Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (8)


Xem mục lục
GIẢI THÍCH: PHẨM XUẤT ĐÁO THỨ 21
(Kinh Đại Bát-nhã ghi: Phần hai, Phẩm Xuất Trú thứ 19)
KINH: Phật bảo Tu-bồ-đề: Ông hỏi Đại thừa như vậy từ chỗ nào xuất sinh và đến trú chỗ nào[1]? Phật dạy: Đại thừa ấy từ trong ba cõi xuất sinh đi đến trú trong Trí nhất thiết chủng (sarvajñāna), vì không hai pháp vậy, vì cớ sao? Vì Đại thừa và Trí nhất thiết chủng là hai pháp cùng chung, chẳng hợp, chẳng tán, không sắc, không hình, không đối đãi, chỉ nhất tướng gọi là vô tướng.[2] Nếu người muốn khiến thật tế xuất sinh, là người ấy muốn khiến pháp vô tướng xuất sinh; nếu người muốn khiến như như, pháp tánh, bất khả tư nghì tánh xuất sinh; là người ấy muốn khiến pháp vô tướng xuất sinh; nếu người muốn khiến “sắc không” xuất sinh là người ấy muốn khiến pháp vô tướng xuất sinh; nếu người muốn khiến “thọ (vedanā), tưởng (saṃjñā), hành (saṃskāra), thức (vijñāna) không” xuất sinh; là người ấy muốn khiến pháp vô tướng xuất sinh, vì cớ sao? Tu-bồ-đề! Vì tướng “sắc không” không xuất sinh từ ba cõi, cũng không trú trong Trí nhất thiết
 

[1] T. 8: Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật (Mahāprajñāpāramitā-sūtra - 摩訶般若波羅蜜經), quyển 5, Vấn thừa phẩm đệ thập bát (問乘品第十八), tr.250 a4: Đại thừa phát xuất từ chỗ nào và Đại thừa ấy đi đến chỗ nào? (是乘發何處?是乘至何處?); Đại trí độ luận, quyển 46, tr. 393 b4: Đại thừa phát xuất từ chỗ nào và Đại thừa ấy đi đến chỗ nào?
[2] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (Mahāprajñāpāramitā-sūtra -摩訶般若波羅蜜經), quyển 6, xuất đáo phẩm 21 (出到品21), tr.259c18-21.

* Trang 366 *
device

chủng; “thọ, tưởng, hành, thức không” không xuất sinh từ ba cõi, cũng không trú trong Trí nhất thiết chủng, vì sao? Vì sắc, sắc tướng không; thọ, tưởng, hành, thức, thức tướng không.
Nếu người muốn khiến “nhãn không” xuất sinh, là người ấy muốn khiến pháp vô tướng xuất sinh; nếu người muốn khiến “nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý không” xuất sinh, là người ấy muốn khiến pháp vô tướng xuất sinh; nếu người muốn khiến cho đến “thọ do ý và xúc làm nhân duyên sinh không“ xuất sinh, là người ấy muốn khiến pháp vô tướng xuất sinh, vì cớ sao? Tu-bồ-đề! Vì “nhãn không” không xuất sinh từ ba cõi, cũng không trú trong Trí nhất thiết chủng, cho đến “thọ do ý và xúc làm nhân duyên sinh không” xuất sinh từ ba cõi, cũng không trú trong Trí nhất thiết chủng, vì cớ sao? Vì tướng “nhãn không” cho đến thọ do ý và xúc làm nhân duyên sinh, thọ do ý và xúc làm nhân duyên sinh tướng không.
Nếu người muốn khiến mộng xuất sinh, là người ấy muốn khiến pháp vô tướng xuất sinh; nếu người muốn khiến huyễn, sóng nắng, tiếng vang, bóng, biến hóa xuất sinh, là người ấy muốn khiến pháp vô tướng xuất sinh, vì cớ sao? Tu-bồ-đề! Vì tướng mộng không xuất sinh từ ba cõi, cũng không trú trong Trí nhất thiết chủng; tướng huyễn, sóng

