Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (8)


Xem mục lục
GIẢI THÍCH: PHẨM DIỆT TRÁNH THỨ 31
(Kinh Ma-ha Bát-nhã ghi: Phẩm Hiện Diệt Tránh)
(Kinh Đại Bát-nhã ghi: Phần 2, Phẩm Nhiếp Thọ thứ 29)

 

KINH: Bấy giờ Thích-đề-hồn-nhơn bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Rất kỳ lạ, hy hữu! Các Bồ-tát ma-ha-tát từ Bát-nhã ba-la-mật, hoặc nghe, thọ trì, thân cận, đọc tụng, vì người khác nói, nhớ nghĩ đúng mà được công đức đời nay như vậy, cũng thành tựu chúng sinh, tịnh quốc độ Phật, từ một cõi Phật đi đến một cõi Phật cúng dường chư Phật; đồ cúng dường theo ý muốn liền có, theo Phật nghe pháp, cho đến khi chứng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác trọn không giữa chừng quên mất; cũng được nhà thành tựu, mẹ thành tựu, sinh thành tựu, quyến thuộc thành tựu, tướng mạo thành tựu, ánh sáng thành tựu, mắt thành tựu, tai thành tựu, Tam-muội thành tựu, Đà-la-ni thành tựu. Vị Bồ-tát ấy dùng sức phương tiện biến thân như Phật, từ một nước Phật đến một nước Phật đến nơi nào không có Phật thời tán thán Thí ba-la-mật cho đếnthừa không thể dứt ba đường ác, xuất sinh ba thừa.
 
                                                             

* Trang 594 *
device

Bát-nhã ba-la-mật; tán thán bốn thiền, bốn tâm vô lượng, bốn định vô sắc; tán thán bốn niệm xứ cho đến mười tám pháp không chung; dùng sức phương tiện thuyết pháp, lấy pháp ba thừa độ thốt chúng sinh, đó là Thanh-văn, Bích-chi Phật và Phật thừa.
Bạch đức Thế Tôn! Khối thay, hy hữu! Thọ trì Bát-nhã ba-la-mật là đã nhiếp hết năm Ba-la-mật và mười tám pháp không chung, cũng thu nhiếp quả Tu-đà-hồn cho đến quả A-la-hán, đạo Bích-chi Phật, Phật đạo, Nhất thiết trí, Trí nhất thiết chủng.
Phật bảo Thích-đề-hồn-nhơn: Như vậy, như vậy! Kiều-thi-ca! Thọ trì Bát-nhã ba-la-mật ấy là đã nhiếp hết năm Ba-la-mật cho đến Trí nhất thiết chủng.
* Lại nữa, Kiều-thi-ca! Đối với Bát-nhã ba-la-mật ấy thọ trì, thân cận, đọc tụng, vì người khác nói, nhớ nghĩ đúng thì thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy được công đức đời nay, ông hãy nhất tâm lắng nghe!
Thích-đề-hồn-nhơn thưa: Dạ thưa, bạch đức Thế Tôn! Con xin thọ giáo!
Phật bảo Thích-đề-hồn-nhơn: Kiều-thi-ca! Hoặc có ngoại đạo, Phạm-chí, hoặc ma, hoặc ma dân, hoặc người tăng thượng mạn, muốn làm sai trái, phá hoại tâm Bát-nhã ba-la-mật của Bồ-tát, các                              

