Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (8)


Xem mục lục
 GIẢI THÍCH PHẨM VÃNG SANH THỨ 4

 
            KINH: Xá-lợi-phất bạch Phật rằng, bạch Thế Tôn ! Bồ-tát ma-ha-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, tu tập tương ưng như vậy, từ chỗ nào chết rồi sanh đến đây, từ đây chết sẽ sanh cõi nào?
            Phật bảo Xá-lợi-phất, những Bồ-tát ma-ha-tát ấy tu tập tương ưng như vậy, hoặc từ nước Phật ở phương khác sanh đến đây, hoặc từ cung trời Đâu-suất sanh đến đây, hoặc từ trong cõi người sanh trở lại đây.
            Xá-lợi-phất, những Bồ-tát từ nước Phật ở phương khác sanh đến đây, mau cùng Bát-nhã ba-la-mật tương ưng. Cùng Bát-nhã ba-la-mật tương ưng, nên khi xả thân ở đây, các pháp thâm diệu đều hiện trước mắt, sau trở lại cùng Bát-nhã ba-la-mật tương ưng, ở chỗ sanh ra thường gặp chư Phật.
            Xá-lợi-phất, có vị Bồ-tát một đời bổ xứ ở trên trời Đâu-suất mệnh chung, sanh đến trong đây, vị Bồ-tát ấy không mất sáu Ba-la-mật, tùy sanh nơi nào, hết thảy môn đà-la-ni, các môn tam-muội, mau    

* Trang 646 *
device

hiện trước mắt.
            Xá-lợi-phất, có Bồ-tát mệnh chung ở trong cõi người, trở lại sanh trong cõi người; trừ vị Bồ-tát bất thối chuyển, Bồ-tát ấy căn độn, không thể mau cùng Bát-nhã ba-la-mật tương ưng, các môn đà-la-ni, môn tam-muội không thể mau hiện trước mắt.
            LUẬN: Hỏi: Trong Bát-nhã ba-la-mật, chúng sanh rốt ráo không thể có được, như phẩm trên nói:[1] Xá-lợi-phất, biết hết thảy chúng sanh không thể có được, các tên gọi sai khác về chúng sanh là thọ giả, mạng giả, cho đến tri giả, kiến giả v.v... đều không, không thật, cớ sao trong đây hỏi từ đâu sanh đến, chết đi về đâu ? Tên gọi khác của chúng sanh tức là Bồ-tát, chúng sanh không thì Bồ-tát cũng không. Lại trong kinh này nói: Bồ-tát chỉ có tên gọi, không có thật pháp,[2] sao nay Xá-lợi-phất lại hỏi câu ấy?
            Đáp: Trong Phật pháp có hai đế: 1. Thế đế. 2. Đệ nhất nghĩa đế. Vì thế đế nên nói có chúng sanh, vì đệ nhất nghĩa đế nên nói chúng sanh không thể có được.
            * Lại có hai hạng là có người biết tướng tên gọi, có người không biết tướng tên gọi, ví như mật hiệu trong quân lính, có người biết, có người không biết.
            * Lại có hai hạng là có người mới tập hành, có người tập hành lâu; có người chấp trước, có người không chấp trước; có người biết ý người khác, có người không biết ý người khác (tuy có ngôn từ, biết gởi vào ngôn từ để tuyên lý -
 

[1] T. 4: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (mahāprajñāpāramitā-摩訶般若波羅蜜經), quyển 1, tập ưng phẩm (習應品), tr. 221c11-8: Phật bảo xá-lợi-phất: Bồ-tát ma-ha-tát khi thực hành bát-nhã ba-la-mật, nên tư duy như vậy: Bồ-tát chỉ có tên gọi, Phật cũng chỉ là tên gọi, bát-nhã ba-la-mật cũng chỉ là tên gọi;  sắc chỉ là tên gọi, thọ, tưởng, hành, thức cũng chỉ là tên gọi. Này xá-lợi-phất! như Ta chỉ là tên gọi, hết thảy ngã không thể có được, chúng sanh, thọ giả, mạng giả, sanh giả, dưỡng dục, chúng số, nhơn giả, tác giả, sử tác giả, khởi giả, sử khởi giả, thọ giả, sử thọ giả, tri giả, kiến giả, hết thảy đều không thể có được
[2] T. 8: Đại phẩm bát-nhã kinh (Mahāprajñāparamitā-sūtra-大品般若經), quyển 1, tập tương ưng phẩm (習相應品), tr. 221c13-21, quyển 2, tam giả phẩm (三假品), quyển 3, tập tán phẩm (集散品), quyển 4, thừa thừa phẩm (乘乘品), quyển 7, thập vô phẩm (十無品), tr. 268c19-269a8; T. 8: Phóng quang bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 1, giả hiệu phẩm (假號品), quyển 2, hành phẩm (行品), bản vô phẩm (本無品), quyển 3, ma ha diễn phẩm (摩訶衍品), quyển 5, bất khả đắc tam tế phẩm (不可得三際品), tr. 34c20-35a5.

* Trang 647 *
device

N.D). Vì người không biết tên gọi, mới tập hành, người chấp trước, người không biết ý người khác, nên nói không chúng sanh; vì người biết tướng tên gọi, người tập hành lâu, không chấp trước, người biết ý người khác, nên nói có chúng sanh.
            Xá-lợi-phất dùng mắt trời, thấy rõ sáu đường chúng sanh sống chết lành dữ, không có nghi ngờ, chỉ không biết các Bồ-tát từ vô lượng vô số thế giới từ phương khác sanh đến, nên mới hỏi có các đại Bồ-tát ở đây mệnh chung, có sanh đến vô lượng vô số cõi Phật ở phương khác; thiên nhãn Xá-lợi-phất không thấy được điều đó cho nên hỏi.
            * Lại nữa, có người Thanh văn, thấy Bồ-tát hành sáu ba-la-mật ở lâu trong sanh tử, lậu hoặc chưa hết, nhóm đủ thứ trí tuệ về kinh sách trong ngoài, mà chẳng chứng thật tế, chưa khỏi sanh già bệnh chết, thương mà khinh, nói rằng: hạng này mệnh chung, vì ba độc chưa hết, sẽ đọa chỗ nào? Như Phật dạy, hạng người phàm phu thường mở cửa ba đường ác, làm khách đối với ba đường thiện, làm chủ nhà đối với ba đường ác. Sức ba độc mạnh, chất chứa tội nghiệp từ vô lượng kiếp, nên không thủ chứng Niết-bàn, sắp chịu đủ thứ khổ, rất đáng thương xót!
            Hạng tiểu thừa thương xót khinh chê Bồ-tát như vậy.
            Xá-lợi-phất là vị tướng đại pháp đệ nhất[1] giữa tất cả Thanh văn, biết có việc như thế, nhưng muốn khiến chúng sanh khởi tâm cung kỉnh đối với Bồ-tát, cho nên hỏi.
            Phật lấy ba việc đáp: 1. Từ cõi Phật ở phương khác sanh đến. 2. Từ trên trời Đầu-suất sanh đến. 3. Từ trong cõi
 

[1] T. 27: Đại tỳ-bà-sa luận (Abhidharma-mahāvibhāsā-śāstra-大毘婆沙論), quyển 66, tr. 341c25-28: Thị đạo sa-môn là: tôn giả Xá-lợi-phất là đại tuớng quân chánh pháp, thường theo Phật chuyển pháp luân, hết thảy vô học Thanh-văn cũng nên biết như vậy.; T. 29, Thuận chánh lý luận (順正理論), quyển 69, tr. 719b26-27: Trong chúng Thanh-văn Xá-lợi-phất trí tuệ đệ nhất, là một vị đại tướng quân chánh pháp. 

* Trang 648 *
device

cõi người sanh đến.
            Hỏi: Như từ cõi Phật ở phương khác sanh đến, vì ở xa nên Xá-lợi-phất không biết, còn ở trên trời Đâu-suất, trong cõi người đến, làm sao không biết (mà còn hỏi)?
            Đáp: Xá-lợi-phất không biết từ cõi Phật ở phương khác đến nên hỏi, song Phật vì như chỗ cần nên phân biệt, nên đáp từ ba nơi sanh đến.
            Hỏi: Thế gian có sáu đường, cớ sao trong đường trời phân biệt nói từ trời Đâu-suất đến, còn trong đường người không phân biệt nơi chốn. Nói từ cõi Phật ở phương khác đến cũng không phân biệt đó là đường trời, hay đường người?
            Đáp: Trong sáu đường, ba đường ác vì nhân duyên thọ khổ, tâm trí độn, không thể đắc đạo nên không nói.
            Hỏi: Từ trong ba đường ác sanh đến cũng có người đắc đạo, như Tỳ-kheo Ngưu Túc, đệ tử Xá-lợi-phất, năm trăm đời sanh trong loài trâu, đời cuối cùng được làm thân người, chân còn giống trâu mà chứng được đạo quả A-la-hán. Lại có Tỳ-kheo Ma-thâu-bà-thi-tha, năm trăm đời sanh trong loài khỉ, đời cuối cùng được làm thân người, chứng A-la-hán đủ ba minh sáu thần thông, vẫn còn ưa nhãy nhót, vì tập khí dư thừa. Hạng như vậy đều đắc đạo, cớ sao nói không thể?[1]
            Đáp: Tuy có người đắc đạo, ít quá không đủ nói. Lại hạng người này, đời trước gieo sâu thiện căn Niết-bàn, vì sai lầm chút ít phải đọa đường ác, trả hết tội, thiện căn Niết-bàn thành thục, nên đắc thành đạo quả. Trong đây không nói đắc đạo quả Thanh văn, vì thân trước thân sau thứ lớp chỉ vì
 

[1] Tham khảo T. 25: Đại trí độ luận, quyển 84.
g=ZH-TW>不生瞋心, 不生懈怠心, 不生亂心, 不生無智心.
/span>T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (mahāprajñāpāramitā-摩訶般若波羅蜜經), quyển 1, tr. 224c11-18. 

* Trang 649 *
device

chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Ví như từ tâm nhơ cấu khởi lên, không thể thứ lớp vào vô lậu, mà trung gian phải có tâm thiện hữu lậu (mới được vào vô lậu - N.D) vì tâm vô lậu quý, cho nên nói từ ba đường ác đi ra, không thể đắc đạo, thứ lớp được tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Trời, người, A-tu-la thời không như vậy (không như ba đường ác - N.D).
            Ba cõi trời dưới là Tứ thiên vương, Đao-lợi, Tu-dạ-ma, kiết sử mãnh lợi mà sâu; hai cõi trên là Tự-tại, Tha-hóa-tự-tại, kiết sử sâu mà không mãnh lợi; trời Đâu-suất, kiết sử không sâu không mãnh lợi, vì sao? Vì thường có Bồ-tát thuyết pháp, thế nên không nói trời khác mà nói trời Đâu-suất, hoặc có mà vì ít nên không nói.
            Các trời ở cõi sắc, ai đắc đạo rồi thời không còn sanh xuống cõi này, ai chưa đắc đạo thì vui đắm thiền vị nên không sanh xuống. Vì đắm thiền vị, trí tuệ cũng trì độn, nên không nói. A-tu-la đồng với hai trời Tứ thiên vương, Đao-lợi nên không nói.
            Từ cõi Phật ở phương khác sanh đến: Từ trước chư Phật sanh đến trong đây, các căn mãnh lợi, vì sao? Vì đã trừ tội chướng trong vô lượng vô số kiếp. Lại gặp được chư Phật tùy tâm dạy bảo, như mài dao gặp đá tốt thời sắt bén. Lại thường nghe tụng, chánh ức niệm Bát-nhã ba-la-mật, cho nên mãnh lợi. Các nhân duyên như vậy thời tâm Bồ-tát mãnh lợi.
            Từ cõi người đến: Ở đây đệ tử Phật nghe Bát-nhã ba-la-mật, nhóm các công đức, khi đã xả thân, trở lại sanh ở

* Trang 650 *
device

đây. Ở quốc độ khác, tuy không có Phật, nhưng được gặp Phật pháp, nghe thọ trì, đọc tụng, chánh ức niệm, tùy sức nhiều ít, tu phước đức trí tuệ, người này các căn tuy độn mà đủ sức thọ Bát-nhã ba-la-mật, chỉ vì không thấy Phật hiện tại nên tâm độn.
            Từ nước Phật ở phương khác đến căn mãnh lợi nên tu hành Bát-nhã ba-la-mật mau được tương ưng. Vì tương ưng nên thường gặp Phật. Nhân duyên gặp Phật, như trước đã nói.
            Hỏi: Trên trời Đâu-suất; sao chỉ nói Bồ-tát một đời bổ xứ, không nói hai đời ba đời?
            Đáp: Chỗ thân người ở đầy tội kiết phiền não, chỉ đại Bồ-tát ở đó không bị nhiễm lụy, như ngỗng vào nước, nước không làm ướt. Bồ-tát như vậy, các pháp thế gian không làm nhiễm trước, vì sao? Vì Phật tự nói nhân duyên: vì không mất sáu Ba-la-mật, các môn đà-la-ni, các môn tam-muội, mau hiện trước mắt, nên Bồ-tát ấy ở thế giới có thể lợi ích chúng sanh, các Bồ-tát khác, phân bố mười phương, ví như người đại trí tuệ đã ở một chỗ, thời các người trí tuệ khác đi đến chỗ khác, thế nên không nói.
            * Lại nữa, có người nói chỉ nói Bồ-tát lớn, không giới hạn nhỏ.
            * Lại nữa, từ trong các cõi trời khác đến, sẽ nói rộng ở chỗ khác.
            Chết trong cõi người lại sanh trong cõi người thì không như hai chỗ trên, vì thân người đại địa nhiều nên thân nặng tâm độn, vì tâm tâm số pháp theo thân thành mạnh yếu, lại do

* Trang 651 *
device

các nghiệp kiết sử sanh, còn từ hai chỗ kia sanh đến là pháp thân Bồ-tát, biến thân vô lượng để độ chúng sanh, nên sanh đến trong cõi này. Từ trong cõi người đến, đều là thân xác thịt.
            Hỏi: Bồ-tát bất thối chuyển, không do kiết nghiệp thọ thân, cớ sao nói ở trong cõi người?
            Đáp: Vì sanh đến cõi này mới được bất thối chuyển, chưa bỏ thân xác thịt; vì độn căn nên các môn đà-la-ni, tam-muội không mau hiện trước mắt. Vì không mau hiện trước mắt nên không cùng Bát-nhã tương ưng.
            KINH: Này Xá-lợi-phất, ông hỏi Bồ-tát ma-ha-tát cùng Bát-nhã ba-la-mật tương ưng, mệnh chung ở đây sẽ sanh đến chỗ nào?
            Này Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát ấy từ một nước Phật sánh đến một nước Phật, thường gặp chư Phật, trọn không lìa Phật.
            Này Xá-lợi-phất, có Bồ-tát ma-ha-tát không dùng phương tiện vào Sơ thiền cho đến đệ Tứ thiền, cũng hành sáu Ba-la-mật. Bồ-tát ma-ha-tát ấy được thiền nên sanh cõi trời sống lâu, khi ở nơi đó mệnh chung, sanh đến cõi này, được làm thân người, gặp Phật, Bồ-tát ấy các căn không mãnh lợi.
            Này Xá-lợi-phất, có Bồ-tát ma-ha-tát vào Sơ thiền cho đến đệ Tứ thiền, cũng hành Bát-nhã ba-la-mật. Vì không dùng phương tiện nên khi bỏ thiền

* Trang 652 *
device

thì sẽ sanh vào cõi Dục, Bồ-tát ấy các căn cũng độn.
            Này Xá-lợi-phất, có Bồ-tát ma-ha-tát vào Sơ thiền cho đến đệ Tứ thiền, nhập từ tâm cho đến xả tâm, vào Hư không xứ cho đến Phi hữu tưởng Phi vô tưởng xứ, tu bốn niệm xứ, cho đến tám thánh đạo phần, hành mười lực cho đến đại từ đại bi, Bồ-tát ấy dùng lực phương tiện, không tùy thiền sanh, không tùy tâm vô lượng sanh, không tùy bốn vô sắc định sanh, mà sanh ở chỗ có Phật. Thường không rời hạnh Bát-nhã ba-la-mật. Bồ-tát như vậy, trong hiền kiếp sẽ chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
            LUẬN: Hỏi: Xá-lợi-phất hỏi đời trước đời sau, cớ sao trong đời trước Phật đáp ba cách, trong đời sau thì rộng phân biệt?
            Đáp: Người phàm vì mắt thịt không thấy quá khứ vị lai, nên sanh tà nghi; tuy nghi hai đời, mà đời vị lai sẽ chịu cho nên rộng phân biệt. Ví như lửa đã tắt, không còn cầu cứu, chỉ dùng nhiều phương tiện phòng ngừa lửa vị lai. Lại như trị bệnh, bệnh đã dứt không còn trị nữa, chỉ trị bệnh sắp phát sanh.
            * Lại nữa, Phật biện tài vô lượng tùy ý, nên Xá-lợi-phất hỏi ít mà Phật giải nói nhiều. Như hỏi một việc cùng Bát-nhã ba-la-mật tương ưng mà Phật phân biệt nhiều cách, ví như người nghèo đi theo người giàu ưa bố thí để xin, xin tuy ít mà

