ những sự kiện đã có trước đó . Có nghĩa trong trình độ tế nhị , thật sự đã hiện diện tính liên tục vượt qua mọi dạng thức đã biểu lộ .
Theo nguyên nhân và điều kiện . Nó sẽ thay đổi như sự tái sinh kế tục . Chẳng hạn , có thể nó có những màu sắc hay kích thước khác nhau . Nhưng nếu trở lại chuỗi liên tục của các sự kiện . Chúng ta đều thấy một loạt những dạng thức tương tự . Cũng thế : Tất cả vật liệu vô giác đều được phát triển bằng những chu kỳ vật chất liên tục mà mỗi sự biểu lộ đều tùy thuộc vào sự biểu lộ tương tự đã xuất hiện từ trước .
Nhưng tính liên tục tính vật chất chỉ có thể đầy đủ để giải thích về trải nghiệm rõ biết của chúng ta - Khả năng cảm nhận và nhận thức . Như vừa thấy , sự hỗ trợ của sự rõ biết về chính mình hay thân vật lý hiện thời . Tất cả đều phát xuất từ những nguyên nhân đi trước của dạng thức tương tự . Từ dạng thức tương tự sẽ hình thành theo tính liên tục của thực thể vật chất phát xuất từ buổi bình minh của vũ trụ . Nhưng cũng rất khó khẳng định sự rõ biết cùng phát xuất từ tính liên tục vật chất . Ngay cả khi nó tùy vào thân vật lý thô lỗ . Như tôi đã giải thích trước đây : Tất cả hiện tượng có nhiều khả năng đến từ tính liên tục của rõ biết tế nhị .
 
Những Trình Độ Vi Tế Của Rõ Biết
 
Những trình độ khác biệt về rõ biết tùy vào tính vi tế nó dựa vào . Sự hỗ trợ càng vi tế , tất nhiên sự rõ biết cũng vi tế . Sự rõ biết khi thức tương đối thô lỗ . Vì chức năng của nó dựa vào hơi thở - Năng lượng hay Prana thô thiển . Rõ biết trong mộng lại nhẹ nhàng vi tế ; đặt trên những chuyển động của hơi thở - Năng lượng tương đối vi tế . Khi bất tỉnh , chỉ còn sự chuyển động yếu của hơi thở - Năng lượng tồn tại . Vì vậy , tôi nghĩ rằng : Chúng ta có thể giải thích những biến dạng của sự rõ biết bằng những sự khác biệt hỗ trợ liên quan .
Lúc nào trình độ vi tế nhất của rõ biết đều tùy một vài trình độ của thân vật lý nhưng tinh túy của nó lại khác biệt và hoàn toàn độc lập . Những hành giả đầy trải nghiệm đã xác nhận điều này . Tôi không nghĩ : Tất cả những gì thường đề cập đến chủ đề này là hoàn toàn đúng như thật . Những gì có ở đây có thể là những câu chuyện sai lệch hay phóng đại . Một vài người khẳng định rõ nét : Trải nghiệm về những gì được định nghĩa như Thân mộng hoàn toàn khác biệt với thân vật lý bình thường .
Mẹ của một người tôi biết đã trải nghiệm liên tục về sự phân thân trong suốt nhiều ngày . Sau đó , bà đã cho những diễn tả rất sáng tỏ . Những sự việc này hoàn toàn hiện hữu . Vài người thường du lịch khỏi thân đã diễn tả những sự việc được xảy ra rất xa nơi thân thông thường . Điều này chứng minh : Tâm thức không duy chỉ tùy vào thân vật lý . Ngay cả khi phần lớn được đặt vào thân . Nó có thể vận hành độc lập ở trình độ nào đó ; khi đạt đến trình độ vi tế nhất của rõ biết . Ở giai đoạn này , tâm thức hình như không còn tùy vào thân vật lý thô thiển nữa .
 