* Trang 595 *
device

người ấy vừa sinh tâm đó tức thời diệt mất, không thể toại nguyện, vì sao? Kiều-thi-ca! Vì Bồ-tát ấy suốt đời tu Thí ba-la-mật, tu Giới, Nhẫn, Tấn, Thiền, Bát-nhã ba-la-mật. Vì chúng sinh đêm dài tham lam, giành giựt nên Bồ-tát bỏ hết vật trong ngồi, an lập chúng sinh nơi Thí ba-la- mật; vì chúng sinh đêm dài phá giới nên Bồ-tát bỏ hết pháp trong ngồi, an lập chúng sinh nơi giới; vì chúng sinh đêm dài đấu tranh nên Bồ-tát bỏ hết pháp trong ngồi, an lập chúng sinh nơi nhẫn nhục; vì chúng sinh đêm dài biếng nhác nên Bồ-tát bỏ hết pháp trong ngồi, an lập chúng sinh nơi tinh tấn; vì chúng sinh đêm dài loạn tâm nên Bồ-tát bỏ hết vật trong ngồi, an lập chúng sinh nơi thiền định; vì chúng đêm dài đời ngu si nên Bồ-tát bỏ hết vật trong ngồi, an lập chúng sinh nơi Bát-nhã ba-la-mật; vì chúng sinh đêm dài bị ái kiết phải lưu chuyển sinh tử, Bồ-tát dùng sức phương tiện, dứt ái kiết cho chúng sinh mà an lập họ nơi bốn thiền, bốn tâm vô lượng, bốn định vô sắc, bốn niệm xứ cho đến tám Thánh đạo phần, không, vô tướng, vô tác Tam-muội, an lập chúng sinh nơi quả Tu-đà-hồn cho đến quả A-la-hán, đạo Bích-chi Phật, Phật đạo.
Kiều-thi-ca! Ấy là Bồ-tát ma-ha-tát tu Bát-nhã ba-la-mật được công đức đời nay. Công đức đời sau là được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, Bồ-tát

* Trang 596 *
device

chuyển Pháp luân, khi sở nguyện đã mãn vào Vô dư Niết-bàn. Kiều-thi-ca! Ấy là công đức đời sau của Bồ-tát ma-ha-tát.
* Lại nữa, Kiều-thi-ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy đối với Bát-nhã ba-la-mật hoặc nghe, thọ trì, thân cận, đọc tụng, vì người khác nói, nhớ nghĩ đúng thời nơi vị ấy ở, ma hoặc ma dân, hoặc ngoại đạo, Phạm chí, người tăng thượng mạn, muốn khinh chê vấn nạn, phá hoại Bát-nhã ba-la-mật trọn không thành được, tâm ác của người kia chuyển diệt mà công đức chuyển tăng ; nhờ nghe Bát-nhã ba-la-mật nên dần dần lấy đạo ba thừa, dứt hết các khổ. Ví như có một vị thuốc tên là Ma-kỳ, có con rắn đói đi kiếm ăn, thấy con trùng muốn bắt ăn, trùng chạy đến chỗ thuốc, vì sức hơi thuốc nên rắn không thể tiến đến được, liền bỏ đi, vì sao? Vì sức thuốc mạnh lơn rắn độc. Kiều-thi-ca! Thuốc Ma-kỳ có sức như vậy.
Thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy đối với Bát-nhã ba-la-mật hoặc thọ trì, thân cận, đọc tụng, vì người khác nói, nhớ nghĩ đúng, nếu có người các sự đấu tranh nổi lên, muốn đến phá hoại, vì oai lực của Bát-nhã ba-la-mật, hễ nổi lên ở đâu liền diệt ở đó, người kia liền sinh thiện tâm, tăng trưởng công đức, vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật hay diệt các sự đấu tranh rối loạn. Đó là những pháp gì? Đó là dâm, nộ,                       

* Trang 597 *
device

si, vô minh cho đến đại khổ tụ và các cái, kiết, sử, triền, chấp ngã, chấp nhân, chấp chúng sinh, chấp đoạn, chấp thường, chấp nhơ, chấp sạch, chấp có, chấp không; tất cả các chấp như vậy và xan tham, phạm giới, sân nhuế, giải đãi, loạn ý, vô trí, tưởng thường, tưởng vui, tưởng tịnh, tưởng ngã, các ái hành như vậy. Hoặc chấp sắc, chấp thọ, tưởng, hành, thức; chấp Thí ba-la-mật, Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật; chấp nội không, ngoại không, nội ngoại không cho đến vô pháp hữu pháp không; chấp bốn niệm xứ cho đến mười tám pháp không chung; chấp Nhất thiết trí, Trí nhất thiết chủng, chấp Niết-bàn. Tất cả pháp đấu tranh rối loạn ấy đều tiêu diệt hết, không để cho tăng trưởng.
LUẬN: Nghe là theo ở bên Phật hoặc Bồ-tát, hoặc người thuyết pháp khác mà nghe nói Bát-nhã ba-la-mật, là pháp tạng của mười phương ba đời chư Phật. Nghe rồi dùng sức tin nên lãnh thọ, dùng sức ghi nhớ nên duy trì, được khí vị nên thường đến vâng thờ; hỏi han lãnh thọ nên thân cận; thân cận rồi hoặc xem văn tự, hoặc miệng thọ đọc; vì thường nhớ không quên nên tụng; tuyên truyền cho người chưa nghe nên gọi là vì người khác nói; kinh sách Thánh nhân nói thẳng khó hiểu nên giải nghĩa; quán các Phật pháp không thể nghĩ bàn, vì có tâm đại bi đối với chúng sinh nên thuyết pháp; không lấy tà kiến hý luận cầu Phật pháp, mà như ý chỉ của