* Trang 653 *
device

cho rất nhiều. Phật cũng như vậy, giàu có đầy đủ vô lượng Phật pháp vô lậu, do tâm đại từ bi ưa làm bố thí, nhân Xá-lợi-phất hỏi ít, Phật vì đại chúng phân biệt nói nhiều.
            * Lại nữa, trong Bát-nhã ba-la-mật, các nhân duyên, thí dụ, phần nhiều để nói về Không pháp. Có người mới phát tâm chấp thủ tướng không, đắm tướng không ấy, nên đối với nghiệp nhân duyên sanh tử, sanh nghi: nếu hết thảy pháp rốt ráo không, không đến không đi, không ra không vào, cớ sao chết rồi mà còn có sanh ? Pháp hiện tại mắt thấy còn không thể có, huống gì sau khi chết sanh đến chỗ khác, mắt không thấy được mà lại có?
            Vì dứt các tâm tà nghi điên đảo như vậy, nên Phật dạy rộng các nhân duyên có sanh có tử.
            Hỏi: Không có nhân duyên chết sống, vì sao? Vì người chết rồi tiêu diệt. Có ba cách diệt: 1. Lửa đốt thành tro. 2. Trùng ăn thành phân. 3. Cuối cùng thành đất. Nay chỉ thấy diệt mất, không thấy còn có ai đi ra thọ thân sau? Vì không thấy nên biết là không?
            Đáp: Nếu ông cho thân diệt liền không, vậy làm sao có chúng sanh đời trước huân tập lo mừng, sợ hãi v.v... như trẻ con khi mới sanh ra hoặc khóc hoặc cười; vì trước có huân tập lo mừng, nên nay không ai dạy mà lo mừng tiếp tục phát sanh. Lại như trâu nghé mới sanh ra đã tìm tới vú sữa; loài heo dê sanh ra chưa bao lâu đã biết việc phối hợp đực cái. Con cùng một cha một mẹ mà đẹp, xấu, nghèo, giàu, thông minh, đần độn không giống nhau. Nếu không có nhân duyên đời trước, 

* Trang 654 *
device

thời không nên có sai khác như vậy.
            Các nhân duyên như vậy, biết có đời sau.
            * Lại trước kia ông nói không thấy có kẻ đi riêng? Trong thân người chẳng phải riêng con mắt thấy được mà cả sáu căn đều biết. Có pháp nghe được, có pháp ngửi được, có pháp nếm được, có pháp chạm được, có pháp biết được. Pháp nghe được còn không thể thấy, huống gì có thể biết. Pháp “có sanh có tử,” cũng có thể thấy, cũng có thể biết. Ông mắt thịt nên không thấy, người có mắt trời, thấy rõ ràng. Như thấy người từ một phòng đi ra lại vào một phòng, bỏ thân này đến thân sau cũng như vậy. Nếu mắt thịt thấy được cần gì cầu mắt trời? Nếu như vậy mắt trời, mắt thịt, thánh, phàm không khác nhau. Ông dùng cái thấy đồng nhau từ nhiều đời súc tích, làm sao có thể thấy đời sau?
            Có thể biết được là như người chết rồi sanh, tuy không có đến có đi, nhưng vì phiền não chưa hết, nên tình ý tương tục nơi thân, lại sanh tình ý nơi thân khác, tình ý nơi thân khác lại tạo nghiệp, cũng chẳng đi đến đời sau, nhưng do nhân duyên tạo nghiệp ấy lại sanh ra, chịu quả báo đời sau, ví như sữa có độc, sữa biến thành kem, kem biến thành phô-mát, sữa chẳng phải kem, phô-mát; kem, phô-mát chẳng phải sữa. Sữa và kem tuy biến khác mà đều có độc. Thân này cũng như vậy, năm uẩn đời nay làm nhân duyên lại sanh hạnh nghiệp cho năm uẩn đời sau, tương tục không khác mà chịu quả báo.
            * Lại như cây mùa đông, tuy chưa có hoa lá quả trái, được thời tiết thì thứ lớp sanh ra. Do các nhân duyên như vậy

* Trang 655 *
device

nên biết có sanh tử.
            * Lại nữa, hiện đời có người biết kiếp trước, như người mộng thấy đi, nằm ngủ rất mệt, thức dậy nhớ lại lý do việc đã trải qua.
            * Lại tất cả kinh sách trong ngoài của thánh nhân đều nói đến đời sau.
            * Lại nữa, pháp bất thiện hiện tại, động phát quá nặng, sanh sân nhuế, tật đố, nghi ngờ hối hận bức não bên trong, thân thời khô héo, nhan sắc không vui. Pháp ác bất thiện, thọ hại như vậy, huống gì khởi thân nghiệp khẩu nghiệp ? Nếu sanh pháp thiện, tịnh tín nghiệp nhân duyên, tâm thanh tịnh, được trí tuệ như thật, thời tâm vui vẻ, thân được nhẹ nhàng, nhan sắc hòa vui.
            Vì có nhân duyên khổ vui nên có thiện bất thiện, hiện đời nhất định có thiện bất thiện, nên biết chắc chắn có đời sau. Chỉ vì chúng sanh mắt thịt không thấy, trí tuệ mỏng nên sanh tà nghi, nên tuy có tu phước sự, mà làm việc nông cạn, ví như thầy thuốc vì chữa bệnh cho vua, vua ngầm cho làm nhà trả ơn mà thầy thuốc không biết, khi đi về trông thấy, mới hối hận sao không gia tâm tận lực chữa trị cho vua.
            * Lại nữa, thánh nhân nói vì việc đời hiện tại thật đáng tin, nên việc đời sau cũng đều đáng tin, như người đi đêm qua đường hiểm, đạo sư đưa tay dắt, biết đó đáng tin nên liền đi theo. Lấy trí so sánh và theo lời thánh nhân có thể biết nhất định có đời sau. Ông vì mắt thịt trọng tội, trí so sánh kém nông cạn, lại không có mắt trời. Tự đã không có trí, lại không

* Trang 656 *
device

tin lời thánh, làm sao biết được đời sau.
            * Lại nữa, trong Phật pháp thời các pháp rốt ráo không, mà cũng chẳng đoạn diệt; sanh tử tuy tiếp nối, cũng không hẳn là thường; nghiệp nhân duyên trong vô lượng vô số kiếp tuy đã qua đi mà cũng phát sanh quả báo, không diệt, đó là điều vi diệu khó biết. Nếu các pháp hoàn toàn không, thời trong phẩm này chẳng nên nói có sự sanh qua đời khác. Đâu có người trí, lại nói trước sau trái nhau.
            Nếu tướng chết sống thật có, cớ sao nói các pháp rốt ráo không? Chỉ vì trừ tà kiến điên đảo ưa đắm đối với các pháp, nên nói rốt ráo không, chứ không phải vì phủ nhận đời sau mà nói. Ông không có mắt trời nên nghi đời sau, muốn tự vùi lấp vào trong tội ác. Vì ngăn ngừa nhân duyên tội nghiệp ấy, nên nói các việc sanh qua đời khác.
            Phật pháp không chấp có, không chấp không, không chấp cũng có cũng không, không chấp chẳng phải có chẳng phải không, không chấp cũng không chấp, người như vậy thời không thể nạn hỏi, ví như lấy đao chặt hư không, trọn không bị thương. Vì chúng sanh nên tùy duyên thuyết pháp, tự mình không chấp trước. Vì vậy trong Trung luận nói:
                        ”Hết thảy các pháp thật,
                        Hết thảy pháp hư vọng,
                        Các pháp thật cũng hư,
                        Phi thật cũng phi hư.[1]
                        Niết-bàn tế là chơn,
 

[1] T. 30: Trung luận (中論), quyển 3, quán pháp phẩm (觀法品第), tr. 24a5-6: Hết thảy pháp đều thật, đều phi thật, cũng thật cũng phi thật, chẳng phải thật chẳng phải phi thật. Đó chính là giáo pháp của chư Phật. (一切實非實, 亦實亦非實, 非實非非實, 是名諸佛法); Madhyamaka-śāstra, ātma parīkṣa: sarvaṃ tathyaṃ na vā tathyaṃ tathyaṃ cātathyameva ca, naivātathyaṃ naiva tathyametadbuddhānuśāsanaṃ (8)

* Trang 657 *
device

           Thế gian tế cũng chơn,

                        Niết-bàn, đời, không khác,
                        “Chút khác” chẳng thể được.”[1]
            Ấy là tướng rốt ráo không. Rốt ráo không không ngăn ngại nghiệp nhân duyên sanh tử, thế nên nói sanh qua đời khác.
            Hỏi: Nếu Bát-nhã ba-la-mật nhất tướng, đó là vô tướng, thời làm sao cùng Bát-nhã tương ưng; từ một nước Phật sanh đến một nước Phật, thường gặp chư Phật?
            Đáp: Bát-nhã ba-la-mật thu nhiếp hết thảy pháp, ví như biển lớn, vì vậy không nên nạn hỏi.
            * Lại nữa, ông tự nói Bát-nhã ba-la-mật nhất tướng vô tướng. Nếu vô tướng làm sao có nạn hỏi? Ông thời trong vô tướng chấp thủ tướng; như vậy là không đúng.
            * Lại nữa, nhân Bát-nhã ba-la-mật nên thật hành các thiện pháp, như Niệm Phật tam-muội v.v... sanh ra được gặp chư Phật.
            * Lại nữa, người thực hành Bát-nhã ba-la-mật, vào sâu tâm đại bi, như cha lành thấy con vì không được của mà chết, cha rất thương đứa con ấy chỉ vì hư dối mà chết. Chư Phật cũng như vậy, biết các pháp là rốt ráo không, không thể có được, nhưng chúng sanh không biết, vì chúng sanh không biết nên nhiễm đắm nơi pháp không, do nhiễm đắm nên đọa đại địa ngục, thế nên sâu vào tâm đại bi, do tâm đại bi nên được vô lượng phước đức, do được vô lượng phước đức nên sanh ra

 


[1] T. 30: Trung luận (中論), quyển 4, Quán niết bàn phẩm (觀涅槃品), tr. 36a10-11:  Tính đích thực của Niết-bàn và tính đích thực của thế gian, hai tính đích thực ấy không có mảy may sai khác (涅槃之實際, 及與世間際, 如是二際者, 無毫釐差別); Madhyamaka-śāstra, Nirvāṇa parīkṣā: Nirvāṇasya ca yā koṭiḥ saṃsārasya ca, na tayorantaraṃ kiṃ citsusūkṣmamapi vidyate. (20)

* Trang 658 *
device

được gặp chư Phật, từ một nước Phật sanh đến một nước Phật.
            Bồ-tát ấy chết ở đây sanh ở kia, chết ở kia lại sanh ở đây, như vậy cho đến được thành Phật, trọn không rời Phật, ví như người đại phước, từ một hội lớn đi đến một hội lớn. Hoặc có người chết ở đây sanh ở kia, ở nơi kia dùng lực năm thần thông từ một nước Phật đi đến một nước Phật, cúng dường chư Phật, độ thoát chúng sanh; ấy là vị Bồ-tát đầu.
            Nước Phật: Hằng hà sa ba ngàn đại thiên thế giới trong mười phương ấy gọi là Phật độ. Thần lực chư Phật tuy biến khắp tự tại vô ngại, nhưng chúng sanh được độ có hạn cuộc.
            Chư Phật hiện tại: Phật hiện tại ở Phật quốc độ kia.
            Bồ-tát thứ hai không phương tiện vào Sơ thiền cho đến hành sáu Ba-la-mật. Không phương tiện là khi vào Sơ thiền không nhớ chúng sanh, khi trú thiền, khi ra khỏi thiền cũng không nhớ chúng sanh, chỉ đắm thiền vị, không thể cùng Sơ thiền hòa hợp thực hành Bát-nhã ba-la-mật, Bồ-tát ấy tâm từ bi mỏng, cho nên công đức mỏng ít, công đức mỏng ít nên bị quả báo Sơ thiền lôi kéo sanh vào cõi trời sống lâu.
            * Lại nữa, không đem phước đức sơ thiền cùng với chúng sanh hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Như vậy có vô lượng nghĩa về chữ không phương tiện.
            Trời sống lâu là trời Phi hữu tưởng Phi vô tưởng xứ; sống tám vạn đại kiếp.
            Hoặc có người nói hết thảy định Vô sắc đều chung tên
 

* Trang 659 *
device

là trời sống lâu. Vì vô hình không thể biến hóa, không thể đắc đạo, thường là chỗ phàm phu.
            Hoặc nói trời Vô tưởng là trời sống lâu, cũng không thể đắc đạo.
            Hoặc nói từ Sơ thiền đến Tứ thiền, trừ trời Tịnh cư, đều gọi là trời sống lâu, vì đắm say tà kiến, không thể lãnh thọ đạo pháp.
            Trở lại sanh vào cõi người được gặp Phật, vì do trước có phát tâm cầu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác; hoặc do ở nơi thiền nhóm các công đức, vì sao? Vì đắm say trong thiền, nên thiện tâm khó phát, như trong Kinh nói: Phật hỏi các Tỳ-kheo, đất trên đầu móng tay nhiều hay đất giữa đại địa nhiều?
            Các Tỳ-kheo thưa: đất giữa đại địa rất nhiều không thể ví dụ được.
            Phật dạy: ở trên trời mệnh chung, kẻ sanh trở lại cõi người như đất trên đầu móng tay, còn kẻ đọa địa ngục như đất giữa đại địa.[1]
            Hỏi: Độn căn là căn nào trong hai mươi hai căn?[2]
            Đáp: Có người nói tuệ căn hay quán các pháp, song vì đắm trước thiền vị nên trì độn.
            Có người nói: năm căn (pañcendriyāṇi) tín v.v... đều giúp thành đạo pháp, song vì chịu báo đắm trước thiền vị nên độn.
            Có người nói: Bồ-tát do phước đức trí tuệ thanh tịnh nên mười tám căn đều lanh lợi, do tội nghiệp nên trì độn. Sáu
 

[1] T. 2: Tạp a-hàm kinh (Saṃyuktāgama-雜阿含), quyển 16, kinh số 442, tr. 114a21-c18; T. 4: Xuất diệu kinh (出曜經), quyển 24, quán phẩm (觀品), tr. 737a10-12, quyển 21, Như lai phẩm (如來品), tr. 724b24.
[2] T. 26: Chúng sự phần a-tỳ-đàm luận (眾事分阿毘曇論), quyển 4, tr. 646b19-22: 22 căn: Nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, nam căn, nữ căn,  mạng căn, ý căn, lạc căn, khổ căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn, tín căn, tinh tấn căn, niệm căn, định, tuệ căn, vị tri đương tri căn, dĩ tri căn và vô tri căn; T. 2: Tạp a-hàm kinh (Saṃyuktāgama-雜阿含), quyển 26, kinh số 642, tr. 182a15-16; T. 26: Chúng sự phần a-tỳ-đàm luận (眾事分阿毘曇論), quyển 5, tr. 654a24-26; T. 26: Phát trí luận (發智論), quyển 14, tr. 991b23-26; T. 27, Đại tỳ-bà-sa luận (Abhidharma-mahāvibhāsā-śāstra-大毘婆沙論), quyển 71, tr. 366a12-16; T.  29, Câu xá luận (Abhidharma-kośa-śāstra-俱舍論), quyển 2, tr. 13a20-23.

* Trang 660 *
device

căn mắt v.v... như trong kinh Pháp Hoa nói.[1] Mạng căn không bị già, bệnh, nghèo cùng bức não, an ổn thọ lạc, ấy là mạng căn lanh lợi. Năm căn lạc, khổ v.v... giác tri rõ ràng cho nên nói là lanh lợi.
            * Lại nữa, khi thọ vui, biết có các lỗi vô thường theo đuổi cái vui, mà không sanh tham dục, nên lanh lợi. Các thọ khổ, ưu v.v... cũng như vậy.
            Tín căn kiên cố sâu bền, tin được việc khó, nên nói là lanh lợi. Các tấn v.v... cũng như vậy. Nam căn thanh tịnh được tướng âm tàng, không đắm trước xúc chạm, trơn mịn, biết dục là tội lỗi, ấy là lợi căn.
            * Lại nữa, ba thiện căn (trīṇikuśala-mūlāni) lợi nên gọi là lợi. Bồ-tát có khi đối với ba vô lậu căn không chứng thật tế nên lợi, trái với lợi là độn căn.
            Hỏi: Bồ-tát thứ ba nếu có thể xả thiền, tại sao nói không phương tiện?
            Đáp: Bồ-tát ấy lúc mệnh chung vào tâm bất thiện, xả các phương tiện thiền định. Bồ-tát nếu vào thiện tâm hệ thuộc cõi Dục. Hoặc tâm vô ký mà xả các thiền vào tâm từ bi, thương xót chúng sanh, khởi niệm rằng: Ta nếu sanh theo thiền định, thời không thể rộng lợi ích chúng sanh.
            Sanh đến cõi Dục có mười chỗ là người ở bốn châu thiên hạ và sáu trời cõi Dục, ba ác đạo, Bồ-tát không sanh ở đó.
            Căn độn là như nói ở Bồ-tát thứ hai. Bồ-tát thứ tư nhập
 

[1] T. 9, Diệu pháp liên hoa kinh (Saddharmapuṇḍarīka-sūtra-妙法蓮華經), quyển 6, Pháp sư công đức phẩm (法師功德品), tr. 47c3-11;  Saddharmapuṇḍarīka-sūtra, Dharmabhāṇakānuśaṁsāparivartaḥ: atha khalu bhagavān satatasamitābhiyuktaṁ bodhisattvaṁ mahāsattvamāmantrayāmāsa-yaḥ kaścit kulaputra imaṁ dharmaparyāyaṁ dhārayiṣyati vācayiṣyati vā deśayiṣyati vā likhiṣyati va, sa kulaputro vā kuladuhitā va aṣṭau cakṣurguṇaśatāni pratilapsyate, dvādaśa śrotraguṇaśatāni pratilapsyate, aṣṭau ghrāṇaguṇaśatāni pratilapsyate, dvādaśa jihvāguṇaśatāni pratilapsyate, aṣṭau kāyaguṇaśatāni pratilapsyate, dvādaśa manoguṇaśatāni pratilapsyate. tasyaibhirbahubhirguṇaśataiḥ ṣaḍindriyagrāmaḥ pariśuddhaḥ supariśuddho bhaviṣyati. sa evaṁ pariśuddhena cakṣurindriyeṇa prākṛtena māṁsacakṣuṣā mātāpitṛsaṁbhavena trisāhasramahāsāhasrāṁ lokadhātuṁ sāntarbahiḥ saśailavanaṣaṇḍāmadho yāvadavīcimahānirayamupādāya upari ca yāvat bhavāgraṁ tat sarvaṁ drakṣyati prākṛtena māṁsacakṣuṣā. ye ca tasmin sattvā upapannāḥ, tān sarvān drakṣyati, karmavipākaṁ ca teṣāṁ jñāsyatīti.

