Bài Viết (701)


THIỀN SƯ VĨNH GIA HUYỀN GIÁC

843

Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác, họ Đới, ở Ôn Châu, thuở nhỏ học tập kinh luận, chuyên về pháp môn Chỉ Quán của tông Thiên Thai. Nhân xem kinh Duy Ma Cật mà phát minh tâm địa.

Tình cờ gặp đệ tử của Tổ là Huyền Sách đến thăm, cùng nhau đàm luận, thấy lời Huyền Giác nói đến thầm hợp với chư Tổ.

Huyền Sách nói: Nhân giả đắc pháp ở thầy nào?

Huyền Giác đáp: Tôi nghe kinh Phương đẳng và các luận đều có thầy truyền dạy, sau nhờ kinh Duy Ma Cật ngộ được tâm tông của Phật mà chưa có người chứng minh.

Huyền Sách nói: Từ Phật Oai Âm Vương về trước thì được, nhưng từ Phật Oai Âm Vương về sau, nếu không thầy mà tự ngộ thì đều là ngoại đạo thiên nhiên.

Huyền Giác nói: Xin nhân giả chứng minh cho tôi.

Huyền Sách nói: Lời tôi nói không giá trị lắm. Hiện nay ở Tào Khê có Lục Tổ Đại sư, bốn phương hội tụ mà thọ pháp với ngài. Nếu ông muốn đến tôi sẽ cùng đi.

Huyền Giác cùng Huyền Sách đến tham vấn, đi nhiễu Tổ ba vòng, rồi chống tích trượng mà đứng.

Sư nói: Phàm là sa môn thì phải đủ ba ngàn oai nghi, tám vạn tế hạnh, đại đức từ phương nào đến đây mà sanh ngã mạn lớn vậy?

Huyền Giác bạch: Sanh tử là việc lớn, vô thường thì nhanh chóng.

Sư nói: Sao chẳng thể hội vô sanh, rõ không nhanh chóng?
Huyền Giác bạch: Thể hội tức vô sanh, thấu rõ vốn không nhanh chóng.

Sư nói: Như thế, như thế!

Huyền Giác bèn đủ oai nghi lễ lạy, rồi một lát xin cáo từ.

Sư nói: Trở về nhanh chóng vậy?

Bạch: Vốn tự chẳng động, có gì là nhanh chóng!

Sư nói: Ai biết chẳng động?

Bạch: Nhân giả tự sanh phân biệt.

Sư nói: Ông rất đắc cái ý vô sanh.

Bạch: Vô sanh há có ý sao?

Sư nói: Không có ý thì cái gì đang phân biệt?

Bạch: Phân biệt cũng chẳng phải ý.

Sư nói: Hay thay! Hãy ở lại đây ít ra một đêm.

Lúc bấy giờ gọi là Một đêm Giác. Về sau có làm Chứng Đạo Ca, thịnh hành trong đời. Được sắc phong là Vô Tướng đại sư, đương thời xưng là Chân Giác.

PHÁP BẢO ĐÀN KINH Giảng giải - ĐƯƠNG ĐẠO - Thiện Tri Thức.

843

HẢI ẤN PHÁT QUANG - KINH LĂNG NGHIÊM ( QUYỂN 4)

Phú Lâu Na, ông lấy cái sắc, cái không lấn đoạt lẫn nhau trong Như Lai tạng thì Như Lai tạng theo ông mà làm sắc làm không, toàn khắp pháp giới.

707
TÙY TỰ Ý TAM MUỘI - ẤN QUANG ĐẠI SƯ

Phật pháp rộng lớn như Pháp giới, rốt ráo như hư không.Muốn tu tập nhưng chẳng nắm được chỗ trọng yếu, ắt đến nỗi dõi nhìn biển rộng thở than, sinh ý

903
Chương Kệ Di Ðà - Phẩm Dị Hành (Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận - Bồ tát Long Thọ)

Chương Kệ Di Ðà - Phẩm Dị Hành(Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận - Bồ tát Long Thọ) (1)(dịch Việt và chú thích: Nguyên Hảo)1.Trí tuệ sáng vô lượng,Thân như Núi Vàng

3,391
Nhất tâm, tinh tấn, vững bền trong giáo pháp của Phật

Nhất tâm, tinh tấn, vững bền trong giáo pháp của Phật(Lời khai thị của Đại Lão Hòa Thưọng Thích Trí Tịnh) Đại lão Hoà thượng Thích Trí Tịnh sinh năm 1917, được

11,948
Nhân đọc lại Tự Thú của Lev Tolstoy - Nguyễn Thế Đăng

1. Tự thú Tự Thú là tên bản dịch tác phẩm Confession của Lev Tolstoy (1928-1910), do Đỗ Tư Nghĩa thực hiện và được Nhà xuất bản Văn Hóa Sài Gòn ấn hành

19,297
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,239
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,677
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,581
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,349
Chùa Việt
Sách Đọc