Tin Tức (680)


CHÂN LÝ CỦA NIỀM VUI - PHILIP MARTIN

1,048

Philip Martin sống tại Minneapolis, Minnesota. Ông tu tập Phật giáo trong hơn 30 năm, và đã vận dụng thực tập Thiền (Zen) vào việc chữa các bệnh tâm thần.

⭐ Chúng ta hãy sống một cách hạnh phúc nhất, không sở hữu gì cả.
Chúng ta hãy tự nuôi sống bằng (feed on) niềm vui, giống như những Chư Thiên hào quang chói sáng (radiant).
Đức Phật, Pháp Cú.

-------⭐⭐⭐-------

Thời trẻ tuổi, tôi triển khai một triết lý mà tôi nghĩ là sẽ che chở tôi khỏi nỗi đau trong đời mình. Nó là một “biến tấu” (variation) trên cái mà nhiều người trong chúng ta cố làm. Tôi gọi phương pháp của tôi là cách tiếp cận Hướng Ngoại (Outward Bound) đối với cuộc sống. Như trong những bài thực tập về “một mình thoát hiểm”, chỉ được trang bị một cần câu, một cái kim băng, và một que diêm, tôi cố xoay xở để sống còn qua cuộc đời, hoàn toàn dựa vào chính mình. Tôi thường không nương dựa vào bất cứ một cái gì và bất cứ ai ngoài chính bản thân tôi.

Mặc dù tự lực cánh sinh là rất tốt, bây giờ tối thấy là thuở ấy, tôi đã không dành một chỗ nào cho niềm vui trong đời mình. Cái mục đích duy nhất của tôi chỉ là tránh khổ. Nhưng cuộc sống thì không chỉ là việc sống còn và tránh khổ đau thôi.

Nhiều lần trong bóng tối và nỗi tuyệt vọng của trầm cảm, chúng ta thường chỉ tập trung vào việc loại bỏ nỗi đau mãnh liệt của mình. Quả thật, thỉnh thoảng chúng ta có những giai đoạn mà trong đó ta không cảm thấy gì cả – không hạnh phúc, cũng không sầu não. Rõ ràng, những lần đó dễ chịu hơn những giai đoạn buồn bã, sợ hãi và hoài nghi mãnh liệt. Nhưng không có, hay có rất ít niềm vui trong đời chúng ta.

Một số người không quen thuộc với đạo Phật thấy nó như là một lối đi tâm linh khô khan, không niềm vui, dẫn đến một mảnh đất “trung lập” : sự chấm dứt của khổ đau. Những lời dạy của Đức Phật khởi lên giữa lòng Ấn độ giáo vốn nhìn đời như là sự khổ đau mãnh liệt và ít có cái gì khác, và khi so sánh với Phật giáo, thì dường như cái mà đạo Phật cống hiến thì ít ra cũng tốt hơn một cuộc sống chỉ có khổ đau.

Thế nhưng, khác xa với một bài tập tri thức khô khan, thiếu vắng niềm vui, một luyện tập nhằm vứt bỏ khổ đau, con đường mà đức Phật cống hiến, là một con đường xoay hướng sang và di chuyển vào trong niềm vui. Trong khi những công phu thực hành của Phật giáo quả thật chỉ ra cho ta con đường đi về phía chấm dứt khổ đau (duhkha), chúng cũng hướng chúng ta về phía sukha, hay niềm vui nữa. Thay vì gặp một sa mạc khô khan, chúng ta có thể tìm thấy một khu rừng tràn đầy sinh khí, đầy thảo mộc, thú vật, những con sông chảy xiết, và những dòng suối mát.

Đôi khi thật khó tin điều này khi chúng ta đang ở giữa nỗi đau mãnh liệt của trầm cảm, thế nhưng thật hữu ích khi nhớ rằng cái mục đích của chúng ta là di chuyển xa khỏi nỗi đau và sự chết, về phía niềm vui và sự sống. Chúng ta cũng có thể tìm thấy một cuộc sống nơi mà chúng ta không chỉ sống sót (survive).

