Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (8)


Xem mục lục
GIẢI THÍCH: PHẨM PHÚ LÂU NA THỨ 15
(Kinh Đại Bát-nhã ghi: Phần 2, Phẩm Thừa Đại Thừa 14)

KINH: Bấy giờ Phú-lâu-na Di-đa-la-ni-tử (Mãn Từ tử) bạch Phật rằng: Bạch đức Thế-tôn! Con cũng muốn nói lý do gọi là Ma-ha-tát.
Phật dạy: Ông hãy nói.
Phú-lâu-na Di-đa-la-ni-tử nói: Bồ-tát đại trang nghiêm là Bồ-tát phát tâm thú hướng Đại thừa, Bồ-tát ấy cưỡi xe lớn (Đại thừa) nên Bồ-tát ấy gọi là Ma-ha-tát.
Xá-lợi-phất nói với Phú-lâu-na: Thế nào gọi là Bồ-tát ma-ha-tát đại trang nghiêm?
Phú-lâu-na nói với Xá-lợi-phất: Bồ-tát ma-ha-tát đại trang nghiêm không phân biệt vì bấy nhiêu người nên trú Thí ba-la-mật, thực hành Thí ba-la-mật, mà vì hết thảy chúng sinh nên trú Thí ba-la-mật, thực hành Thí ba-la-mật; không vì bấy nhiêu người nên trú Giới ba-la-mật, thực hành Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tấn ba-la-mật, Thiền ba-la

* Trang 173 *
device

mật, Bát-nhã ba-la-mật, mà vì hết thảy chúng sinh nên trú Bát-nhã ba-la-mật, thực hành Bát-nhã ba-la-mật.
Bồ-tát ma-ha-tát đại trang nghiêm không giới hạn chúng sinh rằng Ta sẽ độ ngần ấy người chứ không độ các người khác; không nói rằng Ta chỉ làm cho ngần ấy người đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, còn các người khác không đến. Bồ-tát ma-ha-tát ấy khắp vì hết thảy chúng sinh nên đại trang nghiêm. Lại nghĩ rằng: Ta sẽ tự đầy đủ Thí ba-la-mật, cũng làm cho hết thảy chúng sinh tu hành Thí ba-la-mật; tự đầy đủ Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, tự đầy đủ Bát-nhã ba-la-mật, cũng làm cho chúng sinh tu hành Bát-nhã ba-la-mật.
* Lại nữa, Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát khi tu hành Thí ba-la-mật, có bố thí gì tâm đều tương ưng với Trí nhất thiết chủng, cùng hết thảy chúng sinh hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Xá-lợi-phất! Ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Thí ba-la-mật, có Thí ba-la-mật đại trang nghiêm.
* Lại nữa, Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Thí ba-la-mật, bố thí với tâm tương ưng Trí nhất thiết chủng, không hướng đến địa vị Thanh-văn, Bích-chi Phật. Xá-lợi-phất! Ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Thí ba-la-mật, có Giới ba-la-mật đại trang nghiêm.

* Trang 174 *
device

* Lại nữa, Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Thí ba-la-mật, bố thí với tâm tương ưng Trí nhất thiết chủng, tin, nhẫn, muốn đối với các pháp bố thí ấy; ấy gọi là khi tu Thí ba-la-mật, có Nhẫn ba-la-mật đại trang nghiêm.
* Lại nữa, Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Thí ba-la-mật, bố thí với tâm tương ưng Trí nhất thiết chủng, siêng tu không nghỉ; ấy gọi là khi tu Thí ba-la-mật có Tinh tấn ba-la-mật đại trang nghiêm.
* Lại nữa, Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Thí ba-la-mật, bố thí với tâm tương ưng Trí nhất thiết chủng, nhiếp tâm, không khởi lên tâm Thanh-văn, Bích-chi Phật; ấy gọi là khi tu Thí ba-la-mật có Thiền ba-la-mật đại trang nghiêm.
* Lại nữa, Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Thí ba-la-mật, bố thí với tâm tương ưng Trí nhất thiết chủng, quán các pháp như huyễn, không có người thí, không có vật thí, không có người thọ; ấy gọi là khi tu Thí ba-la-mật có Bát-nhã ba-la-mật đại trang nghiêm.
Như vậy Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát bố thí với tâm tương ưng Trí nhất thiết chủng, không thủ đắc các tướng Ba-la-mật, nên biết ấy là Bồ-tát ma-ha-tát đại trang nghiêm.