* Trang 367 *
device

sóng nắng, tiếng vang, bóng, biến hóa cũng không xuất sinh từ ba cõi, cũng không trú trong Trí nhất thiết chủng.
Tu-bồ-đề! Nếu người muốn khiến Thí ba-la-mật xuất sinh, là người ấy muốn khiến pháp vô tướng xuất sinh; nếu người muốn khiến Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật xuất sinh, là người ấy muốn khiến pháp vô tướng xuất sinh, vì sao? Vì tướng Thí ba-la-mật không xuất sinh từ ba cõi, cũng không trú trong Trí nhất thiết chủng; tướng Giới ba-la-mật cho đến Bát-nhã ba-la-mật không xuất sinh từ ba cõi, cũng không trú trong Trí nhất thiết chủng, vì cớ sao? Vì Thí ba-la-mật, Thí ba-la-mật tướng không ; Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật tướng không.
Nếu người muốn khiến “nội không” (adhyātma-śūnyatā) xuất sinh; cho đến “vô pháp hữu pháp không” (abhāva-svabhāva-śūnyatā) xuất sinh, là người ấy muốn khiến pháp vô tướng xuất sinh, vì cớ sao? Tu-bồ-đề! Tướng nội không cho đến tướng vô pháp hữu pháp không, không xuất sinh từ ba cõi cũng không trú trong Trí nhất thiết chủng, vì cớ sao? Vì “nội không”, nội không tánh không cho đến vô pháp hữu pháp không, vô pháp hữu pháp không tánh không.

* Trang 368 *
device

Nếu người muốn khiến bốn niệm xứ (catvāri smṛti-upasthānāni) xuất sinh, là người ấy muốn khiến pháp vô tướng xuất sinh, vì sao? Vì tánh bốn niệm xứ không xuất sinh từ ba cõi cũng không trú trong Trí nhất thiết chủng, vì cớ sao? Vì tánh bốn niệm xứ, tánh bốn niệm xứ không.
Nếu có người muốn khiến bốn chánh cần (catvāri prahāṇāni), bốn như ý túc (ṛddhi-pāda), năm căn (pañcendriyāṇi), năm lực (pañca balāni), bảy giác phần-(saptabodhyaga), tám Thánh đạo phần (āryāaṣṭāṅgika-mārga) xuất sinh, là người ấy muốn khiến pháp vô tướng xuất sinh, vì cớ sao? Vì tánh tám Thánh đạo phần không xuất sinh từ ba cõi, cũng không trú trong Trí nhất thiết chủng, vì cớ sao? Vì tánh tám Thánh đạo phần, tánh tám Thánh đạo phần không; cho đến mười tám pháp không chung cũng như vậy.
Tu-bồ-đề! Nếu người muốn khiến A-la-hán có chỗ xuất sinh, là người ấy muốn khiến pháp vô tướng xuất sinh; nếu người muốn khiến Bích-chi Phật có chỗ xuất sinh, là người ấy muốn pháp vô tướng xuất sinh; nếu người muốn khiến Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri có chỗ xuất sinh, là người ấy muốn khiến pháp vô tướng xuất sinh, vì cớ sao? Tu-bồ-đề! Tánh A-la-hán, tánh Bích-chi Phật, tánh Phật không xuất sinh từ ba cõi, cũng không trú trong Trí nhất thiết chủng, vì cớ sao? Vì tánh A-la-hán, tánh A-la-hán không; tánh Bích-chi Phật, tánh Bích-chi Phật không, tánh Phật, tánh Phật không.

* Trang 369 *
device

Nếu người muốn khiến quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A- na-hàm, quả A-la-hán, đạo Bích-chi Phật, Phật đạo, Trí nhất thiết chủng xuất sinh, là người ấy muốn khiến pháp vô tướng xuất sinh nói như trên (Kinh Đại Bát-nhã ghi: Những người muốn khiến pháp vô tướng có sinh có trụ, thời là muốn khiến các bậc Dự-lưu có sinh vào đường ác, các bậc Nhất lai có sinh lại nhiều lần, các bậc Bất hoàn có sinh lại cõi Dục, các bậc đại Bồ-tát có sinh tâm tự lợi, các bậc A-la-hán, Độc giác, Như Lai có sinh lại đời sau. Nhưng không có việc ấy, vì sao? Vì các bậc Dự lưu v.v... sinh vào đường ác là không thể có được - ND).
Nếu người muốn khiến danh tự là tướng giả danh bày đặt, chỉ có ngôn ngữ xuất sinh, là người muốn khiến pháp vô tướng xuất sinh, vì sao? Vì danh tự không, không xuất sinh từ ba cõi, cũng không trú trong Trí nhất thiết chủng, vì cớ sao? Vì tướng danh tự, tướng danh tự không, cho đến bày đặt cũng như vậy.
Nếu người muốn khiến pháp bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh, vô tác xuất sinh, là người muốn khiến pháp vô tướng xuất sinh, vì sao? Vì tánh pháp bất sinh cho đến vô tác không xuất sinh từ ba cõi, cũng không trú trong Trí nhất thiết chủng, vì cớ sao? Vì tánh bất sinh cho đến vô tác, tánh vô tác không.