Tính Liên Tục Của Sự Rõ Biết
 
Tóm lại , người ta tìm thấy trong chất liệu vô giác tính liên tục tính tương đồng . Khi nói về những sinh vật sống động . Có nghĩa nói đến tính liên tục của thực thể vật lý xuất hiện để giải thích về thân vật lý . Nhưng sự rõ biết được đồng hóa với thân vật lý lại được xác minh một cách khác . Nếu không , chúng ta sẽ chia xẻ được toàn thể sự rõ biết của cha mẹ mình .
Vì thân vật lý của chúng ta được xuất phát từ trứng của bà mẹ và tinh trùng của cha . Như vậy , có nghĩa nó được phát triển từ thân vật lý của họ . Nếu sự rõ biết của chúng ta đến tự thực thể vật lý của họ . Nó phải tương đồng với sự rõ biết của cha mẹ . Vì chúng ta sẽ chia xẻ cùng những trải nghiệm của họ . Nhưng điều này hoàn toàn không phải như vậy . Đối với thân vật lý , nó có thể được đồng hóa với chất liệu vô giác theo chiều hướng đặt nền tảng trên liên tục tính của thực thể chất liệu xuất phát từ xa xưa . Nhưng đối với sự rõ biết tùy vào thân vật lý , nó sẽ đi về hướng hoàn toàn khác biệt .
Định vị về nguồn gốc chính xác của liên tục tính chất liệu thì cực kỳ nan giải . Đồng thời rất khó khăn để xác định chính xác về sự bắt đầu của rõ biết ; được định nghĩa như : Sự sáng tỏ rõ biết hay chức năng nền tảng trải nghiệm . Muốn đặt một điểm khởi đầu cho một trong hai cái ; đều có nguy cơ đưa đến nguồn gốc phát xuất từ một hiện tượng có bản chất khác với bản chất thực - Một nguồn gốc không có thực chất và nguyên nhân . Như thế , với những khả năng  này cả hai đều không thể thỏa mãn và không thể chịu nổi với những sự phân tích và lý luận .
Khi đã dán nhản con người . Chủ yếu muốn thể hiện về sự rõ biết . Những thuật ngữ con người hay thú vật được dùng để phân biệt về những dạng thức hình tướng theo vật lý . Khi nói đến con người hay người . Thường gợi lại những gì có khả năng cảm nhận về khoái lạc và đau đớn . Khái niệm của một cái tôi hay bản ngã . Chủ yếu dính liền với dòng chảy của sự rõ biết . Nếu tình cảm của bản ngã chỉ đặt nền tảng vào thân vật lý . Chúng ta cũng có thể xem những đối tượng vô giác đều như những con người . Như vậy , sự khác biệt về chức năng cảm nhận và nhận định dùng để phân biệt về con người với chất liệu vô giác .
Trong trường hợp về một người . Cái tôi hay tình cảm bản ngã được đồng hóa với dòng chảy của sự rõ biết . Nhưng vì không thể thiết lập điểm khởi hành cho dòng chảy rỏ biết . Nên không thể đề cập đến cái ban đầu của bản ngã hay cá nhân . Hơn nữa , không gì có thể có khả năng ngăn chận dòng chảy của sự rõ biết . Vì nó không có khởi đầu cũng không có kết thúc . Cho nên , một cá nhân hay bản ngã đồng hóa với dòng chảy của rõ biết cũng không có khởi đầu và kết thúc .
Dù vậy , chúng ta vẫn có thể thấy tính liên tục trong một quá trình chuyển hóa . Vì liên tục tính không ngừng thay đổi . Thí dụ : Về thân vật lý chúng ta đang sở hữu trong cuộc sống này . Tính liên tục theo chiều hướng chuyển động cùng thân vật lý bất chấp tuổi tác . Vì nó chịu tác động của sự chuyển hóa . Chúng ta nói người này trẻ và thân thay đổi nên ta họ già đi . Như vậy lúc nào cũng có sự thay đổi có những đặc trưng . Và tính liên tục cho phép chúng ta nối liền những giai đoạn khác biệt trong cuộc sống . Vì tất cả hiện tượng và tâm thức đồng thời chuyển động trong liên tục tính để chuyển hóa .
Dòng rõ biết cũng trình bày một vài tính liên tục giữa giây phút chúng ta trẻ đền khi già lão . Đồng thời có một giai đoạn không biết và không hiểu gì cả . Cho đến giai đoạn khác khi được giáo dục , dòng rõ biết trở thành phong phú với những kiến thức và sự hiểu biết . Do đó có thể phân biệt nhiều giai đoạn . Trong viễn ảnh rộng rãi hơn . Có thể nói : Đồng thời hiện diện trạng thái vô minh và trạng thái hiểu biết .
Tương tự , có những trường hợp sự rõ biết dính liền với hỗ trợ của thân vật lý . Và những trường hợp khác ; được kết hợp với những dạng hỗ trợ vật lý khác biệt . Đồng thời , có thể nói đến những trạng thái tâm thức khác nhau thuộc phẩm chất của dòng rõ biết có thể bi lu mờ hay tác động đến những trình độ đa dạng do những cảm xúc quấy nhiễu .

           Cho dù con người , loài thú hay những gì khác biệt . Khi những yếu tố tâm thức tiêu cực từ từ giảm dần và biến mất . Trong khi những phẩm chất tích cực và xây dựng chiếm thượng phong . Hiển nhiên chúng ta có thể bước qua tử trạng thái này đến trạng thái khác . Từ trạng thái vô minh và lầm lẫn tượng trưng cho những người của thế giới bị điều kiện hóa đến trạng thái cao hơn và tiến dần đến tỉnh thức . Sự tỉnh thức này là : Sự hiểu biết tuyệt vời đặc trưng trạng thái Phật . Sự rõ biết của chúng ta minh chứng cho phẩm chất của liên tục tính và sự chuyển hóa  

Xem mục lục