* Trang 598 *
device

Phật là không chấp trước nên nói pháp cũng không chấp trước; trừ bốn điên đảo các tà ức niệm nên trú trong bốn niệm xứ chánh ức niệm. Chỉ vì được đạo, không vì hý luận nên gọi là chánh ức niệm; chánh ức niệm là cội gốc của tất cả thiện pháp, hành giả khi mới vào tu tập nên gọi là chánh ức niệm; thường tu được thiền định, nên gọi là tu.
Công đức đời nay là như trước đã nói.[1] Nay Thích-đề-hồn-nhơn lại hỏi công đức đời nay, đó là giáo hóa chúng sinh cho đến khiến chúng sinh được ba thừa. Trước nói Bát-nhã thu nhiếp ba thừa, nay giải thích nghĩa ấy. Thế nên nói trong Bát-nhã ba-la-mật thu nhiếp năm ba-la-mật kia cho đến Trí nhất thiết chủng.
Phật ấn khả lời kia nói là muốn khiến người tin.
Được công đức đời nay, ông hãy nhất tâm lắng nghe là trên kia lược nói công đức đời nay, nay Phật muốn nói rộng việc ấy, là việc khó tin trì, nên bảo nhất tâm lắng nghe.
* Lại nữa, nhân nhỏ quả lớn, khó tin nên nói hãy nhất tâm lắng nghe. Đế-thích tuy tín thọ song người không biết, nên nói:  Thưa vâng Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật ấy, tuy không thể phá hoại, nhưng ngôn ngữ để tuyên bày thật tướng thì có thể phá; vì ngôn ngữ phá người nên tín tâm chưa ổn định cũng có thể phá, vì thế nên nói hoặc ngoại đạo Phạm-chí đi đến muốn phá hoại Bát-nhã ba-la-mật.
Phạm-chí là tất cả các ngoại đạo xuất gia, nếu người vâng dùng pháp của họ cũng gọi là Phạm-chí. Phạm-chí yêu
 

[1] Đại trí độ luận, quyển 56: Nếu tu được Bát-nhã ba-la-mật ấy, chúng tôi sẽ xem người đó như Phật, vì sao? Vì tôn trọng pháp. Pháp đây là Bát-nhã ba-la-mật thậm thâm. Pháp thậm thâm là hết thảy pháp tuy rốt ráo không, nhưng có ba thừa phân biệt, vì sao? Vì các pháp nếu rốt ráo không, lại không nên tu tập công đức ba thừa, thời bị rơi vào chấp đoạn diệt. Nếu tu công đức ba thừa thời là có phân biệt sai khác, không phải là rốt ráo không. Bát-nhã ba-la-mật này tuy rốt ráo không mà không rơi vào đoạn diệt, tuy phân biệt có ba thừa mà không sinh tâm nhiễm đắm, không chấp thủ định tướng trong hai việc ấy.
Nay muốn nói rộng về công đức Bát-nhã, nên bảo Thích-đề-hoàn-nhơn; ví như trước đem báu tốt chỉ cho người, sau mới ca ngợi công năng của nó… Vì nói đến công đức nên lấy cư-sĩ làm chứng. Trong hạng cư-sĩ, Thích-đề-hoàn-nhơn là lớn.
 