* Trang 370 *
device

Tu-bồ-đề! Do các nhân duyên ấy, Đại thừa từ trong ba cõi xuất sinh, trú không lay động trong Trí nhất thiết chủng.
LUẬN:  Hỏi: Phật đã biết điều Tu-bồ-đề hỏi, sao nay còn nêu trở lại mà đáp?
Đáp: Đại Bát-nhã ba-la-mật có mười vạn bài kệ, ba trăm hai mươi vạn lời, cùng bốn bộ A-hàm v.v... chẳng phải trong một lần ngồi mà nói hết. Lại điều Tu-bồ-đề hỏi trên kia, đã đáp hai việc,[1] vì qua ngày khác nên nêu câu hỏi thứ ba mà đáp.
* Lại nữa, có người nói trong pháp Thanh-văn không có việc không thể nghĩ bàn, chẳng được trong một ngày một lần ngồi nói hết. Phật giải thoát vô ngại, Bồ-tát cũng có tam-muội không thể nghĩ bàn, có thể làm cho thời gian nhiều thành thời gian ít, thời gian ít thành thời gian nhiều, cũng có thể lấy sắc lớn làm sắc nhỏ, sắc nhỏ làm sắc lớn. Lại như trong 60 tiểu kiếp nói kinh Pháp Hoa,[2] có người cho đó là từ sáng đến bữa ăn.
Hỏi: Sắc hữu hình có thể thấy, thời gian vô hình chỉ có tên, làm sao lấy gần làm xa, lấy xa làm gần được?
Đáp: Vì vậy nên nói lực thần thông không thể nghĩ bàn, như người trong mộng, mộng thấy mọi việc, tự cho là thức tỉnh thấy; trong mộng lại mộng, triển chuyển như vậy, vẫn là một đêm. Vì vậy nên nêu trở lại câu hỏi mà Đáp: Đại thừa ấy xuất sinh từ chỗ nào, chỗ nào đến trú? Phật Đáp: Đại
 

[1] Hai việc: (1) Bồ-tát ma-ha-tát Ma-ha diễn, Đại trí độ luận, quyển 46 và 48. (2) Phát tâm thú hướng đại thừa, Đại trí độ luận, quyển 49 và 50.
[2] T. 9: Diệu pháp liên hoa kinh (妙法蓮華經), quyển 1, tr.4 a25-b2: Bấy giờ, đức Phật Nhật-Nguyệt Đăng-Minh từ trong chánh-định mà dậy, vì Diệu-Quang Bồ-Tát nói kinh Đại-thừa tên “Diệu-Pháp Liên-Hoa” là pháp giáo hoá Bồ-Tát được chư Phật hộ niệm, trải qua sáu mươi tiểu kiếp chẳng rời chỗ ngồi. Lúc ấy trong hội, người nghe pháp cũng ngồi một chỗ đến sáu mươi tiểu kiếp thân tâm đều không lay động, nghe đức Phật nói pháp cho là như trong khoảng bữa ăn. Bấy giờ trong chúng không có một người nào hoặc là thân hoặc là tâm mà sanh lười mỏi. Đức Phật Nhật-Nguyệt Đăng-Minh trong sáu mươi tiểu kiếp nói kinh đó rồi, liền ở trong chúng Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn, và Trời, Người, A-tu-la mà tuyên rằng:  “Hôm nay vào nửa đêm, Như-Lai sẽ nhập Vô-dư Niết-bàn.” 