* Trang 661 *
device

nhập vị được Bồ-tát đạo, tu ba mươi bảy phẩm, trú mười tám không, cho đến đại từ đại bi, ấy gọi là phương tiện.
            Hai Bồ-tát đầu chỉ có thiền định, tu hành thẳng sáu Ba-la-mật, vì vậy nên không phương tiện.
            Bồ-tát thứ tư do sức phương tiện nên không sanh theo thiền định, vô lượng tâm, vì sao? Vì thực hành bốn niệm xứ cho đến đại từ đại bi, nên khi mệnh chung, thương xót chúng sanh, nguyện sanh đến nước Phật hiện tại ở phương khác để tiếp tục cùng Bát-nhã ba-la-mật tương ưng, vì sao? Vì ưa vui tùy thuận Bát-nhã ba-la-mật.
            Hỏi: Ấy là Bồ-tát nào?
            Đáp: Phật tự nói Bồ-tát trong kiếp Bạt-đà (bhadrakalpa), hoặc Bồ-tát chẳng phải trong kiếp Bạt-đà, đây chỉ lấy vị Bồ-tát lớn.
            Hỏi: Sao gọi Bạt-đà (bhadra), sao gọi kiếp (kalpa)?
            Đáp: Như Kinh nói có một Tỳ-kheo hỏi Phật, bạch đức Thế Tôn! Bao nhiêu gọi là kiếp? Phật bảo Tỳ-kheo: tuy Ta nói được nhưng ông không biết được, Ta sẽ ví dụ cho ông hiểu. Như có một thành vuông vức trăm do tuần chứa đầy hạt cải, có người sống lâu cứ qua trăm năm, lấy đi một hạt cải, hạt cải sạch hết, mà kiếp vẫn không hết.[1] Lại như hòn đá vuông vức trăm do tuần, có người cứ trăm năm cầm chiếc áo lụa Ca-thi [2]nhẹ mền đến quét qua một lần, đá mòn hết, kiếp số vẫn không hết. Thời gian tối tiểu là một niệm trong mười sáu niệm (một sát-na có mười sáu niệm - N.D) thời gian tối đại gọi là kiếp.
 

[1] T.  2: Tạp a-hàm kinh (Saṃyuktāgama-雜阿含經), quyển 34, kinh số 948, tr. 242b16-29.
[2] T. 2: Biệt dịch tạp a-hàm kinh (別譯雜阿含), quyển 4, kinh số 66, tr. 396c18-19: hết thảy diệu y, ca-thi y là đệ nhất; trong các thiện pháp, bất phóng dật là đệ nhất; T. 2: Tạp a-hàm kinh (Saṃyuktāgama-雜阿含), quyển 10, kinh số 264, tr. 68a14-17.
style='font-family:"CN-Times","serif"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman";mso-no-proof:yes'>sāntarbahiḥ saśailavanaṣaṇḍāmadho yāvadavīcimahānirayamupādāya upari ca yāvat bhavāgraṁ tat sarvaṁ drakṣyati prākṛtena māṁsacakṣuṣā. ye ca tasmin sattvā upapannāḥ, tān sarvān drakṣyati, karmavipākaṁ ca teṣāṁ jñāsyatīti.

* Trang 662 *
device

            Kiếp có hai: 1. Đại kiếp. 2. Tiểu kiếp. Đại kiếp như trên ví dụ.
            Lúc kiếp sắp hết, chúng sanh tự nhiên tâm ưa xa lìa. Vì ưa xa lìa nên trừ được năm triền cái, vào Sơ thiền, người ấy lìa dục sanh hỷ lạc. Từ đó khởi đầu cất tiếng xướng lớn rằng: này các chúng sanh! rất đáng ghét là năm dục, an ổn đệ nhất là Sơ thiền. Chúng sanh nghe tiếng xướng ấy rồi, tất cả chúng sanh tâm đều tự nhiên xa lìa năm dục mà vào Sơ thiền. Tự nhiên diệt giác quán mà vào đệ Nhị thiền; cũng xướng lên như vậy. Hoặc lìa Nhị thiền mà vào đệ Tam thiền cũng như vậy. Chúng sanh trong ba đường ác tự nhiên được thiện tâm, mệnh chung đều sanh vào cõi người, nếu trọng tội thì sanh vào địa ngục ở tha phương, như trong phẩm Nê-lê nói.[1]
            Khi ấy trong ba ngàn đại thiên thế giới không một chúng sanh nào còn. Bấy giờ hai mặt trời xuất hiện cho đến bảy mặt trời xuất hiện, quả đất ba ngàn đại thiên thế giới đều cháy tiêu hết. Như trong chương Mười tám không đã nói rõ tướng trạng của kiếp sanh kiếp diệt.
            * Lại có người nói, trong bốn đại, ba đại có động tác nên có ba loài kiếp: hoặc kiếp lửa (thời gian lửa cháy) nổi lên đốt cháy ba ngàn đại thiên thế giới cho đến Sơ thiền bốn trú xứ; hoặc khi kiếp nước nổi lên, trôi sạch ba ngàn đại thiên, thế giới, cho đến Nhị thiền tám trú xứ, hoặc khi kiếp gió nổi lên thổi sạch ba ngàn đại thiên thế giới, cho đến Tam thiền, mười hai trú xứ, ấy gọi là đại kiếp.
            Tiểu kiếp cũng có ba loại: ba đại bên ngoài phát sanh
 

[1] T. 8: Đại phẩm bát-nhã kinh (Mahāprajñāparamitā-sūtra-大品般若經), quyển 11, tín hủy phẩm (信毀品), tín bán phẩm (信謗品), tr. 304c; T. 8: Phóng quang bát-nhã phẩm (放光般若經), quyển 9, nê lê phẩm (泥犁品),  tr. 63a; T. 7: Đại bát-nhã kinh (大般若經), quyển 435, tr. 187c; T. 8: Đạo hành bát-nhã kinh (道行般若經), quyển 3, tr. 441b; T. 8: Đại minh độ kinh (大明度經), quyển 3, tr. 488a; T. 8: Ma ha bát-nhã sao kinh (摩訶般若鈔經), quyển 3, tr. 523a; T. 8: Tiểu phẩm bát-nhã kinh (小品般若經), quyển 3, tr. 550c. 

* Trang 663 *
device

thời thế giới diệt, ba độc bên trong phát sanh thời chúng sanh diệt, đó là đói khát, đao binh, tật dịch.
            * Lại có người nói: số thời tiết năm tháng gọi là tiểu kiếp, như trong kinh Pháp Hoa nói: lúc Xá-lợi-phất làm Phật, chánh pháp trụ hai mươi tiểu kiếp, tượng pháp trụ hai mươi tiểu kiếp. Phật từ tam-muội khởi dậy nói kinh Pháp Hoa trong 60 tiểu kiếp. Các tiểu kiếp hợp lại gọi là đại kiếp.[1]
            Kiếp-ba (Kalpa) Trung Hoa dịch là phân biệt thời tiết, Bạt-đà dịch là Thiện, có ngàn vạn kiếp quá khứ trống không không có Phật. Trong một kiếp ấy sẽ có ngàn Phật ra đời, các trời Tịnh cư hoan hỷ, nên gọi kiếp ấy là thiện kiếp.
            Trời Tịnh cư sao biết kiếp ấy sẽ có ngàn Phật? Kiếp trước hết rồi, rỗng không hoàn toàn, sau đó có nước lớn, từ đáy nước vọt lên hoa sen bảy báu sáng suốt ngàn cánh, ấy là dấu hiệu ngàn Phật. Các trời Tịnh cư nhân đó biết có ngàn Phật.[2]
            Vì vậy nói Bồ-tát ấy trong kiếp này được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
            KINH: Này Xá-lợi-phất, có Bồ-tát ma-ha-tát vào Sơ thiền cho đến đệ Tứ thiền, vào từ tâm cho đến xả tâm, vào Không xứ cho đến Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, dùng sức phương tiện, không sanh theo thiền, mà trở lại sanh vào cõi Dục trong dòng Sát-lợi, dòng Bà-la-môn, đại gia cư sĩ, để thành tựu chúng sanh.
 

[1] T. 9: Diệu pháp liên hoa kinh (Saddharmapuṇḍarīka-sūtra-妙法蓮華經), quyển 2, thí dụ phẩm, tr. 11b9-c12; quyển 1, tựa phẩm (序品), tr. 4a23-26.
[2] T. 12: Đại bi kinh (Mahākaruṇā-sūtra-大悲經), quyển 3, lễ bái phẩm, tr. 958a13-20.
'>),  tr. 63a; T. 7: Đại bát-nhã kinh (大般若經), quyển 435, tr. 187c; T. 8: Đạo hành bát-nhã kinh (道行般若經), quyển 3, tr. 441b; T. 8: Đại minh độ kinh (大明度經), quyển 3, tr. 488a; T. 8: Ma ha bát-nhã sao kinh (摩訶般若鈔經), quyển 3, tr. 523a; T. 8: Tiểu phẩm bát-nhã kinh (小品般若經), quyển 3, tr. 550c. 

* Trang 664 *
device

            LUẬN: Hỏi: Bồ-tát có hai hạng: 1. Tùy nghiệp sanh. 2. Được pháp tánh thân. Vì độ chúng sanh, biến hóa thân sanh vào ba cõi, đủ công đức Phật, độ thoát chúng sanh. Vậy nay là thân nào trong hai thân ấy?
            Đáp: Bồ-tát  ấy  do  nghiệp  nhân  duyên  sanh  thân, vì
sao? Vì do sức phương tiện vào các thiền, không sanh theo thiền, còn pháp thân Bồ-tát biến hóa tự tại, thời không cần phương tiện lắm. Nghĩa phương tiện vào thiền, như trước nói.
            Hỏi: Nếu không theo thiền định cớ sao sanh vào cõi Dục, mà không sanh vào thế giới thanh tịnh ở tha phương?
            Đáp: Hạnh các Bồ-tát mỗi mỗi không đồng, hoặc có Bồ-tát ở nơi thiền chuyển tâm, sanh vào nước Phật ở tha phương, có Bồ-tát hồi tâm sanh vào cõi Dục cũng như vậy.
            Hỏi: Sanh vào nước Phật ở tha phương ấy là cõi Dục hay chẳng cõi Dục?
            Đáp: Nước Phật ở tha phương nếu tạp ác bất tịnh, thời ấy là cõi Dục, nếu thanh tịnh không ba ác đạo, ba độc, cho đến không có tên ba độc, cũng không có tên Nhị thừa, cũng không có nữ nhân; tất cả người đều có 32 tướng, ánh sáng vô lượng thường chiếu thế gian, trong khoảnh khắc một niệm, biến ra vô lượng thân, đi đến vô lượng hằng sa thế giới, độ vô lượng vô số chúng sanh, rồi trở lại chỗ cũ. Các thế giới như vậy ở trên đất, nên không gọi là cõi Sắc, vì không có dục nên không gọi là cõi Dục, vì có hình sắc nên không gọi là cõi Vô sắc. Các Bồ-tát ma-ha-tát do nghiệp phước đức thanh tịnh nên riêng được thế giới thanh tịnh ra ngoài ba cõi. Hoặc có vị đem

* Trang 665 *
device

tâm đại từ đại bi thương xót chúng sanh, nên sanh vào cõi Dục này.
            Hỏi: Nếu khi mệnh chung, bỏ thiền định này, lúc đầu cớ sao cầu học?
            Đáp: Tâm cõi Dục cuồng loạn, bất định, nhờ vì nhu nhuyến nhiếp tâm nên vào thiền, khi mệnh chung, vì độ chúng sanh nên khởi tâm cõi Dục.
            Hỏi: Nếu sanh vào cõi người, cớ gì sanh đúng vào dòng Sát-lợi mà không sanh chỗ khác?
            Đáp: Sanh dòng Sát-lợi có thế lực, sanh dòng Bà-la-môn có trí tuệ, sanh vào đại gia cư sĩ giàu có, nên có thể làm lợi ích cho chúng sanh, sanh vào nhà bần cùng tự lợi còn không được, làm sao ích người. Sanh trời cõi Dục, tiếp sẽ nói.
            KINH: Này Xá-lợi-phất, lại có Bồ-tát ma-ha-tát, vào Sơ thiền cho đến đệ Tứ thiền, vào từ tâm cho đến xả tâm, vào không xứ cho đến Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, do sức phương tiện nên không sanh theo thiền, mà hoặc sanh cõi trời Tứ thiên vương, hoặc sanh cõi trời Ba mươi ba, trời Dạ-ma, trời Đâu-suất-đà, trời Hóa-lạc, trời Tha-hóa- tự-tại. Ở nơi trong ấy thành tựu chúng sanh, cũng thanh tịnh Phật độ, thường gặp chư Phật.
            LUẬN: Nghĩa này đồng với trên, chỉ sanh cõi trời là khác.

* Trang 666 *
device

            Hỏi: Các trời cõi Dục, tình đắm năm dục, khó có thể hóa độ, sao Bồ-tát sanh đến đó mà không sanh cõi người?
            Đáp: Các trời tâm đắm trước tuy lớn, mà sức phương tiện của Bồ-tát cũng lớn. Như nói trên cõi trời Ba mươi ba có rừng cây Tu-phù-ma, trời thánh trong các trời, chán bỏ năm dục, trú ở trong đó, hóa độ các trời. Trên cõi trời Đâu-suất thường có một Bồ-tát một đời bổ xứ, các Bồ-tát thường được nghe pháp. Lực sĩ Mật-tích Kim cang, cũng ở trên trời Tứ thiên vương. Như vậy để giáo hóa Chư thiên.
            KINH: Lại nữa, Xá-lợi-phất, có Bồ-tát ma-ha-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, do sức phương tiện nên vào Sơ thiền, ở đây mạng chung sanh chỗ Phạm thiên, làm vua trời Đại Phạm. Từ chỗ Phạm thiên, đi đến một nước Phật rồi đến một nước Phật, ở chỗ có Phật chứng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác mà chưa Chuyển pháp luân, thì khuyến thỉnh chuyển.
            LUẬN: Hỏi: Nếu sanh theo Sơ thiền, có phương tiện gì?
            Đáp: Tuy sanh mà không đắm hương vị Sơ thiền, thường niệm Phật đạo, nhớ bổn nguyện, vào tâm từ, Niệm Phật tam-muội, hòa hợp với thiền, nên gọi là phương tiện.
            Hỏi: Cớ sao làm Phạm vương
            Đáp: Bồ-tát do nhân duyên nhóm phước đức lớn, đời đời thường làm chủ loài vật, cho đến sanh trong loài nai cũng làm vua.[1]
 

[1] T. 3: Lục độ tập kinh (六度集經), quyển 3, Bố thí độ vô cực (布施度無極), tr. 31b29-13a4; quyển 6, Tinh tấn độ vô cực (精進度無極), tr. 32c11-33b23; T. 3: Bồ tát bản duyên kinh (菩薩本緣經), quyển 3, lộc phẩm (鹿品), tr. 66c2-68b25; T. 4, Soạn tập bách duyên kinh (撰集百緣經), quyển 4, Phật thùy bát niết bàn độ ngũ bách lực sĩ duyên (佛垂般涅槃度五百力士緣), tr. 220c16-221b13.
"CN-Times","serif";mso-fareast-font-family:MingLiU'>), quyển 3, tr. 488a; T. 8: Ma ha bát-nhã sao kinh (摩訶般若鈔經), quyển 3, tr. 523a; T. 8: Tiểu phẩm bát-nhã kinh (小品般若經), quyển 3, tr. 550c. 

