Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (8)


Xem mục lục
GIẢI THÍCH: PHẨM THẮNG XUẤT THỨ 22
(Kinh Đại Bát-nhã ghi: Phần 2, Phẩm Siêu Xuất thứ 20)

KINH: Tuệ-mạng Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Đại thừa là vượt trên hết thảy thế gian trời, người, A-tu-la (asura).
Bạch đức Thế Tôn! Đại thừa ấy cùng với hư không bình đẳng, như hư không thụ nạp vô lượng vô biên vô số chúng sinh. Đại thừa cũng như vậy, thụ nạp vô lượng vô biên vô số chúng sinh.
Bạch đức Thế Tôn! Đại thừa ấy không thấy có chỗ đến, không thấy có chỗ đi, không thấy có chỗ ở. Đại thừa ấy đời trước không thể có được, đời sau không thể có được, đời giữa không thể có được, ba đời đồng là Đại thừa.[1]
Bạch đức Thế Tôn! Vì vậy, thừa ấy gọi là Đại thừa.
Phật bảo Tu-bồ-đề: Như vậy, như vậy! Bồ-tát ma-ha-tát Đại thừa ấy là sáu Ba-la-mật: Thí ba-la-mật, Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tấn ba-la-mật,

 


[1] T.8: Ma ha bát nhã ba la mật kinh (Mahāprajñāpāramitā-sūtra-摩訶般若波羅蜜經), quyển 6, phẩm thắng xuất thứ 22 (勝出品22), tr.261a22-25.

* Trang 381 *
device

, Thiền ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật; ấy gọi là Đại thừa của Bồ-tát ma-ha-tát.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề! Bồ-tát ma-ha-tát Đại thừa là hết thảy môn Đà-la-ni, hết thảy môn Tam-muội, đó là Tam-muội Thủ Lăng Nghiêm (śūraṃgam-samādhi) cho đến Tam-muội hư không, xa lìa vướng mắc không nhiễm; ấy gọi là Đại thừa của Bồ-tát ma-ha-tát.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề! Đại thừa của Bồ-tát ma-ha-tát là nội không (adhyātma-śūnyatā) cho đến vô pháp hữu pháp không (abhāva-svabhāva-śūnyatā); ấy gọi là Đại thừa của Bồ-tát ma-ha-tát.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề! Đại thừa của Bồ-tát ma-ha-tát là bốn niệm xứ -(catvāri-smṛti-upasthānāni) cho đến mười tám pháp không chung-āveṇikadharma; ấy gọi là Đại thừa của Bồ-tát Ma-ha-tát.
Như lời Tu-bồ-đề nói: Đại thừa ấy vượt trên hết thảy thế gian trời, người, A-tu-la (asura).
Tu-bồ-đề! Nếu cõi Dục sẽ thật có tướng không hư vọng, không lẽ khác, không điên đảo, thường có, không biến hoại, chẳng phải không có pháp, thời Đại thừa ấy không thể vượt trên hết thảy thế gian trời, người, A-tu-la (asura). Tu-bồ-đề! Vì cõi Dục hư vọng, do ức tưởng phân biệt, hòa hợp mà có tên gọi, hết thảy đều tướng vô thường, không có pháp, vì vậy nên Đại thừa vượt trên hết thảy thế gian, trời, người, A-tu-la (asura). 