* Trang 175 *
device

* Lại nữa, Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Giới ba-la-mật, bố thí với tâm tương ưng Trí nhất thiết chủng, cùng hết thảy chúng sinh hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Giới ba-la-mật có Thí ba-la-mật.
* Lại nữa, Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Giới ba-la-mật có tâm tin, nhẫn, muốn đối với giới pháp ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Giới ba-la-mật có Nhẫn ba-la-mật.
* Lại nữa, Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Giới ba-la-mật, siêng tu không nghỉ; ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Giới ba-la-mật có Tinh tấn ba-la-mật.
* Lại nữa, Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Giới ba-la-mật, không thọ nhận tâm Thanh-văn, Bích-chi Phật; ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Giới ba-la-mật có Thiền ba-la-mật.
* Lại nữa, Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Giới ba-la-mật, quán hết thảy pháp như huyễn, cũng không nghĩ có giới ấy, vì dùng vô sở đắc; ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Giới ba-la-mật có Bát-nhã ba-la-mật.
Như vậy Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Giới ba-la-mật; thu nhiếp các Ba-la-mật khác, vì vậy nên gọi là đại trang nghiêm.

* Trang 176 *
device

* Lại nữa, Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Nhẫn ba-la-mật, bố thí với tâm tương ưng Trí nhất thiết chủng, cùng hết thảy chúng sinh hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác; ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Nhẫn ba-la-mật có Thí ba-la-mật.
* Lại nữa, Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Nhẫn ba-la-mật, không thọ nhận tâm Thanh-văn, Bích-chi Phật, chỉ thọ nhận tâm Trí nhất thiết chủng; ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Nhẫn ba-la-mật có Giới ba-la-mật.
* Lại nữa, Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Nhẫn ba-la-mật, tâm tương ưng với Trí nhất thiết chủng, thân tâm tinh tấn, không ngừng không nghỉ; ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Nhẫn ba-la-mật có Tinh tấn ba-la-mật.
* Lại nữa, Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Nhẫn ba-la-mật, nhiếp tâm ở một chỗ, tuy gặp việc khổ, tâm không tán loạn; ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Nhẫn ba-la-mật có Thiền ba-la-mật.
* Lại nữa, Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Nhẫn ba-la-mật, tâm tương ưng với Trí nhất thiết chủng, quán các pháp không, không có người làm, không có người thọ, không có người trách mắng, cắt xẻ, tâm như huyễn như mộng; ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Nhẫn ba-la-mật có Bát-nhã ba-la-mật.

* Trang 177 *
device

Như vậy Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Nhẫn ba-la-mật, thu nhiếp các Ba-la-mật khác.
* Lại nữa, Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Tấn ba-la-mật, bố thí với tâm tương ưng Trí nhất thiết chủng, không để cho thân tâm biếng nhác; ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Tấn Ba-la-mật có Thí ba-la-mật.
* Lại nữa, Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Tinh tấn ba-la-mật, tâm tương ưng với Trí nhất thiết chủng, trước sau đầy đủ trì giới thanh tịnh; ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Tinh tấn ba-la-mật có Giới ba-la-mật.
* Lại nữa, Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Tinh tấn ba-la-mật, tu hành nhẫn nhục với tâm tương ưng Trí nhất thiết chủng; ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Tinh tấn ba-la-mật có Nhẫn ba-la-mật.
* Lại nữa, Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Tinh tấn ba-la-mật, tâm tương ưng với Trí nhất thiết chủng, nhiếp tâm, lìa dục, vào các thiền định; ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Tinh tấn ba-la-mật có Thiền ba-la-mật.
* Lại nữa, Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Tinh tấn ba-la-mật, tâm tương ưng với Trí nhất thiết chủng, không chấp thủ tướng hết thảy các pháp, đối với không chấp thủ tướng cũng không chấp trước;

* Trang 178 *
device

 ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Tinh tấn ba-la-mật có Bát-nhã ba-la-mật.
Như vậy Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Tinh tấn ba-la-mật, thu nhiếp các Ba-la-mật khác.
* Lại nữa, Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Thiền ba-la-mật, tâm tương ưng với Trí nhất thiết chủng, định tâm bố thí, không để tâm loạn; ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Thiền ba-la-mật có Thí ba-la-mật.
* Lại nữa, Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Thiền ba-la-mật, trì giới với tâm tương ưng Trí nhất thiết chủng, do định lực nên việc phá giới không thể xen vào; ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Thiền ba-la-mật có Giới ba-la-mật.
* Lại nữa, Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Thiền ba-la-mật, tâm tương ưng với Trí nhất thiết chủng, do định từ bi nên nhẫn các não hại; ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Thiền ba-la-mật có Nhẫn ba-la-mật.
* Lại nữa, Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Thiền ba-la-mật, tâm tương ưng với Trí nhất thiết chủng, đối với thiền không hứng thú, không nhiễm trước, thường cầu tăng tiến từ một thiền đến một thiền; ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Thiền ba-la-mật có Tinh tấn ba-la-mật.

