Bài Viết (701)


HẢI ẤN PHÁT QUANG - KINH LĂNG NGHIÊM ( QUYỂN 4)

706

Phú Lâu Na, ông lấy cái sắc, cái không lấn đoạt lẫn nhau trong Như Lai tạng thì Như Lai tạng theo ông mà làm sắc làm không, toàn khắp pháp giới. Thế nên trong đó, gió thì động, hư không thì yên lặng, mặt trời thì sáng, mây che thì tối. Chúng sanh mê muội, trái với giác, hợp với trần, nên phát ra trần lao mà có các tướng thế gian.

Ta thì lấy tánh giác diệu minh chẳng sanh chẳng diệt hợp nhất với Như Lai tạng. Như Lai tạng ấy chỉ là tánh diệu giác minh tròn vẹn chiếu khắp pháp giới.

Thế nên trong ấy một là vô lượng, vô lượng là một, trong nhỏ hiện lớn, trong lớn hiện nhỏ, đạo tràng bất động khắp mười phương thế giới. Thân trùm cả mười phương hư không vô tận, nơi đầu một mảy lông thị hiện cõi Phật, ngồi trong vi trần chuyển bánh xe pháp lớn. Diệt trần hợp giác nên tánh Chân Như Diệu Gíac sáng tỏ hiện bày.

Nhưng Như Lai tạng bổn diệu viên tâm, chẳng phải tâm, chẳng phải hư không, chẳng phải đất, chẳng phải nước, chẳng phải lửa, chẳng phải gió, chẳng phải mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, chẳng phải sắc thanh hương vị xúc pháp, chẳng phải nhãn thức giới cho đến chẳng phải ý thức giới, chẳng phải minh, vô minh, chẳng phải hết minh, hết vô minh ; như vậy cho đến chẳng phải lão, chẳng phải tử, chẳng phải hết lão tử, chẳng phải khổ, chẳng phải tập, chẳng phải diệt, chẳng phải đạo, chẳng phải trí, chẳng phải đắc. Chẳng phải bố thí, chẳng phải trì giới, chẳng phải tinh tấn, chẳng phải nhẫn nhục, chẳng phải thiền định, chẳng phải trí huệ, chẳng phải ba la mật đa, như thế cho đến chẳng phải Như Lai, ứng Cúng, Chánh Biến Tri, chẳng phải Đại Niết bàn, chẳng phải Thường, chẳng phải Lạc, chẳng phải Ngã, chẳng phải Tịnh.
Do đều chẳng phải pháp thế gian và pháp xuất thế gian nên tức là Như Lai tạng diệu minh nguyên tâm, tức là tâm, tức là không, tức là đất, tức là nước, tức là lửa, tức là gió, tức là mắt tai mũi lưỡi thân ý, tức là sắc thanh hương vị xúc pháp, tức là nhãn thức giới cho đến tức là ý thức giới, tức là minh, vô minh, tức là hết minh, hết vô minh, như vậy cho đến tức là lão, tức là tử, tức là hết lão tử, tức là khổ, tức là tập, tức là diệt, tức là đạo, tức là trí, tức là đắc, tức là bố thi, trì giới, tỉnh tấn, nhẫn nhục, thiền định, trí huệ, tức là ba la mật đa, như thế cho đến tức là Như Lai, ứng Cúng, Chánh Biến Tri, tức là Đại Niết bàn, tức là Thường, tức là Lạc, tức là Ngã, tức là Tịnh.

Do đều tức là pháp thế gian và pháp xuất thế gian nên tức là Như Lai tạng diệu minh nguyên tâm, lìa tức là, lìa chẳng phải, là tức là, là chẳng phải.
Làm sao chúng sanh trong ba cõi và hàng Thanh Văn, Duyên Giác xuất thế gian lấy cái tâm có chỗ biết mà đo lường Giác ngộ vô thượng của Như Lai và lấy ngôn ngữ thế gian mà vào được tri kiến Phật.

Ví như đàn cầm, sắt, không hầu, tỳ bà, tuy có âm thanh vi diệu, mà không có ngón tay vi diệu, rốt cuộc chẳng phát ra được. Ông và chúng sanh cũng như vậy đó. Chân tâm bảo giác mỗi người đều sẳn đủ, thế mà khi ta ấn ngón tay thì hải ấn phát quang, còn các ông vừa mới phát tâm thì trần lao liền nổi.
Do chẳng chuyên cần cầu đạo Vô thượng giác, ưa thích Tiểu thừa, được chút ít đã cho là đủ.

706

Đạo pháp của đức Phật có phải là triết học hay không - Tác giả: HOÀNG PHONG

muốn nhìn Phật giáo dười khía cạnh triết học thì nên hiểu theo nghĩa Triết học Hy Lạp cổ đại hơn là triết học ngày nay . Suy tư và nghiên cứu

13,688
BẦN CÙNG VÀ GIẦU CÓ (貧窮與富有) Tác giả: Tinh Vân Đại Sư, Việt dịch: Thích Quảng Lâm

BẦN CÙNG VÀ GIẦU CÓ (貧窮與富有)Tác giả: Tinh Vân Đại Sư, Việt dịch: Thích Quảng Lâm Bần cùng và giàu có là 2 danh từ nói về hai thân phận khác nhau. Phần

20,247
Chương Kệ Di Ðà - Phẩm Dị Hành (Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận - Bồ tát Long Thọ)

Chương Kệ Di Ðà - Phẩm Dị Hành(Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận - Bồ tát Long Thọ) (1)(dịch Việt và chú thích: Nguyên Hảo)1.Trí tuệ sáng vô lượng,Thân như Núi Vàng

3,390
BÁT NHÃ BA LA MẬT - ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN I

KINH: Đối với hết thảy pháp, tâm không trụ trước, nên đầy đủ Thiền Ba-la-mật.LUẬN:☀️ Hỏi: Thế nào là Bát-nhã Ba-la-mật?Đáp: Chư Bồ-tát từ khi mới phát tâm cầu trí Nhất thiết

740
CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN GIẢI THOÁT – NI SƯ AYYA KHEMA

Vào thời Đức Phật còn tại thế, có một vị tu sĩ trưởng lão, tên là Bahia. Là người đã tu nhiều năm, cũng được bao người kính trọng, vị tu sĩ

1,087
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,238
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,676
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,579
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,349
Chùa Việt
Sách Đọc