Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (4)


Xem mục lục

Sau khi làm nảy sanh ý chí thoát khỏi sanh tử và ý định vị tha đạt đến giác ngộ vì lợi lạc của chúng sanh, làm sao thực hiện những nguyện vọng này? Đức Phật đã nói rằng chúng ta phải nhổ gốc nguyên nhân đầu tiên: vô minh bám giữ một tự ngã có thực yà độc lập. Để làm việc này phải có trí tuệ, cái thứ ba trong ba thành tựu chánh của con đường.

Lama Tsongkhapa đã nhân mạnh sự quan trọng của trí tuệ trong một bản văn nhan đề Ba Phúơng Diện Chánh của Con Đường:

Chừng nào bạn còn thiếu trí tuệ cho -phép thấu hiểu cách thức hiện hữu của cm những hiện tượng, Thì dù bạn có làm nẩy mầm ý chí giải thoát và ý định vị tha hoàn hảo,

Gốc rễ của vòng sanh tử vẫn không bị cắt đứt.

Vậy hãy chăm chú vầo những phương tiện để chứng ngộ duyên sanh tùy thuộc.

Để tịnh hóa hoàn toàn tâm thức chúng ta khỏi những che chướng phiền nã.o và triển khai tiềm năng Phật tánh, chúng ta phải đoạn trừ những ô nhiễm vi tế của vô minh, Người ta cũng có thể đạt đến dó bằng cách phát sanh trí tuệ thâu đạt tánh Không. Tóm lại, cái thấy chính xác tánh Không không chỉ là sự thực hành tịnh hóa hiệu quả nhất, nó còn là chìa khóa để biết thực tại và phân biệt cái hiện hữu khỏi cái không hiện hữu.

Chủ đề tánh Không thì khó hiểu. Để hiểu nó trọn vẹn, cần phải tốn thời gian cho nó, nghiên cứu và thiền định. Ớ đây tôi cho các bạn một mùi vị ban đầu, mà không cung cấp một giải thích đầy dủ. Những nghi ngờ và thắc mắc chiếm đầy tâm thức các bạn không phải là một vấn nạn, vì dù sao trong Phật giáo người ta không đòi hỏi bạn hiểu tất cả và chấp nhận tất cả ngay liền.

Chứng ngộ tánh Không, đó không phải là làm trống tâm thức và không nghĩ đến cái gì nữa. Một số thú vật không nghĩ nhiều, và như vậy cũng chẳng có đức hạnh bao nhiêu. Sự trông không mà chúng ta tìm cách thấu hiểu cũng chẳng có gì giông với sự trông không của bao tử khi bụng đói. Tánh Không do trí tuệ này tri giác thực ra là sự vắng mặt mọi cách thế hiện hữu hư vọng mà người ta phóng chiếu lên những cá nhân và những hiện tượng. Đó là sự vắng mặt của một cách thế hiện hữu sai lầm.

Phải bắt đầu bằng hiểu cái gì bị bác bỏ. Những con người và những hiện tượng trống không cái gì? Chúng không có hiện hữu độc lập, thật sự và nội tại. Khổ thay, chúng ta đã quá quen từ thời vô thủy với hình tướng bề ngoài giả mạo của những hiện tượng hiện hữu độc lập đến độ chúng ta không thấy rằng tri giác chúng ta là sai lầm. Chúng ta không biết rằng những cá nhân và những hiện tượng không hiện hữu như chúng xuất hiện với chúng ta.

  1. Nhìn cái bánh bích quy thật sự

Những sự vật có vẻ hiện hữu với chúng ta nhtí thế nào? Hãy lấy thí dụ một cái bánh bích quy. Chứng ta có cảm tưởng rằng nó là một cái bánh bích quy thực sự. Mọi người vào phòng phải có thể nhận ra nó là cái bánh bích quy. Có cái gì làm cho đó là một cái bánh bích quy chứ không phải cái khác. Đó là một cái bánh bích quy hiện hữu bởi chính nó, độc lập với tâm thức chúng ta.