* Trang 179 *
device

* Lại nữa, Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Thiền ba-la-mật, tâm tương ưng với Trí nhất thiết chủng, không nương dựa hết thảy pháp, cũng không theo thiền sinh; ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Thiền ba-la-mật có Bát-nhã ba-la-mật.
Như vậy, Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Thiền ba-la-mật, thu nhiếp các Ba-la-mật khác.
* Lại nữa, Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Bát-nhã ba-la-mật, tâm tương ưng với Trí nhất thiết chủng, bố thí vật sở hữu trong ngoài, không chút luyến tiếc, không thấy người cho, người nhận và vật thí; ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Bát-nhã ba-la-mật có Thí ba-la-mật.
* Lại nữa, Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Bát-nhã ba-la-mật, tâm tương ưng với Trí nhất thiết chủng, không thấy hai việc giữ giới phá giới; ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Bát-nhã ba-la-mật có Giới ba-la-mật.
* Lại nữa, Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Bát-nhã ba-la-mật, tâm tương ưng với Trí nhất thiết chủng, không thấy người trách, người mắng, người đánh, người giết, cũng không thấy dùng cái không ấy mà nhẫn nhục được; ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Bát-nhã ba-la-mật có Nhẫn ba-la-mật.

* Trang 180 *
device

* Lại nữa, Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Bát-nhã ba-la-mật, tâm tương ưng với Trí nhất thiết chủng, quán các pháp rốt ráo không, lấy tâm đại bi, tu các thiện pháp; ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Bát-nhã ba-la-mật có Tinh tấn ba-la-mật.
* Lại nữa, Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Bát-nhã ba-la-mật, tâm tương ưng với Trí nhất thiết chủng, vào các thiền định, quán các tướng lìa, tướng không, tướng vô tướng, tướng vô tác của các thiền; ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Bát-nhã ba-la-mật có Thiền ba-la-mật.
Như vậy Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Bát-nhã ba-la-mật, thu nhiếp các Ba-la-mật khác.
Xá-lợi-phất! Như vậy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát đại trang nghiêm.
Đại trang nghiêm Bồ-tát ấy, mười phương chư Phật hoan hỷ, xưng danh tán thán ở giữa đại chúng rằng, ở thế giới ấy có Bồ-tát ma-ha-tát đại trang nghiêm ấy, thành tựu chúng sinh, thanh tịnh Phật độ.[1]
LUẬN: Phú-lâu-na nghe hai đại đệ tử trên nói nghĩa Ma-ha-tát, được Phật hứa khả nói lành thay. Và Phú-lâu-na được Phật ở giữa đại chúng tán thán là vị pháp sư trên hết, lại muốn nói nghĩa Ma-ha-tát nên bạch Phật rằng: Con cũng muốn nói, Phật liền cho phép nói.
 

[1] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (mahāprajñāpāramitā sūtra-摩訶般若波羅蜜經), quyển 4, Biện tài phẩm 15 (辯才品15), tr. 244c17-246b11. 

* Trang 181 *
device

Hỏi: Tu-bồ-đề là vị chủ nói Bát-nhã ba-la-mật, thì Xá-lợi-phất nên hỏi Tu-bồ-đề, cớ sao nay hỏi Phú-lâu-na?
Đáp: Hai người ấy đồng là Bà-la-môn, chỉ lấy tên mẹ làm tên, hai người ấy đều là bậc lớn ở trong Phật pháp. Xá-lợi-phất lớn trong hàng trí tuệ. Phú-lâu-na thuyết pháp nhiều cách trang nghiêm, dắt dẫn chúng hữu tình, bậc lớn trong hàng thuyết pháp, cho nên hai người ấy ngang nhau, ngang nhau nên cùng nhau nghị luận ở trước Phật.
Lại, Phú-lâu-na trước đã cùng Xá-lợi-phất luận nghị, khéo đáp lại nhau. Như trong kinh Thí dụ bảy xe nói,[1] họ đã cùng làm người thân hậu, lại ưa cùng luận lý, còn Tu-bồ-đề không có nhân duyên như vậy.
Lại, Phú-lâu-na nói nghĩa Ma-ha-tát, cho nên nên hỏi, chứ cớ sao lại hỏi Tu-bồ-đề!
Nghĩa Ma-ha-tát được nói đó là người đại trang nghiêm, như người đi xa, có nhiều tư lương, lại như phá giặc nên chuẩn bị khí giới. Bồ-tát ấy cũng như vậy, muốn phá giặc phiền não ma quân, nên tu hành sáu Ba-la-mật để tự trang nghiêm. Người này trải vô lượng kiếp ở lâu trong sinh tử, nhóm các phước đức trí tuệ để làm tư lương; trong ba thừa, vì xu hướng Đại thừa nên phát tâm tu sáu Ba-la-mật, cưỡi xe lớn.
Xá-lợi-phất hỏi Phú-lâu-na: Thanh-văn, Bích-chi Phật cũng xu hướng đạo. Sao không gọi là đại trang nghiêm, mà chỉ nói Bồ-tát đại trang nghiêm?
 

