Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (22)


Xem mục lục

Như vậy, tiểu luận này về Phật giáo đã cho thấy truyền thống là một nguồn gốc quan trọng để tìm một giải pháp cho xung đột, nhưng những cội nguồn và ý tưởng liên hệ đôi khi cũng cần phài biết rỏ hơn và áp dụng toàn diện. Phật tử Nhật làm quá ít để ngăn chận chủ nghĩa dân tộc Nhật hồi đầu thế kỳ XX, dù vậy bây gìờ họ rất tích cực trong việc cổ vũ cho hoà bình. Thời kỳ hậu thuộc điạ đã để lại một di sản bất ổn và việc tái chỉnh đốn xã hội tại các quốc gia Phật giáo. Điều rỏ nét là tại một vài nơi, sự hồi sinh tôn giáo đã gây nguy hiểm khi phân hoá những nhóm sắc tộc không phải là Phật tử (Sri Lanka), chủ trương bình đẳng đồng hoá đưa tới thù hận (Kampuchia) và phong trào dân tộc chống thực dân đưa tới tinh thần bài ngoại (Miến Điện). Một điểm khôi hài nhất ở đây chính là những thí dụ tốt nhất nhằm minh chứng cho lời dạy của Đức Phật mà vô minh và giáo điều là cội rể của đau khổ của con người.

Chúng ta thấy có một khuynh hướng bất hạnh cho Phật tử vì đôi khi họ lại rơi vào việc phải đối xử ác độc với kẻ đối kháng mình trong chiến tranh như là hiện thân của ma vương, hoặc thành những kẻ làm điều ác thiếu nhân tính. Điều này có thể thấy được qua câu chuyện của vua Duttagamaji, trong chuyện Kittvuddho và trong nhiều cuộc xung đột khác tại Trung Quốc.[cc]Trong thiền cũng có sự nguy hiểm khi một vài giáo pháp cho phép giải thích về sự phi nhân cách hoá cho kẻ thù. Tại Miến Điện, Trung Quốc và Nhật chúng ta thấy Phật giáo là một thành tố trong những cuộc nổi dậy của nông dân chống lại bạo quyền đàn áp, đôi khi lại bắt nguồn từ khái niệm sai lầm khá phổ biến từ minh vương Cakkavatti về sự tái sinh của Đức Phật. Dù vậy, nói chung, những thất bại của Phật tử trong việc sống cho phù hợp với lý tưởng bất bạo động của họ có thể bị đặt vào trong những lo sợ nan giải của con người và những ràng buộc ngày càng nhiều hơn trong những thời kỳ bất ổn về chính trị.

Ở thế kỷ XX chúng ta thấy có đấu tranh của Phật tử chống lại bạo lực của cộng sản và Mác Xít. Trong khi Kittivuddho cổ vũ chống lại họ bằng bạo lực bởi vì sự đe doạ của họ đối với văn hoá tôn giáo, thì những nhà lãnh đạo khác lại dùng bất bạo động để chống họ, như tại Tây Tạng, Kampuchia và Miến Điện, hoặc đứng ra hoà giải giửa các lực lượng này và người đối kháng Hoa kỳ như tại Việt Nam.

Chúng ta đã nghe tiếng nói của những người này thí dụ như A. T Ariyaratne, Aung San Suu Kyi, Sulak Sivaraksa, Mahà Ghosànanda, Nichdatsu Fujii, Daikasu Ikeda, và Nikyo Niwano. Họ là những người thầm lặng nhưng kiên quyết nhắc nhở cho Phật tử về tinh thần bất đạo động và khoan dung của Đức Phật. Thích Nhất Hạnh và Dailai Lama là hiện thân mãnh liệt của tinh thần này vừa trong việc tìm kiếm sự hổ trợ của dân tộc mình, và trong trước tác và trong những hoạt động vượt ra khỏi phạm vi đất nước mình.

Trong số những người hoạt động cho hoà bình của Phật giáo hiện nay thì Dalai Lama và Aung San Suu Kyi đã nhận giải Nobel về hoà bình trong khi Ariyaratne, Ghosànanda và Nhất Hạnh đề được đề cừ để nhận giải. Trong số những người này và những người khác đã được đề cập ở trên chúng ta thấy có một mối dây liên hệ. Một số người ngưởng mộ Gandhi và phương thức của ông, thí dụ như Fujii, Ariyanate, Ghosànanda và Nhất Hạnh. Dù Gandhi là người Ấn chiụ ảnh hưởng bởi hai tôn giáo Jainism của Ấn và Thiên Chuá giaó, tư tuởng và hành động cuả ông hoàn toàn phù hợp với giá trị Phật giáo. Ông đã gây ấn tượng về hành động bất bạo động, nhưng có hiệu năng. Chính vì thế mà tất cả những người hoạt động đấu tranh cho hoà bình nói trên tin tưởng mãnh liệt vào phương thức bất bạo động và không thù oán với người đàn áp. Sự liên hệ khác bắt nguồn từ tinh thần từ bi cho cả hai phe trong tranh chấp, điển hình là Nhất Hạnh, Dalai Lama, Ghosànanda, Ariyaratna, Suu Kyi và Sivaraksa. Sự nối kết này là việc nhấn mạnh đến việc hoà bình bắt nguồn từ trong từng cá nhân rồi lan rộng ra bên ngoài. Đó là trường hợp của Ghosànanda, Nhất Hạnh và Dalai Lama. Sự liên kết này nhấn mạnh đến tinh thần tương thuộc, do những người theo tinh thần Đại thừa như Soko Gakkai, Nhất Hạnh và Dalai Lama. Chúng ta cũng thấy họ tập trung vào việc từ bỏ các bám viú giáo điều, cởi mở trước những viễn kiến của tha nhân, như trường hợp của Ariyaratne, Ghosànanda, Nhất Hạnh, Dailai Lama, Sivaraska và ngay cả phong trào không dựa trên tôn giáo như Soka Gakkai.

Xem mục lục