* Trang 667 *
device

            * Lại nữa, bổn nguyện của Bồ-tát ấy là muốn thỉnh Phật Chuyển pháp luân, không phải làm tán thiên. Hoặc có khi trong ba ngàn đại thiên thế giới này không có Phật, thì từ một nước Phật đi đến một nước Phật, tìm cầu vị Phật mới thành mà chưa Chuyển pháp luân để khuyến thỉnh, vì sao? Vì pháp của vua Phạm thiên là thường nên khuyến thỉnh chư Phật Chuyển pháp luân như vậy.
            KINH: Này Xá-lợi-phất, có Bồ-tát ma-ha-tát một đời bổ xứ,[1] hành Bát-nhã ba-la-mật, do sức phương tiện nên vào Sơ thiền, cho đến đệ Tứ thiền, vào từ tâm cho đến xả tâm, vào không xứ cho đến Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, tu bốn niệm xứ cho đến tám thánh đạo, vào Không tam-muội, Vô tướng, Vô tác tam-muội, không sanh theo thiền, mà sanh chỗ có Phật, tu phạm hạnh, nếu sanh trên cõi trời Đâu-suất, tùy khi mệnh chung, đầy đủ thiện căn, không mất chánh niệm; với vô số trăm ngàn vạn ức chư thiên cung kính vây quanh, sanh đến trong đây, chứng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
            LUẬN: Hỏi: Vị Bồ-tát một đời bổ xứ, ở địa vị thập trụ, đã đầy đủ các công đức, sao nay còn tu tập các hạnh?
            Đáp: Tâm chưa vào Niết-bàn, cần phải có tu hành. Đó là tu bốn thiền cho đến ba tam-muội.
            * Lại nữa, Bồ-tát ấy tuy ở trong cõi trời cõi người thị hiện làm theo phép người, tu hành cầu đạo.
 

[1] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (Mahā-prajñā-pāramitā-sūtra-大般若波羅蜜多經), quyển 404, quán chiếu phẩm (觀照品), tr. 18c10-17: Này Xa-lợi-phất! lại có Bồ-tát ma-ha-tát tu hành bát-nhã ba-la-mật, có phương tiện thiện xảo, nhập sơ thiền cho đến thiền thứ tư, nhập từ vô lượng cho đến xả vô lượng, nhập không vô biên xứ định cho đến phi tưởng phi phi tưởng xứ định, tu tứ niệm trú cho đến bát chánh đạo, đối với không giải thoát môn, vô tướng giải thoát môn, vô nguyện giải thoát môn, không tùy tịnh lự vô lượng vô sắc thế lực mà sanh, ấy là bồ-tát ma-ha-tát nhất sanh bổ xứ; T. 8: Phóng quang bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 2, học ngũ nhãn phẩm (學五眼品), tr. 7c17-20; T.  8: Quang tán kinh (光讚經), quyển 2, hành không phẩm (行空品), tr. 156c2-8.

* Trang 668 *
device

            * Lại nữa, Bồ-tát ấy ở địa vị thập trụ, vẫn còn có phiền não tập khí. Lại đối các pháp còn có điều không biết, thế nên tu hành.
            * Lại nữa, Bồ-tát ấy tuy hành hạnh sâu, còn chưa thủ chứng ba mươi bảy đạo phẩm, ba môn giải thoát, nay vì thủ chứng nên lại tu hành các hạnh.
            * Lại nữa, tuy là Đại Bồ-tát nhưng đối với Phật còn nhỏ, thí như đống lửa lớn tuy có chiếu soi mà đối với mặt trời thời không hiện. Như trong kinh Phóng bát, Bồ-tát Di-lặc nói với Văn-thù-sư-lợi: như Tôi thân sau lại làm Phật, Văn-thù-sư-lợi số như hằng hà sa còn không biết việc tôi cất chân để chân,[1] vì vậy nên tuy ở địa vị thập trụ, còn phải tu hành.
            Hỏi: Bồ-tát một đời bổ xứ cớ sao không rộng độ chúng sanh, mà cần phải sanh ở trước đức Phật?
            Đáp: Bồ-tát độ sanh đã nhiều, nay sắp gần thành Phật, nên ở trước Phật, vì sao? Vì chẳng phải chỉ độ chúng sanh, được thành Phật, mà các pháp thâm diệu của chư Phật cũng phải nên nghe hiểu.
            Hỏi: Nếu vì hỏi việc Phật nên ở trước Phật, cớ sao đức Thích-ca Văn Phật khi làm Bồ-tát ở trước Phật Ca-diếp mà ác khẩu hủy báng?
            Đáp: Việc ấy trước đã nói rồi, là pháp thân Bồ-tát biến hóa các thân để độ chúng sanh. Hoặc có khi làm theo phép của người có đủ thứ đói khát, lạnh nóng, già bệnh, ghét yêu, giận mừng, tán thán, quở mắng v.v... trừ các trọng tội, mọi việc khác đều làm.
 

[1] T. 15: Phật thuyết phóng bát kinh (佛說放缽經), quyển 1, tr. 449b24-29.  

* Trang 669 *
device

            Bồ-tát Thích-ca văn ấy bấy giờ làm em Phật Ca-diếp, tên là Uất-đa-la, anh trí tuệ thuần thục, không ưa nói nhiều, em trí tuệ chưa đủ nên ưa luận nghị nhiều. Người thời ấy cho em là hơn; về sau anh xuất gia, đắc thành Phật đạo, hiệu là Ca-diếp. Em làm thầy vua cõi Diêm-phù-đề tên Ngật-lê-cơ. Có năm trăm đệ tử thường lấy sách Bà-la-môn dạy cho các bà Bà-la-môn, vì các bà Bà-la-môn không ưa Phật pháp. Bấy giờ có thợ gốm tên Nan-đà Bà-la là đệ tử năm giới của Phật Ca-diếp, chứng đắc đạo quả thứ ba A-na-hàm cùng với thầy vua là Uất-đa-la, làm bạn lành, vì Uất-đa-la có tâm thiện, lòng tin thanh tịnh.
            Bấy giờ Uất-đa-la cỡi xe vàng, bốn ngựa trắng kéo, cùng đệ tử đi ra cửa thành, Nan-đề Bà-la gặp ở giữa đường. Uất-đa-la hỏi từ đâu đi đến. Đáp rằng: anh ông chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, tôi cúng dường xong trở về, ông có thể cùng đi với tôi đến yến kiến Phật, cho nên tôi đến đón ông đi.
            Uất-đa-la suy nghĩ rằng, nếu ta đi thẳng đến chỗ Phật, thì các đệ tử ta sẽ lấy làm lạ mà sanh nghi rằng: Ông vốn có trí tuệ luận nghị hơn người, nay đi đến cúng dường, hẳn là vì thương yêu thân thuộc, chắc chúng nó không theo ta nữa. Vì sợ phá nhân duyên thấy Phật của chúng nó, nên trú trong trí biết thật tướng các pháp, vào tuệ phương tiện vô thượng, để độ chúng đệ tử, nên miệng xuất lời ác rằng: Ông trọc đầu ấy (chỉ anh là Phật Ca-diếp) làm sao có thể đắc đạo Bồ-đề!
            Bấy giờ bạn lành Na-đề-bà-la làm ra vẻ giận dữ, nắm

* Trang 670 *
device

đầu Uất-đa-la kéo đi và nói: Ông không được dừng lại!
            Uất-đa-la nói với các đệ tử, việc đã như vậy, ta không thể dừng lại mà không đi được!
            Tức thời thầy trò cùng đi đến chỗ Phật. Thấy Phật tướng tốt, tâm liền thanh tịnh, trước đảnh lễ chân Phật, rồi ngồi qua một bên. Phật theo ý thuyết pháp cho. Uất-đa-la được vô lượng môn đà-la-ni, mở các cửa tam-muội, năm trăm đệ tử trở lại phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
            Uất-đa-la từ chỗ ngồi đứng dậy bạch Phật rằng: xin Phật cho tôi xuất gia làm Tỳ-kheo. Phật dạy: Thiện lai, liền thành Sa-môn.
            Do phương tiện ấy, xuất ra lời ác, chẳng phải thật ác. Hư không có thể phá, nước có thể làm thành lửa, lửa có thể làm thành nước, Bồ-tát đối với người phàm còn không nổi giận huống gì đối với Phật.
            Hỏi: Nếu như vậy, sao Phật còn chịu tội báo thứ tám là khổ hạnh sáu năm?
            Đáp: Pháp Tiểu thừa khác với pháp Đại thừa, nếu không khác thì không nên có đại tiểu. Trong pháp Tiểu thừa không nói đến pháp thân Bồ-tát với pháp bí áo vi diệu, vô lượng thần lực bất khả tư nghì, mà phần nhiều nói về việc dứt kiết sử, đi thẳng chứng Niết-bàn.
            * Lại nữa, nếu Phật không thọ tội báo thứ tám ấy, sẽ có chư thiên, thần tiên, rồng, quỷ, những kẻ sống lâu, thấy có ác nghiệp mà không thọ tội báo, thì cho là không có nhân duyên

* Trang 671 *
device

nghiệp báo. Vì vậy, tuy hiện tại không có ác nghiệp cũng thọ tội báo.
            * Lại có nhân duyên đời nay là các ngoại đạo đều tin tưởng khổ hạnh, nếu Phật không sáu năm khổ hạnh, thời người ta không tin, nói rằng người con vua ấy quen vui, không thể khổ hạnh được. Vì vậy Phật sáu năm khổ hạnh, có kẻ theo ngoại đạo khổ hạnh ba tháng, nửa năm, một năm, không ai có thể sáu năm ngày ăn một hạt mè hạt gạo. Các ngoại đạo cho đó là khổ hạnh cùng cực, người ấy nếu vô đạo, thật vô đạo vậy. Bấy giờ họ mới tín thọ, đều vào chính đạo.
            Do hai nhân duyên ấy, tu khổ hạnh sáu năm, chứ chẳng phải thật tội, vì sao? Vì hết thảy chư Phật dứt hết tất cả điều bất thiện, thành tựu tất cả thiện pháp. Phật nếu thật thọ tội báo, thời không được nói thành tựu tất cả thiện pháp, dứt tất cả pháp bất thiện.
            * Lại nữa, trong pháp Tiểu thừa, Phật vì chúng sanh tiểu tâm nên nói Bồ-tát một đời bổ xứ, ác khẩu mắng Phật, chứ thật Bồ-tát một đời bổ xứ còn không mắng trẻ con làm sao thật mắng Phật. Đều là phương tiện vì chúng sanh, sao biết? Phật Thích-ca Văn ấy, trong thời đức Phật Tỳ-bà-thi, Ngài làm vị đại Bà-la-môn thấy Phật chúng Tăng ăn mau mà phát lời nói rằng: bọn người như vậy, nên ăn lúa ngựa. Do tội ấy bị đọa địa ngục Hắc-thằng chịu khổ vô lượng đời rồi, vì nhân duyên của tội dư thừa ấy, tuy nay thành Phật đạo, còn phải ba tháng ăn lúa ngựa.[1]
 

[1] T. 4: Trung bản khởi kinh (中本起經), quyển 2, Tu đạt phẩm (須達品), tr. 163b15-c3; T. 4: Phật thuyết hưng khởi hành kinh (佛說興起行經), quyển hạ, phật thuyết thực mã mạch túc duyên kinh đệ cửu (佛說食馬麥宿緣經第九), tr. 172a11-c4.

* Trang 672 *
device

            * Lại trong pháp Thanh văn nói: Phật qua khỏi ba vô số kiếp, thường làm nam tử, thường sanh chỗ quí, thường không mất các căn, thường biết kiếp trước, thường không đọa ba ác đạo, từ đức Tỳ-bà-thi trở lại 91 kiếp.
            Như pháp ông đó, trong 91 kiếp, Phật không phải đọa ác đạo, huống gì trong một kiếp cuối cùng. Vì vậy nên biết Phật chẳng phải thọ báo thật, vì phương tiện nên nói vậy thôi.
            Hỏi: Phật hai tội,[1] nói ở trong Tỳ-ni và Tạp tạng, là có thể tin thọ. Trong 100 kiếp tiếp sau ba vô số kiếp, không đọa ác đạo, thì từ vô số kiếp đầu cũng không nên đọa ác đạo. Nếu không đọa, cớ sao chỉ nói trong 100 kiếp Phật không nói lời ấy, đó chỉ là luận nghị sư của A-tỳ-đàm Tỳ-bà-sa (Abhidharma-vibhāṣā) nói?
            Đáp: A-tỳ-đàm là Phật nói: Thanh văn các ông theo A-tỳ-đàm mà luận nghị, ấy gọi là Tỳ-bà-sa, không nên lầm lẫn!
            * Lại như Bạc-câu-lô đem một quả Ha-lê-lặc thí cho Tăng, mà trong 91 kiếp không đọa ác đạo,[2] huống gì Bồ-tát vô lượng đời lại đây đem thân bố thí, tu các công đức, mà vì nhân duyên tội nhỏ phải đọa địa ngục! Việc như vậy, Tỳ-bà-sa không nên lầm! Vì vậy, người Tiểu thừa không biết Bồ-tát phương tiện.
            * Lại nữa, cho phép Tỳ-bà-sa các ông không lầm, Phật tự nói chỗ bổn khởi của Bồ-tát: lúc Bồ-tát mới sanh, đi bảy bước, miệng tự nói Ta sanh ra vì độ chúng sanh, nói rồi, im lặng. Bú mớm ba năm, không đi, không nói, lần lữa khôn lớn,
 

[1] Lục niên khổ hạnh (六年苦行), T. 24: Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ tỳ nại da phá tăng sự (根本說一切有部毘奈耶破僧事), quyển 11, tr. 156c27-157a3; T. 3: Phương quảng đại trang nghiêm kinh (方廣大莊嚴經), quyển 7, Khổ hạnh phẩm 17 (苦行品 17), tr. 580a22-582b18; T. 3: Phật bản hành tập kinh (佛本行集經), quyển 25, Tinh tấn khổ hạnh phẩm (精進苦行品), tr. 767c24-771a29; T. 23: Thập tụng luật (十誦律), quyển 14, cữu thập ba dật đề (九十波逸提), tr. 99b29-100b13; quyển 26, thất pháp trung y dược pháp (七法中醫藥法), tr. 187c8-189a4; T. 11: Đại bảo tích kinh (大寶積經), quyển 108, Đại thừa phương tiện hội (大乘方便會), tr. 606b4-c23; T. 4, Phật thuyết hưng khởi hành kinh (佛說興起行經), quyển 2, Phật thuyết thực mã mạch túc duyên kinh (佛說食馬麥宿緣經), tr. 172a10-c4.
[2] T. 4: Phật ngũ bách đệ tử tự thuyết bản khởi kinh (佛五百弟子自說本起經), quyển 1, bạc câu lô phẩm (薄拘盧品), tr. 194b16-26. 

* Trang 673 *
device

đi, nói như người thường.[1] Tất cả hài nhi lúc nhỏ chưa thể đi, nói, dần dần khôn lớn, mới đầy đủ vóc người, nay cớ sao Bồ-tát mới sanh, đi được, nói được, sau đó bèn không? Nên biết đó là phương tiện. Nếu nhận đó là phương tiện thời hết thảy Phật ngữ đều thông, nếu không nhận thì một thật một hư!
            Do các nhân duyên như vậy, biết Phật vì độ chúng sanh nên thị hiện ác khẩu.
            Hỏi: Sao Bồ-tát một đời bổ xứ, chỉ sanh ở cõi trời Đâu-suất, mà không sanh chỗ khác?[2]
            Đáp: Nếu ở thế giới tha phương đến, các trời sống lâu; rồng, quỷ, thần tìm chỗ Ngài từ đâu đến không biết được thời sanh nghi cho là người huyễn hóa. Nếu ở trong loài người chết sanh lại trong loài người, vậy sau làm Phật, thì người tâm sanh khinh mạn, còn trời thì không tin. Theo phép, trời nên đến giáo hóa người, không nên người giáo hóa trời. Thế nên từ trên trời sanh đến, là từ trời làm người, thời người kính tin.
            Trong cõi Vô sắc, vô hình không thể thuyết pháp, nên không sanh ở trong đó.
            Trong cõi Sắc tuy có sắc thân, có thể vì người thuyết pháp, song vì đắm sâu thiền vị, không thể lợi ích lớn cho chúng sanh, cho nên không sanh ở trong đó.
            Ba tầng trời cõi Dục dưới hết, kiết sử sâu dày, tâm thô tạp loạn, hai tầng trời cõi Dục trên, kiết sử đã mỏng, tâm quen không lợi; còn trên trời Đâu-suất, kiết sử mỏng, tâm lanh lợi, thường là nơi ở của Bồ-tát; ví như thái tử sắp lên ngôi vua, trước ở nhà tĩnh lặng, bảy ngày trai tịnh. Vậy sau lên chánh
 

[1] T. 3: Phật bản hạnh tập kinh (佛本行集經), quyển 8, thọ hạ đản sanh phẩm (樹下誕生品), tr. 687b3-14.
[2] T. 27: A-tỳ-đạt-ma đại tỳ-bà-sa luận (Abhidharma-mahāvibhāsā-śāstra-阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 178, tr. 892c15-893b3. 