[1] T. 1: Trung a-hàm kinh (中阿含經), quyển 2, kinh số 9, Thất xa kinh (七車經), tr. 429c28-431c12.
�t hoan hỷ, xưng danh tán thán ở giữa đại chúng rằng, ở thế giới ấy có Bồ-tát ma-ha-tát đại trang nghiêm ấy, thành tựu chúng sinh, thanh tịnh Phật độ.[1]
LUẬN: Phú-lâu-na nghe hai đại đệ tử trên nói nghĩa Ma-ha-tát, được Phật hứa khả nói lành thay. Và Phú-lâu-na được Phật ở giữa đại chúng tán thán là vị pháp sư trên hết, lại muốn nói nghĩa Ma-ha-tát nên bạch Phật rằng: Con cũng muốn nói, Phật liền cho phép nói.
 

[1] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (mahāprajñāpāramitā sūtra-摩訶般若波羅蜜經), quyển 4, Biện tài phẩm 15 (辯才品15), tr. 244c17-246b11. 

* Trang 182 *
device

Phú-lâu-na đáp rằng: Thanh-văn, Bích-chi Phật tuy thực hành sáu việc bố thí v.v... nhưng có hạn lượng, vì tự độ mình và độ những chúng sinh đáng được độ ; vì thế không gọi là đại trang nghiêm. Bồ-tát độ không phân biệt, không giới hạn vì ngần ấy chúng sinh nên tu bố thí cho đến trí tuệ. Không nghĩ rằng: Ta độ ngần ấy người được tam thừa, không thể độ ngần ấy người, khiến ngần ấy người được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, còn ngần ấy người không thể độ. Bồ-tát thực hành đại trang nghiêm khiến hết thảy chúng sinh đều vào Đại thừa làm Phật. Bồ-tát thực hành đại trang nghiêm, tự thực hành Thí ba-la-mật cũng khiến chúng sinh thật thành Thí ba-la-mật, cho đến thực hành Bát-nhã ba-la-mật, cũng như vậy.
Hỏi: Sao gọi là đại trang nghiêm?
Đáp: Vì độ chúng sinh, vì Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác nên thực hành các công đức phước thiện, lược nói là thực hành sáu Ba-la-mật, như Phú-lâu-na thứ lớp nói.
Nếu Bồ-tát vì hết thảy trí tuệ nên thực hành Thí ba-la-mật, phước đức ấy chung cho hết thảy chúng sinh.
Chung nghĩa là phước đức bố thí ta và chúng sinh chung hưởng, ta lấy đó hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Hồi hướng là với công đức ấy không cầu làm vua người, vua trời, cái vui thiền định thế gian, chỉ vì chúng sinh nên cho đến cái vui Niết-bàn cũng không cầu. Đem quả báo ấy, vì độ chúng sinh nên cầu Phật pháp. Các tướng như vậy gọi là Thí

* Trang 183 *
device

Thí ba-la-mật đại trang nghiêm.
Bồ-tát ấy khi thực hành bố thí, nếu thấy các Bích-chi Phật, A-la-hán hiện đại thần thông, được sạch lậu hoặc, vào Niết-bàn, cũng không tham trước việc ấy, chỉ nhất tâm tu Phật đạo; ấy gọi là Thí ba-la-mật phát sinh Giới ba-la-mật. Lúc bố thí, nếu có người ác khẩu mắng nhiếc, đao gậy hủy hại, cưỡng xin những cái không đáng xin, tâm không sân không hối, vào trong thật tướng các pháp là rốt ráo không; ấy gọi là Thí ba-la-mật phát sinh Nhẫn ba-la-mật.
Lúc thực hành bố thí, hòa hợp tài vật, thủ hộ để bố thí cho kẻ kia, thân tâm không biếng nhác không ngừng nghỉ; ấy gọi là Thí ba-la-mật phát sinh Tinh tấn ba-la-mật.
Lúc bố thí, nhất tâm niệm Phật, niệm Phật pháp, không để tâm Thanh-văn, Bích-chi Phật xen vào; nhân bố thí ấy liền vào thiền định; ấy gọi là Thí ba-la-mật phát sinh Thiền ba-la-mật.
Lúc bố thí, Bồ-tát nghĩ rằng người thí, người nhận, tài vật do nhân duyên hòa hợp sinh nên không có tự tánh. Vì không có tự tánh nên không, như huyễn, như mộng. Vì chúng sinh không nên không có người nhận, không có người thí; vì pháp không nên không có tài vật; ấy gọi là Thí ba-la-mật phát sinh Bát-nhã ba-la-mật.
Nếu Bồ-tát vì Nhất thiết trí nên không chấp thủ các tướng Ba-la-mật, mà có thể thực hành các Ba-la-mật, ấy gọi là Bồ-tát đại trang nghiêm. Trong ấy một Ba-la-mật sinh đủ các Ba-la-mật, trong kinh này tự phân biệt nghĩa ấy. Xưa nay