* Trang 599 *
device

đắm pháp của họ, nghe nói pháp thật tướng không, không tin nên muốn phá. Ma hoặc ma dân, như trước đã nói.[1]
Người tăng thượng mạn đây là đệ tử Phật được thiền định, chưa được Thánh đạo mà tự cho đã được. Người ấy nghe nói không có Tu-đà-hồn cho đến A-la-hán, không có đạo, không có Niết-bàn liền khởi tăng thượng mạn, sinh tâm phẫn nộ muốn phá pháp thật tướng không ấy. Do thần lực Bát-nhã ba-la-mật ấy khiến ác tâm kia liền tiêu diệt, trọn không thành nguyện. Như người lấy tay ngăn cái mâu nhọn, mà chỉ bị thương tay thời cái mâu không bị gì, vì sao? Vì Bồ-tát đối với pháp trong ngồi không chấp trước. Chúng sinh từ vô thỉ lại thường chấp trước pháp trong ngồi nên khởi lên đấu tranh. Bồ-tát bỏ chỗ chấp trước trong ngồi, tự mình an trú trong sáu Ba-la-mật, giáo hóa chúng sinh khiến bỏ pháp đấu tranh trong ngồi mà an lập chúng sinh nơi sáu Ba-la-mật. Do lực tu tập phước đức vô lượng đời nên gốc đấu tranh sạch hết, tuy có sự đấu tranh đưa đến song cũng chẳng thể được dễ dàng. Ví như rắn độc muốn ăn con ểnh ương nên thường rượt theo, khi đến chỗ có cây thuốc Ma-kỳ, rắn nghe hơi thuốc, độc liền tiêu kiệt. Người ác muốn hại pháp ấy cũng như vậy, muốn phá hoại người tu Bát-nhã ba-la-mật nên thường theo dõi. Vì oai lực của Bát-nhã ba-la-mật nên chất độc sân nhuế, tà kiến liền tiêu diệt, có người được hàng phục mà đắc đạo, có người làm đệ tử, có người trở lại bỏ đi. Bát-nhã ba-la-mật ấy hay phá kiết sử vô minh, dứt tà kiến chấp đoạn chấp thường, diệt được cả tâm chấp trước năm uẩn cho
 

[1] Đại trí độ luận, quyển 36: Ma và ma dân đến khủng bố Bồ-tát, như trong Kinh nói: Ma hiện làm thân rồng, đủ hình tượng kỳ dị đáng sợ, đêm đến khủng bố người tu. Hoặc hiện năm thứ dục lạc thượng diệu, phá hoại rối loạn Bồ-tát; hoặc chuyển tâm người thế gian, khiến cúng dường lớn, hễ hành giả tham đắm cúng dường thời mất đạo đức; hoặc chuyển tâm người khiến khinh khi não hại Bồ-tát; hoặc mắng, hoặc đánh, hoặc làm bị thương, hoặc hại người tu phải gặp khổ, hoặc sinh sân nhuế, ưu sầu v.v... Như vậy, ma tùy theo ý hướng của người đối diện mà phá hoại.

* Trang 600 *
device

đến Niết-bàn, huống gì việc sân nhuế, tật đố mà không diệt được.
Hỏi: Trước đã nói ma hoặc ma dân, ba loại người[1] muốn phá hoại Bát-nhã, sao nay còn nói lại?
Đáp: Phật trước kia nói ba loại người đến tìm dịp thuận tiện khủng bố, muốn làm cho sầu não. Loại giữa chừng đi đến không vì não hại người mà chỉ muốn phá hoại Bát-nhã ba-la-mật. Vì không theo ý nguyện nó nên không thể phá được. Ba loại người đến sau tuy muốn sinh tâm phá hoại, nhưng vừa sinh tâm liền diệt.
KINH: Lại nữa, Kiều-thi-ca! Trong ba ngàn đại thiên thế giới, các trời Tứ thiên vương, Thích-đề-hồn-nhơn, vua Phạm thiên cho đến trời A-ca-nị-tra thường thủ hộ thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy, là người hay thọ trì, cúng dường, đọc tụng, vì người khác nói, nhớ nghĩ đúng Bát-nhã ba-la-mật. Chư Phật hiện tại ở mười phương cũng cùng ủng hộ thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy, là người hay nghe, thọ trì, cúng dường, đọc tụng, vì người khác nói, nhớ nghĩ đúng Bát-nhã ba-la-mật. Thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy pháp bất thiện diệt, pháp thiện chuyển tăng, đó là Thí ba-la-mật chuyển tăng, vì không có sở đắc, cho đến Bát-nhã ba-la-mật chuyển tăng, vì không có sở đắc. Nội không chuyển tăng cho đến vô pháp hữu pháp không chuyển tăng, vì
 

[1] Đại trí độ luận, quyển 56, tr. 460, b17-23: Ba loại người: Hoặc có các ngoại đạo phạm chí, hoặc ma hoặc ma dân và hoặc người tăng thượng mạn. 