Bánh bích quy hình như hiện hữu với đôi mắt chúng ta, ngoài mọi nguyên nhân và điều kiện, ngoài những thành phần của nó, ngoài tâm thức chúng tạ, ngoài những ý niệm và nhãn hiệu chúng ta gán cho nó. Nhưng nếu cái bánh này thật hiện hữu như vậy, bấy giờ khi phân tích tìm kiếm nó, chúng ta phải tìm thấy nó.

Chúng ta tìm cái bánh bích quy thật sự và độc lập tự hữu này. Nếu chúng ta bẻ bánh làm hai, bánh bích quy thật là nửa này hay nửa kia? Hay trong cả hai? Nếu nói trong cả hai, thì chúng ta phải có hai cái bánh bích quy, và chúng ta có hai miếng tách biệt. Đó chắc hẳn là một phương pháp dễ dàng để làm những cái bánh bích quy.

Nếu chúng ta nói rằng bánh bích quy là một nửạ này, không phải nửa kia, tại sao bánh bích quy là nửa này mà không là nửa kia? Chấp nhận miếng lớn là bánh bích quy, thì thật ra bánh bích quy là gì? Chứng ta phải tìm ra bánh bích quy và cái gì làm ra nó. Nhưng tiếp tục bẻ thành từng miếng để tìm bánh bích quy, chúng ta hoàn toàn không thấy đâu là bánh bích quy cả.

Gái bánh bích quy thật và độc lập hình như có hiện hữu lại không thể tìm thấy khi người ta phân tích hay thử xác định vị trí của nó. Nếu có một cái bánh bích quy nội tại và vĩnh hằng, người ta phải tìm ra nó, dù trong những thành phần hay ngoài những thành phần. Nhưng nó không ở trong những thành phần cũng không ở ngoài. Nếu bánh bích quy tách biệt với những thành phần của nó, thì ngoài sự phối hợp giữa bột, nước, đường mà người ta nướng lên làm gì có bánh bích quy.

Bánh bích quy cũng không phải là một tập hợp những phần tử của nó, vì một tập hơp chỉ là một đống những phần tử. Nếu mỗi phần tử không tự là một bánh bích quy, làm sao sự gom tụ những phần tử lại thành bánh bích quy.

Điều này đưa ta đến kết luận rằng không có cái bánh bích quy nội tại lúc ban đầu. Nói cách khác, cái bánh bích quy thật, cứng đặc có thể được tìm thấy đã xuất hiện với chúng ta và chúng ta đã bám vào như một hiện hữu độc lập và tự thân thì không hiện hữu. Điều này không muôn nói rằng hoàn toàn chẳng qó bánh bích quy, mà là không có bánh bích quy độc lập. Cái bánh bích quy không hiện hữu như nó có vẻ hiện hữu, cũng không như chúng ta nghĩ.

Nhưng bánh bích quy dù sao cũng có. Nếu nó không hiện hữu, chúng ta không thể ăn nó! Dù nó không hiện hữu một cách độc lạp, nó hiện hữu một cách tùy thuộc. Nó tùy thuộc vào những nguyên nhân và điều kiện của nó: bột, nước, người thợ làm bánh... Nó tùy thuộc những phần tử của nó: những phần khác nhau cấu thành nó, màu sắc, hình dáng, mùi vị... của nó, và cũng tùy thuộc vào chúng ta cho nó một cách quy ước định danh là "bánh bích quy". Với tư cách xã hội, chúng ta quyết định xem sự tập hợp những phần tử có một chức năng riêng biệt này như một hiện tượng độc nhất và chỉ định nó bằng danh từ "bích quy".

Chứng ta đã tìm cái gì là một bánh bích quy trong tự thân của nó, độc lập với những phần tử của nó, độc lập với tâm thức chúng ta với những ý niệm và nhãn hiệu của tâm thức này. Cái bánh bích quy thật và độc lập không thể tìm thấy, bởi vì nó không hiện hữu. Nhưng có hiện hữu "ngon lành" một bánh bích quy tùy thuộc vào những cái cốn lại, và chính đó là cái chúng ta ăn.

Bánh bích quy hiện hữu như thế nào? Một hỗn hợp nguyên tử để cho nó một hình sắc nào đó. Thấy cái ấy, tâm thức chúng ta quan niệm rằng đó là một vật và gán cho nó một cái tên "bích quy". Nó trở thành bích quy bởi vì tất cả chúng ta quan niệm nó theo cùng một cách và chúng ta đã quyết đinh gọi nó là bích quy bởi sức mạnh của quy ước xã hội.

