Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (8)


Xem mục lục
GIẢI THÍCH: PHẨM BỐN ĐẾ THỨ 84
(Có bản ghi: Phẩm Sai Biệt; kinh Đại Bát-nhã hội hai ghi: Phẩm Phật Pháp thứ 82).

            KINH: Tu-bồ-đề bạch Phật: Bạch đức Thế Tôn, nếu các pháp ấy là pháp Bồ-tát, thời thế nào là pháp Phật?
Phật bảo Tu-bồ-đề: Như lời ông hỏi, các pháp ấy là pháp Bồ-tát, vậy thế nào là pháp Phật? Này Tu-bồ-đề, pháp Bồ-tát cũng là pháp Phật. Nếu biết hết thảy chủng là được trí Nhất thiết chủng, dứt hết thảy phiền não tập khí, Bồ-tát sẽ được pháp ấy. Phật do một niệm tương ưng với tuệ, biết hết thảy pháp rồi đuợc Vô thượng chánh đẳng chánh giác; ấy là sai khác giữa Bồ-tát và Phật. Thí như người đắc quả và người hướng đạo khác nhau, hai người ấy đều là thánh nhân mà có đắc có hướng sai khác. Như vậy, Bồ-tát hành trong đạo vô ngại gọi là đại Bồ-tát, hành trong đạo giải thốt không có hết thảy hắc ám che lấp; ấy gọi là Phật.

* Trang 520 *
device

Tu-bồ-đề bạch Phật: Bạch đức Thế Tôn, nếu hết thảy pháp (sarvadharma) tự tướng không (svalakṣaṇa śūnya), thời trong pháp tự tướng không vì sao có sai khác là địa ngục, là ngạ quỷ, súc sinh, người, trời? Là người Tánh địa,[1] là người Bát địa,[2] là người Tu-đà-hồn cho đến là Bồ-tát? Là Như lai, Ứng cúng, Chánh biến tri? Bạch đức Thế Tôn, những người như vậy không thể có được, nghiệp nhân duyên của những người ấy cũng không thể có được, quả báo của các người ấy cũng không thể có được.
Phật dạy: Như vậy, như vậy, như lời ông nói, trong pháp tự tướng không, không có chúng sinh, không có nghiệp nhân duyên, không có quả báo. Chúng sinh không biết các pháp tự tướng không ấy, nên nghiệp nhân duyên hoặc lành hoặc dữ, hoặc nghiệp bất động; vì nhân duyên tội nghiệp nên đọa trong ba đường ác, vì nhân duyên phước nghiệp nên sinh cõi trời, cõi người; vì nhân duyên nghiệp bất động nên sinh cõi sắc, cõi vô sắc. Bồ-tát khi hành Thí ba-la-mật cho đến mười tám pháp không chung là nhận hành tất cả pháp trợ đạo. Như tam muội kim cương được Vô thượng chánh đẳng chánh giác; được rồi lợi ích chúng sinh, cái lợi ấy thường không mất nên không đọa vào sáu đường sinh tử.
 

[1] Đại trí độ luận, quyển 75, tr. 586a5-8: Tánh địa là hàng Thanh-văn tu từ noãn pháp cho đến thế gian đệ nhất pháp; còn hàng Bồ-tát được thuận nhẫn, ưa đắm thật tướng các pháp, không sanh tà kiến, được nước thiền định.
[2] Đại trí độ luận, quyển 75, tr. 586a8-9: Bát nhơn địa là tu từ khổ pháp nhẫn cho đến đạo tỷ nhẫn; mười lăm tâm ấy đối với hàng Bồ-tát là vô sanh nhẫn, vào Bồ-tát vị.

 

* Trang 521 *
device

Tu-bồ-đề bạch Phật: Bạch đức Thế Tôn, Phật được Vô thượng chánh đẳng chánh giác rồi có được sáu đường sinh tử chăng?
Phật dạy: Không được.
Bạch đức Thế Tôn, Phật có nghiệp hoặc đen hoặc trắng, hoặc đen trắng, hoặc chẳng đen chẳng trắng chăng?
Phật dạy: Không được.
Bạch đức Thế Tôn, nếu không có được thời vì sao Phật nói đến địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, người, trời, Tu-đà-hồn cho đến Bồ-tát, chư Phật?
Này Tu-bồ-đề, nếu chúng sinh biết các pháp tự tính không, thời Bồ-tát không cầu Vô thượng chánh đẳng chánh giác, cũng không cứu chúng sinh ra khỏi ba đường ác, cho đến không qua lại trong sáu đường sinh tử. Song vì chúng sinh thật không biết các pháp tự tính không, nên không được thốt khỏi sáu đường sinh tử. Vì vậy nên Bồ-tát theo Phật nghe pháp tự tính không, phát tâm cầu Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Này Tu-bồ-đề, các pháp không như vậy không như chỗ phàm phu chấp trước, chúng sinh đối với pháp không có sở hữu, mà điên đảo vọng tưởng phân biệt thủ đắc pháp, không có chúng sinh lại tưởng có chúng sinh, không có sắc lại tưởng có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức lại tưởng có 