* Trang 371 *
device

thừa ấy từ trong ba cõi xuất sinh, đến trú trong Trí nhất thiết chủng.
Hỏi: Đại thừa ấy là Phật pháp hay Bồ-tát pháp? Nếu là Phật pháp cớ sao từ ba cõi xuất sinh; nếu Bồ-tát pháp cớ sao trú trong Trí nhất thiết chủng?
Đáp: Đại thừa ấy là Bồ-tát pháp, cho đến Kim cang Tam-muội các công đức thanh tịnh thời biến làm Phật pháp. Đại thừa ấy có sức lớn, có khả năng đi đến Phật, không còn chỗ hơn để đi đến nữa, nên nói là trú. Thí như lúc kiếp tận lửa đốt ba ngàn thế giới, thế lực rất lớn, không còn gì để đốt, nên liền tự tắt. Đại thừa cũng như vậy, dứt hết thảy phiền não, chứa nhóm các công đức, cùng tận ngần mé, không còn gì để đoạn, không còn gì để biết, không còn gì để chứa nhóm, liền tự quy về tịch diệt.
Pháp không hai là vì để dứt chấp trước của các Bồ-tát nên nói. Trong đây Phật tự nói Đại thừa và Trí nhất thiết chủng là hai pháp, vì chẳng một nên không hợp, vì chẳng khác nên không tán, chỗ sáu thức biết đều hư vọng nên không sắc, không hình, không đối, là nhất tướng.
Hỏi: Trước nói chẳng một nên không hợp, nay cớ sao nói một tướng?[1]
Đáp: Trong đây nói một tướng đó tức là vô tướng. Không có tướng thời không có từ phát xuất, đi đến Phật đạo, mà vì dẫn dắt hàng phàm phu nên nói một tướng.
Thật tế (bhūtatathatā) là thật tướng sau cùng của các pháp, không ra không vào. Nếu có người cuồng muốn khiến thật tế có sinh ra
 

[1] Đại trí độ luận, quyển 50, tr. 419c16-18: vì không hai pháp vậy, vì cớ sao? Vì Đại thừa và Trí nhất thiết chủng là hai pháp cùng chung, chẳng hợp, chẳng tán, không sắc, không hình, không đối đãi, chỉ nhất tướng gọi là vô tướng; Ð?i trí d? lu?n, quy?n 50, tr. 420 c13-15: Trong đây Phật tự nói Đại thừa và Trí nhất thiết chủng là hai pháp, vì chẳng một nên không hợp, vì chẳng khác nên không tán, chỗ sáu thức biết đều hư vọng nên không sắc, không hình, không đối, là nhất tướng.

* Trang 372 *
device

và đi đến Phật đạo, là người ấy muốn khiến pháp vô tướng sinh ra. Như như, pháp tánh, pháp tướng,[1] nói như trước.
Tánh không thể nghĩ bàn là, có người nói tức là như như, pháp tánh, thật tế, vô lượng vô biên. Tâm tâm số pháp diệt nên nói là không thể nghĩ bàn. Lại có người nói: Quá thật tế, Niết-bàn, lại còn cầu tìm các pháp thật, hoặc có hoặc không, ấy gọi là không thể nghĩ bàn.
* Lại nữa, hết thảy các Phật pháp không thể suy nghĩ trù lượng, nên gọi là không thể nghĩ bàn.
Lại có người nói: Hết thảy các pháp phân biệt suy nghĩ đều đồng tướng Niết-bàn, ấy là không thể nghĩ bàn. Nếu người muốn khiến từ trong không xuất sinh, là người ấy muốn khiến trong pháp vô tướng xuất sinh. Trong đây Phật tự nói, tướng năm uẩn không, không thể xuất sinh từ ba cõi, không thể đi đến Trí nhất thiết chủng. Vì trong năm uẩn, tướng năm uẩn không. Mười hai nhập cho đến ý và xúc làm nhân duyên sinh thọ không cũng như vậy. Các thí dụ mộng không v.v... cũng như vậy, vì tự tướng không có nên không xuất sinh, không có đi đến.
Nếu người muốn khiến sáu Ba-la-mật xuất sinh, là người ấy muốn khiến pháp vô tướng xuất sinh, vì cớ sao? Vì sáu Ba-la-mật do nhân duyên hòa hợp nên không có tự tánh. Tự tánh không có nên không. Vì hàng Bồ-tát chấp trước sáu Ba-la-mật bị đọa vào tà kiến, nên vì họ mà nói không, mười tám không cho đến Trí nhất thiết chủng cũng như vậy.
 

[1] Đại trí độ luận, quyển 6, 15, 18, 25, 31, 32, 53, 67 và 70.