* Trang 601 *
device

không có sở đắc. Bốn niệm xứ cho đến mười tám pháp không chung chuyển tăng, vì không có sở đắc. Các môn Tam-muội, các môn Đà-la-ni, Nhất thiết trí, Trí nhất thiết chủng chuyển tăng, vì không có sở đắc.
Thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy nói ra mọi người đều tín thọ làm bạn thân kiên cố, không nói chuyện vô ích, không bị sân nhuế che lấp, không bị kiêu mạn, xan tham, tật đố che lấp. Người ấy tự mình không sát sinh, dạy người không sát sinh, tán thán việc không sát sinh, cũng hoan hỷ tán thán người không sát sinh
Tự mình xa lìa việc không cho mà lấy, cũng dạy người xa lìa việc không cho mà lấy, tán thán xa lìa việc không cho mà lấy, cũng hoan hỷ tán thán người xa lìa việc không cho mà lấy.
Tự mình không tà dâm, dạy người không tà dâm, tán thán việc không tà dâm, cũng hoan hỷ tán thán người không tà dâm.
Tự mình không nói dối, dạy người không nói dối, tán thán việc không nói dối, cũng hoan hỷ tán thán người không nói dối ; nói hai lưỡi, nói hung dữ, nói không lợi ích cũng như vậy.
Tự mình không tham, dạy người không tham, tán thán việc không tham, cũng hoan hỷ tán thán

* Trang 602 *
device

người không tham; không sân não, không tà kiến cũng như vậy.
Tự mình tu Thí ba-la-mật, dạy người tu Thí ba-la-mật, tán thán việc tu Thí ba-la-mật, cũng hoan hỷ tán thán người tu Thí ba-la-mật.
Tự mình tu Giới ba-la-mật, dạy người tu Giới ba-la-mật, tán thán việc tu Giới ba-la-mật, cũng hoan hỷ tán thán người tu Giới ba-la-mật.
Tự mình tu Nhẫn ba-la-mật, dạy người tu Nhẫn ba-la-mật, tán thán việc tu Nhẫn ba-la-mật, cũng hoan hỷ tán thán người tu Nhẫn ba-la-mật.
Tự mình tu Tấn ba-la-mật, dạy người tu Tấn ba-la-mật, tán thán việc tu Tấn ba-la-mật, cũng hoan hỷ tán thán người tu Tấn ba-la-mật.
Tự mình tu Thiền ba-la-mật, dạy người tu Thiền ba-la-mật, tán thán việc tu Thiền ba-la-mật, cũng hoan hỷ tán thán người tu Thiền ba-la-mật.
Tự mình tu Bát-nhã ba-la-mật, dạy người tu Bát-nhã ba-la-mật, tán thán việc tu Bát-nhã ba-la-mật, cũng hoan hỷ tán thán người tu Bát-nhã ba-la-mật.
Tự mình tu nội không, dạy người tu nội không, tán thán nội không, cũng hoan hỷ tán thán người tu nội không, cho đến tự mình tu vô pháp hữu pháp không, dạy người tu vô pháp hữu pháp không, tán 

* Trang 603 *
device

thán vô pháp hữu pháp không, cũng hoan hỷ tán thán người tu vô pháp hữu pháp không.
Tự mình vào trong tất cả Tam-muội, dạy người vào trong tất cả Tam-muội, tán thán việc vào trong tất cả Tam-muội, cũng hoan hỷ tán thán người vào trong tất cả Tam-muội.
Tự mình được Đà-la-ni, dạy người được Đà-la-ni, tán thán việc được Đà-la-ni, cũng hoan hỷ tán thán người được Đà-la-ni; tự mình vào Sơ thiền, dạy người vào Sơ thiền, tán thán việc vào Sơ thiền, cũng hoan hỷ tán thán người vào Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền cũng như vậy.
Tự mình vào trong từ tâm, dạy người vào trong từ tâm, tán thán việc vào trong từ tâm, cũng hoan hỷ tán thán người vào trong từ tâm; bi, hỷ, xả tâm cũng như vậy.
Tự mình vào Không vô biên xứ, dạy người vào Không Vô biên xứ, tán thán việc vào Không vô biên xứ, cũng hoan hỷ tán thán người vào Không vô biên xứ; Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ cũng như vậy.
Tự mình tu bốn niệm xứ, dạy người tu bốn niệm xứ, tán thán việc tu bốn niệm xứ, cũng hoan hỷ tán thán việc tu bốn niệm xứ; bốn chánh cần,/b>
Tự mình tu Thiền ba-la-mật, dạy người tu Thiền ba-la-mật, tán thán việc tu Thiền ba-la-mật, cũng hoan hỷ tán thán người tu Thiền ba-la-mật.
Tự mình tu Bát-nhã ba-la-mật, dạy người tu Bát-nhã ba-la-mật, tán thán việc tu Bát-nhã ba-la-mật, cũng hoan hỷ tán thán người tu Bát-nhã ba-la-mật.
Tự mình tu nội không, dạy người tu nội không, tán thán nội không, cũng hoan hỷ tán thán người tu nội không, cho đến tự mình tu vô pháp hữu pháp không, dạy người tu vô pháp hữu pháp không, tán 