* Trang 184 *
device

nói khác, nghĩa chẳng rốt ráo, nên giúp phân biệt nói, mở cửa luận nghĩa. Năm Ba-la-mật kia, cũng nên tùy nghĩa để nói như vậy.
Hỏi: Sao chỉ nói trong Thí ba-la-mật phát sinh sáu Ba-la-mật, còn trong năm Ba-la-mật kia chỉ nói phát sinh năm?
Đáp: Nếu năm Ba-la-mật sau, mỗi mỗi đều phát sinh sáu Ba-la-mật, cũng không có lỗi. Sáu Ba-la-mật chẳng phải là pháp tu trong một lúc, trong một niệm mà trong vô lượng kiếp nhóm hợp sáu thứ công đức gọi là sáu Ba-la-mật. Trước phát sinh nhỏ, sau phát sinh vừa, lớn, có lỗi gì! Hết thảy các pháp đều lúc đầu nhỏ sau lớn, vì vậy các Ba-la-mật khác mỗi mỗi có thể phát sinh sáu Ba-la-mật.
* Lại nữa, lúc hết thảy chư Phật thuyết pháp, đều dạy Thí ba-la-mật là cửa ban đầu, như trong Kinh nói,[1] Phật thường bắt đầu dạy cho chúng sinh bố thí, trì giới, sinh cõi trời, nói mùi vị năm dục, trước nói sự khổ não thế gian, lợi ích của đạo đức, sau mới nói bốn đế, vì thế nên đầu tiên nói bố thí.
Hỏi: Sao Phật nói bố thí là cửa ban đầu?
Đáp: Cách thu nhiếp chúng sinh không có gì hơn bố thí. Lớn nhỏ, sang hèn cho đến súc sinh, bố thí thu nhiếp được cả, cho đến người oan gia được thí cho liền trở thành người không oán không thân,[2] người không oán không thân được thí cho thời trở thành người thân thiện. Chư Phật có 32 tướng, 80 vẻ đẹp tùy hình đầy đủ các công đức, sở nguyện được như ý, đều do bố thí mà được. Như Bồ-tát Bảo Chưởng
 

[1] T. 1: Trung a-hàm kinh (中阿含經), quyển 11, kinh số 62, Tần tì bà la vương nghinh phật kinh (頻鞞娑邏王迎佛經), tr. 630c1-3.
[2] T. 21: Đà la ni tạp tập (陀羅尼雜集), quyển 1, tr. 585a10-12; T. 21: Đà la ni tạp tập (陀羅尼雜集), quyển 1, Thất phật bát bồ tát sở thuyết đại đà la ni thần chú kinh (七佛八菩薩所說大陀羅尼神咒經), tr. 540c14-16: Cứu vớt chúng sanh ra khỏi khổ sanh tử trong ba cõi, bố thí cho chúng sanh bần cùng như Bồ-tát Bảo Chưởng. Cũng như quốc vương mở trong búi tóc minh châu bố thí cho người bần cùng, ví như người cha lành chỉ cho con kho báu.