* Trang 373 *
device

Hỏi: Sáu Ba-la-mật có đạo, có tục, có thể chấp trước nên có thể nói không, còn sáu Ba-la-mật xuất thế gian, ba mươi bảy phẩm cho đến mười tám pháp không chung, không chấp trước cớ sao nói không?
Đáp: Các Bồ-tát chưa dứt hết lậu hoặc, do lực phước đức và trí tuệ nên thực hành pháp ấy, hoặc còn thủ tướng mà ái trước, còn pháp phàm phu hư vọng điên đảo, pháp ấy từ pháp phàm phu sinh, làm sao thật ? Vì vậy nên Phật nói pháp ấy cũng không, để ví dụ pháp vô tướng. Đại thừa đây tức là vô tướng, vô tướng làm sao có ra có đến.
Các pháp đều không, chỉ có tướng tên gọi, giả danh ngữ ngôn, nay tên gọi cũng không, để ví dụ trong vô tướng đệ nhất nghĩa không, không thể có được, còn trong pháp thế tục thì có tướng. Tướng và nghĩa của tên gọi v.v... giả danh như trước nói.[1] Dùng pháp như vậy, từ ba cõi xuất sinh, đến trú trong Trí nhất thiết chủng, chẳng phải là thật pháp, cũng không lay động.
KINH: Tu-bồ-đề! Ông vừa hỏi Đại thừa ấy trú chỗ nào?[2] Tu-bồ-đề! Đại thừa ấy không chỗ trú, vì sao? Vì hết thảy pháp không có tướng trú. Đại thừa nếu trú, không trú pháp trú. Tu-bồ-đề! Thí như pháp tánh chẳng sinh chẳng diệt, chẳng nhơ chẳng sạch, không khởi không làm, chẳng phải trú chẳng phải chẳng trú. Tu-bồ-đề! Đại thừa ấy cũng như vậy, chẳng phải trú chẳng phải chẳng trú, vì cớ sao? Vì tướng pháp tánh chẳng phải trú chẳng phải
 

[1] Đại trí độ luận, quyển 25, 36, 41 và 42.
[2] T. 8: Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh (Mahāprajñāpāramitā-sūtra - 摩訶般若波羅蜜經), quyển 5, Vấn thừa phẩm đệ thập bát (問乘品第十八), tr. 250 a4: Đại thừa ấy trú chỗ nào? (當住何處?); Đại trí độ luận, quyển 46, tr. 393 b4: Đại thừa ấy trú chỗ nào?

* Trang 374 *
device

chẳng trú, vì cớ sao? Vì tướng pháp tánh, tánh không, cho đến tánh vô tác, tánh vô tác tánh không. Các pháp khác cũng như vậy.
Tu-bồ-đề! Do các nhân duyên ấy, Đại thừa không có chỗ trú, vì pháp chẳng trú, pháp chẳng động vậy.
LUẬN:  Hỏi: Trước nói[1] Đại thừa ấy đến trú Trí nhất thiết chủng, không còn pháp hơn có thể đi đến, sao nay lại nói Đại thừa ấy không có chỗ trú?[2]
Đáp: Trước nói là do pháp Không bất nhị nên nói trú, như huyễn, như mộng, tuy có ngồi nằm đi ở, mà chẳng phải thật là ở. Bồ-tát cũng như vậy, tuy nói đến trú trong Trí nhất thiết chủng cũng không có trú nhất định.
Trong đây Phật tự nói hết thảy pháp từ xưa nay không có tướng trú, làm sao riêng Đại thừa có trú. Nếu có trú là trú ở pháp rốt ráo không. Thí như: như như, pháp tánh, pháp tướng, thật tế, chẳng phải trú, chẳng phải chẳng trú, chẳng sinh chẳng diệt, chẳng nhơ chẳng sạch, chẳng khởi chẳng làm.
Chẳng trú là chẳng trú nơi tự tướng; chẳng phải chẳng trú là chẳng trú nơi dị tướng. Chẳng trú là nói không để phá có; chẳng phải chẳng trú là nói theo lẽ thế tục phương tiện có trú. Chẳng trú là nói vô thường để phá tướng thường; chẳng phải chẳng trú là phá tướng đoạn diệt.
Trong đây Phật tự nói pháp tánh, pháp tánh tướng không, vì sao? Vì tự tướng không cho đến không khởi không
 

[1] Đại trí độ luận, quyển 50: Thẳng đến phật, không còn pháp nào hơn có thể đi đến, nên nói là trú.
[2] Đại trí độ luận, quyển 50:Phật bảo Tu-bồ-đề: Ông hỏi Đại thừa như vậy từ chỗ nào xuất sinh và đến trú chỗ nào? Phật dạy: Đại thừa ấy từ trong ba cõi xuất sinh đi đến trú trong Trí nhất thiết chủng, vì không hai pháp vậy, vì cớ sao? Vì Đại thừa và Trí nhất thiết chủng là hai pháp cùng chung, chẳng hợp, chẳng tán, không sắc, không hình, không đối đãi, chỉ nhất tướng gọi là vô tướng ừa ấy trú chỗ nào?