* Trang 674 *
device

điện thọ lãnh ngôi vua. Bồ-tát bổ xứ cũng như vậy, trên trời Đâu-suất như nhà trai tịnh, ở đó cuối cùng thọ hưởng vui trời, mệnh chung sanh xuống, cuối cùng thọ hưởng vui người, bèn thành A tỳ tam Phật (chánh giác).[1] Có vô lượng chư thiên vây quanh Bồ-tát sanh đến trong đây, vì Bồ-tát trước từ trong vô thỉ sanh tử thường qua lại cõi trời cõi người, nay là thân trời cuối cùng không còn trở lại cõi trời nữa, vì thế chư thiên đều hầu đưa đi.
            Bồ-tát mệnh chung ở Đâu-suất, sẽ sanh xuống cõi người làm Phật, chư thiên mệnh chung, chưa mệnh chung, đều nguyện sanh xuống cõi người làm đàn-việt của Bồ-tát.[2]
            * Lại nữa, chư thiên sanh xuống muốn thường hộ vệ Bồ-tát, vì có trăm ức ma oán sợ đến não hại Bồ-tát. Bồ-tát này sanh trong cõi người rồi chán già, bệnh, chết, xuất gia chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, như nói trong kinh Bồ-tát bổn khởi.[3]
            KINH: Lại nữa, Xá-lợi-phất, có Bồ-tát ma-ha-tát được sáu thần thông, không sanh cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc, mà từ một nước Phật đến một nước Phật, cúng dường cung kính, tôn trọng, tán thán chư Phật.
            Này Xá-lợi-phất, có Bồ-tát ma-ha-tát được thần thông du hý, từ một nước Phật đến một nước Phật, chỗ đi đến không có Thanh văn, Bích-chi Phật thừa, cho đến không có danh từ Nhị thừa.
            Này Xá-lợi-phất, có Bồ-tát ma-ha-tát được thần
 

[1] T. 54: Nhất thiết âm nghĩa (一切經音義), quyển 9, tr. 356c17-18: A-duy tam Phật dịch là Hóa vậy. Chánh là a-tỳ tam Phật. A-tỳ, dịch là Hiện; tam dịch là đẳng; Phật-đà dịch là giác, gọi là Hiện đẳng giác. Trường an phẩm kinh gọi là Thành chí Phật. Đại phẩm kinh: Nhất thiết pháp, nhất thiết chủng, đồng một nghĩa; T. 55, Xuất tam tạng ký tập (出三藏記集), quyển 2, tr. 10b1-2; T. 54: Phiên phạn ngữ (翻梵語), quyển 1, tr. 981c9: A-tỳ tam Phật cũng gọi là A-duy tam Phật; cũng gọi A-tỳ tam Phật-đà, dịch Đại giác.
[2] T. 54: Nam hải ký quy nội pháp truyện (南海寄歸內法傳), quyển 1, tr. 211b10-12: Tiếng Phạn gọi là đà-na bát-để, dịch là thí chủ; Đà-na là thí, bát-để là chủ. Nay nói đàn việt, không phải là chánh dịch, lược chữ khứ na, lấy chữ đà trên chuyển âm là đàn, lại thêm chữ việt, ý là do thực hành đàn xả, tự có thể vượt qua bần cùng.
[3] T. 3: Tu hành bản khởi kinh (修行本起經), tr. 461a3-472b23; T. 3: Dị xuất bồ tát bản khởi kinh (異出菩薩本起經), tr. 617b14-620c7. 

* Trang 675 *
device

thông du hý, từ một nước Phật đến một nước Phật, chỗ đi đến, sống lâu vô lượng.
            Này Xá-lợi-phất, có Bồ-tát ma-ha-tát được thần thông du hý, từ một quốc độ đến một quốc độ, chỗ đi đến, có nơi không có Phật Pháp Tăng, thì tán thán công đức Phật Pháp Tăng, các chúng sanh nghe được danh từ Phật Pháp Tăng, mệnh chung ở nơi đó, được sanh đến trước Phật.
            LUẬN: Bồ-tát có hai: 1. Sanh thân Bồ-tát. 2. Pháp thân Bồ-tát. Một dứt kiết sử, một không dứt kiết sử. Pháp thân Bồ-tát dứt kiết sử, được sáu thần thông, sanh thân Bồ-tát không dứt kiết sử, được năm thần thông. Vị được sáu thần thông thì không sanh vào ba cõi, dạo đi các thế giới, cúng dường mười phương chư Phật. Vị được thần thông du hý thì đến mười phương thế giới độ chúng sanh, mưa bảy báu; ở thế giới đi đến, đều là nhất thừa thanh tịnh, sống lâu vô lượng vô số kiếp.
            Hỏi: Phép của Bồ-tát là phải độ chúng sanh, cớ sao chỉ đi đến thế giới thanh tịnh, sống lâu vô lượng?[1]
            Đáp: Bồ-tát có hai hạng: 1. Có tâm từ bi, phần nhiều vì chúng sanh. 2. Phần nhiều nhóm các công đức chư Phật. Người ưa nhóm nhiều công đức chư Phật thời đến thế giới nhất thừa thanh tịnh sống lâu vô lượng. Người ưa vì chúng sanh nhiều thì đến chỗ không có Phật Pháp Tăng. Tán thán danh Tam bảo, như chương sau sẽ nói.
 

[1] T. 54, Nhất thiết âm nghĩa (一切經音義), quyển 22, tr. 447b14: A-di-đà phật, chánh dịch A-di-đà bà-gia, Tàu dịch Vô lượng thọ Phật.  

* Trang 676 *
device

           KINH: Này Xá-lợi-phất, có Bồ-tát ma-ha-tát lúc mới phát tâm, được Sơ thiền cho đến đệ Tứ thiền, được bốn tâm vô lượng, được bốn định vô sắc, tu bốn niệm xứ cho đến mười tám pháp không chung, vị Bồ-tát ấy không sanh trong cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc, mà thường sanh đến chỗ có lợi ích cho chúng sanh.
            LUẬN: Vị Bồ-tát ấy hoặc sanh ở thế giới không có Phật, hoặc sanh ở thế giới có Phật, hoặc sanh vào thế giới bất tịnh, có ba ác đạo, bần cùng hạ liệt, hoặc sanh thế giới thanh tịnh.
            Sanh đến thế giới không có Phật, thì lấy mười thiện đạo, bốn thiền, cho đến bốn định vô sắc, làm lợi ích chúng sanh, khiến tín hướng Tam bảo, tuyên nói năm giới và giới xuất gia, khiến được thiền định, trí tuệ công đức.
            Thế giới không thanh tịnh có hai: có Phật hiện tại và sau Phật diệt độ. Sau Phật diệt độ, hoặc có khi xuất gia, hoặc có khi tại gia, đem tài thí pháp thí làm lợi ích chúng sanh. Nếu Phật đang tại thế thì tạo các nhân duyên dẫn đạo chúng sanh khiến đến chỗ Phật.
            Ở thế giới thanh tịnh mà chúng sanh chưa đủ công đức thì làm cho họ đầy đủ. Ấy gọi là chỗ sanh đến làm lợi ích chúng sanh.
            KINH: Này Xá-lợi-phất, có Bồ-tát ma-ha-tát lúc 

* Trang 677 *
device

mới phát tâm, hành sáu Ba-la-mật, lên địa vị Bồ-tát, được bất thối chuyển.
            Này Xá-lợi-phất, có Bồ-tát ma-ha-tát lúc mới phát tâm, liền được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, liền chuyển pháp luân, làm lợi ích thâm hậu cho vô lượng vô số chúng sanh xong, vào Vô dư Niết-bàn. Sau khi Phật ấy Niết-bàn, chánh pháp lưu lại hoặc một kiếp hoặc non một kiếp.
            Này Xá-lợi-phất, có Bồ-tát ma-ha-tát lúc mới phát tâm, cùng Bát-nhã ba-la-mật tương ưng, cùng với vô số trăm ngàn ức Bồ-tát từ một nước Phật đến một nước Phật, làm thanh tịnh Phật độ.
            LUẬN: Có ba hạng Bồ-tát căn lợi tâm bền. Khi chưa phát tâm đã từ lâu nhóm vô lượng phước đức trí tuệ, người ấy gặp Phật nghe pháp Đại thừa, phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, tức thời thật hành sáu ba-la-mật, vào Bồ-tát vị được bất thối chuyển, vì sao? Vì trước nhóm vô lượng phước đức, căn lợi tâm bền, theo Phật nghe pháp, ví như đi xa, có người cỡi dê, có người cỡi ngựa, có người dùng thần thông. Người cỡi dê thật lâu mới đến, người cỡi ngựa hơi mau hơn, người cỡi thần thông móng ý liền đến, như vậy không được nói trong lúc phát tâm làm sao đến được. Tướng trạng thần thông là như vậy, không nên sanh nghi. Bồ-tát cũng như vậy, khi phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, liền vào Bồ-tát vị.

* Trang 678 *
device

            Có Bồ-tát mới phát tâm, tâm ban đầu tuy tốt, về sau xen các niệm ác, thường thường khởi niệm: Ta cầu Phật đạo, đem các công đức hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, người ấy thật lâu vô lượng vô số kiếp hoặc đến hoặc không đến, vì nhân duyên phước đức đời trước mỏng, mà lại độn căn, tâm không bền chắc, như người cỡi dê.
            Có người đời trước có chút ít phước đức lợi căn, phát tâm dần dần thật hành sáu Ba-la-mật, trải qua hoặc ba hoặc mười hoặc trăm vô số kiếp, chứng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, như người cỡi ngựa chắc đi đến được.
            Hạng thứ ba người cỡi thần thông thì như trên vừa nói.
            Ba hạng phát tâm ấy là: 1. Tội nhiều phước ít. 2.Phước nhiều tội ít. 3. Chỉ thật hành phước đức thanh tịnh.
            Thanh tịnh có hai: 1. Lúc mới phát tâm liền được Bồ-tát đạo. 2. Sau thời gian ngắn, cúng dường mười phương chư Phật, thông đạt Bồ-tát đạo, vào Bồ-tát vị, tức là địa vị bất thối. Nghĩa Bồ-tát bất thối như trên đã nói. 3. Hạng Bồ-tát phát tâm thứ hai, Bồ-tát tiếp sau, rất chán thế gian, đời đời lại đây, thường ưa chân thật, ghét giả dối, Bồ-tát này cũng căn lợi tâm bền, lâu ngày nhóm vô lượng phước đức trí tuệ, khi mới phát tâm liền được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác; liền chuyển pháp luân, độ vô lượng chúng sanh, vào Vô dư Niết-bàn, chánh pháp trụ thế hoặc một kiếp, hoặc non một kiếp, lưu lại hóa Phật để độ chúng sanh.
            Phật có hai lực thần thông: 1. Lúc còn ở đời. 2. Sau khi

* Trang 679 *
device

diệt độ. Nghĩa chữ kiếp như trên đã nói. Chúng sanh được độ trong một kiếp cũng không ít.
            Hạng Bồ-tát phát tâm thứ ba, cũng căn lợi tâm bền, lâu ngày nhóm phước đức, phát tâm liền cùng Bát-nhã ba-la-mật tương ưng, được sáu thần thông, cùng vô lượng chúng sanh xem mười phương thế giới thanh tịnh mà tự trang nghiêm quốc độ mình, như Phật A-di-đà, đời trước lúc làm Tỳ-kheo Pháp-tạng, được Phật dẫn đến khắp mười phương, chỉ cho thấy cõi nước thanh tịnh, khiến chọn cõi nước thanh tịnh để tự trang nghiêm nước mình.[1]
 
                                                 (Hết cuốn 38 theo bản Hán)
 
           KINH: Này Xá-lợi-phất, có Bồ-tát ma-ha-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, được bốn thiền, bốn tâm vô lượng, bốn định Vô sắc, dạo chơi trong ấy mà vào Sơ thiền, từ Sơ thiền khởi, vào Diệt tận định; từ Diệt tận định khởi, cho đến vào Tứ thiền; từ Tứ thiền khởi, vào Diệt tận định; từ Diệt tận định khởi, vào Hư không xứ; từ Hư không xứ khởi, vào Diệt tận định; từ Diệt tận định khởi cho đến vào Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ; từ Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ khởi, vào Diệt tận định.
            Như vậy Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, dùng lực phương tiện nên vào định một cách vượt bực.

[1] T. 12: Phật thuyết vô lượng thọ kinh (Sukhāvatīvyūha-sūtra-佛說無量壽經), quyển 1, tr. 267a14-c15.
 

* Trang 680 *
device

            LUẬN: Hỏi: Nếu người phàm phu không thể vào Diệt tận định, cớ sao Bồ-tát từ thiền khởi, lại vào Diệt tận định?
            Đáp: Trong A-tỳ-đàm Tỳ-bà-sa[1] Tiểu thừa nói như vậy, chẳng phải Phật dạy trong Tam tạng.     
            * Lại Bồ-tát ấy, thánh nhân còn không kịp huống gì đang là phàm phu, ví như voi trắng sáu ngà,[2] tuy bị tên độc, vẫn thương xót kẻ bắn. Tâm từ bi như vậy, A-la-hán không có. Lúc Bồ-tát còn ở trong súc sanh mà còn như vậy huống gì khi làm thân người, lìa dục vào thiền mà không được vào Diệt tận định.
            Hỏi: Nếu Bồ-tát được Diệt tận định có thể như vậy, còn phép vào định vượt bậc thì không thể quá hai. Nếu nói từ Sơ thiền khởi cho đến vào Diệt tận định, không có cách ấy?
            Đáp: Các người khác tuy có pháp vào định, vì sức ít, nên không thể vượt xa. Còn Bồ-tát có vô lượng lực phước đức trí tuệ sâu vào thiền định, tâm không đắm trước, cho nên hay vượt xa, ví như lực sĩ trong cõi người, nhảy không quá ba bốn trượng, nếu lực sĩ cõi trời, thời không hạn số. Trong pháp Tiểu thừa, vượt một bậc là định pháp,[3] còn Bồ-tát lực thiền định lớn, tâm không đắm trước, nên tùy ý vượt xa gần.
            Hỏi: Nếu như vậy, thì định vượt bậc là lớn; còn định theo thứ lớp không phải là lớn?
            Đáp: Cả hai đều lớn, vì sao? Vì từ Sơ thiền khởi, đến Nhị thiền, không có tâm gì khác xen vào, nhất niệm vào định, cho đến Diệt tận định đều như vậy. Vượt bậc là từ Sơ thiền
 

[1] T. 27: A-tỳ-đạt-ma đại tỳ-bà-sa luận (Abhidharma-mahāvibhāsā-śāstra-阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 153, tr. 779c29-780c22; T. 41, Câu xá luận ký (俱舍論記), quyển 5, tr. 98a8-11: Diệt tận định này ở cõi trời hữu đảnh, ở đó không có sắc, lại muốn diệt tâm, sợ thành đoạn diệt, mà sanh lo sợ không thể khởi, lại diệt tận định này chỉ có thánh đạo lực khởi, chỉ bậc Thánh không phải phàm.
[2] T. 53: Kinh luật di tướng (經律異相), tr. 58b2-15; T. 22, Ma-ha tăng kỳ luật (Mahāsāṃghika-vinaya-摩訶僧祇律), quyển 2, tr. 240b27-241b23; Xem Đại trí độ luận, quyển 93.
[3] T. 27: A-tỳ-đạt-ma đại tỳ-bà-sa luận (Abhidharma-mahāvibhāsā-śāstra- 阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 165, tr. 836a27-b2.

* Trang 681 *
device

khởi vào đệ tam thiền cũng không để cho tâm khác xen vào, cho đến Diệt tận định, nghịch hay thuận đều như vậy.
            Có người nói: định vượt bậc hơn, vì sao? Vì đều không có tâm khác xen vào mà có thể vượt bậc; ví như ngựa vui vầy xoay chuyển tùy ý.
            KINH: Này Xá-lợi-phất, có Bồ-tát ma-ha-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, tu bốn niệm xứ, cho đến mười tám pháp không chung, không thủ chứng quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán, Bích-chi Phật đạo, dùng lực phương tiện vì chúng sanh phát khởi tám thánh đạo phần, do tám đạo phần ấy, khiến được quả Tu-đà-hoàn, cho đến Bích-chi Phật đạo.
            Này Xá-lợi-phất, quả và trí của hết thảy A-la-hán, Bích-chi Phật, là vô sanh pháp nhẫn của Bồ-tát ma-ha-tát.
            Này Xá-lợi-phất, nên biết Bồ-tát ma-ha-tát ấy hành Bát-nhã ba-la-mật, trú ở trong địa vị bất thối.
            LUẬN: Hỏi: Sao không nói Bồ-tát ấy hành sáu Ba-la-mật mà chỉ nói được bốn niệm xứ?
            Đáp: Hoặc nói hoặc không nói, nên biết Bồ-tát đều thực hành sáu Ba-la-mật, đối với ba mươi bảy đạo phẩm hoặc hành hoặc không hành. Không thủ chứng đạo quả Thanh văn, Bích-chi Phật, có đại từ đại bi, sâu vào lực phương tiện v.v... như

* Trang 682 *
device

trước đã nói.
            Hỏi: Không được các đạo quả làm sao có thể lấy đó để hóa độ người?
            Đáp: Phật tự nói nhân duyên: đó là quả và trí của Thanh văn, Bích-chi Phật đều là pháp nhẫn của Bồ-tát, chỉ không nhận lãnh danh tự các đạo quả; quả và trí đều nhập vào vô sanh pháp nhẫn.
            * Lại nữa, chỉ không thủ chứng, còn các pháp khác đều thực hành.
            Được Bồ-tát đạo, gọi là bất thối chuyển-avaivartika.
            KINH: Này Xá-lợi-phất, có Bồ-tát ma-ha-tát trú ở sáu Ba-la-mật, thanh tịnh cõi trời Đâu-suất. Nên biết đó là vị Bồ-tát trong Hiền kiếp.
            LUẬN: Bồ-tát có mỗi mỗi đạo, mỗi mỗi hạnh, mỗi mỗi nguyện, do nhân duyên tu nghiệp, Bồ-tát ấy sanh trên cõi trời Đâu-suất, vào giữa chúng hội ngàn Bồ-tát, thứ lớp làm Phật. Có tướng trạng như vậy, nên biết đó là Bồ-tát trong Hiền kiếp.
            KINH: Này Xá-lợi-phất, có Bồ-tát ma-ha-tát tu bốn thiền cho đến mười tám pháp không chung, mà chưa chứng bốn đế, nên biết ấy là Bồ-tát một đời bổ xứ.
            LUẬN. Hỏi: Bồ-tát một đời bổ xứ ấy, nên sanh cõi trời Đâu-suất, cớ sao nói được bốn thiền v.v...?