* Trang 382 *
device

Tu-bồ-đề! Cõi Sắc, cõi Vô sắc nếu sẽ thật có tướng không hư vọng, không lẽ khác, không điên đảo, có thường, không biến hoại, chẳng phải không có pháp, thời Đại thừa ấy không thể vượt trên hết thảy thế gian, trời, người, A-tu-la. Tu-bồ-đề! Song vì cõi Sắc, cõi Vô sắc hư vọng, do ức tưởng phân biệt, hòa hợp mà có tên gọi, hết thảy đều là tướng vô thường phá hoại, không có pháp, vì vậy nên Đại thừa vượt trên hết thảy thế gian, trời, người, A-tu-la.
Tu-bồ-đề! Nếu sắc sẽ thật có tướng không hư vọng, không lẽ khác, không điên đảo, có thường, không biến hoại, chẳng phải không có pháp, thời Đại thừa ấy không thể vượt trên hết thảy thế gian, trời, người, A-tu-la. Tu-bồ-đề! Song vì sắc hư vọng, do ức tưởng phân biệt, hòa hợp mà có tên gọi, hết thảy đều tướng vô thường, phá hoại, không có pháp, vì vậy nên Đại thừa ấy vượt trên hết thảy thế gian, trời, người, A-tu-la; thọ, tưởng, hành, thứccũng như vậy.
Tu-bồ-đề! Nếu mắt cho đến ý, sắc (rūpa) cho đến pháp (dharma), nhãn thức (cakṣur-vijñāna) cho đến ý thức (mano-vijñāna), nhãn xúc cho đến ý xúc, thọ do nhãn và xúc làm nhân duyên sinh cho đến thọ do ý và xúc làm nhân duyên sinh, nếu sẽ thật có tướng không hư vọng, không lẽ khác, không điên đảo, có thường, không biến hoại, chẳng phải không có pháp, thời Đại thừa ấy, không thể vượt

* Trang 383 *
device

trên hết thảy thế gian, trời, người, A-tu-la.
Tu-bồ-đề! Song vì mắt cho đến thọ do ý và xúc làm nhân duyên sinh vì hư vọng, ức tưởng phân biệt hòa hợp mà có tên gọi, hết thảy đều tướng vô thường phá hoại, không có pháp, vì vậy nên Đại thừa ấy vượt trên hết thảy thế gian, trời, người, A-tu-la.
Tu-bồ-đề! Nếu pháp tánh là có pháp, chẳng phải không có pháp, thời Đại thừa ấy không thể vượt trên hết thảy thế gian, trời, người, A-tu-la. Tu-bồ-đề! Song vì pháp tánh không có pháp, chẳng phải pháp, vì vậy nên Đại thừa ấy vượt lên trên hết thảy thế gian, trời, người, A-tu-la.
Tu-bồ-đề! Nếu như như, thật tế, tánh bất khả tư nghì là có pháp, chẳng phải không có pháp thời Đại thừa ấy không thể vượt trên hết thảy thế gian, trời, người, A-tu-la. Tu-bồ-đề! Song vì như như, thật tế, tánh bất khả tư nghì là không có pháp, chẳng phải pháp, vì vậy nên Đại thừa vượt trên hết thảy thế gian, trời, người, A-tu-la.
Tu-bồ-đề! Nếu Thí ba-la-mật là có pháp, chẳng phải không có pháp, thời Đại thừa ấy không thể vượt trên hết thảy thế gian, trời, người, A-tu-la. Song vì Thí ba-la-mật không có pháp, chẳng phải pháp, vì vậy nên Đại thừa vượt trên hết thảy thế gian, trời, người, A-tu-la.

* Trang 384 *
device

Nếu Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật là có pháp, chẳng phải không có pháp, thời Đại thừa ấy không thể vượt trên hết thảy thế gian, trời, người, A-tu-la. Song vì Giới ba-la-mật cho đến Bát-nhã ba-la-mật, là không có pháp, chẳng phải pháp, vì vậy nên Đại thừa ấy vượt trên hết thảy thế gian, trời, người, A-tu-la.
Tu-bồ-đề! Nếu nội không (adhyātma-śūnyatā)  cho đến vô pháp hữu pháp không (abhāva-svabhāva-śūnyatā)  là có pháp, chẳng phải không có pháp, thời Đại thừa ấy không thể vượt trên hết thảy thế gian, trời, người, A-tu-la. Song vì nội không cho đến vô pháp hữu pháp không là không có pháp, chẳng phải pháp, vì vậy nên Đại thừa vượt trên hết thảy thế gian, trời, người, A-tu-la.
Tu-bồ-đề! Nếu bốn niệm xứ cho đến mười tám pháp không chung là có pháp, chẳng phải không có pháp thời Đại thừa ấy không thể vượt trên hết thảy thế gian, trời, người, A-tu-la. Song vì bốn niệm xứ cho đến mười tám pháp không chung là không có pháp, chẳng phải pháp, vì vậy nên Đại thừa vượt trên hết thảy thế gian, trời, người, A-tu-la.
Tu-bồ-đề! Nếu pháp Tánh nhân là có pháp, chẳng phải không có pháp thời Đại thừa ấy không thể vượt trên hết thảy thế gian, trời, người, A-tu-la. Song vì pháp Tánh nhân là không có pháp, chẳng