* Trang 522 *
device

thọ, tưởng, hành, thức, cho đến hết thảy pháp hữu vi không có sở hữu lại dùng tâm điên đảo vọng tưởng khởi lên nghiệp thân, miệng, ý, nên phải qua lại sáu đường sinh tử không được thốt khỏi. Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật, hết thảy pháp lành đều vào trong Bát-nhã nên hành đạo Bồ-tát được Vô thượng chánh đẳng chánh giác;[1] được Vô thượng chánh đẳng chánh giác rồi vì chúng sinh thuyết bốn thánh đế: Khổ (duḥkha), khổ tập (samudaya), khổ diệt (nirodha) và khổ diệt đạo (mārga). Hết thảy pháp lành trợ đạo khai thị phân biệt đều vào trong bốn thánh đế; dùng pháp lành trợ đạo ấy phân biệt có Tam bảo là Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo; vì trái nghịch không tin Tam bảo nên không được lìa khỏi sáu đường sinh tử.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Bạch đức Thế Tôn, dùng khổ thánh đế được qua khỏi hay dùng khổ trí được qua khỏi? Do tập thánh đế được qua khỏi hay do tập trí được qua khỏi? Do diệt thánh đế được qua khỏi hay do diệt trí được qua khỏi? Do đạo thánh đế được qua khỏi hay do đạo trí được qua khỏi?
Phật bảo Tu-bồ-đề: Chẳng phải do khổ thánh đế được qua khỏi, cũng chẳng phải do khổ trí được qua khỏi, cho đến chẳng phải do đạo thánh đế được qua khỏi, cũng chẳng phải do đạo trí được qua khỏi. Vì bốn thánh đế ấy bình đẳng nên
 

[1] T. 8: Phóng quang Bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 19, tr. 138c10-12: Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, giữ gìn các pháp lành đều vào trong Bát-nhã ba-la-mật, hành Bồ-tát hạnh để thành tựu a-duy-tam-phật (Vô thượng chánh đẳng chánh giác); T. 7: Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh, hội thứ hai (大般若波羅蜜多經, 第二分), quyển 477, tr. 419a4-8: Bồ-tát ma-ha-tát khởi nghĩ đây rồi, hành thâm Bát-nhã ba-la-mật-đa, đem các thiện pháp nhiếp ở trong đó, tu hành các hạnh Bồ-tát không trái ngược, lần hồi viên mãn tư lương Bồ đề. Tư lương bồ đề đã được viên mãn, chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

 

* Trang 523 *
device

Ta nói tức là Niết-bàn, không do khổ thánh đế, không do tập, diệt, đạo thánh đế; cũng không do khổ trí, không do tâïp, diệt, đạo trí được Niết-bàn.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Bạch đức Thế Tôn, thế nào là tướng bốn thánh đế bình đẳng?
Này Tu-bồ-đề, nếu không có khổ, không có khổ trí, không có tập, không có tập trí, không có diệt, không có diệt trí, không có đạo, không có đạo trí, ấy gọi là bốn thánh đế bình đẳng.
* Lại nữa, bốn thánh đế ấy là như, chẳng khác; là  pháp tướng, pháp tính, pháp trụ, pháp vị, thật tế dù có Phật hay không có Phật thì pháp tính vẫn thường trú, vì không dối không mất. Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật do thông đạt thật đế nên hành Bát-nhã ba-la-mật.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Bạch đức Thế Tôn, thế nào là Bồ-tát do thông đạt thật đế nên khi hành Bát-nhã ba-la-mật, như thông đạt thật đế, chứ không đọa vào địa vị Thanh-văn, Bích-chi Phật mà thẳng vào Bồ-tát vị?
Phật bảo Tu-bồ-đề: Nếu Bồ-tát như thật thấy các pháp, thấy rồi ngộ được pháp không có sở hữu, ngộ được pháp không có sở hữu rồi thấy hết thảy pháp không, pháp nhiếp thuộc vào bốn thánh đế, pháp không nhiếp thuộc vào bốn 