* Trang 185 *
device

v.v... bảy báu từ trong tay xuất ra, đem cấp thí cho chúng sinh, lại làm cho chúng sinh hoan hỷ nhu nhuyến, có thể chứng được Niết-bàn. Có các nghĩa như vậy nên bố thí đứng đầu.
Hỏi: Cớ sao Phú-lâu-na nói trong một Ba-la-mật phát sinh các Ba-la-mật làm đại trang nghiêm?
Đáp: Mỗi Ba-la-mật ấy riêng nhau thì hành lực yếu kém; như lính chưa tập luyện thời không đủ sức đánh giặc, nếu đại quân cùng họp trang nghiêm, cầm binh khí thời đủ sức phá giặc. Bồ-tát cũng như vậy, sáu Ba-la-mật trang nghiêm một lúc thời có thể phá các giặc phiền não ma quân, mau được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Vì thế nên nói trong một Ba-la-mật có đủ các Ba-la-mật.
Mười phương chư Phật xưng danh tán thán, thành tựu chúng sinh, tịnh Phật quốc độ, như trước nói.[1]
KINH: Tuệ mạng Xá-lợi-phất hỏi Phú-lâu-na Di-đa-la-ni-tử rằng: Vì sao Bồ-tát ma-ha-tát phát tâm thú hướng Đại thừa?
Phú-lâu-na nói với Xá-lợi-phất rằng: Bồ-tát ma-ha-tát khi thực hành sáu Ba-la-mật, lìa các dục, lìa các pháp ác bất thiện, có giác có quán, lìa dục sinh hỷ lạc vào Sơ thiền, cho đến vào đệ Tứ thiền, lấy tâm từ rộng lớn, thực hành tâm không hai, không lượng, không oán, không hận, không não hại rãi khắp một phương, hai, ba, bốn phương, bốn góc,
 

[1] Xem Đại trí độ luận, quyển 30, 36.
dy> �t hoan hỷ, xưng danh tán thán ở giữa đại chúng rằng, ở thế giới ấy có Bồ-tát ma-ha-tát đại trang nghiêm ấy, thành tựu chúng sinh, thanh tịnh Phật độ.[1]
LUẬN: Phú-lâu-na nghe hai đại đệ tử trên nói nghĩa Ma-ha-tát, được Phật hứa khả nói lành thay. Và Phú-lâu-na được Phật ở giữa đại chúng tán thán là vị pháp sư trên hết, lại muốn nói nghĩa Ma-ha-tát nên bạch Phật rằng: Con cũng muốn nói, Phật liền cho phép nói.
 

[1] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (mahāprajñāpāramitā sūtra-摩訶般若波羅蜜經), quyển 4, Biện tài phẩm 15 (辯才品15), tr. 244c17-246b11. 

* Trang 186 *
device

trên dưới; rãi khắp tất cả thế gian; tâm bi, hỷ, xả cũng như vậy. Bồ-tát ấy lúc vào thiền lúc ra thiền, các thiền, vô lượng tâm và cành ngọn, cùng tất cả chúng sinh hồi hướng đến Trí nhất thiết chủng, ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát tu Thiền ba-la-mật phát tâm thú hướng Đại thừa.
Bồ-tát ma-ha-tát ấy trú ở thiền tâm vô lượng, khởi niệm rằng: Ta sẽ được Trí nhất thiết chủng, sẽ thuyết pháp để dứt phiền não cho chúng sinh; ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát khi hành Thiền ba-la-mật có Thí ba-la-mật.
Nếu Bồ-tát ma-ha-tát tâm tương ưng với Trí nhất thiết chủng tu Sơ thiền, trú Sơ thiền; Nhị, Tam, Tứ thiền cũng như vậy, không thọ nhận các tâm Thanh-văn, Bích-chi Phật; ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát khi hành Thiền ba-la-mật có Giới ba-la-mật.
Nếu Bồ-tát ma-ha-tát tâm tương ưng với Trí nhất thiết chủng vào các thiền, nghĩ rằng: Ta sẽ thuyết pháp để dứt phiền não cho chúng sinh có các tâm muốn, vui, nhẫn ấy; ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát khi hành Thiền ba-la-mật có Nhẫn ba-la-mật.
Nếu Bồ-tát ma-ha-tát tâm tương ưng với Trí nhất thiết chủng vào các thiền, nhóm các thiện căn, hồi hướng đến Trí nhất thiết chủng, siêng tu không nghỉ; ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát khi hành Thiền ba-la-mật có Tinh tấn ba-la-mật.