* Trang 385 *
device

phải pháp, vì vậy nên Đại thừa vượt trên hết thảy thế gian, trời, người, A-tu-la.
Tu-bồ-đề! Nếu pháp Bát nhân, pháp Tu-đà-hoàn, pháp Tư-đà-hàm, pháp A-na-hàm, pháp A-la-hán, pháp Bích-chi Phật, pháp Phật là có pháp, chẳng phải không có pháp, thời Đại thừa ấy không thể vượt trên hết thảy thế gian, trời, người, A-tu-la. Song vì pháp Bát nhân cho đến pháp Phật là không có pháp, chẳng phải pháp, vì vậy nên Đại thừa vượt trên hết thảy thế gian, trời, người, A-tu-la.
Tu-bồ-đề! Nếu Tánh nhân[1] là có pháp, chẳng phải không có pháp, thời Đại thừa ấy không thể vượt trên hết thảy thế gian, trời, người, A-tu-la. Song vì Tánh nhân là không có pháp, chẳng phải pháp, vì vậy nên Đại thừa vượt trên hết thảy thế gian, trời, người, A-tu-la.
Tu-bồ-đề! Nếu Bát nhân, Tu-đà-hoàn cho đến Phật, là có pháp, chẳng phải không có pháp, thời Đại thừa ấy không thể vượt trên hết thảy thế gian, trời, người, A-tu-la. Song vì Bát nhân cho đến Phật, là không có pháp, chẳng phải pháp, vì vậy nên Đại thừa vượt trên hết thảy thế gian, trời, người,
 

[1] T. 28: Xá-lợi-phất a-tỳ-đàm luận (舍利弗阿毘曇論), quyển 8, tr. 585a14-20: Thế nào là tánh nhân? người thứ đệ trú phàm phu thắng pháp, hoặc pháp diệt, thượng chánh quyết định, ấy gọi là tánh nhân. Tánh nhân là gì? hoặc là người thành tựu tánh pháp. Thế nào gọi là tánh pháp? hoặc là vô thường, khổ, không, vô ngã, tư duy Niết-bàn tịch diệt bất định tâm, người như thật vị thượng chánh quyết định. Hoặc thọ, tưởng, tư, xúc tư duy giác quán, thấy tuệ giải thoát, không ngu si, thuận tín, duyệt, hỷ, tâm tấn tín, dục, không buông lung, niệm, ý thức giới, ý giới như thật thân giới, khẩu giới, ấy gọi là tánh pháp. Nếu người thành tựu pháp này, thời gọi là tánh nhân. 

* Trang 386 *
device

A-tu-la, là không có pháp, chẳng phải pháp, vì vậy nên Đại thừa vượt trên hết thảy thế gian, trời, người, A-tu-la.
Tu-bồ-đề! Nếu Bồ-tát ma-ha-tát từ sơ phát tâm cho đến khi ngồi đạo tràng, các tâm ở giữa khoảng trung gian đó, nếu sẽ là có pháp, chẳng phải không có pháp, thời Đại thừa ấy không thể vượt trên hết thảy thế gian, trời, người, A-tu-la. Song vì Bồ-tát từ sơ phát tâm cho đến khi ngồi đạo tràng, các tâm ở khoảng trung gian ấy là không có pháp, chẳng phải pháp, vì vậy nên Đại thừa vượt trên hết thảy thế gian, trời, người, A-tu-la.
Tu-bồ-đề! Nếu Bồ-tát ma-ha-tát như Kim cang tuệ là có pháp, chẳng phải không có pháp, thời Bồ-tát ma-ha-tát ấy không thể biết hết thảy kiết sử và tập khí là không có pháp, chẳng phải pháp, được trí nhất thiết chủng. Tu-bồ-đề! Song vì Bồ-tát ma-ha-tát như Kim cang tuệ là không có pháp, chẳng phải pháp. Thế nên Bồ-tát biết hết thảy kiết sử và tập khí là không có pháp, chẳng phải pháp, được trí nhất thiết chủng, vì vậy nên Đại thừa vượt trên hết thảy thế gian, trời, người, A-tu-la.
Tu-bồ-đề! Nếu ba mươi hai tướng của chư Phật là có pháp, chẳng phải không có pháp, thời oai đức chư Phật không thể chiếu sáng, vượt trên hết thảy thế gian, trời, người, A-tu-la. Tu-bồ-đề! Song vì ba