* Trang 524 *
device

thánh đế đều không. Nếu quán như vậy liền vào Bồ-tát vị; ấy là Bồ-tát trú trong tánh địa không từ đảnh địa bị thối đọa. Vì đảnh địa bị thối đọa nên đọa vào địa vị Thanh-văn, Bích-chi Phật. Bồ-tát trú trong Tánh địa có thể phát sinh bốn thiền, bốn tâm vô lượng, bốn định vô sắc. Bồ-tát trú trong địa của định ban đầu ấy phân biệt hết thảy pháp mà thông đạt bốn thánh đế: Biết khổ không sinh tâm duyên khổ, cho đến biết đạo không sinh tâm điên đảo, chỉ thuận theo tâm Vô thượng chánh đẳng chánh giác mà quán tướng như thật của các pháp.
Bạch đức Thế Tôn, làm thế nào quán tướng như thật của các pháp?
Phật dạy: Quán các pháp tính không.
Bạch đức Thế Tôn, là pháp không nào?
Phật dạy: Là tự tướng không. Bồ-tát dùng trí tuệ như pháp quán hết thảy pháp không, không có tính có thể thấy. Trú trong tính ấy được Vô thượng chánh đẳng chánh giác, vì sao? Vì tướng vô tính là Vô thượng chánh đẳng chánh giác, chẳng phải chư Phật làm, chẳng phải Bích-chi Phật làm, cũng chẳng A-la-hán làm, cũng chẳng phải người hướng đạo làm, cũng chẳng phải người đắc quả làm, cũng chẳng phải Bồ-tát làm, chỉ vì chúng sinh không thấy không biết tướng như thật của các

* Trang 525 *
device

các pháp nên Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, dùng sức phương tiện vì chúng sinh ấy mà thuyết pháp.
LUẬN: Hỏi: Pháp Phật và pháp Bồ-tát rất có sai khác. Phật là bâïc Nhất thiết trí, Bồ-tát chưa phải là bậc Nhất thiết trí, Tu-bồ-đề vì cớ gì sinh nghi mà hỏi Phật: Thế nào là pháp Bồ-tát, thế nào là pháp Phật?
Trong đây Phật dạy chỗ hành của Bồ-tát như Phật là hành sáu Ba-la-mật như vậy, cho đến trí Nhất thiết chủng. Thế nên Tu-bồ-đề hỏi: Nếu hành như Phật thời với Phật khác gì? Phật hứa khả ý ấy nên nói như vậy: Chỗ hành của sắc pháp là đồng nhưng trí tuệ lợi độn có khác nhau. Trong đây Phật tự nói nhân duyên: Bồ-tát tuy như thật hành sáu Ba-la-mật mà chưa thể cùng khắp, chưa thể vào tất cả các môn, thế nên không gọi là Phật. Nếu Bồ-tát đã vào trong hết thảy môn, vào trong thật tướng các pháp, do một niệm tương ưng với trí tuệ được Vô thượng chánh đẳng chánh giác, dứt hết thảy phiền não tập khí, được tự tại đối với các pháp, lúc bấy giờ gọi là Phật. Như mặt trăng ngày 14 và ngày rằm, tuy đồng là trăng, nhưng ngày 14 không thể làm cho nước biển dâng lớn. Bồ-tát cũng như vậy, tuy có trí tuệ thanh tịnh thật, song vì chưa đầy đủ Phật pháp nên không thể làm chấn động mười phương chúng sinh. Ánh sáng của trăng ngày rằm sung mãn, có thể làm cho nước biển dâng lớn. Khi Bồ-tát thành Phật cũng như vậy, phóng hào quang lớn, làm chấn động mười phương các cõi nước chúng sinh. Trong đây

* Trang 526 *
device

Phật tự nói: Như người hướng đạo và người đắc quả, tuy đồng là bậc thánh mà có sai khác. Bồ-tát cũng như vậy, hành giả gọi là Bồ-tát, là từ khi mới phát tâm cho đến khi được tam-muội Kim cang; còn Phâït đã được quả, dứt hết nghi hoặc, đối với các pháp không có pháp gì không rõ, nên gọi là Phật.
Tu-bồ-đề hỏi: Trong pháp tự tướng không, sự sai biệt không thể có được, rằng đó là địa ngục cho đến trời, đó là Tánh nhân, Bát nhân, Tu-đà-hồn cho đến Phật. Bạch đức Thế Tôn, như chúng sinh địa ngục... không thể có được, nghiệp nhân duyên cũng phải không thể có được, vì sao? Vì người tạo nghiệp không thể có được. Nghiệp đã không thể có được thời quả báo cũng không thể có được, cớ sao Phật nói Phật với Bồ-tát có sai khác?
Phật hứa khả ý Tu-bồ-đề lại dùng câu hỏi mà đáp lại Tu-bồ-đề: Vì chúng sinh không biết tự tính không nên khởi lên nghiệp lành dữ, như trong Kinh đây nói rộng. Chúng sinh là kẻ phàm phu chưa vào chính vị. Người ấy có tâm điên đảo chấp ngã, nhân phiền não mà khởi lên các nghiệp.
Nghiệp (karma) có ba thứ là thân (kāya), miệng (vāc) và ý (manas). Ba nghiệp ấy có hai là hoặc lành (kuśala) hoặc dữ (akuśala), hoặc hữu lậu (sāsrava) hoặc vô lậu (anāsrava). Vì nghiệp dữ nên đọa vào ba đường ác; vì nghiệp lành nên sinh vào cõi người cõi trời. Nghiệp lành lại có hai: Một là ràng buộc vào cõi dục, hai là ràng buộc vào cõi sắc và cõi vô sắc. Nghiệp ràng buộc sinh vào cõi sắc và cõi vô sắc gọi là nghiệp bất động; vì nghiệp bất động nên sinh vào cõi sắc, cõi vô sắc. Như chúng sinh tự biết