* Trang 604 *
device

bốn như ý túc, năm căn, năm lực, bảy giác phần, tám Thánh đạo phần cũng như vậy.
Tự mình tu không, vô tướng, vô tác Tam-muội, dạy người tu không, vô tướng, vô tác Tam-muội, tán thán pháp không, vô tướng, vô tác Tam-muội, cũng hoan hỷ tán thán người tu không, vô tướng, vô tác Tam-muội.
Tự mình vào tám giải thốt, dạy người vào tám giải thốt, tán thán pháp vào tám giải thốt, cũng hoan hỷ tán thán người vào tám giải thốt.
Tự mình vào định chín thứ lớp, dạy người vào định chín thứ lớp, tán thán pháp vào định chín thứ lớp, cũng hoan hỷ tán thán người vào định chín thứ lớp; tự mình tu Phật mười lực, bốn điều không sợ, bốn trí vô ngại, đại từ đại bi, mười tám pháp không chung cũng như vậy.
Tự mình tu pháp không sai lầm, tự mình tu pháp thường xả, dạy người tu pháp không sai lầm, pháp thường xả, tán thán việc tu pháp không sai lầm, pháp thường xả, cũng hoan hỷ tán thán người tu pháp không sai lầm, pháp thường xả.
Tự mình được Trí nhất thiết chủng, dạy người được Trí nhất thiết chủng, tán thán Trí nhất thiết chủng, cũng hoan hỷ tán thán người được Trí nhất thiết chủng.

* Trang 605 *
device

Vị Bồ-tát ma-ha-tát ấy khi tu sáu Ba-la-mật có công đức bố thí đều đem cho chúng sinh để cùng với mình hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, vì không có sở đắc; có công đức trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ đều đem cho chúng sinh để cùng với mình hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, cũng vì không có sở đắc.
Thiện nam tử, thiện nữ nhân, khi tu sáu Ba-la-mật như vậy, nghĩ rằng : Ta nếu không bố thí, sẽ sinh vào nhà nghèo cùng, không thể thành tựu chúng sinh, tịnh cõi nước Phật, cũng không thể được Trí nhất thiết chủng.
Ta nếu không trì giới, sẽ sinh trong ba đường ác, còn không được thân người, huống gì thành tựu chúng sinh, tịnh cõi nước Phật, được Trí nhất thiết chủng.
Ta nếu không tu nhẫn nhục, thời sẽ bị các căn bại hoại, sắc thân không đầy đủ, không được sắc thân Bồ-tát đầy đủ để chúng sinh trông thấy chắc chắn đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, cũng không thể được đem sắc thân đầy đủ thành tựu chúng sinh, tịnh cõi nước Phật, được Trí nhất thiết chủng.
Ta nếu giải đãi, không thể được đạo Bồ-tát, 

* Trang 606 *
device

cũng không thể thành tựu chúng sinh, tịnh cõi nước Phật, được Trí nhất thiết chủng.
Ta nếu loạn tâm, thời không thể sinh các thiền định, không thể dùng thiền định ấy thành tựu chúng sinh, tịnh cõi nước Phật, được Trí nhất thiết chủng.
Ta nếu vô trí, thời không thể được trí phương tiện, dùng trí phương tiện vượt qua Thanh-văn, Bích-chi Phật địa, thành tựu chúng sinh, tịnh cõi nước Phật, được Trí nhất thiết chủng.
Vị Bồ-tát lại suy nghĩ: Ta không nên thuận theo xan tham để không đầy đủ Thí ba-la-mật, không nên thuận theo phạm giới để không đầy đủ Giới ba-la-mật, không nên thuận theo sân nhuế để không đầy đủ Nhẫn nhục ba-la-mật, không nên thuận theo giải đãi để không đầy đủ Tấn ba-la-mật, không nên thuận theo loạn ý để không đầy đủ Thiền ba-la-mật, không nên thuận theo si tâm để không đầy đủ Bát-nhã ba-la-mật. Nếu không đầy đủ Thí ba-la-mật, Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật, thời ta trọn không thể bước đến Trí nhất thiết chủng.
Như vậy, thiện nam tử, thiện nữ nhân thọ trì, thân cận, đọc tụng, vì người khác nói, nhớ nghĩ đúng Bát-nhã ba-la-mật, cũng không xa lìa tâm Tát-