* Trang 387 *
device

mươi hai tướng của chư Phật là không có pháp, chẳng phải pháp, vì vậy nên oai đức chư Phật chiếu sáng, vượt trên hết thảy thế gian, trời, người, A-tu-la.
Tu-bồ-đề! Nếu ánh sáng chư Phật là có pháp, chẳng phải không có pháp, thời ánh sáng chư Phật không thể chiếu khắp hằng hà sa thế giới. Tu-bồ-đề! Song vì ánh sáng chư Phật là không có pháp, chẳng phải pháp, vì vậy nên chư Phật lấy ánh sáng chiếu khắp hằng hà sa thế giới.
Tu-bồ-đề! Nếu sáu mươi thứ âm thanh trang nghiêm của chư Phật là có pháp, chẳng phải không có pháp, thời chư Phật không thể lấy sáu mươi thứ âm thanh trang nghiêm khắp đến mười phương vô lượng vô số thế giới. Tu-bồ-đề! Song vì sáu mươi thứ âm thanh trang nghiêm của chư Phật là không có pháp, chẳng phải pháp, vì vậy nên chư Phật có thể lấy sáu mươi thứ âm thanh trang nghiêm khắp đến mười phương vô lượng vô số thế giới.
Tu-bồ-đề! Nếu Pháp luân (dharmacakra) của chư Phật là có pháp, chẳng phải không có pháp, thời chư Phật không thể chuyển Pháp luân, các Sa-môn (śramaṇa), Bà-la-môn (Brāhmaṇa) hoặc trời, hoặc ma, hoặc phạm và các chúng khác của thế gian không thể đúng như pháp chuyển được. Tu-bồ-đề! Song vì Pháp luân của chư Phật là không có pháp, chẳng phải pháp, vì vậy nên chư

* Trang 388 *
device

Phật chuyển Pháp luân, các Sa-môn, Bà-la-môn, hoặc trời, hoặc ma, hoặc phạm và các chúng khác của thế gian không thể đúng như pháp chuyển được.
Tu-bồ-đề! Chư Phật vì chúng sinh chuyển Pháp luân, chúng sinh ấy nếu thật có pháp, chẳng phải không có pháp, thời không thể khiến chúng sinh ấy nơi Vô dư Niết-bàn mà nhập Niết-bàn. Tu-bồ-đề! Song vì chư Phật vì chúng sinh Chuyển pháp luân, chúng sinh ấy là không có pháp, chẳng phải pháp, vì vậy nên có thể khiến chúng sinh nơi Vô dư Niết-bàn, đã diệt, nay diệt, sẽ diệt (sẽ diệt độ, Niết-bàn - ND).
LUẬN: Luận giả nói: Tu-bồ-đề (Subhūti) trên kia lấy năm việc[1] hỏi Đại thừa, Phật đã đáp rồi. Tu-bồ-đề hoan hỷ tán thán rằng: Bạch Thế Tôn! Đại thừa ấy có oai lực lớn, phá hoại người, trời, thế gian đã có thể vượt hơn trong đó; thí như ba người đi qua đường dữ, một người giữa đêm trốn thoát riêng một mình, một người dùng tiền lo mà khỏi, một người như đại vương với đại quân, tướng, binh chúng, phá dẹp giặc thù, cất quân cứu tế toàn thể, không sợ hoạn nạn. Ba thừa cũng như vậy, như A-la-hán không thể biết hết thảy tướng chung tướng riêng, cũng không thể phá ma vương, lại không thể hàng phục ngoại đạo; chỉ chán già, bệnh, chết, thẳng đến Niết-bàn. Như Bích-chi Phật thâm nhập các pháp thật tướng hơn Thanh-văn, có một ít từ tâm, dùng lực thần thông hóa độ chúng sinh, phá
 