* Trang 187 *
device

Nếu Bồ-tát ma-ha-tát tâm tương ưng với Trí nhất thiết chủng, tu bốn thiền và cành ngọn, quán tướng vô thường, tướng khổ, tướng vô ngã, tướng không, tướng vô tướng, tướng vô tác, cùng với hết thảy chúng sinh hồi hướng đến Trí nhất thiết chủng; ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát khi hành Thiền ba-la-mật có Bát-nhã ba-la-mật.
Xá-lợi-phất! Ấy là Bồ-tát ma-ha-tát phát tâm thú hướng Đại thừa.
* Lại nữa, Bồ-tát ma-ha-tát thực hành từ tâm, nghĩ rằng: Ta sẽ đem an lạc cho tất cả chúng sinh; vào bi tâm ta sẽ cứu vớt tất cả chúng sinh; vào hỷ tâm ta sẽ độ tất cả chúng sinh; vào xả tâm ta sẽ làm cho tất cả chúng sinh sạch hết lậu hoặc; ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát khi tu vô lượng tâm có Thí ba-la-mật.
* Lại nữa, Bồ-tát ma-ha-tát tu các thiền vô lượng tâm ấy, không hướng đến địa vị Thanh-văn, Bích-chi Phật, chỉ hồi hướng đến Trí nhất thiết chủng; ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát khi tu vô lượng tâm có Giới ba-la-mật.
* Lại nữa, Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát tu bốn vô lượng tâm, không tham địa vị Thanh-văn, Bích-chi Phật, chỉ nhẫn, vui, muốn Trí nhất thiết chủng; ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát khi tu vô lượng tâm, có Nhẫn ba-la-mật.

* Trang 188 *
device

* Lại nữa, Xá-lợi-phất! Nếu Bồ-tát ma-ha-tát tương ưng với Trí nhất thiết chủng, tu bốn vô lượng tâm, hành hạnh thanh tịnh; ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát khi tu bốn vô lượng tâm có Tinh tấn ba-la-mật.
* Lại nữa, nếu Bồ-tát ma-ha-tát khi vào thiền, vào vô lượng tâm cũng chẳng tùy theo thiền vô lượng tâm phát sinh; ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát khi tu vô lượng tâm có phương tiện Bát-nhã ba-la-mật.
Xá-lợi-phất! Ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát phát tâm thú hướng Đại thừa.
* Lại nữa, Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát phát tâm thú hướng Đại thừa, hết thảy cách tu bốn niệm xứ, cho đến hết thảy cách tu tám Thánh đạo phần, hết thảy cách tu ba môn giải thoát, cho đến mười tám pháp không chung; ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát phát tâm thú hướng Đại thừa.
* Lại nữa, Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát có trí tuệ đối với nội không vì vô sở đắc, cho đến có trí tuệ đối với vô pháp hữu pháp không, vì vô sở đắc; ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát phát tâm thú hướng Đại thừa.

* Lại nữa, Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát đối với hết thảy pháp, trí tuệ không loạn không định; ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát phát tâm thú hướng Đại thừa. 

* Trang 189 *
device

* Lại nữa Xá-lợi-phất Bồ-tát ma-ha-tát phát tâm thú hướng đại thừa, trí tuệ phi thường, phi vô thường; trí tuệ phi lạc, phi khổ, phi thật, phi không, phi ngã, phi vô ngã; ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát phát tâm thú hướng Đại thừa, vì vô sở đắc.
* Lại nữa, Xá-lợi-phất! Trí Bồ-tát ma-ha-tát không đi trong đời quá khứ, không đi trong đời vị lai, không đi trong đời hiện tại, cũng chẳng phải không biết ba đời, ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát phát tâm thú hướng Đại thừa, vì vô sở đắc.
* Lại nữa, Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát phát tâm thú hướng Đại thừa trí không đi trong cõi Dục, không đi trong cõi Sắc, không đi trong cõi Vô Sắc, cũng chẳng phải không biết cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô Sắc, vì vô sở đắc; ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát phát tâm thú hướng Đại thừa.

* Lại nữa, Bồ-tát ma-ha-tát phát tâm thú hướng Đại thừa trí không đi trong pháp thế gian, không đi trong pháp xuất thế gian, không đi trong pháp hữu vi, không đi trong pháp vô vi, không đi trong pháp hữu lậu, không đi trong pháp vô lậu, cũng chẳng phải không biết pháp thế gian, pháp xuất thế gian, pháp hữu vi, pháp vô vi, hữu lậu, vô lậu, vì vô sở đắc.