* Trang 375 *
device

làm các pháp khác cũng như vậy.
KINH: Tu-bồ-đề! Ông hỏi ai sẽ cưỡi Đại thừa ấy đi ra[1]? Không có người cưỡi Đại thừa ấy đi ra, vì sao? Vì Đại thừa và người đi ra, pháp sở dụng và lúc đi ra, hết thảy pháp ấy đều không có. Nếu hết thảy pháp không có thời dùng pháp gì đi ra, vì sao? Vì ta không thể có được, cho đến kẻ biết, kẻ thấy không thể có được, vì rốt ráo thanh tịnh. Tánh không thể nghĩ bàn không thể có được, vì rốt ráo thanh tịnh. Năm uẩn, mười hai nhập, mười tám giới không thể có được, vì rốt ráo thanh tịnh. Thí ba-la-mật không thể có được, vì rốt ráo thanh tịnh, cho đến Bát-nhã ba-la-mật không thể có được vì rốt ráo thanh tịnh.
Nội không không thể có được, vì rốt ráo thanh tịnh, cho đến vô pháp hữu pháp không, không thể có được, vì rốt ráo thanh tịnh.
Bốn niệm xứ không thể có được, cho đến mười tám pháp không chung không thể có được, vì rốt ráo thanh tịnh.
Tu-đà-hoàn không thể có được, cho đến A-la-hán, Bích-chi Phật, Bồ-tát, Phật không thể có được, vì rốt ráo thanh tịnh.
Tu-đà-hoàn quả cho đến A-la-hán quả, Bích-chi Phật đạo, Phật đạo, Trí nhất thiết chủng không thể
 

[1] T. 8: Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh (Mahāprajñāpāramitā-sūtra -摩訶般若波羅蜜經), quyển 5, Vấn thừa phẩm đệ thập bát (問乘品第十八), tr. 250, a4-5: Ai seõ cöôõi Ñaïi thöøa aáy ñi ra? (誰當乘是乘出者?); Đại trí độ luận, quyển 46.

* Trang 376 *
device

có được, vì rốt ráo thanh tịnh.
Chẳng sinh chẳng diệt, chẳng nhơ chẳng sạch, không khởi không tác không thể có được, vì rốt ráo thanh tịnh.
Đời quá khứ, đời vị lai, đời hiện tại, sinh, trụ, diệt không thể có được, vì rốt ráo thanh tịnh.
Tăng giảm không thể có được, vì rốt ráo thanh tịnh.
Pháp gì không thể có được nên không thể có được? Pháp tánh không thể có được, nên không thể có được; như như, thật tế, vì tánh không thể nghĩ bàn; pháp tánh, pháp tướng, pháp vị, Thí ba-la-mật không thể có được nên không thể có được; cho đến Bát-nhã ba-la-mật không thể có được nên không thể có được.
Nội không không thể có được nên không thể có được, cho đến vô pháp hữu pháp không, không thể có được, nên không thể có được.
Bốn niệm xứ không thể có được, nên không thể có được, cho đến mười tám pháp không chung không thể có được nên không thể có được.
Tu-đà-hoàn không thể có được nên không thể có được, cho đến Phật không thể có được nên không thể có được.
Tu-đà-hoàn quả không thể có được nên không