* Trang 527 *
device

các pháp tính không tức thời không sinh tâm chấp trước; tâm chấp trước không sinh nên không khởi nghiệp, cho đến không sinh vào cõi sắc, cõi vô sắc. Song vì thật không biết cho nên sinh, do viêïc ấy mà Bồ-tát suốt đời hành bố thí cho đến mười tám pháp không chung không mất không thiếu, cho đến dùng tam-muội như kim cương được Vô thượng chánh đẳng chánh giác, làm lợi ích chúng sinh. Chúng sinh được lợi ích ấy nên không còn qua lại trong năm đường sinh tử.
Tu-bồ-đề hỏi: Khi Phật được Vô thượng chánh đẳng chánh giác thật có được sáu đường ấy chăng?
Phật dạy: không được.
Hỏi: Trước Phật nói vì lợi ích lớn nên không đọa vào sáu đường, sao nay nói không được?
Đáp: Vì tà kiến quyết định thủ tướng nên rơi vào tà kiến, chứ sáu nẽo sinh tử không có được, chỉ vì người phàm phu do điên đảo mà khởi nghiệp nên giả danh có sáu đường sinh tử, chứ kỳ thật như huyễn, như mộng.
Hỏi: Phật có được bốn thứ nghiệp là đen, trắng, đen trắng và chẳng đen chẳng trắng chăng?
Đáp: Chẳng được. Nghiệp đen là nghiệp chẳng lành, quả báo của nó là đọa địa ngục, nơi chịu khổ não; chúng sinh trong ấy vì khổ não làm mê muội cùng cực nên gọi là đen. Chỗ thọ quả báo của nghiệp lành là cõi trời, vì thọ vui theo ý tự tại sáng suốt, nên gọi là nghiệp trắng; nghiệp ấy là nghiệp của các cõi trời trong ba cõi. Chỗ thọ quả báo của nghiệp lành và

* Trang 528 *
device

chẳng lành là cõi người, cõi A-tu-la... nơi đó cũng thọ vui, cũng thọ khổ nên gọi là nghiệp trắng đen. Nghiệp vô lậu có thể phá nghiệp hữu lậu chẳng lành, có thể cứu chúng sinh ra khỏi quả báo lành, dữ nên gọi là nghiệp chẳng phải trắng chẳng phải đen.
Hỏi: Nghiệp vô lậu cớ sao chẳng phải trắng chẳng phải đen?
Đáp: Pháp vô lậu tuy trong sạch không nhơ bẩn, song vì là không, vô tướng, vô tác nên không có phân biệt; không có phân biệt nên không được nói là trắng. Vì đen đối đãi với trắng, mà trong đây không có tướng đen đối đãi nên không được nói trắng.
* Lại nữa, nghiệp vô lậu có thể dứt hết các quán niệm. Trong quán niệm vì phân biệt cho nên có đen trắng, trong vô lậu nghiệp không có quán niệm nên không có đen trắng.
Tu-bồ-đề hỏi: Nếu không có được bốn nghiệp ấy thời vì sao phân biệt đây là địa ngục cho đến đây là A-la-hán? Nếu không có nghiệp đen thời vì sao nói đây là địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ? Nếu không có nghiệp trắng thời vì sao nói đây là trời, là người? Nếu không có nghiệp đen trắng thời vì sao nói đây là A-tu-la? Nếu không có nghiệp chẳng đen chẳng trắng thời vì sao nói đây là Tu-đà-hồn cho đến A-la-hán?
Phật dạy: Nếu hết thảy chúng sinh tự biết các pháp tự tính không, thời Bồ-tát không cần phát tâm Vô thượng chánh đẳng chánh giác, cũng không ở trong sáu 

* Trang 529 *
device

đường kéo chúng sinh ra, vì sao? Vì chúng sinh tự biết các pháp tính không thời không có gì phải độ; thí như không có bêïnh thời không cần thuốc, không có bóng tối thời không cần đèn sáng. Nay vì chúng sinh thật không biết pháp tự tính không, cứ theo tâm sinh mà chấp trước thủ tướng. Vì chấp trước nên ô nhiễm; vì ô nhiễm nên theo năm dục; vì theo năm dục nên bị lòng tham che lấp; vì lòng tham nên xan lẫn, hư dối, ganh ghét, sân giận, đấu tranh; vì sân giận nên khởi các nghiệp tội mà không hay biết. Thế nên khi mệnh chung theo nghiệp duyên mà sinh vào chỗ dữ, tiếp tục tạo nghiệp sinh tử, thường qua lại trong sáu đường không biết lúc nào cùng. Do vậy mà Bồ-tát ở chỗ chư Phật và đệ tử nghe nói các pháp tính không, vì thương xót chúng sinh, thấy chúng sinh do ngu cuồng điên đảo mà sinh tâm chấp trước, nên nguyện rằng: Ta sẽ làm Phật phá điên đảo cho chúng sinh, khiến được hiểu rõ các pháp tính không, vì sao? Vì các pháp không như chỗ phàm phu chấp trước vậy. Chúng sinh chắc chắn không có thật, chỉ từ trong chỗ không có sở hữu ức tưởng phân biệt mà vọng có sở đắc. Trong không có chúng sinh khởi lên tưởng chúng sinh; trong không có sắc khởi lên tưởng sắc; trong không có thọ, tưởng, hành, thức khởi lên tưởng thức, song vì si cuồng điên đảo nên khởi lên nghiệp thân, miệng, ý, phải qua lại sáu đường sinh tử, không thể thốt khỏi. Nếu chỉ khởi lên tưởng chúng sinh thời kiết phược còn nhẹ, có thể dễ độ. Nếu khởi lên tham dục, sân giận, tạo các nghiệp nặng, đó là kiết phược nặng, chịu quả báo của nghiệp