[1] Đại trí độ luận, quyển 46, tr. 393b2-5: (1) Thế nào là tướng Đại thừa của Bồ-tát ma-ha-tát? (2) Làm sao biết Bồ-tát ma-ha-tát phát tâm thú hướng đại thừa? (3) Đại thừa phát xuất từ chỗ nào và Đại thừa ấy đi đến chỗ nào? (4) Đại thừa ấy trú chỗ nào? (5) Ai sẽ cưỡi Đại thừa ấy đi ra?
 

* Trang 389 *
device

được phiền não mà không phá được ma và ngoại đạo. Như Bồ-tát từ lúc mới phát tâm đã khởi tâm đại từ bi đối với hết thảy chúng sinh, tuy chưa thành Phật, mà ở khoảng trung gian ấy làm lợi ích vô lượng chúng sinh, quyết định biết thật tướng các pháp, đầy đủ sáu Ba-la-mật nên phá các ma vương và ngoại đạo, dứt phiền não tập khí, đầy đủ trí nhất thiết chủng, tướng chung tướng riêng đều biết đều rõ, thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác (anuttarā-saṃyak-saṃbodhi).
Ba hạng người tuy đều ra khỏi sinh tử, nhưng đường tu phương tiện khác nhau. Thế nên Tu-bồ-đề tán thán Đại thừa, dẹp phá hết thảy thế gian, vượt trên trời người, A-tu-la; ví như hư không hàm thụ hết thảy quốc độ mà hư không vẫn như cũ không chật. Đại thừa cũng như vậy, hàm thụ ba đời chư Phật và các đệ tử mà Đại thừa cũng không đầy. Lại, như hư không vì tướng thường nên không có tướng vào, không có tướng ra, không có tướng trụ lại. Đại thừa ấy cũng như vậy, không có chỗ vào ở vị lai, không có chỗ ra ở quá khứ, không có chỗ trụ lại ở hiện tại, phá ba thời nên ba đời bình đẳng, gọi là Đại thừa.
Hỏi: Phật nên khen Tu-bồ-đề về lời tán thán lành thay, cớ sao lại nói Đại thừa?
Đáp: Phật muốn thuận theo lời tán thán của Tu-bồ-đề nên khen. Vì trên nói Đại thừa sâu xa, nay lược nói tướng Đại thừa, vậy sau nói rộng. Đại thừa được Tu-bồ-đề tán thán là sáu Ba-la-mật, các môn Đà-la-ni, môn Tam-muội, mười tám không, bốn niệm xứ, cho đến mười tám pháp không chung.
Đại thừa như Tu-bồ-đề nói phá hoại hết thảy thế gian, vượt
 

* Trang 390 *
device

vượt lên trên trời, người, A-tu-la, việc ấy thật như vậy, vì cớ sao?
Vì ba cõi hư dối, như huyễn như mộng, vô minh hư vọng, do nhân duyên mà có, nhân quả không có thật nhất định, hết thảy vô thường, phá hoại tiêu diệt, đều là tướng không. Vì Đại thừa trái với ba cõi, nên có thể tồi diệt mà vượt lên trên, nếu ba cõi có thật nhất định, thường không hư vọng, thời Đại thừa không thể tồi diệt mà vượt lên trên, vì cớ sao? Vì thế lực ngang nhau. Năm uẩn, mười hai nhập, mười tám giới, các thọ do sáu xúc sinh cũng như vậy.
Nếu pháp tánh là có pháp (hữu vi pháp-saṃskṛta), chẳng phải không có pháp, thời Đại thừa không thể phá thế gian để được vượt lên trên, vì pháp tánh chẳng phải có, nên Đại thừa có thể vượt lên trên thế gian được.
Hỏi: Pháp hữu vi do nhân duyên hòa hợp hư vọng nên nói không có, còn như như, pháp tánh, thật tế, tánh bất khả tư nghì, là pháp vô vi thật, gọi là thật tế, vì sao nói không có (vô vi-asaṃskṛta)?
Đáp: Vì vô vi không (asaṃskṛta-śūnyatā) nên nói không có.
* Lại nữa, Phật nói lìa pháp hữu vi, pháp vô vi không thể có được; thật tướng pháp hữu vi tức là pháp vô vi.
* Lại nữa, quán sát pháp hữu vi ấy hư dối còn như như, pháp tánh, thật tế là thật. Vì người ta đối với pháp tánh chấp lấy tướng khởi lên tranh cãi cho nên nói không có pháp tánh; hoặc nói có, hoặc nói không, đều có nhân duyên nên không lỗi. Như như, thật tế, tánh bất khả tư nghì cũng như vậy.