* Trang 607 *
device

bà-nhã nên được công đức đời nay và đời sau ấy.
Thích-đề-hồn-nhơn bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Bồ-tát ma-ha-tát ấy tu Bát-nhã ba-la-mật, vì để hồi hướng Tát-bà-nhã (Trí nhất thiết chủng) cũng vì không sinh tâm cao mạn.
Phật bảo Thích-đề-hồn-nhơn: Kiều-thi-ca! Thế nào là Bồ-tát ma-ha-tát tu Bát-nhã ba-la-mật vì để hồi hướng đến tâm Tát-bà-nhã, cũng vì không sinh tâm cao mạn?
Thích-đề-hồn-nhơn thưa : Bạch đức Thế Tôn! Bồ-tát nếu tu Thí ba-la-mật thế gian, bố thí chư Phật, Bích-chi Phật, Thanh-văn và các người bần cùng, người ăn xin, người đi đường, vị Bồ-tát ấy vì không lấy trí vô sở đắc làm phương tiện nên sinh tâm cao mạn; nếu tu Giới ba-la-mật thế gian, nói rằng ta tu Giới ba-la-mật, ta có thể đầy đủ Giới ba-la-mật, vì không lấy trí vô sở đắc làm phương tiện, nên sinh tâm cao mạn ; nói rằng ta tu Nhẫn ba-la-mật, Tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, ta hành Bát-nhã ba-la-mật, ta tu Bát-nhã ba-la-mật, vì Bát-nhã ba-la-mật thế gian ấy không lấy trí vô sở đắc làm phương tiện nên sinh tâm cao mạn.
Bạch đức Thế Tôn! Bồ-tát khi tu bốn niệm xứ thế gian, tự nghĩ rằng: Ta tu bốn niệm xứ, ta đầy đủ bốn niệm xứ, vì không lấy trí vô sở đắc làm phương 

* Trang 608 *
device

tiện nên sinh tâm cao mạn. Ta tu bốn chánh cần, bốn như ý túc, năm căn, năm lực, bảy giác phần, tám Thánh đạo phần  tự nghĩ rằng  Ta tu không, vô tướng, vô tác Tam-muội, ta tu tất cả môn Tam-muội, ta sẽ được tất cả môn Đà-la-ni  ta tu Phật mười lực, bốn điều không sợ, mười tám pháp không chung  ta sẽ thành tựu chúng sinh, ta sẽ tịnh cõi nước Phật, ta sẽ được Trí nhất thiết chủng. Vì chấp trước tôi, ta, không lấy Trí vô sở đắc làm phương tiện nên sinh tâm cao mạn.
Bạch đức Thế Tôn ! Bồ-tát ma-ha-tát tu pháp lành thế gian chấp trước tôi, ta như vậy nên sinh tâm cao mạn.
Bạch đức Thế Tôn! Nếu Bồ-tát tu Bát-nhã ba-la-mật xuất thế gian, không chấp có người thí, người nhận, vật bố thí. Như vậy, Bồ-tát ma-ha-tát ấy tu Thí ba-la-mật xuất thế gian, vì để hồi hướng đến Tát-bà-nhã nên cũng không sinh tâm cao mạn. Tu Giới ba-la-mật, giới không thể có được; tu Nhẫn ba-la-mật, nhẫn không thể có được; tu Tấn ba-la-mật, tấn không thể có được; tu Thiền ba-la-mật, thiền không thể có được; tu Bát-nhã ba-la-mật, Bát-nhã không thể có được; tu bốn niệm xứ, bốn niệm xứ không thể có được, cho đến tu mười tám pháp không chung, mười tám pháp không chung không thể có được; tu đại từ đại bi, đại từ đại bi không thể 

* Trang 609 *
device

có được, cho đến tu Trí nhất thiết chủng, Trí nhất thiết chủng không thể có được.
Bạch đức Thế Tôn! Như vậy, Bồ-tát ma-ha-tát tu Bát-nhã ba-la-mật vì để hồi hướng đến Tát-bà-nhã, cũng vì không sinh tâm cao mạn.