* Trang 530 *
device

 ấy thời khó có thể độ được; thí như nhóm vi trần làm thành núi, khó có thể di động. Bồ-tát vì chúng sinh ấy nên muốn phá nghiệp nhân duyên quả báo cho chúng sinh mà đối với Bát-nhã tuy biết hết thảy thiện pháp, hành Bồ-tát đạo, được Vô thượng chánh đẳng chánh giác, vì chúng sinh nên nói bốn thánh đế là khổ, khổ tập, khổ diệt, khổ diệt đạo, dùng mỗi mỗi nhân duyên chỉ bày, diễn nói.
Hỏi: Phật từ vô lượng vô số kiếp lại đây thực hành pháp vi diệu là mười tám pháp không chung cho đến vô ngã, giải thốt, đủ các nghiệp sâu xa, cớ sao chỉ nói cho chúng sinh khổ, tập, diệt, đạo?
Đáp: Điều chúng sinh sợ hãi cấp bách không gì hơn thống khổ. Vì thế nên trước trừ khổ rồi sau mới chỉ bày Phật đạo; như có người bị bệnh nặng, trước phải lấy việc trị bệnh làm gấp vậy sau mới lấy báu vật, y phục trang nghiêm thân họ.
Khổ (duḥkha) là thọ thân năm thọ uẩn, là gốc của hết thảy khổ, vì tính của nó chính là khổ. Khổ ấy nói lược là sinh, già, bệnh chết... như trong các Kinh nói rộng.
Khổ tập (samudaya) là các phiền não tham ái (rāga)... Ái là pháp cũ ở trong tâm, vì vậy mà Phật nói ái có thể làm sinh ra thân sau, nên nói ái là nguyên nhân của khổ. Nhân của khổ là tập. Nếu người muốn bỏ khổ thì trước tiên phải dứt ái. Ái dứt thì khổ dứt; dứt ái tức là dứt khổ, mà khổ diệt (nirodha) tức là đạo (mārga). Quán mỗi mỗi nhân duyên của năm uẩn (pañcaskandha) thấy tội lỗi của khổ và khổ tập là vô thường (anitya), khổ (duḥkha), không (śūnya

* Trang 531 *
device

và vô ngã (anātma); như bệnh, như ung, như ốn, như giặc, đây là chánh kiến (samyag-dṛṣṭi) ở trong tám phần thánh đạo; bảy thánh đạo khác giúp phát khởi thành chánh kiến, có thể dứt ái đối với hết thảy pháp; như dùng rượu dẫn thuốc. Người ấy đối với hết thảy thế gian không còn tham, được lìa khỏi lửa khổ vậy sau mới chỉ bày cho họ diệu pháp.
* Lại nữa, trong đây Phật tự nói nhân duyên: Trong bốn thánh đế đã thu nhiếp hết thảy pháp lành. Vì có người nói rằng, cớ gì Phật chỉ nói bốn thánh đế? Thế nên Phật nói hết thảy pháp lành trợ đạo đều thu nhiếp vào trong bốn thánh đế. Do nhân duyên của pháp lành trợ đạo nên phân biệt có ba ngôi báu (tri-ratna), chỉ vì chúng sinh không tin Tam bảo nên không được lìa khỏi sáu đường sinh tử.
Hỏi: Cớ gì Tu-bồ-đề hỏi một cách thô thiển rằng: Do khổ thánh đế diệt hay do khổ trí diệt; do tập thánh đế diệt hay do tập trí diệt?
Đáp: Đây chẳng phải là câu hỏi thô, mà ý hỏi rằng: Do thấy thể tính bốn thánh đế mà diệt hay do trí diệt được? Vì các phiền não ái... diệt nên gọi là hữu dư Niết-bàn. Nếu do khổ thánh đế được đạo thời hết thảy chúng sinh trâu, ngựa cũng lẽ đáng được đạo? Nếu do khổ trí được đạo thời lìa khổ không có trí; mà trí lìa khổ thời không gọi là khổ đế, chỉ gọi là khổ? Do khổ trí, khổ đế hòa hợp phát sinh nên không được nói chỉ do khổ đế diệt hay chỉ do trí diệt; cho đến đạo đế cũng như vậy.