* Trang 391 *
device

Thí ba-la-mật thế gian vì chấp trước nên có, Thí ba-la-mật xuất thế gian vì không chấp trước nên không. Vì phá xan tham nên nói có Thí ba-la-mật, vì phá tà kiến nên nói Thí ba-la-mật không có; vì độ người sơ học nên nói có, nếu ở trong tâm Thánh nhân thời nói không. Như Thí ba-la-mật cho đến nếu chúng sinh thật có, chẳng phải là không có pháp, thời không nên cưỡng ép làm cho tiêu diệt, vào Vô dư Niết-bàn.
Hỏi: Từ khi có được ba mươi hai tướng (dvātriṃśanmahā-puruṣa-lakṣaṇāni) về sau, sao không nói Đại thừa vượt lên trên?
Đáp: Cần nên nói, vì sợ văn dài nên không nói.
* Lại nữa, từ khi được ba mươi hai tướng cho đến khi vì chúng sinh chuyển Pháp luân, cũng là Đại thừa, chỉ tên gọi khác nhau mà thôi.
* Lại nữa, trên đây tổng quát nói tướng Đại thừa vượt lên trên, chẳng biết thế nào là vượt lên trên. Nay phân biệt nói rằng Phật có ba mươi hai tướng trang nghiêm thân, nên vượt trên hết thảy chúng sinh, Phật có ánh sáng hơn hết thảy ánh sáng mặt trời mặt trăng, chư Thiên; âm thanh của Phật hơn hết thảy âm thanh, hơn âm thanh hay của thế gian, hơn phạm âm của chư Thiên. Pháp luân của Phật hơn Bảo luân của Chuyển luân Thánh vương và hết thảy pháp luân của ngoại đạo, không chướng không ngại. Các Pháp luân khác lợi ích nhỏ nhoi, nông cạn, hoặc một đời, hai đời, cùng tột ngàn vạn đời, còn Pháp luân của Phật có thể khiến vĩnh viễn vào Vô dư Niết-bàn, không còn trở lại sinh tử.
* Lại nữa, nếu chúng sinh thật có, Phật không nên

* Trang 392 *
device

khiến chúng sinh vào Niết-bàn, nhổ sạch gốc nó, đây quá hơn giết một mạng, có lỗi lớn như vậy. Vì chúng sinh tâm điên đảo thấy có ngã, nên Phật phá tâm điên đảo ấy nói có Niết-bàn, không có chúng sinh thật có thể diệt, cho nên không lỗi. Có các công đức như vậy nên Đại thừa vượt trên hết thảy thế gian.
Hỏi: Hết thảy thế gian là mười phương sáu nẽo chúng sinh, cớ sao chỉ nói vượt trên trời, người, A-tu-la?
Đáp: Trong sáu đạo, ba là thiện đạo, ba là ác đạo. Đại thừa còn phá được ba thiện đạo mà vượt lên trên, huống gì là ác đạo!
Hỏi: Trong kinh Long vương[1] nói rồng được đạo Bồ-tát, sao nói đó là ác đạo?
Đáp: Chúng sinh có vô lượng vô biên, rồng được đạo rất ít. Lại nữa, có người nói đại Bồ-tát biến hóa thân để giáo hóa nên làm thân rồng chúa.
 
____________
 
 

[1] T. 15: Phật thuyết hải long vương kinh, (佛說海龍王經), quyển 2, tr. 142c21-144a23.

* Trang 393 *
device

Xem mục lục