Kinh những Câu Hỏi của Upali có nói:

Những đóa hoa đẹp có màu sắc khác nhau này

Và những chỗ ở lộng lẫy bằng vầng này

Không có người sáng tạo vốn hiện hữu nội tại tạo ra.

Chúng được định danh bởi quỵền lực tạo tác ý niệm.

Thế giới được gắn tên bằng quyền lực tạo tác ý niệm.

Cái bánh bích quy này hiện hữu do tùy thuộc. Ngoài cái bánh bích quy hiện hữu theo cách tùy thuộc này, không có bánh bích quy nào khác. Không có bánh bích quy hiện hữu tự nó, độc lập, với một bản tánh bích quy trong nó. Bánh bích quy hiện hữu, nhưng nó không hiện hữu như nó có vẻ hiện hữu. Nó hình như độc lập, nhưng rốt ráo nó không như vậy. Nó tùy thuộc vào những nguyên nhân và điều kiện, vào những phần tử của nó và vào tâm thức chúng ta cho nó những đặc tính để đặt tên là "bích quy". Bích quy là một hiện tượng sanh khởi do tùy thuộc.

  1. Chúng ta là ai?

Nếu không CÓ bánh bích quy độc lập, liệu có một cái tôi độc lập không? có một cái tôi thật, một con người có thể được tìm thấy không?

Sự trả lờỉ của đức Phật khác với ý tưởng Do Thái - Thiên Chúa giáo về một linh hồn vĩnh cửu và bất biến và quan niệm Ân Độ giáo về "atman". Người ta phải tìm thây linh hồn, atman hay tự ngã, cái gì là con người, khi tìm kiếm nó. Phải thế không?

Bạn hãy nhớ lại một hoàn cảnh khi ấy bạn rất tức giận. Khi ây cái tôi hiện hữu thế nào? Nó có vẻ rất thật. Có một cái tôi thật bị xúc phạm. Cái tôi này phải được bảo vệ. Cái tôi, cái tự ngã, hình như đã tìm được, nó ở đâu đó trong thân tâm chúng ta.

Nếu cái tôi này cứng đặc, kiên cô", thực sự và độc lập như nó có vẻ thế với chúng ta, chúng ta phải tìm thây nó, dù trong thân hay trong tâm, hay ở ngoài. Không có chỗ nào khác cho cái tôi nữa cả.

Tôi là thân tôi? Nếu thế thì phần nào của thân tôi là tôi? cánh tay tôi? bao tử tôi? óc tôi? Tất cả bộ phận cơ quan của tôi tạo thành từ những nguyên tử Chúng không phải là tôi. Toàn thân tôi cũng không phải là tôi, vì nếu thế thì sau khi chết, cái xác tôi sẽ là tôi. Tôi thì hơn những nguyên tử tạo thành thân thể, vì chỉ vật chất thôi, không có ý thức, thì không thể tri giác sự vật, và tôi có khả năng biết.

Tôi là tâm thức tôi? Nếu thế thì tôi là thức con mắt thây màu sắc và hình dạng? Hay thức tai nghe những âm thanh? Hay ý thức suy nghĩ? Nếu tôi là sự tức giận của tôi, bấy giờ tôi phải luôn luôn giận. Nếu tôi là trí thông minh của tôi, .bấy giờ tôi phải luôn luôn thông minh.

Tôi cũng không phải những tập hợp khả năng và trạng thái tâm thức khác nhau này, bởi vì một tập hợp các vật, mà mỗi thứ không phải là một cái tôi thật sự và độc lập, đâu có thể trở thành cái tôi.

Dù có vẻ một "người suy nghĩ" hay một vật bên trong có những quyết định, khi tìm kiếm vật đặc biệt này, nó không thể tìm thấy. Những quyết định và những tư tưởng biểu lộ do nhiều yếu tố tâm thức. Không có người nào trong chúng ta dật giây cả.

Tập hợp của thân tâm tôi không phải là một tự ngã độc lập, mà là một hỗn hợp những phần tử. Nó tùy thuộc vào những phần tử của nó. Làm sao một tự ngã thực sự và độc lập có thể được tìm thấy trong tập hợp của thân tôi và tâm thức tôi khi mà cái này cũng như cái kia không phải là tôi?