* Trang 683 *
device

            Đáp: Bồ-tát ấy sanh trên cõi trời Đâu-suất, lìa dục được bốn thiền v.v...
            * Lại nữa, Bồ-tát bổ xứ ấy, từ khi lìa dục trở lại, lâu ngày đầy đủ Phật pháp, dùng lực phương tiện, theo phép bổ xứ, sanh cõi trời Đâu-suất, chưa chứng bốn đế, là cố ý để lại không chứng, nếu thủ chứng thì thành Bích-chi Phật, vì muốn thành Phật nên không chứng.
            KINH: Này Xá-lợi-phất, có Bồ-tát ma-ha-tát vô lượng vô số kiếp tu hành, được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
            LUẬN: Bồ-tát ấy tuy trồng thiện căn, cầu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, nhưng vì căn độn, tu hành hỗn tạp, nên thật lâu mới được. Do trồng thiện căn sâu nên chắc chắn được.
            KINH: Này Xá-lợi-phất, có Bồ-tát ma-ha-tát trú ở sáu Ba-la-mật, thường siêng tinh tấn, lợi ích chúng sanh, không nói việc vô ích.
            LUẬN: Bồ-tát ấy trước có ác khẩu, nên phát tâm Bồ-tát nguyện rằng: Tôi vĩnh viễn xa lìa bốn lỗi miệng, được đạo ấy.
            * Lại nữa, Bồ-tát ấy biết trong Bát-nhã ba-la-mật, các pháp không có định tướng. Không có tướng có thể chấp trước, có thể nói. Biết như vậy mà có thể làm lợi ích, thì đó đều là

* Trang 684 *
device

Phật pháp, nếu không thể làm lợi ích, thời tuy có nói giỏi, cũng chẳng phải Phật pháp. Ví như các thứ thuốc hay, mà không chữa được bệnh, không gọi là thuốc, dẫu cho đất bùn mà chữa lành bệnh cũng gọi là thuốc. Vì vậy, sợ nó sai lầm, nên không nói việc vô ích.
            KINH: Này Xá-lợi-phất, Có Bồ-tát ma-ha-tát hành sáu Ba-la-mật, thường siêng tinh tấn, lợi ích chúng sanh, từ một nước Phật đến một nước Phật, dứt ba đường ác cho chúng sanh.
            LUẬN: Bồ-tát ấy trú ở sáu thần thông, đi đến mười phương thế giới, ngăn chặn ba đường bất thiện thượng, trung, hạ.
            KINH: Này Xá-lợi-phất, có Bồ-tát ma-ha-tát trú ở sáu Ba-la-mật, lấy bố thí làm đầu, đem an vui cho hết thảy chúng sanh, cần ăn uống cho ăn uống; y phục, đồ nằm, anh lạc, hoa hương, phòng xá, đèn đuốc, tùy chỗ cần đến đều cho hết.
            LUẬN: Bồ-tát có hai việc: 1. Hay làm cho chúng sanh lìa khổ. 2. Hay cho vui.
            * Lại có hai việc: 1. Thương xót chúng sanh trong ba đường ác. 2. Thương xót người.
            Bồ-tát cho chúng sanh vui, vì thương người, nên tùy chỗ họ cần đến đều cho hết.

* Trang 685 *
device

            KINH: Này Xá-lợi-phất, có Bồ-tát ma-ha-tát lúc hành Ba-la-mật, biến thân như Phật, thuyết pháp cho chúng sanh trong địa ngục, thuyết pháp cho chúng sanh trong súc sanh, ngạ quỷ.
            LUẬN: Hỏi: Bồ-tát ấy cớ sao biến làm thân Phật, tợ như không tôn trọng Phật?
            Đáp: Có chúng sanh nhờ thấy thân Phật mà đắc độ, hoặc có chúng sanh thấy các thân Chuyển luân thánh vương v.v... mà đắc độ, vì vậy biến thân làm Phật.
            * Lại nữa, thế gian xưng Phật danh hiệu là đại bi, là Thế Tôn. Nếu dùng thân Phật vào địa ngục, thời vua Diêm-la, các quỷ thần không ngăn trở, là bậc tôn quý của ta, làm sao ngăn được.
            Hỏi: Nếu ở trong địa ngục lửa cháy, thường bị thống khổ, tâm thường tán loạn, không lãnh thọ pháp được, làm sao hóa độ?
            Đáp: Bồ-tát dùng lực thần thông bất khả tư nghì, phá vạc, diệt lửa, cấm chế lính ngục, phóng hào quang chiếu soi, chúng sanh tâm vui, mới thuyết pháp cho, nghe thời thọ trì.
            Hỏi: Nếu như vậy, chúng sanh địa ngục có người đắc đạo chăng?
            Đáp: Tuy không đắc đạo, mà gieo nhân duyên thiện căn đắc đạo, vì sao? Vì trọng tội không thể đắc đạo, còn trong đường súc sanh thì nên phân biệt, hoặc đắc đạo hoặc không đắc đạo. Như rồng chúa A-na-bà-đạt-đa, rồng chúa Ta-

* Trang 686 *
device

kiệt v.v... đắc Bồ-tát đạo. Trong đường quỷ thần Dạ-xoa, Mật-tích Kim-cang, quỷ Tử-mẩu[1] v.v... có kẻ đắc kiến đạo, là đại Bồ-tát.
            KINH: Này Xá-lợi-phất, có Bồ-tát ma-ha-tát lúc hành sáu Ba-la-mật, biến thân như Phật, đến khắp mười phương hằng hà sa thế giới chư Phật, thuyết pháp cho chúng sanh và cúng dường chư Phật, thanh tịnh Phật độ. Nghe chư Phật thuyết pháp, xem xét, chọn lựa tướng Phật quốc tịnh diệu trong mười phương, để mà tự dựng lên quốc độ thù thắng, trong đó các Bồ-tát đều là một đời bổ xứ.
            LUẬN: Bồ-tát ấy khắp vì chúng sanh trong sáu đường thuyết pháp, lại dùng thân Phật vì mười phương chúng sanh thuyết pháp. Hoặc có chúng sanh nghe đệ tử Phật thuyết pháp, không tín thọ, nếu nghe Phật độc tôn tự tại thuyết pháp thời tín thọ lời ngài. Bồ-tát vì nhân duyên hai việc nên cúng dường chư Phật, đó là trang nghiêm quốc độ, nghe pháp trang nghiêm quốc độ, đi đến mười phương Phật độ thủ lấy tướng quốc độ thanh tịnh, nhờ nhân duyên tu hành chuyển nên thù thắng và ánh sáng cũng nhiều, vì cớ sao? Vì ở trong quốc độ này đều là Bồ-tát một đời bổ xứ.
            Hỏi: Nếu trước đã nói Bồ-tát một đời bổ xứ chỉ ở trên trời Đâu-suất, nay cớ sao nói Bồ-tát ở các thế giới tha phương đều là một đời bổ xứ?
            Đáp: Bồ-tát một đời bổ xứ ở trên trời Đâu-suất, đó là
 

[1] T. 21: Phật thuyết quỷ tử mẫu kinh (佛說鬼子母經), quyển 1, tr. 290c3-291c; T. 4, Tạp bảo tạng kinh (雜寶藏經), quyển 9, kinh số 106, tr. 492a12-29; T. 21: Ha lợi đế mẫu chân ngôn kinh (訶利帝母真言經), tr. 289b19-290b23.

* Trang 687 *
device

phép thường trong ba ngàn thế giới, còn ở chỗ khác là không nhất định. Gọi là thanh tịnh đệ nhất vì chuyển đổi thân liền thành Phật đạo.
            KINH: Này Xá-lợi-phất, có Bồ-tát ma-ha-tát lúc hành sáu Ba-la-mật, thành tựu 32 tướng, các căn thanh tịnh lanh lợi, vì các căn thanh tịnh lanh lợi nên mọi người yêu kính, vì được yêu kính nên dần dần đem pháp ba thừa mà độ thoát họ.
            Như vậy Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát lúc hành Bát-nhã ba-la-mật, nên học thân thanh tịnh, miệng thanh tịnh.
            LUẬN: Bồ-tát ấy muốn làm cho chúng sanh mắt thấy thân kia thì đắc độ, cho nên dùng 32 tướng trang nghiêm thân.
            Các căn thanh tịnh lanh lợi, là các căn mắt v.v... vượt hơn người khác; tín căn, tuệ căn, các căn tâm số lanh lợi thanh tịnh đệ nhất, ai thấy được đều khen là hy hữu, ta không có được việc ấy, yêu kính Bồ-tát, tín thọ Bồ-tát, đời đời đầy đủ đạo pháp, bằng ba thừa đạo mà vào Niết-bàn. Các căn mắt v.v... ba mươi hai tướng ấy đều do thân, khẩu nghiệp thanh tịnh mà có được. Vì vậy Phật dạy Bồ-tát hãy nên thanh tịnh thân khẩu nghiệp.
            KINH: Này Xá-lợi-phất, có Bồ-tát ma-ha-tát hành sáu Ba-la-mật, được các căn thanh tịnh, do

* Trang 688 *
device

căn thanh tịnh ấy mà không tự cao, cũng không khinh hạ người khác.
            LUẬN: Bồ-tát ấy thường hành sáu Ba-la-mật một cách thanh tịnh sâu xa, nên được các căn mắt v.v... thanh tịnh lanh lợi, người đều yêu kính. Các căn thuộc tâm số pháp như tuệ căn v.v... thanh tịnh lanh lợi không thể sánh, chỉ vì độ chúng sanh. Theo lẽ thường thế gian, nếu được điều gì đặc biệt thời tâm tự cao, khinh các người khác, nghĩ rằng: họ không có việc ấy, chỉ riêng ta có, vì nhân duyên ấy trở lại mất Phật đạo, như trong Kinh nói: Bồ-tát khinh các Bồ-tát khác, mỗi niệm mỗi kiếp xa dần Phật đạo, thì phải trở lại tu Phật đạo trải bấy nhiêu kiếp ấy,[1] vì vậy nên không tự cao, cũng không khinh hạ người khác.
            KINH: Này Xá-lợi-phất, có Bồ-tát ma-ha-tát từ khi mới phát tâm, trú ở Thí ba-la-mật, Giới ba-la-mật, cho đến khi lên địa vị bất thối chuyển, trọn không đọa ác đạo.
            LUẬN: Bồ-tát ấy từ ban đầu lại đây, rất sợ ác đạo, làm các công đức, nguyện không đọa ác đạo, cho đến địa vị bất thối chuyển, ở vị đáo định, trung gian thiền vì sợ đọa ác đạo nên phát nguyện và suy nghĩ rằng, nếu ta đọa ba đường ác thì tự độ không còn được, làm sao độ người.
            * Lại ở trong ba đường ác, khi bị khổ sanh sân não, kiết sử tăng thêm, trở lại gây nghiệp ác, trở lại chịu khổ báo, như
 

[1] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (Mahā-prajñā-pāramitā-sūtra-大般若波羅蜜多經), quyển 455, tr. 297a13-23: Nếu bồ-tát ma-ha-tát, chưa được thọ ký vô thượng đại bồ-đề, từ khi được vô thượng bồ-đề, thọ ký các bồ-tát ma-ha-tát, mà khởi tâm sân hận, đấu tránh, khinh miệt, mắng nhiếc, huỷ báng các bồ-tát khác. Ấy là bồ-tát ma-ha-tát tùy khởi như vậy, niệm không lợi ích tâm, thì phải trở lại tu hành bấy nhiêu kiếp; quyển 520, tr. 661b3-9; quyển 337, tr. 731a20-732a26; quyển 588, tr. 1040c4-1041a21. Xem T. 25: Đại trí độ luận, quyển 76.
 

* Trang 689 *
device

vậy vô cùng, biết lúc nào sẽ được tu hành Phật đạo?
            Hỏi: Nếu tà giới được quả báo không đọa ác đạo, cớ sao còn nói bố thí gì nữa?
            Đáp: Trì giới là căn bản không đọa ác đạo, bố thí cũng có thể không đọa.
            * Lại nữa, Bồ-tát trì giới tuy có thể không đọa ác đạo, nhưng sanh trong loài người bị nghèo cùng, không thể tự lợi, lại không ích người. Vì vậy thực hành bố thí, các Ba-la-mật khác, đều có việc lợi của nó.
            KINH: Này Xá-lợi-phất, có Bồ-tát ma-ha-tát từ khi mới phát tâm cho đến lên địa vị bất thối chuyển, thường không bỏ mười hạnh lành.
            LUẬN: Phật dạy trì giới nên không đọa ác đạo, bố thí đi theo. Nay không biết làm thế nào thực hành Giới ba-la-mật cho đến lên địa vị bất thối chuyển, thế nên lại nói thường thực hành mười hạnh lành.
            * Lại nữa, trước kia nói Bồ-tát trì giới không bền chắc, lấy bố thí theo giúp, nay chỉ nói trì giới bền chắc, không bỏ mười lành, không đọa ba đường ác.
            KINH: Này Xá-lợi-phất, có Bồ-tát ma-ha-tát trú trong Thí ba-la-mật, Giới ba-la-mật, làm Chuyển luân thánh vương, an lập chúng sanh nơi mười thiện đạo, cũng lấy tài vật bố thí cho chúng sanh.

* Trang 690 *
device

            LUẬN: Do nhân duyên Thí, Giới ba-la-mật nên làm Chuyển luân thánh vương. Do thực hành Giới ba-la-mật nên khiến chúng sanh tín thọ mười lành; do thực hành Thí ba-la-mật nên tài báo cấp thí chúng sanh, cũng không thể hết.
            Hỏi: Tất cả Bồ-tát đều thực hành hai Ba-la-mật ấy, đều làm Chuyển luân thánh vương chăng?
            Đáp: Không hẳn như vậy, vì sao? Vì như trong phẩm này các Bồ-tát có nhiều cách vào Phật đạo; có Bồ-tát nghe nói nghi thức Chuyển luân thánh vương, ở chỗ này có thể lợi ích chúng sanh, nên phát nguyện ở đó. Có Bồ-tát gieo nhân duyên làm Chuyển luân thánh vương, tuy không phát nguyện cũng được quả báo làm Chuyển luân thánh vương. Tự thực hành hai Ba-la-mật nên làm Chuyển luân thánh vương, cũng dạy chúng sanh tu mười thiện đạo, cũng tự hành bố thí. Có người nghe sanh nghi là một đời làm hay đời đời làm Chuyển luân thánh vương, thế nên:
            KINH: Phật bảo Xá-lợi-phất, có Bồ-tát ma-ha-tát trú trong Thí ba-la-mật, Giới ba-la-mật, vô lượng ngàn vạn đời làm Chuyển luân thánh vương, gặp vô lượng trăm ngàn chư Phật, cúng dường cung kính, tôn trọng tán thán.
            LUẬN: Nếu Bồ-tát biết làm Chuyển luân thánh vương rất ích cho chúng sanh, liền làm Chuyển luân thánh vương, nếu tự biết làm thân khác có ích lớn hơn, cũng làm thân khác.
            * Lại nữa, muốn dùng pháp thế gian mà đại cúng dường

* Trang 691 *
device

Phật, nên làm Chuyển luân thánh vương.
            KINH: Này Xá-lợi-phất, có Bồ-tát ma-ha-tát thường vì chúng sanh lấy pháp soi sáng, cũng tự soi sáng mình, cho đến khi được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, trọn không lìa soi sáng.
            Này Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát ấy đã được tôn trọng ở trong Phật pháp.
            Này Xá-lợi-phất, vì vậy Bồ-tát ma-ha-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật, không để cho vọng khởi thân, miệng, ý bất tịnh.
            LUẬN: Các Bồ-tát trên hành Thí, Giới ba-la-mật, được làm Chuyển luân thánh vương; Bồ-tát ấy chỉ phân biệt các kinh, đọc tụng, ghi nhớ, suy nghĩ, phân biệt các pháp, để cầu Phật đạo. Lấy ánh sáng trí tuệ ấy tự lợi ích cũng làm lợi ích chúng sanh, như người ở giữa đường tối đốt đèn, tự lợi ích cũng lợi ích người.
            Trọn không lìa là do nhân duyên ấy cho đến khi chứng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, trọn không lìa ánh sáng trí tuệ.
            * Lại nữa, Bồ-tát ấy, thanh tịnh pháp thí không cầu danh lợi cúng dường cung kính, không ham đệ tử, không ỷ trí tuệ, cũng không tự cao, khinh khi người khác; cũng không cơ hiềm châm chích, chỉ nhớ chư Phật mười phương lấy lòng từ thường nghĩ đến chúng sanh, Ta cũng học Phật đạo như vậy.