* Trang 532 *
device

Phật đáp: Không do khổ đế diệt, cũng không do khổ trí diệt, cho đến không do đạo đế diệt, cũng không do đạo trí diệt cũng như vậy. Ta nói bốn đế ấy bình đẳng tức là diệt, không do khổ đế diệt cho đến đạo đế diệt, vì sao? Vì khổ, tập.. đều từ nhân duyên sinh, hư dối không thật, không có tự tính nên không gọi là thật. Vì không thật nên làm sao có thể diệt?
Hỏi: Hai đế khổ và tập thuộc pháp hữu lậu, là pháp của phàm phu hành nên có thể là hư dối không thật, còn đạo đế là pháp vô lậu, không có dính mắc, tuy từ nhân duyên hòa hợp sinh mà không hư dối? Lại, diệt đế là pháp vô vi, vô lậu, không từ nhân duyên mà có, làm sao nói bốn đế đều là hư dối?
Đáp: Người mới đắc đạo biết hai đế là hư dối; sắp vào Vô dư Niết-bàn cũng biết đạo đế hư dối, vì không. Không tam-muội lìa bỏ đạo đế; như bỏ chiếc bè.[1] Diệt đế cũng không có pháp nhất định, như trong kinh đây nói: Lìa pháp hữu vi (saṃskṛta) không có pháp vô vi (asaṃskṛta); nhân pháp hữu vi nên nói pháp vô vi;[2] khổ diệt như đèn tắt, không nên hý luận tìm chỗ đèn tắt ở đâu. Thế nên Phật nói không do khổ đế cho đến không do đạo đế diêït được.
Tu-bồ-đề hỏi: Thế nào là bốn thánh đế bình đẳng?
Phật dạy: Như không có tám pháp là bốn đế và trí biết bốn đế thời là bình đẳng.
* Lại nữa, bốn đế như thật không dối, không khác. Như như, pháp tính, pháp tướng, pháp vị, thật tế hoặc có
 

[1] T. 1: Trung a-hàm kinh (中阿含經), quyển 54, kinh số 200: A-lê-tra kinh (阿梨吒經), tr. 764c12-14: Thế Tôn lại nói: “Cũng vậy, Ta thường nói cho các ngươi nghe về thí dụ chiếc bè là để cho các ngươi biết mà xả bỏ, chứ không phải để chấp thủ. Nếu các ngươi biết Ta thường nói thí dụ về chiếc bè, đối với pháp còn phải xả bỏ huống là phi pháp chăng?; Trung bộ kinh I, kinh ví dụ con rắn (Alagaddūpama sutta), tr. 136: Cũng vậy, này chư Tỷ-kheo, Ta thuyết pháp như chiếc bè để vượt qua, không phải để nắm giữ lấy. Chư Tỷ-kheo, các Ông cần hiểu ví dụ cái bè... Chánh pháp còn phải bỏ đi, huống nữa là phi pháp.
[2] Tham khảo T. 8: Phóng quang Bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 2, tr. 12c1-3; T. 8: Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 2, tr. 232b21-23.

 

* Trang 533 *
device

Phật hay không có Phật thời pháp tính vẫn thường trú, không do tâm tâm số pháp và các quán niệm, chỉ vì không dối chúng sinh nên thường trụ. Còn hết thảy pháp khác đều điên đảo, hư vọng, do chấp trước quả báo điên đảo mà phát sinh, nên tuy có thể cùng với người vui mừng lớn mà lâu ngày đều đổi khác, hư dối. Chỉ có một pháp đó là thật tướng các pháp, vì không hư dối nên thường trú bất diệt.
Như vậy, Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật thông đạt thật đế của các pháp.
Tu-bồ-đề hỏi: Bồ-tát làm thế nào thông đạt được thật đế, vượt quá địa vị Thanh-văn, Bích-chi Phật mà vào Bồ-tát vị?
Phật dạy: Nếu Bồ-tát tư duy, trù lượng, suy tìm các pháp thời không có một pháp nào có thể có được định tướng, mà thấy hết thảy pháp hoặc ở trong bốn đế, hoặc không ở trong bốn đế đều không. Pháp không ở trong bốn đế là hư không, và phi trạch diệt vô vi, ngồi ra đều ở trong bốn đế. Nếu quán pháp không như vậy, liền vào Bồ-tát vị.
Hỏi: Cớ gì không nói không cũng là quán không, vào Bồ-tát vị?
Đáp: Không cần nói, vì sao? Vì nếu nói các pháp không tức là không, không cũng không; nếu không ấy chẳng không thời không gọi là hết thảy không; vì thế nên hành trong ấy được vào Bồ-tát vị. Bồ-tát trú trong 