Cũng thế, tôi không hiện hữu tách biệt với thân thể và tâm thức tôi, Nếu như thế, tôi phải có thể nhận ra và tìm thấy tự ngã ở đâu không có thân tâm tôi. Điều đó có nghĩa là tôi có thể ở đâu đó trong khi thân và tâm tôi ở chỗ khác!

Chúng ta là một thực thể độc lập đi từ đời này sang đời khác chăng? Khi chết, tâm thức chúng ta trải qua những trạng thái càng lúc càng vi tế. Mức độ vi tế nhất của tâm thức đi từ một đời này qua đời khác, nhưng cái tâm thức cực kỳ vi tế này thừờng trực biến đổi. Nó không bao giờ như nhau trong hai khoảnh khắc liên tiếp, giông như ở một mức độ vật lý thì tập hợp những âm điện tử trong một nguyên tử thay đổi mỗi khoảnh khắc. Chúng ta không phải là tâm thức hôm qua cũng không phải là tâm thức hôm nay và ngày mai. Chúng ta không phải tâm thức rời bỏ thân thể này khi chết, cũng không phải là tâm thức lúc tái sanh. Cái mà chúng ta gọi là "tôi" thì tùy thuộc, nương dựa vào tất cả các cái đó, nhưng nó không phải là cái gì trong tất cả các cái đó.

Thí dụ dòng sông có thể giúp chúng ta hiểu sự việc Sông Hương không phải là những bờ của nó. Nó không phải là nước cũng không phải những tảng đá đầu nguồn cũng không phải những sông suối đổ vào nó. Một con sông thực và độc lập có vẻ hiện hữu nếu người ta khổng phân tích nó, nhưng khi người ta đặt ra câu hỏi: "Con sông độc lập hình như hiện hữu này là gì?", người ta không tìm thấy gì cả. Tuy nhiên, có một dòng sông hình như hiện hữu một cách độc lập.

Cũng thế, dòng tương tục của tâm thức chúng ta không phải là một khoảnh khắc đặc biệt của tâm thức, cũng không phải là tổng số những khoảnh khắc của nó. Tâm thức chúng ta trống không một hiện hữu đích thực hay nội tại Tuy nhiên có một dòng tương tục những khoảnh khắc của tâm thức chúng hình thành dòng tương tục của tâm thức, và cái này nhận một tái sanh mới.

Cái tôi hay tự ngã không hiện hữu độc lập với thân thể và tâm thức, cũng không tìm thây trong thân thể và tâm thức, cũng không trong sự hợp nhất của thân thể và tâm thức. Nói cách khác, cái "tôi" đích thực, cố đinh mà chúng ta cảm thấy khi tức giận thì không thể tìm thấy ở đâu cả. Cái "tôi" thì trống không hiện hữu độc lập, nó thì không có tự tánh. Đó là điều tôi muốn nói về sự vắng mặt của tự ngã hay tánh Không.

  1. Hiện hữu tùy thuộc

Điều đó không có nghĩa là cái "tôi" hoàn toàn không hiện hữu. Cái chúng ta bác bỏ, đó là một hiện hữu độc lập hay nội tại, tự thân. Chúng ta hiện hữu "đàng hoàng". Nếu chúng ta hoàn toàn không hiện hữu, thì ai viết và ai đọc'cuốn sách này đây?

Chúng ta hiện hữu theo cách tùy thuộc. Chúng ta tùy thuộc vào những nguyên nhân: tinh trùng của cha, trứng của mẹ, tâm thức chúng ta đến từ một đời khác Chúng ta tùy thuộc vào những phần tử của chúng ta: thân thể và tâm thức. Chúng ta cũng tùy thuộc vào những ý niệm và đặt tên: trên căn bản thân và tâm, chúng ta quan niệm ra một con người mà chúng ta đặt tên là "tôi". Chúng ta chỉ hiện hữu bởi sự định danh cho thân thể và tâm thức của chúng ta. Đức Phật đã nói trong các kinh:

Cũng như một chiếc xe được định đanh

Tùy thuộc vào tổng số những phần tử cửa nó,

Một người được định danh

Tùy thuộc vào những uẩn (thân và tâm) của nó.