* Trang 692 *
device

Thuyết pháp không dựa vào đâu, không đắm trước gì, chỉ vì làm cho chúng sanh biết thật tướng các pháp. Như vậy thanh tịnh thuyết pháp, đời đời không mất ánh sáng trí tuệ, cho đến chứng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
            Đã được tôn trọng là các Bồ-tát trên được như vậy đều được tôn trọng đối với chúng sanh.
            Không để cho vọng khởi thân, miệng, ý bất tịnh là thường đem tâm thanh tịnh pháp thí, không nên vọng khởi thân khẩu ý ác nghiệp, vì sao? Vì nếu khởi thân khẩu ý ác, thời người nghe không tín thọ. Nếu ý nghiệp bất tịnh thời trí tuệ không sáng, trí tuệ không sáng thời không thể khéo hành Bồ-tát đạo.
            * Lại nữa, không chỉ một Bồ-tát ấy, các Bồ-tát trước nay thực hành được pháp ấy đều gọi là tôn trọng Phật giáo. Nếu Bồ-tát muốn hành Bồ-tát đạo, đều không nên xen tạo tội, không để cho vọng khởi hết thảy nghiệp tội ác. Tạp hành thời đối với việc hành đạo khó, không thể mau thành Phật đạo, vì tội nghiệp phá hoại phước đức vậy.
            KINH: Xá-lợi-phất bạch Phật rằng, bạch Thế Tôn! Bồ-tát thân nghiệp bất tịnh, khẩu nghiệp bất tịnh, ý nghiệp bất tịnh thế nào?
            LUẬN. Hỏi: Xá-lợi-phất, trí tuệ đệ nhất, sao không biết thân khẩu ý ác nghiệp?
            Đáp: Xá-lợi-phất đối với pháp Thanh văn thời biết, còn

* Trang 693 *
device

việc của Bồ-tát khác nên không biết. Như nói “Nếu Bồ-tát sanh tâm Thanh văn, Bích-chi Phật, ấy là Bồ-tát phá giới.” Vì vậy nên Xá-lợi-phất nghi, không biết thế nào là Bồ-tát tội chẳng tội.
            * Lại nữa, Xá-lợi-phất biết ba bất thiện đạo của thân, bốn bất thiện đạo của miệng, ba bất thiện đạo của ý, ấy là thân khẩu ý tội. Còn trong đây Phật đáp, nếu Bồ-tát chấp thủ tướng thân khẩu ý, ấy là Bồ-tát thân khẩu ý tội. Do các nhân duyên như vậy nên Xá-lợi-phất hỏi.
            KINH: Phật bảo Xá-lợi-phất, nếu Bồ-tát ma-ha-tát nghĩ rằng đây thân, đây miệng, đây ý, như vậy chấp thủ tướng làm duyên. Xá-lợi-phất, ấy gọi là Bồ-tát thân khẩu ý tội.
            Này Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật, không thủ đắc thân, không thủ đắc khẩu, không thủ đắc ý. Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật nếu thủ đắc thân, khẩu, ý, dùng thân khẩu ý thủ đắc ấy, nên sanh tâm xan tham, tâm phạm giới, tâm sân, tâm giải đãi, tâm loạn, tâm si... Nên biết Bồ-tát ấy, khi hành sáu Ba-la-mật không thể trừ thân khẩu ý thô nghiệp.
            LUẬN: Phật khai thị Xá-lợi-phất rằng: ở trong pháp không, Bồ-tát không thấy ba nghiệp, ấy là vô tội; nếu thấy ba nghiệp, ấy là tội. Ở trong pháp Thanh văn, mười bất thiện

* Trang 694 *
device

đạo, ấy là tội nghiệp; trong pháp Đại thừa, thấy có thân, miệng, ý làm, ấy là tội, vì sao? Vì có làm, có thấy, người làm, người thấy, đều là hư dối. Người thô thì tội thô, người tế thì tội tế. Như khi xa lìa cõi Dục, thì năm dục, năm triền cái là ác tội, Sơ thiền thu nhiếp thiện giác quán là vô tội; khi lìa Sơ thiền vào Nhị thiền, thời giác quán là tội; Nhị thiền thu nhiếp tâm hỷ thiện là vô tội, cho đến Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ cũng như vậy.
            Vào trong thật tướng các pháp, thời hết thảy các quán, các kiến, các pháp, đều gọi là tội. Người Tiểu thừa, vì sợ ba ác đạo nên cho mười nghiệp bất thiện là tội; còn người Đại thừa cho sự sanh tâm chấp trước thủ tướng các pháp, trái với ba môn giải thoát, ấy gọi là tội. Vì việc khác ấy, nên gọi là Đại thừa. Nếu còn thấy có ba nghiệp ấy, tuy không khởi ác, cũng không gọi là bền chắc; không thấy thân khẩu ý ấy là căn bản của ba nghiệp, ấy là bền chắc. Bồ-tát ấy ngộ pháp không, nên không thấy ba việc ấy; nếu dùng ba việc ấy thời khởi lên tướng xan tham, tướng phạm giới, tướng sân, tướng giải đãi, tướng tán loạn, tướng ngu si. Nhân không nên quả cũng không, như không cây thời không có bóng in. Nếu quán được như vậy, thời trừ nghiệp thân khẩu ý.
            Hỏi: Trước đây nói tội nghiệp, nay sao nói thô nghiệp?
            Đáp: Thô nghiệp tội nghiệp không khác, tội tức là thô, không gọi là tế.
            * Lại nữa, người Thanh văn cho thân khẩu nghiệp bất
           

* Trang 695 *
device

thiện là thô, ý nghiệp bất thiện là tế. Các kiết sử sân nhuế, tà kiến v.v... là thô tội, các kiết sử tham ái, kiêu mạn v.v... là tế tội. Ba ác giác tưởng là dục tưởng, sân tưởng, não tưởng gọi là thô; giác tưởng bà con, giác tưởng quốc độ, giác tưởng không chết, gọi là tế.[1] Chỉ giác tưởng thiện, gọi là vi tế. Các giác tưởng này, trong Đại thừa đều nói là thô, vì vậy nên nói là thô tội.
            KINH: Xá-lợi-phất bạch Phật rằng, bạch Thế Tôn! Bồ-tát ma-ha-tát làm sao trừ thân khẩu ý nghiệp?
            Phật bảo Xá-lợi-phất, nếu Bồ-tát ma-ha-tát không thủ đắc thân, không thủ đắc khẩu, không thủ đắc ý, như vậy Bồ-tát ma-ha-tát trừ được thân, khẩu, ý nghiệp.
            Lại nữa, Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát từ khi mới phát tâm tu mười thiện đạo, không sanh tâm Thanh văn, không sanh tâm Bích-chi Phật; Bồ-tát ma-ha-tát như vậy trừ thân khẩu ý thô nghiệp.
            LUẬN: Hỏi: Những gì là thân khẩu ý tế nghiệp, trái lại là thô?
            Đáp: Như trước đã có nói.
            * Lại nữa, nghiệp của người phàm phu là thô đối với Thanh văn, nghiệp của Thanh văn là thô đối với Đại thừa.
            * Lại nữa, nghiệp nhơ là thô, nghiệp không nhơ là tế;
 

[1] T. 44: Đại thừa nghĩa chương (大乘義章), quyển 5, tr. 574c1-14: Nghĩa tám ác giác, rút ra từ Trì địa luận: tư tưởng tà tâm gọi là giác, giác trái với chánh lý, nên gọi là ác, ác giác không đồng, phân ra làm tám. Tám đó là gì? Dục giác, sân giác, hại giác, bà con giác, quốc độ giác, không chết giác, tộc tánh giác, khinh hối giác; T. 30: Bồ tát trì địa kinh (菩薩地持經), quyển 4, tr. 911b17-19; T.  32, Thành thật luận (Satyasiddhi-śāstra-成實論), quyển 6, giác quán phẩm (覺觀品), tr. 288b: Nếu tâm tán loạn thường thường sanh khởi, gọi là giác. Lại tâm tán loạn cũng có thô tế, thô gọi là giác, vì không nhiếp tế.
 

* Trang 696 *
device

nghiệp làm nhân duyên sanh ra khổ thọ là thô, nghiệp không làm nhân duyên sanh ra khổ thọ là tế; nghiệp có giác có quán là thô, nghiệp không giác không quán là tế.
            * Lại nữa, thấy có ngã cho đến có người biết, người thấy là thô, nếu không thấy ngã cho đến người biết người thấy, chỉ thấy ba nghiệp, năm uẩn, mười hai nhập, mười tám giới là tế.
            * Lại nữa, có sở kiến gọi là thô, không sở kiến gọi là tế. Vì vậy Phật bảo Xá-lợi-phất, nếu Bồ-tát không thủ đắc tướng thân khẩu ý, thời khi ấy trừ hết ba thô nghiệp.
            * Lại nữa, khi mới phát tâm trú trong rốt ráo không, hết thảy pháp không thể có được, mà thường thực hành mười thiện đạo, không khởi tâm Thanh văn, Bích-chi Phật. Dùng tâm không thủ tướng, hồi hướng tất cả thiện căn đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác; ấy gọi là Bồ-tát trừ thân khẩu ý thô nghiệp, gọi là thanh tịnh.
            KINH: Này Xá-lợi-phất, có Bồ-tát ma-ha-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật tịnh Phật đạo, hành Thí ba-la-mật, Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật; ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát trừ thô nghiệp của thân, khẩu, ý.
            Xá-lợi-phất, bạch Phật rằng, bạch Thế Tôn! Thế nào là Phật đạo của Bồ-tát ma-ha-tát?
            Phật bảo Xá-lợi-phất, Phật đạo là Bồ-tát ma-ha-tát không thủ đắc thân, không thủ đắc miệng,

* Trang 697 *
device

không thủ đắc ý, không thủ đắc Thí ba-la-mật cho đến không thủ đắc Bát-nhã ba-la-mật; không thủ đắc Thanh văn, Bích-chi Phật; không thủ đắc Bồ-tát, không thủ đắc Phật. Xá-lợi-phất, ấy gọi là Phật đạo của Bồ-tát ma-ha-tát, đó nghĩa là các pháp không thể có được.
            LUẬN: Bồ-tát ấy nương tổng tướng sáu Ba-la-mật mà tịnh Phật đạo.
            Hỏi: Xá-lợi-phất theo Phật nghe biết trừ ba ác ba thô tức là tịnh Phật đạo, sao nay còn hỏi?
            Đáp: Trước nói tướng ba nghiệp thanh tịnh, nay nói tướng tất cả pháp thanh tịnh; trước nói lược, nay nói tướng riêng; trước chỉ không thủ đắc tướng ba nghiệp, nay không thủ đắc tướng sáu Ba-la-mật, tướng các hiền thánh, Bồ-tát và Phật, ấy gọi là tịnh Phật đạo. Vì hết thảy pháp đều không thể có được. Không thể có được thân cho đến không thể có được Bát-nhã ba-la-mật; ấy gọi là pháp không. Không thể có được Thanh văn cho đến Phật; ấy gọi là chúng sanh không. Bồ-tát trụ trong hai không ấy, dần dần chứng được Nhất thiết bất khả đắc không. Bất khả đắc không tức là thật tướng các pháp. Nghĩa Bất khả đắc không này như trong chương Mười tám không ở trước đã nói.
            KINH: Này Xá-lợi-phất, có Bồ-tát ma-ha-tát khi hành sáu Ba-la-mật, không gì phá hoại được.

* Trang 698 *
device

            Xá-lợi-phất bạch Phật, bạch Thế Tôn! Làm sao Bồ-tát ma-ha-tát khi hành sáu Ba-la-mật, không gì phá hoại được?
            Phật bảo Xá-lợi-phất, nếu Bồ-tát ma-ha-tát khi hành sáu Ba-la-mật, không nghĩ có sắc uẩn cho đến thức uẩn, không nghĩ có mắt cho đến ý; không nghĩ có sắc cho đến pháp; không nghĩ có nhãn giới cho đến pháp giới; không nghĩ có bốn niệm xứ cho đến tám thánh đạo phần; không nghĩ có Thí ba-la-mật cho đến Bát-nhã ba-la-mật; không nghĩ có mười lực cho đến mười tám pháp không chung; không nghĩ có quả Tu-đà-hoàn cho đến quả A-la-hán; không nghĩ có Bích-chi Phật cho đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
            Này Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát hành như vậy, tăng ích sáu Ba-la-mật, không gì phá hoại được.
            LUẬN: Phật vì Xá-lợi-phất dùng nhiều cách phân biệt các Bồ-tát, tiếp đến nói có Bồ-tát khi mới phát tâm đã không gì phá hoại được. Xá-lợi-phất kinh ngạc vui mừng cung kính các Bồ-tát, thế nên hỏi Bồ-tát chưa dứt kiết sử, chưa chứng thật pháp, vì nhân duyên gì mà không thể phá hoại? Phật đáp rằng: nếu Bồ-tát không nghĩ có sắc, cho đến không nghĩ có Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, được pháp không ấy cũng được chúng sanh không. Nếu là pháp không, người quán không cũng không, trú ở trong Bát-nhã ba-la-mật vô ngại ấy,

* Trang 699 *
device

không gì có thể phá hoại được.
            KINH: Này Xá-lợi-phất, có Bồ-tát ma-ha-tát trú trong Bát-nhã ba-la-mật, đầy đủ trí tuệ. Do trí tuệ ấy thường không đọa ác đạo, không sanh trong hạng người tệ ác, không làm người nghèo cùng, thọ được thân thể không bị người, trời, A-tu-la chán ghét.
            LUẬN: Bồ-tát ấy từ đời trước lại đây ưa vui trí tuệ, học tất cả kinh sách, quán sát suy nghĩ, nghe lượm các pháp, tự dùng trí tuệ suy tìm thật tướng trong hết thảy pháp. Được thật tướng hết thảy pháp, nên được chư Phật thâm tâm ái niệm. Vì nhân duyên của vô lượng trí tuệ và phước đức ấy, nên thân tâm đầy đủ, thường hưởng thụ giàu vui, không điều gì không thể.
            KINH: Xá-lợi-phất bạch Phật rằng, bạch Thế Tôn! Thế nào là trí tuệ của Bồ-tát ma-ha-tát?
            Phật bảo Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát dùng trí tuệ ấy, thành tựu việc thấy mười phương Hằng hà sa chư Phật và nghe Pháp, thấy Tăng, cũng thấy cõi Phật nghiêm tịnh; Bồ-tát ma-ha-tát dùng trí tuệ ấy, không khởi Phật tưởng, không khởi Bồ-tát tưởng, không khởi Thanh văn, Bích-chi Phật tưởng, không khởi ngã tưởng, không khởi Phật quốc tưởng; dùng trí tuệ ấy thực hành Thí ba-la-mật, cũng không thủ 

* Trang 700 *
device

đắc tướng Thí ba-la-mật, cho đến thực hành Bát-nhã ba-la-mật cũng không thủ đắc tướng Bát-nhã ba-la-mật; thực hành bốn niệm xứ, cũng không thủ đắc tướng bốn niệm xứ, cho đến mười tám pháp không chung, cũng không thủ đắc tướng mười tám pháp không chung.
            Này Xá-lợi-phất, ấy gọi là trí tuệ của Bồ-tát ma-ha-tát. Dùng trí tuệ ấy có thể đầy đủ hết thảy pháp, cũng không thủ đắc tướng của hết thảy pháp.
            LUẬN: Trong đây Phật dạy hai thứ trí tuệ: 1. Phân biệt phá hoại các pháp mà không chấp thủ tướng. 2. Không trước tâm, không thủ tướng, thấy mười phương chư Phật, nghe Pháp.
            Hỏi: Làm sao hành Thí ba-la-mật mà không thủ đắc tướng thí?
            Đáp: Không thủ đắc tướng một, tướng khác, tướng thật, tướng không trong bố thí. Bố thí ấy do nhân duyên hòa hợp sanh, từ nơi bố thí ấy làm cho chúng sanh được phước vui và khuyến trợ Phật đạo. Vì vậy, thực hành bố thí cũng không thủ đắc tướng bố thí. Nghĩa không thủ đắc như trên đã nói. Cho đến mười tám pháp không chung cũng như vậy.
            Âúy gọi là trí tuệ Bồ-tát, có thể đầy đủ hết thảy pháp mà không thủ đắc các pháp.
            KINH: Này Xá-lợi-phất, có Bồ-tát ma-ha-tát khi

* Trang 701 *
device

hành Bát-nhã ba-la-mật, sạch nơi năm mắt: Mắt thịt, mắt trời, mắt tuệ, mắt pháp, mắt Phật.
            Xá-lợi-phất bạch Phật rằng, bạch Thế Tôn! Bồ-tát mắt thịt sạch thế nào?
            Phật bảo Xá-lợi-phất, có Bồ-tát mắt thịt thấy xa được trăm do tuần, có Bồ-tát mắt thịt thấy xa được hai trăm do tuần, có Bồ-tát mắt thịt thấy một cõi Diêm-phù-đề, có Bồ-tát mắt thịt thấy được hai châu thiên hạ, ba châu thiên hạ, bốn châu thiên hạ. Có Bồ-tát mắt thịt thấy được tiểu thiên thế giới, có Bồ-tát mắt thịt thấy được trung thiên thế giới, có Bồ-tát mắt thịt thấy được ba ngàn đại thiên thế giới.
            Này Xá-lợi-phất, ấy là Bồ-tát ma-ha-tát mắt thịt sạch.
            LUẬN: Hỏi: Sao Phật không nói hành Bát-nhã ba-la-mật sanh năm mắt, mà lại nói sạch năm mắt?
            Đáp: Bồ-tát trước có mắt thịt, cũng có một phần bốn mắt kia, vì các tội kiết sử che lấp nên không được trong sạch, như gương tánh nó chiếu sáng, vì nhơ nên không thấy, nếu trừ nhơ thời chiếu sáng như cũ. Bồ-tát hành sáu Ba-la-mật, diệt các pháp nhơ, nên mắt được trong sạch.
            Mắt thịt: Do nghiệp nhân duyên nên trong sạch, mắt trời do thiền định và nghiệp nhân duyên nên trong sạch, ba mắt kia do tu vô lượng trí tuệ và phước đức nhân duyên nên

* Trang 702 *
device

trong sạch. Tối đại Bồ-tát mắt thịt rất thù thắng, thấy được ba ngàn đại thiên thế giới.
            Hỏi: Nếu trong ba ngàn đại thiên thế giới thì có trăm ức núi Tu-di, các núi Thiết Vi, gò đồi, cây cối làm chướng ngại làm sao thấy khắp được? Nếu thấy được thì cần gì dùng mắt trời? Nếu không thấy được, thì sao trong đây nói thấy ba ngàn đại thiên thế giới?
            Đáp: Không vì chướng ngại nên thấy, nếu không chướng ngại thì thấy được ba ngàn thế giới, như xem bàn tay không khác.
            * Lại nữa, có người nói: Mắt trời của Bồ-tát có hai thứ: 1. Do sức thiền định mà được. 2. Do quả báo của hành nghiệp đời trước mà được.
            Do nghiệp báo sanh mắt trời thường ở trong mắt thịt, vì vậy các vật trong ba ngàn thế giới không thể làm ngăn ngại. Nhờ mắt trời mở chướng ngại mà mắt thịt được thấy. Thế nên mắt thịt được gọi là mắt trời, do quả báo sanh, thường ở trước mặt, không đợi phải nhiếp tâm.
            Hỏi: Phật là Thế Tôn, có lực thấy cùng khắp, cớ sao chỉ thấy một ba ngàn đại thiên thế giới, chứ không thấy nhiều hơn?
            Đáp: Nếu mắt thịt mà quá ba ngàn đại thiên thế giới còn thấy được thì đâu cần mắt trời, vì mắt thịt thấy không đến kịp, mới tu học mắt trời.