Khi cơn trầm cảm của tôi ở cái tình trạng tồi tệ nhất, tôi nhận thức rằng tôi cần một loại giúp đỡ nào đó, sau cùng tôi đến gặp vị bác sĩ gia đình của tôi. Tôi đã quen biết ông ta 12 năm, qua tất cả những cơn bệnh thông thường. Lúc đó chỉ sau Năm Mới, và tôi bảo ông rằng tôi đang cảm thấy bực bội, nản lòng, mệt mỏi, vô vọng, và thấy mình vô dụng.

Ông nhìn tôi và nói, “ Chắc hẳn bạn đã là một quả bóng để người ta chơi qua suốt những ngày nghỉ.” Tôi cười lớn lần đầu tiên trong nhiều tháng. Trong một khoảnh khắc ngắn, tôi thấy cái khả tính là tôi có thể chấp nhận cơn trầm cảm của mình, và thậm chí có thể buông bỏ nó. Ngay cả giữa nỗi đau ấy, tôi đã có thể cười.

Khác xa với việc xoay xở đi qua cuộc đời với chỉ một cái cần câu, một cái kim băng, và một que diêm, ta có thể tìm thấy nhiều dụng cụ và nhiều trợ giúp. Ta có thể có những người mà ta yêu mến, và họ yêu thương ta. Ta có thể tận dụng tất cả những dụng cụ mà ta có được. Và quan trọng nhất, là ta có thể tìm thấy niềm vui và mục đích mà vẫn luôn có mặt ở đó, để cho ta khám phá.

KHÁM PHÁ THÊM

Một bài kệ để nhớ:

Khi khổ đau tràn ngập tôi
Tôi sẽ thở vào
và để một cái kẽ hở trong khoảnh khắc này
cho niềm vui nằm ngay bên dưới nó.

Trích “Tìm Lại Nụ Cười” Tác giả: Philip Martin
Dịch giả: Đỗ Tư Nghĩa - NXB: Văn Hóa Sài Gòn

1,048

LỐI SỐNG TỐI GIẢN của Người Nhật - SASAKI FUMIO

Sasaki Fumio tốt nghiệp Đại học Waseda chuyên ngành giáo dục. Trước đây, anh từng sống trong căn phòng chất đầy đồ đạc, lộn xộn, bẩn thỉu. Từ năm 2010, anh bắt

981
Chùa Xuân Hòa - TX Long Khánh, Đồng Nai

Tên thường gọi: Chùa Xuân HòaChùa tọa lạc tại số 123A đường Nguyễn Văn Cừ, thị xã Long Khánh (trước đây là thị trấn Xuân Lộc, huyện Long Khánh), tỉnh Đồng Nai.

2,563
Người mở đường cho luận lý học Á Đông - PHAN KHÔI (1887-1959)

NGƯỜI MỞ ĐƯỜNG CHO LUẬN LÝ HỌC Á ĐÔNGPHAN KHÔI (1887-1959) Khổng Tử và cái thuyết “chánh danh” của ngàiNhiều lần tôi có nhắc tới cái thuyết “chánh danh” của Khổng Tử. Ở

1,107
XUÂN VỚI CÁC THIỀN SƯ VIỆT NAM

Thiền sư Viên Chiếu (999 – 1090, đời thứ tư dòng Vô Ngôn Thông)Hỏi: "Chư Phật thuyết pháp đều nhằm giáo hóa mọi người, ngộ được bản ý gọi là xuất thế,

907
TRÍ THÔNG MINH NỘI TÂM (PHẦN 1) - THOMAS ARMSTRONG (BẢY LOẠI HÌNH THÔNG MINH)

Thomas Armstrong là tác giả của bảy cuốn sách về giáo dục nổi tiếng như: The Myth Of The A. D. D. Child, In Their Own Way, và Awakening Your Child’s Natural

844
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,233
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,670
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,570
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,340
Chùa Việt
Sách Đọc