Cần hiểu rằng cái thấy chính xác về tánh Không không phá hủy cái "tôi" Một cái "tôi" độc lập, cố định và thực không bao giờ hiện hữu. Cái bị phá hủy, đó là vô minh bám víu vào ý nghĩ có một cái "tôi" cố định như vậy hiện hữu.

Người ta không thể nói rằng có những sự vật thật và rằng khoảnh khắc người ta thiền định về tánh Không, chúng không còn hiện hữu nữa: không phải những sự vật ấy hiện hữu một cách độc lập và sau đó người ta rút phẩm tính này của chúng. Người ta đơn giản hiểu rằng không bao giờ có hiện hữu độc lập và như vậy đoạn trừ sự tin tưởng sai lầm rằng những sự vật hiện hữu một cách độc lập tự thân.

Có một người đạt đến giác ngộ. Người ấy có một cái "tôi" quy ước, tùy thuộc vào những nguyên nhân và những điều kiện, vào những phần tử của nó, vào một ý niệm và một sự định danh. Những bậc giác ngộ không có cảm thức có một cái tôi tách biệt và cố định như chúng ta, vì các ngài đã biết rằng một cái tôi như thế không hiện hữu. Tự ngã tuy có hiện hữu, nhưng theo cách kém rành mạch, xác định. Đó chỉ là một quy ước, và không phải là một thực thể có thật.

Khi chúng ta thực sự hiểu tánh Không hay không có tự ngã, chúng ta có một dụng cụ mạnh mẽ để hàng phục những xúc cảm tiêu cực của chúng ta. Chẳng hạn chúng ta thấy rõ không có ai cứng đặc và kiên cố nổi giận; không có người nào thật để cần bảo vệ tiếng tăm; không có người nào tốt đẹp độc lập để sở hữu. Khi thấu hiểu tánh Không, tham luyến, tức giận, ghen tỵ, kiêu mạn và vô minh của chúng ta biến mất, vì không có ngườỉ thật nào để che chở, cũng không có vật thật nào để nắm giữ.

Sự quan trọng của việc thấy biết này được nhấn mạnh trong Kinh Vua của Nhập Định:

Nếu tánh Không của những hiện tượng được phân tích

Và sự phân tích này đwc trau dồi trong thiền định,

                        Nguyên nhẫn này sẽ có kết quả ỉà đạt Niết Bàn.

Không có nguyên nhân nào khác cho phép đạt đến an lạc.

Chứng ngộ tánh Không không có nghĩa là trở nên lãnh đạm vô tình và không có nguyện vọng. Nếu chúng ta nghĩ: "Vì không có cái tôi thật, không có tiền bạc thật, thì làm một cái gì đâu có ích chi?" thì chúng ta không hiểu tánh Không. Chứng ngộ sự không có tự ngã trái lại cho chúng ta không gian hơn nữa để hành động. Thay vì mất năng lực của mình trong tham, sân, si chúng ta sẽ tự do dùng trí tuệ và lòng bi của chúng ta cho lợi lạc của những chúng sanh.

Đã phát sanh ỷ chí giải thoát mình khỏi mọi hoàn cảnh bất toại nguyện và sự chú ý vị tha đạt đến giác ngộ, bằng cách thiền định về tánh Không chúng ta có thể tịnh hóa tâm thức khỏi mọi thứ nhiễm ô. Loại bỏ những khuyết điểm của chúng ta, chúng ta có thể hoàn thiện những phẩm tính tốt đẹp, tùy ý sử dụng những phương pháp cần thiết để giúp đỡ những người khác một cách hiệu quả nhất. Chính như vậy mà chúng ta có thể chuyển hóa tâm thức của chúng ta. Chúng ta có khả năng đi từ mê lầm đến giác ngộ, từ một trạng thái bình thường đến trạng thái của một vị Phật, bằng cách trau dồi ba sự thực hành cao cấp.

Phải có thời gian, kiên nhẫn và năng lực để làm nảy sinh ba phương diện chánh của con đường, cũng như sự tập trung để có một cái thấy vững chắc và thấu suốt khi chúng ta thiền định về ba thực hành này.

Xem mục lục