* Trang 534 *
device

Tánh địa không đọa vào Đảnh địa. Tánh địa là pháp vị của Bồ-tát. Như trong pháp Thanh-văn (Śrāvaka), nỗn pháp (ūṣmagata), đảnh pháp (mūrdhana), nhẫn pháp (kṣānti), thế đệ nhất pháp gọi là Tánh địa;[1] vì pháp ấy tùy thuận đạo vô lậu nên gọi là tánh, trú ở trong ấy hy vọng chắc chắn được đạo. Bồ-tát cũng như vậy, trú trong Tánh địa hy vọng chắc chắn được làm Phật, có thể phát sinh bốn thiền, bốn tâm vô lượng, bốn định vô sắc. Bồ-tát nhiếp tâm ở trong thiền định, phân biệt, tư duy, trù lượng mà phân biệt các pháp, thông đạt bốn đế. Nghĩa là thấy biết khổ cũng chẳng phải duyên khổ sinh tâm; biết khổ là biết thọ thân của phàm phu, do chấp trước khổ nên chịu các ưu não. Người ấy đều như giặc, như ốn, vô thường, không. Thấy được như vậy rồi khi ấy liền xả bỏ, không chấp thủ tướng khổ, cũng không duyên khổ đế; do sức pháp vị của Bồ-tát, cho đến đạo đế cũng như vậy, chỉ nhất tâm hồi hướng đến Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Biết bốn đế ấy như thuốc và bệnh đối đãi nhau, nên cũng không chấp trước bốn đế ấy, chỉ quán tướng như thật của các pháp, không khởi bốn thứ quán phân biệt.
Tu-bồ-đề hỏi: Làm thế nào như thật quán các pháp?
Phật dạy: Quán không. Nếu Bồ-tát quán hết thảy pháp hoặc lớn hoặc nhỏ đều không, ấy gọi là như thật quán.
Lại hỏi: Dùng không gì. Phật dạy: Dùng tự tướng không (svalakṣaṇa śūnya).
 

[1] T. 29: A-tỳ-đạt-ma câu xá luận (Abhidharmakośa śāstra-阿毘達摩俱舍論), chương 6: phẩm Hiền thánh: Tu pháp quán này sẽ sinh khởi Noãn pháp,
Từ sự tu tập pháp niệm trụ (dharmasmṛtyupasthāna), cuối cùng sẽ phát sinh một thiện căn (kuśalamūla). Thiện căn này có tên là Noãn (ūṣmagata) vì nó tương tợ như hơi nóng đạo (ūṣmaprakāra), là hiện tượng đầu tiên của thánh đạo (āryamārga), là ngọn lửa đốt cháy củi phiền não…
Noãn pháp tăng trưởng dần từ yếu, đến khá, đến mạnh; và cuối cùng phát sinh thiện căn thứ hai là Đảnh (mūrdhana).
Kế đó sẽ sinh khởi Đảnh cũng như vậy.
Thiện căn này được gọi là “Đảnh” hay “đầu” bởi vì đó là thiện căn cao nhất hoặc đứng đầu trong các thiện căn “không cố định” (cala, động); có nghĩa là người ta có thể bị rơi xuống từ các thiện căn này; hoặc người ta có thể bị rơi xuống lần nữa từ các “đỉnh” này, hoặc người ta có thể vượt qua chúng bằng cách tiến vào nhẫn (kṣānti).
Đảnh thiện căn cũng tăng trưởng dần từ yếu, đến khá, đến mạnh; và cuối cùng lại phát sinh thiện căn thứ ba là nhẫn (kṣānti).
Kế đến là nhẫn, chỉ nương pháp niệm trụ; hạ và trung phẩm giống như Đảnh.
Nhẫn được gọi tên như vậy là vì ở giai đoạn này các thánh đế đã tạo ra một sự an lạc rất mạnh mẽ. Ở giai đoạn của Noãn, các thánh đế chỉ tạo ra một sự an lạc yếu ớt; ở giai đoạn của Đảnh, các thánh đế tạo ra một sự an lạc vừa phải; và chúng ta còn thấy rõ điều này qua sự việc hành giả có thể bị thối đọa từ hai thiện căn đầu tiên nhưng không thể bị thối đọa từ nhẫn.
Nhẫn thiện căn cũng có ba loại: Yếu, trung bình và mạnh (hạ trung thượng).
Hai loại yếu và trung bình đều giống như Đảnh bởi vì chúng cũng là loại “in dấu đầu tiên” (sơ an túc) và đều nương vào pháp niệm trụ; nhưng lại khác với Đảnh về sự tăng trưởng.
Dù yếu, trung bình hay mạnh thì tất cả đều tăng trưởng nhờ vào pháp niệm trụ chứ không phải các niệm trụ khác.
Loại nhẫn mạnh chỉ lấy khổ của Dục giới làm sở duyên vì nối tiếp với Thế đệ nhất pháp (agradharmas).
Thế đệ nhất pháp cũng vậy;
Đối với Thế đệ nhất pháp cũng thế. Các pháp này, giống hệt như loại thượng phẩm nhẫn, chỉ duyên khổ đế Dục giới và cũng thuộc loại sát-na diệt (ekakṣaṇa). Chúng thuộc về hữu lậu nên được gọi là “thế gian”, là pháp thù thắng nhất trong các pháp thế gian nên được gọi là “Thế đệ nhất pháp”. Chúng là pháp tối thắng vì chỉ nương vào năng lực riêng của chúng (puruṣakāra) và mặc dù không có đồng loại nhân (sabhāgahetu) nhưng chúng vẫn lôi kéo được, phát khởi được con đường kiến đế (kiến đạo).
Abhidharmakośa śāstra, Mārgapudgalanirdeśa, tr. 343-345: Tata ūṣmagata utpattiḥ tasmād dharmasmṛtyupasthānād evam abhyastāt krameṇa ūṣmagataṃ nāma kuśalamūlam utpadyate/ ūṣmagatam iva ūṣmagatam/ kleśa indhana dahanasya āryamārga agneḥ pūrvarūpatvāt/  ūṣmabhyo mūrdhānaḥ te’pi tādṛśāḥ (17) mṛdu madhyā ādhimātra krama abhivṛddhebhya ūṣmabhyo mūrdhāna utpadyante/ utkṛṣṭataratvāt tu nāma antaraṃ cala kuśalamūla mūrdhatvāt mūrdhānaḥ/ ebhyo hi pāto’tikramo vā/ mṛdu madhyā ādhimātra krama abhivṛddhebhyaḥ punar utpadyante/ tebhyaḥ kṣāntiḥ dvidhā tadvat adhimātrasya kṣamaṇādaparihāṇitaḥ/ sā’pi triprakārā mṛdvī madhyā’dhimātrā ca/ yathā mūrdhana uktāḥ evaṃ mṛdumadhye kṣāntī tathaivākaraṇāt/ vivardhane tvayaṃ viśeṣaḥ/ sarvasyāḥ kṣāntir iti varttate/ agradharma saṃśleṣādasau kāmāvacara duḥkha ālambana eva/ Tatha agradharmāḥ yatha eva ādhimātrā kṣāntiḥ/ te’pi hi kāmāvacara duḥkha ālambanāḥ kṣaṇikāśva laukikāśca ete’grāśca dharmāḥ/ sarvalaukika śreṣṭatvād iti laukika agradharmāḥ/ vinā sabhāgahetunā mārgasya tat puruṣakāreṇākarṣaṇāt/