LUẬN: Nói ra người đều tín thọ là Bồ-tát ấy thường làm cho pháp bất thiện dứt, pháp thiện tăng, đó là Thí ba-la-mật cho đến Trí nhất thiết chủng. Người ấy tu tập phước đức, trí tuệ nên có đại oai đức, giả sử có nói dối mà người còn đều tín thọ, huống gì nói thật!
Bạn thân kiên cố là người ấy đối với chúng sinh có tâm từ bi sâu xa, huống gì bạn thân đối với ta có ích! Bồ-tát ấy ưa dạy Phật đạo, biết thân miệng vô thường nên không nói lời vô ích. Vì thiện pháp tăng trưởng nên các phiền não sân nhuế không thể che tâm. Hành giả nghĩ rằng: Kiết sử tuy khởi lên song nhờ có trí tuệ tư duy nên không để cho nó che tâm; kiết sử nếu khởi lên thời đời nay chẳng lành, đời sau chẳng lành, trở ngại Phật đạo. Giả sử tâm khởi kiết sử thì cũng không khởi khẩu nghiệp; giả sử khởi khẩu nghiệp thì cũng không khởi thân nghiệp; giả sử khởi thân nghiệp thì cũng không đi đến đại ác như người phàm phu.
Lại, Bồ-tát ấy tuy ti tiện quê hèn, song nhờ tu thắng pháp nên được ở trong hạng người thắng hơn. Ấy là công đức đời nay. Người ấy rất ưa thiện pháp, có thể cầu bốn chánh hành đối với thiện pháp, hàng Nhị thừa không thể đầy đủ bốn

* Trang 610 *
device

chánh hành, vì không ưa sâu thiện pháp. Bốn chánh hành là tự mình không sát sinh, từ bi đối với tất cả; rất được tự lợi cũng không dạy người sát sinh; từ bi là pháp của các bậc Thánh hiền, nên thường tán thán. Bồ-tát ấy thường muốn khiến mọi người được vui nên thấy người không sát sinh thì vui mừng ưa thích, cho đến Trí nhất thiết chủng cũng như vậy. Bốn chánh hành trên đã nói rộng. Nay lược nói công đức tổng nhiếp trong sáu Ba-la-mật, được quả báo cho chúng sinh cùng hưởng.
Bồ-tát chưa vào chánh vị nên các phiền não chưa hết, hoặc có khi khởi các phiền não, xan tham v.v... Khi ấy Bồ-tát nên suy nghĩ, can gián dụ dẫn tâm mình rằng: Nếu không bố thí thời ta mất bốn việc công đức, đó là thân sau sinh vào chỗ bần cùng, bần cùng nên tự mình không được lợi ích nên làm sao lợi người? Nếu không lợi người thời không thể thành tựu chúng sinh; không thể thành tựu chúng sinh nên cũng không thể tịnh cõi nước Phật, vì sao? Vì chúng sinh có thanh tịnh thì thế giới mới thanh tịnh. Nếu không đầy đủ các việc như vậy, làm sao được Trí nhất thiết chủng?
Nói tóm lại, không lấy trí vô sở đắc làm phương tiện thì tuy tu sáu Ba-la-mật, bên trong cũng không thể lìa ngã tâm. Bên ngồi chấp thủ các tướng, rằng ta là người cho, kia là người nhận, đây là vật cho. Do nhân duyên ấy nên không thể đi đến Phật đạo; trái với đây, ấy là có phương tiện.
Hỏi: Ba-la-mật thế gian, chẳng phải là chánh đạo, sao Phật đem nói trong Bát-nhã ba-la-mật? 

* Trang 611 *
device

Đáp: Đây là cửa ban đầu của hành giả, tương tợ với chánh đạo, nên trước tu pháp tương tợ sau mới được chánh đạo.
(Hết cuốn 56 theo bản Hán)
 
 
 
                                                             

* Trang 612 *
device

Xem mục lục