* Trang 377 *
device

thể có được, cho đến Phật đạo không thể có được nên không thể có được.
Chẳng sinh chẳng diệt, cho đến chẳng khởi chẳng làm không thể có được nên không thể có được.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề! Sơ địa không thể có được, nên không thể có được, cho đến địa thứ mười không thể có được, nên không thể có được, vì rốt ráo thanh tịnh. Thế nào là Sơ địa cho đến địa thứ mười? Đó là Càn-tuệ địa (viṣkavidarśaṇabhūmi), Tánh địa (Gotra-bhūmi), Bát nhân địa (Aṣṭamakabhūmi), Kiến địa (Darśanabhūmi), Bạt địa (Tanubhūmi), Ly dục địa (Vitarāgabhūmi), Dĩ tác địa (Kṛtāvibhūmi), Bích-chi Phật địa-(Pratyekabuddhabhūmi), Bồ-tát địa (Bodhisattvabhūmi), Phật địa (Buddhabhūmi).
Trong nội không, Sơ địa không thể có được, cho đến trong vô pháp hữu pháp không, Sơ địa không thể có được.
Trong nội không cho đến trong vô pháp hữu pháp không, địa thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, thứ tám, thứ chín, thứ mười không thể có được, vì sao? Tu-bồ-đề! Sơ địa chẳng phải được chẳng phải chẳng được, cho đến địa thứ mười chẳng phải được chẳng phải chẳng được, vì rốt ráo thanh tịnh.
Trong nội không cho đến trong vô pháp hữu pháp không, thành tựu chúng sinh không thể có được, vì rốt ráo thanh tịnh.
Trong nội không cho đến trong vô pháp hữu 

* Trang 378 *
device

pháp không, tịnh Phật độ không thể có được, vì rốt ráo thanh tịnh.
Trong nội không cho đến trong vô pháp hữu pháp không, năm mắt không thể có được, vì rốt ráo thanh tịnh.
Như vậy, Tu-bồ-đề! Bồ-tát Ma-ha-tát do hết thảy các pháp không thể có được nên cưỡi Đại thừa đi ra đến trú Trí nhất thiết chủng.
LUẬN: Luận giả nói: Thực hành Đại thừa ấy đến bên Phật đạo xuất sinh. Lại do thành tựu nên gọi là xuất sinh. Lấy Đại thừa ấy thành tựu Trí nhất thiết chủng, ấy gọi là xuất sinh. Trong đây Phật tự nói nhân duyên của Không.
Thừa là sở dụng của sáu Ba-la-mật.
Pháp là các pháp từ bi phương tiện v.v... không nhiếp vào sáu Ba-la-mật.
Người xuất là Bồ-tát. Ba pháp ấy đều không.
Trong đây Phật lại nói nhân duyên: Ngã không thể có được cho đến kẻ biết kẻ thấy không thể có được, vì rốt ráo không.
Năm uẩn, mười hai nhập, mười tám giới, Thí ba-la-mật cho đến mười tám pháp không chung; Tu-đà-hoàn cho đến Trí nhất thiết chủng chẳng sinh chẳng diệt, chẳng nhơ chẳng sạch (anutpannā aniruddhā amalā na vimalā) cho đến ba đời, ba tướng, tăng giảm v.v... ấy gọi là pháp không (dharmaśūnyatā).
Ngã cho đến kẻ biết kẻ thấy; Tu-đà-hoàn cho đến Phật 

* Trang 379 *
device

ấy gọi là chúng sinh không (ātmaśūnyatā).
Hỏi: Có hai thứ không thể có được: Một là có pháp, vì trí tuệ ít nên không thể biết được. Hai là có trí tuệ lớn suy tìm không thể có được, đây chỉ thứ không thể có được nào?
Đáp: Vì pháp không có nên không thể có được (tức thứ không có được thứ hai - ND).
Hỏi: Hết thảy pháp gốc ngọn không thể có được, thì có lợi ích gì với người?
Đáp: Trong đây Phật tự nói rốt ráo thanh tịnh. Rốt ráo là nếu hành giả nương không mà phá có, đối với có được thanh tịnh, đối với không chưa thanh tịnh, vì có nương dựa. Trong đây Phật tự nói: Nhân duyên không thể có được, chúng sinh không thể có được, hết thảy pháp không thể có được, thí như: như như, pháp tánh, thật tế v.v... cho đến chẳng khởi, chẳng làm không thể có được.
* Lại nữa, vì mười tám không nên pháp tánh không thể có được, cho đến chẳng khởi chẳng làm. Trong mười tám không, không có Sơ địa cho đến địa thứ mười, không có thành tựu chúng sinh, không có tịnh Phật quốc độ, không có năm mắt, vì mười tám không nên không, vì rốt ráo thanh tịnh nên không thể có được. Bồ-tát dùng pháp không thể có được làm phương tiện mà cưỡi Đại thừa đi ra đến trú trong Trí nhất thiết chủng.
(Hết cuốn 50 theo bản Hán)
 
 
__________
 

* Trang 380 *
device

Xem mục lục