 

* Trang 535 *
device

Hỏi: Trong mười tám không cớ gì chỉ dùng tự tướng không?
Đáp: Vì đó là Không trung đạo. Nội không, ngoại không... là tiểu không; rốt ráo không, vô sở đắc không là Không sâu xa; tự tướng không là Không bậc trung, vì tự tướng có lý phá mà tâm không thối mất, thời có thể vào trong Không sâu xa. Bồ-tát được pháp như vậy thời quán hết thảy pháp đều không, cho đến không thấy một pháp có tính, có thể trú trong đó mà được Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Quán các pháp như Vô thượng chánh đẳng chánh giác mà Vô thượng chánh đẳng chánh giác tự tính cũng không; chẳng phải Phật làm, chẳng phải Bồ-tát làm; chẳng phải Bồ-tát, A-la-hán, Bích-chi Phật làm; tướng nó thường vắng lặng, không có ngôn ngữ hý luận. Do chúng sinh không thấy biết tướng như thật ấy nên Bồ-tát hành Bát-nhã, dùng sức phương tiện vì chúng sinh thuyết pháp. Sức phương tiện là Bồ-tát biết pháp vô sinh nhẫn, vào Bồ-tát vị, thông đạt đệ nhất nghĩa đế. Quán tướng đạo ấy rất sâu xa, vi diệu, không được, không bỏ, thời dùng trí tuệ vi diệu còn không thể biết được huống gì miệng có thể nói!
Tâm đại bi thương xót chúng sinh là vì “việc không” nên đọa vào ba đường ác, chịu khổ cực lớn. Nếu ta chỉ nói thẳng pháp không ấy, thời chúng sinh không tin, không chịu, mắc tội phá pháp mà đọa vào địa ngục. Ta nay sẽ thành tựu hết thảy pháp lành, trang nghiêm 

* Trang 536 *
device

thân với 32 tướng mà dẫn đường cho chúng sinh, khởi lên vô lượng vô số thần thông, được thành Phật đạo, làm chủ giữa hết thảy hội chúng, tự tại đối với hết thảy pháp. Nếu tán thán pháp ác, chúng sinh còn lãnh thọ huống nữa là nói pháp thật! Vì thế Bồ-tát hành theo tư duy như sở nguyện mà vì chúng sinh thuyết pháp khiến đều được độ thốt.
(Hết cuốn 94 theo bản Hán)
 

 

* Trang 537 *
device

 

Xem mục lục