Bài Viết (701)


Nguồn Gốc Của Câu Chú ཀརྨ་པ་མཁྱེན་ནོ། – Karmapa Chenno

693

“Karmapa Chenno” có thể được tạm dịch là “hiện thân của lòng bi mẫn của tất cả chư Phật, xin hãy nghĩ đến con”. Ở Trung Tây Tạng, Sikkim và Bhutan, câu chú được phát âm Karmapa Kyen-no hoặc Karmapa khen-no. Ở Đông Tây Tạng, câu chú được phát âm là “Karmapa Chenno”. Ở các nước phương Tây phát âm phổ biến nhất là Karmapa Chenno và được xem là chính xác.

Một ngày nọ, trong thế kỷ 16, người đứng đầu của một gia đình du mục trong hoang vu, lộng gió bắc Tây Tạng qua đời. Trong một khu vực thưa thớt dân cư như vậy rất hiếm để tìm thấy tu viện và các vị Lạt Ma để thực hiện nghi thức tang lễ Phật giáo, vì vậy gia đình tự hỏi phải làm gì. Sau đó, họ thấy một người rách rưới đi bộ giống như là một yogi hoặc một người hành khất, nên họ yêu cầu giúp đỡ. Người khất sĩ trên thực tế là một Lạt ma. Gia đình đau buồn thỉnh cầu Ngài thực hành nghi thức cho người chết, và Ngài đã đồng ý.

Khi Ngài đến giường của người chết và bắt đầu tụng chú, gia đình trân trọng yêu cầu Lạt ma để thực hiện Phowa (chuyển di thần thức). Tuy nhiên, Lạt ma cho biết: “Tôi chỉ là một người thực hành nghèo, ít học giáo lý của Đức Phật, tôi đã không thực hiện được thực hành bí truyền. Nhưng tôi có một phẩm chất tích cực, tín tâm to lớn ở Đức Phật sống, Ngài Lạt Ma Karmapa. Ngài như cổng lớn để đến Dewachen (cõi tịnh độ của Đức Phật A Di Đà). Tên của Ngài là mật khẩu ma thuật đối với niềm tin tuyệt vời”.

Sau đó, ông bắt đầu đọc một lần nữa và một lần nữa câu chú uy lực, “Karmapa Khyenno!””Karmapa Khyenno, Karmapa Khyenno,” ông tụng to, một lần nữa và một lần nữa.

Sau mỗi lần hạt của 108 trì tụng nhiệt thành, ông sẽ gia trì xác chết bằng chuỗi hạt cầu nguyện đó, tin rằng, trong danh hiệu của Đức Phật Karmapa, người chết được tái sinh trong cõi Dewachen.

Sau một thời gian, mọi người đều nhận thấy những dấu hiệu của sự chuyển di thần thức thành công bắt đầu xuất hiện. Tóc từ đỉnh đầu của tử thi đã giảm; có một mùi thơm dễ chịu trong không khí, và một lỗ hở xuất hiện ở đỉnh đầu nơi tâm thức vi tế của người quá cố đã về thế giới khác.

Mọi người có mặt vui mừng, lòng biết ơn và cảm ơn các vị Lạt Ma khất sĩ. Tất cả bắt đầu tín tâm thực hành thần chú của Đức Karmapa, cầu nguyện đạt được sự hỉ lạc tự tại của cõi Tịnh Độ A Di Đà ngay trong đời này.

Vị Lạt Ma hành khất ngay đó tiếp tục hành trình của Ngài. Một hôm, ông nghe nói rằng Karmapa toàn trí đã đến thăm miền nam Tây Tạng, vì vậy ông quyết định đi đến gặp Ngài và tỏ lòng tôn kính.

Cuối cùng Lạt Ma đã đến được điểm hành trình của Ngài. Điều đầu tiên Ngài Karmapa toàn tri nói với anh ấy là: “Đó có phải là một Pháp Chuyển Di Thần Thức (Phowa) khó khăn được thực hiện ở phía bắc không?” Đức Karmapa cười, dùng chuỗi của Ngài chạm vào Lạt Ma.

Ngài Lạt Ma khất sĩ tin 1 niềm tin không thể lay chuyển rằng Karmapa là một vị Phật sống toàn trí, và cho dù các môn đệ của Ngài đang ở bất cứ nơi nào, Ngài luôn đặt họ trong trái tim và tâm trí Ngài.

Từ đó câu chú Karmapa Chenno trở thành câu chú quan trọng nhất để gọi phẩm chất giác ngộ và năng lực của Ngài Karmapa trong truyền thống Kagyü của Phật Giáo Tây Tạng. Tên Karmapa được hiểu không chỉ là tên một số cá nhân cụ thể, mà là những phẩm chất giác ngộ của tất cả Chư Phật và Bồ Tát. Karmapa là một trong những hiện thân của nguồn quy y Tam Bảo, Phật, Pháp và Tăng đối với các đệ tử của Ngài.

Đây là câu chuyện về nguồn gốc của câu chú Karmapa mà tôi đã nghe.

Dịch từ Tiếng Anh sang tiếng Việt: Pema Choedon པདྨ་ཆོས་སྒྲོན, Tháng 8 năm 2016 từ bài ở đây.

Karma Dorje ཀརྨ་རྡོ་རྗེ། biên soạn Tháng 8 năm 2016.

Nguồn: https://wisdomcompassion.org/nguon-goc-cua-cau-chu-karmapa-chenno/

693

Sự phát triển của hệ thống Duy thức học tại Trung Hoa - Tác giả: Thích Long Vân dịch

Hệ thống Duy Thức học được truyền tới Trung Hoa vào thế kỷ thứ 6 AD. Tuy nhiên, Bộ Du - Già đã được truyền tới sớm hơn, tức vào thế kỷ

14,095
Quan niệm về nhận thức trong triết học Phật giáo Việt Nam - Tác giả: TS Triết học Nguyễn Đức Diện

Quá trình hình thành quan niệm lý luận về nhận thức luận trong các học thuyết triết học thường diễn ra thông qua mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại.

11,319
GIỚI NGUYỆN ATISHA (982-1054) - GYALWANG DRUKPA

Trên phương diện tuyệt đối, giới nguyện Kim Cương thừa là cấp giới nguyện khó trì giữ bởi giữ được giới nguyện này tức là hành giả đã an trụ được trong

673
NGỘ TÁNH LUẬN - Tổ Bồ Đề Đạt Ma

NGỘ TÁNH LUẬN - Tổ Bồ Đề Đạt Ma Đạo lấy tịch diệt làm thể, Tu lấy lìa tướng làm tông. Do đó Kinh dạy : "Tịch diệt là bồ đề, diệt các

13,870
THIỀN SƯ VĨNH GIA HUYỀN GIÁC

Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác, họ Đới, ở Ôn Châu, thuở nhỏ học tập kinh luận, chuyên về pháp môn Chỉ Quán của tông Thiên Thai. Nhân xem kinh Duy Ma

844
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,241
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,678
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,581
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,349
Chùa Việt
Sách Đọc