* Trang 190 *
device

Xá-lợi-phất! Ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát phát tâm thú hướng Đại thừa.[1]
LUẬN. Hỏi: Sáu Ba-la-mật, nếu nói nghịch thời nên nói Bát-nhã ba-la-mật trước, rồi tiếp nói thiền... nếu nói thuận thời nên nói Thí ba-la-mật trước, sao nay nói Thiền ba-la-mật trước ?
Đáp: Phát sinh đại trang nghiêm không có chúng sinh nào phá hoại được. Nếu Bồ-tát không có thiền định, tâm chưa lìa dục, tuy có tu hành các Ba-la-mật khác, thời dễ bị hoại. Tu Thiền ba-la-mật, có thể vào tâm từ vô lượng, bấy giờ không bị phá; như nói người tu Từ Tam-muội, đao không làm tổn thương, nước lửa không làm hại, cũng có sức thần thông, biến hóa các thứ, có thể phát sinh đại trang nghiêm; như Phật dạy, chim không có hai cánh, không thể bay liệng. Bồ-tát không có lực thần thông, không thể phát sinh đại trang nghiêm. Vào trong Thiền ba-la-mật, có thể làm phát sinh tâm từ vô lượng. Vì có năm thần thông nên ngoại vật không làm tổn thương được; vì vậy nên nói Thiền ba-la-mật trước hết.
Hỏi: Trong bốn thiền có các thứ công đức, đều có thể hành sáu Ba-la-mật, sao nay chỉ nói trong bốn tâm vô lượng hành sáu Ba-la-mật?
Đáp: Bốn tâm vô lượng, thủ tướng chúng sinh, duyên chúng sinh, Bồ-tát thường vì chúng sinh nên hành đạo, trong bốn tâm vô lượng ấy có tâm từ bi, có thể làm lợi ích chúng sinh; còn tám bội xả, định chín thứ lớp[2] v.v... không có lợi ích như vậy.
 

[1] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (mahāprajñāpāramitā-sūtra- 摩訶般若波羅蜜經), quyển 4, Biện tài phẩm 15 (辯才品15), tr. 246b11-247a17.
[2] Tám bội xả, định chín thứ lớp: Xem Đại trí độ luận, quyển 21, quyển 44; T. 1: Trường a-hàm kinh (Dīrghāgama-長阿含經), quyển 10, tr. 62b20-25.
 

* Trang 191 *
device

Hỏi: Bồ-tát trú ở năm thần thông có thể rộng làm lợi ích chúng sinh, cớ sao không nói?
Đáp: Đại bi là căn bản của Bồ-tát. Lại, năm thần thông trước đã nói, sau sẽ nói bốn tâm vô lượng, vì đã nói nên nay không nói, nếu Bồ-tát chỉ hành bốn tâm vô lượng, thì không gọi là phát tâm thú hướng Đại thừa. Vì có sáu Ba-la-mật hòa hợp nên gọi là phát tâm thú hướng Đại thừa. Bốn tâm vô lượng phát sinh sáu Ba-la-mật, trong đây Phú-lâu-na tự nói nhân duyên ấy.
Hỏi: Làm thế nào tu hết thảy bốn niệm xứ cho đến mười tám pháp không chung?
Đáp: Có hai thứ là tín hành tánh và pháp hành tánh. Tín hành tánh thì quán vô thường, khổ; hoặc chỉ quán vô thường, hoặc chỉ quán khổ. Pháp hành tánh thì quán không, vô ngã, hoặc chỉ quán không, hoặc chỉ quán vô ngã. Bồ-tát vì độ chúng sinh nên hết thảy pháp môn đều tu đều học.
* Lại nữa, người phát tâm Đại thừa lấy mười tám không phá mười tám thứ pháp, cũng bỏ luôn trí tuệ về mười tám thứ không ấy.
* Lại nữa, Bồ-tát quán các pháp thường định, cũng không chấp thủ định tướng, ấy gọi là trí tuệ không định không loạn.
* Lại nữa, vì sợ đọa vào điên đảo chấp thường chấp lạc, nên không quán các pháp thường, lạc, vì sợ đọa vào điên đảo chấp đoạn diệt nên không quán vô thường.

* Trang 192 *
device

* Lại nữa, nếu Bồ-tát trí tuệ đối với ba cõi, ba đời không quán, không hành, không thủ tướng, biết nó đều hư vọng mà không rơi vào vô minh.
* Lại nữa, đối với thế gian, xuất thế gian cũng chẳng phải trí, chẳng phải bất trí. Chẳng phải trí là vì không, không có định tướng, rốt ráo thanh tịnh. Chẳng phải bất trí là vì quán vô thường, khổ, không v.v... Vào Bát-nhã ba-la-mật không, chẳng phải không hành trí. Không hành là vì ngăn kiến, phá pháp ái, lìa nương tựa. Không phi trí là vì không ngu si, khác với phàm phu. Lại, hành là giữ giới, tu thiền định, tập các pháp quán. Sao gọi là phi trí? Như trong kinh Phật Lợi Chúng Sinh nói:[1]
“Hành giả bỏ các pháp,
Cũng không nương tựa tuệ,
Cũng không phân biệt gì,
Ấy là trí quyết định”.
(Hết cuốn 45 theo bản Hán)
 
 
____________
 

[1] T. 4: Phật thuyết nghĩa túc kinh (佛說義足經), tr. 174b-189c: 行者捨諸法, 亦不依止慧, 亦無所分別, 是為決定智!

* Trang 193 *
device

Xem mục lục