* Trang 703 *
device

            * Lại nữa, ba ngàn đại thiên thế giới, kiếp ban sơ cùng một lúc sanh ra, kiếp tận cùng, một lúc diệt đi, ngoài thế giới, vô ương số do tuần đều là hư không; trong hư không thường có gió, mắt thịt trái với gió, vì trái nên không thể thấy xuyên qua thế giới khác. Hoặc có Bồ-tát ở trên cảnh ba ngàn thế giới, kể về số đạo chứng, cũng có thể thấy thế giới gần của phương khác.
            Hỏi: Bồ-tát và Phật sao không chứa nhóm vô lượng phước đức thanh tịnh, để làm cho mắt thịt ở xa cũng thấy được?
            Đáp: Nhân duyên mắt thịt hư dối không sạch, nhân duyên mắt trời trong sạch, nếu không mắt trời, sẽ tập luyện mắt thịt, cưỡng làm cho thấy xa.
            * Lại nữa, như trong Kinh nói, cực xa thấy được ba ngàn thế giới. Phật pháp không thể nghĩ bàn, kinh pháp rất nhiều, hoặc có thể thấy xa, chỉ trong đây không nói mà thôi. Bồ-tát nhỏ xa thấy Phật đạo, thấy được hai ngàn trung thiên thế giới, vì không gieo nhân duyên hành nghiệp thanh tịnh nên nhỏ, còn người không bằng thì thấy được tiểu thiên thế giới; lại người không bằng nữa thì thấy bốn châu thiên hạ (châu Nam Diêm-phù-đề, Bắc-cu-lô, Đông Uất-đơn-việt, và Tây Ngưu-hóa) một núi Tu-di, một mặt trời mặt trăng. Lại thấy ba châu thiên hạ, hai châu thiên hạ, một châu thiên hạ, ngàn do tuần cho đến trăm do tuần; ấy gọi là mắt thịt sạch tối tiểu.

* Trang 704 *
device

            Hỏi: Sao không nói chín mươi, tám mươi v.v... do tuần cho là nhỏ?
            Đáp: Chuyển luân thánh vương thấy được xa quá hơn người khác.
            * Lại có người do nhân duyên đời trước đốt đèn v.v... nên được căn mắt kiên cố, có thể thấy xa, tuy xa nhưng không thấy được trăm do tuần. Vì vậy, Bồ-tát nhỏ thì thấy được trăm do tuần.
            Hỏi: Mặt trời mặt trăng ở trên cách mặt đất bốn vạn hai ngàn do tuần, người đều trông thấy, cớ sao không thể thấy trăm do tuần, thấy trăm do tuần đâu đủ kể?
            Đáp: Mặt trời mặt trăng tuy xa, tự có ánh sáng chiếu trở lại mình, nên người được trông thấy, các màu sắc khác không như vậy.
            * Lại mặt trời mặt trăng ở xa, tuy thấy mà điên đảo, vì sao? Vì mặt trời mặt trăng vuông tròn năm trăm do tuần mà trông thấy không quá như chiếc quạt; lớn mà thấy nhỏ, điên đảo chẳng thật. Bồ-tát mắt thịt không như vậy.
            Hỏi: Bồ-tát đã được mắt thịt, thấy được việc gì?
            Đáp: Thấy sắc có thể thấy. Nghĩa sắc đã nói rõ trong chương nói về sắc uẩn.
            KINH: Xá-lợi-phất bạch Phật rằng, bạch Thế Tôn! Bồ-tát ma-ha-tát có mắt trời trong sạch thế nào?

 

* Trang 705 *
device

            Phật bảo Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát có mắt trời thấy được chỗ trời Tứ thiên vương trông thấy; thấy được chỗ trời Ba mươi ba, trời Dạ-ma, trời Đâu-suất-đà, trời Hóa-lạc, trời Tha-hóa-tự-tại trông thấy; thấy được chỗ vua Phạm thiên cho đến trời Sắc cứu cánh trông thấy. Chỗ mắt trời của Bồ-tát thấy được, thì trời Tứ thiên vương cho đến trời Sắc Cứu Cánh đều biết đều thấy.
            Này Xá-lợi-phất, mắt trời của Bồ-tát ma-ha-tát ấy, thấy chúng sanh trong mười phương hằng hà sa thế giới chư Phật, chết đây sanh kia.
            Này Xá-lợi-phất, ấy là mắt trời sạch của Bồ-tát.
            LUẬN: Mắt trời của Bồ-tát có hai: 1. Do quả báo được. 2. Do tu thiền được. Do quả báo được thì thường hợp với mắt thịt mà dùng, duy trong đêm tối thì chỉ dùng mắt trời. Các người được quả báo có mắt trời, thời thấy bốn châu thiên hạ và các trời cõi Dục; thấy dưới không thấy trên, Bồ-tát được quả báo có mắt trời thì thấy ba ngàn đại thiên thế giới.
            Mắt trời do thiền định lìa dục mà có được thì thấy, như đã nói ở chương Thiên nhãn minh trong mười lực trước kia. Bồ-tát dùng mắt trời ấy thấy chúng sanh mười phương hằng hà sa thế giới, sanh chết, tốt xấu, lành dữ, và nhân duyên nghiệp lành dữ, không gì chướng ngại. Hết thảy đều thấy chỗ trời Tứ thiên vương cho đến trời Sắc Cứu Cánh trông thấy, lại có thể thấy xa hơn, mà chư thiên ấy không biết được chỗ mắt

* Trang 706 *
device

trời của Bồ-tát trông thấy, vì sao? Vì Bồ-tát ấy ra khỏi ba cõi, được pháp tánh sanh thân, được Bồ-tát mười lực.
            Do các nhân duyên như vậy, mắt trời của Bồ-tát sạch, bàn về mắt trời của các Bồ-tát khác, như trong chương tán thán năm thần thông của Bồ-tát đã nói rõ.
            KINH: Xá-lợi-phất bạch Phật rằng, bạch Thế Tôn! Bồ-tát Ma-ha-tát mắt tuệ sạch thế nào?
            Phật bảo Xá-lợi-phất, Bồ-tát có mắt tuệ không nghĩ rằng có pháp hoặc hữu vi hoặc vô vi, hoặc thế gian hoặc xuất thế gian, hoặc hữu lậu hoặc vô lậu. Bồ-tát có mắt tuệ, không pháp gì không thấy, không pháp gì không nghe, không pháp gì không tri, không pháp gì không thức.[1]
            Này Xá-lợi-phất, ấy là Bồ-tát ma-ha-tát mắt tuệ sạch.
            LUẬN: Mắt thịt không thấy được việc ở ngoài vật chướng, lại không thể thấy xa, cho nên cầu mắt trời. Mắt trời tuy lại thấy được, nhưng cũng là hư dối. Thấy tướng một, tướng khác, tướng nam tướng nữ, tướng cây cỏ v.v... vì thấy các vật hòa hợp hư dối, cho nên cầu mắt tuệ. Trong mắt tuệ không có các lỗi như thế.
            Hỏi: Nếu như vậy, thế nào là tướng trạng mắt tuệ?
            Đáp: Có người nói: Chánh kiến trong tám thánh đạo là tướng trạng mắt tuệ; vì thấy được thật tướng của năm thọ
 

[1] T. 5: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (Mahā-prajñā-pāramitā-sūtra-大般若波羅蜜多經), quyển 8, tr. 43b25-27: Bồ-tát ma-ha-tát chứng đắc tuệ nhãn thanh tịnh, đối với hết thảy các pháp, không pháp gì không thấy, không pháp gì không nghe, không pháp gì không giác, không pháp gì không biết; T. 8: Phóng quang bát nhã kinh (放光般若經), quyển 2, tr. 9a17-19: Bäö-taït coï màõt tuãû, khäng phaïp gç khäng tháúy, khäng phaïp gç khäng nghe, khäng phaïp gç khäng biết, khäng phaïp gç khäng giác, ấy là bồ-tát có mắt tuệ thanh tịnh.

* Trang 707 *
device

uẩn, và phá các phiền não.
            Có người nói: Tuệ duyên được Niết-bàn, gọi là mắt tuệ, vì sở duyên là Niết-bàn không thể phá hoại, nên trí tuệ ấy chẳng phải hư dối.
            Có người nói: Tuệ tương ưng với ba môn giải thoát, ấy gọi là mắt tuệ, vì sao? Vì tuệ ấy mở được cửa Niết-bàn.
            Có người nói: trí tuệ hiện tiền quán được thật tế, rõ ràng thâm nhập, thông đạt biết hết, ấy gọi là mắt tuệ.
            Có người nói: thông đạt được pháp tánh, thẳng qua không ngại.
            Có người nói: định tâm biết các pháp tướng như, ấy gọi là mắt tuệ.
            Có người nói: pháp không ấy là mắt tuệ.
            Có người nói: trong Bất khả đắc không cũng Vô pháp không; ấy gọi là mắt tuệ.
            Có người nói: mười tám Không đều là mắt tuệ.
            Có người nói: si và tuệ chẳng phải một, chẳng phải khác, pháp thế gian không khác xuất thế gian, pháp xuất thế gian không khác thế gian. Pháp thế gian tức là xuất thế gian, pháp xuất thế gian tức là thế gian, vì sao? Vì khác nhau là không thể có được. Các quán dứt (quán hữu, vô, nhất, dị, thường, vô thường, ngã, vô ngã v.v... N.D), các tâm hành chuyển trở lại không đi đâu (tức tâm không chạy theo cái gì -N.D) dứt hết thảy ngôn ngữ, tướng thế gian như Niết-bàn, chẳng khác. Được trí tuệ ấy, gọi là mắt tuệ.
         

* Trang 708 *
device

            * Lại nữa, trong đây Phật tự nói: Bồ-tát có mắt tuệ, đối với hết thảy pháp không nghĩ hoặc hữu vi hoặc vô vi, hoặc thế gian, hoặc xuất thế gian, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu v.v... ấy gọi là mắt tuệ. Nếu Bồ-tát thấy hữu vi, thế gian, hữu lậu, tức đọa vào trong hữu kiến; nếu thấy vô vi, xuất thế gian, vô lậu, tức là đọa vào trong vô kiến. Hai kiến hữu vô ấy bỏ, lấy tuệ không hý luận, hành theo trung đạo, ấy gọi là mắt tuệ.
            Được mắt tuệ ấy, không pháp gì không thấy, không pháp gì không nghe, không pháp gì không tri, không pháp gì không thức, vì sao? Vì được mắt tuệ ấy phá các pháp tà xiên, các pháp vô minh, tổng tướng biệt tướng, mỗi mỗi đều như pháp.
            Hỏi: A-la-hán, Bích-chi Phật cũng được mắt tuệ, cớ sao không nói không pháp gì không thấy, không pháp gì không nghe, không pháp gì không tri, không pháp gì không thức?
            Đáp: Mắt tuệ có hai thứ: 1. Tổng tướng. 2. Biệt tướng. Thanh văn, Bích-chi Phật chỉ thấy tổng tướng các pháp, là vô thường, khổ, không v.v... còn Phật dùng tuệ quán thấy cả tổng tướng biệt tướng; các pháp Thanh văn, Bích-chi Phật tuy có mắt tuệ mà có lượng có hạng.
            * Lại nữa, mắt tuệ của Thanh văn, Bích-chi Phật, tuy thấy thật tướng các pháp, vì nhân duyên ít nên mắt tuệ cũng ít, không thể soi khắp pháp tánh. Ví như đèn dầu và tim tuy sạch mà vì nhỏ nên không thể chiếu rộng. Mắt tuệ của chư Phật chiếu thật tánh các pháp, tận cùng ngần mé, vì vậy nên

* Trang 709 *
device

không pháp gì không thấy, không pháp gì không nghe, không pháp gì không tri, không pháp gì không thức. Ví như khi kiếp tận, lửa đốt ba ngàn thế giới, sáng không đâu không chiếu.
            * Lại nữa, nếu mắt tuệ của Thanh văn, Bích-chi Phật không pháp gì không biết, thời có khác gì với bậc nhất thiết trí? Bồ-tát đời đời chứa nhóm phước đức trí tuệ, khổ hạnh, dùng vào việc gì?
            Hỏi: Phật dùng mắt Phật, không pháp gì không biết, chứ chẳng phải là mắt tuệ, vậy sao nay nói mắt tuệ không pháp gì không biết?
            Đáp: Mắt tuệ khi thành Phật biến thành mắt Phật, vì các phiền não vô minh v.v... và tập khí đã diệt, nên đối với hết thảy pháp đều biết rõ. Như trong chương Phật nhãn nói không pháp gì không thấy, nghe, tri, thức. Vì vậy mắt thịt, mắt trời, mắt tuệ, mắt pháp, khi thành Phật mâõt tên cũ, chỉ còn gọi là mắt Phật. Ví như bốn sông lớn cõi Diêm-phù-đề (Ấn Độ) chảy vào biển thời mất tên cũ, vì sao? Vì mắt thịt do nghiệp phiền não hữu lậu sanh, nên hư dối không thật, chỉ có mắt Phật không hư dối. Mắt trời cũng do nhân duyên thiền định hòa hợp sanh, hư dối không thể thật thấy vật. Mắt tuệ, mắt pháp, vì tập khí phiền não chưa hết, không rốt ráo thanh tịnh nên phải bỏ. Trong mắt Phật không có sai lầm, cùng tận biên tế, vì vậy mắt tuệ của A-la-hán, Bích-chi Phật không thể rốt ráo thanh tịnh, nên không thể pháp gì cũng thấy được.
            Hỏi: Phật hiện tại được quả báo mắt thịt, có thể thấy sắc, việc ấy thế nào?

* Trang 710 *
device

           Đáp: Mắt thịt tuy sanh nhãn thức, mà Phật không theo tác dụng của nó, không cho là thật, như trong chương Thánh thần thông tự tại nói: Phật bảo A-nan, có khi mắt thấy sắc đẹp sanh tâm chán ghét, có khi mắt thấy sắc xấu sanh tâm không chán ghét, hoặc có khi thấy sắc mà không sanh tâm ô uế không ô uế, chỉ sanh tâm xả bỏ. Như vậy thời mắt thịt không có thiết dụng gì.
            * Lại nữa, có người nói: khi được thánh đạo, năm căn thanh tịnh khác xưa.
            * Lại nữa, các pháp rốt ráo không, và các pháp thông suốt vô ngại, cả hai chung là mắt tuệ.
                                                  (Hết cuốn 39 theo bản Hán)
 
           
           KINH: Xá-lợi-phất bạch Phật rằng, bạch Thế Tôn! Bồ-tát ma-ha-tát được mắt pháp sạch thế nào?
            Phật bảo Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát dùng mắt pháp biết người ấy tu theo lòng tin (tùy tín hành-śraddhānusārin) người ấy tu theo sự hiểu pháp (tùy pháp hành-dharmānusārin),[1] người ấy tu vô tướng,[2] người ấy tu môn không giải thoát, người ấy tu môn vô tướng giải thoát, người ấy tu môn vô tác giải thoát, được năm căn (tín, tấn, niệm, định, tuệ) được năm căn nên được vô gián tam-muội, được vô gián tam-muội nên được trí giải thoát; được trí giải thoát nên dứt ba kiết là hữu thân kiến, nghi, giới cấm thủ. Người ấy gọi là Tu-đà-
 

[1] T. 2: Tạp a-hàm kinh (Saṃyuktāgama-雜阿含經), quyển 3, kinh số 61, tr. 16a8-11; quyển 29, tr. 210c24-26: Này các tỳ-kheo! nếu như đối với pháp này, dùng trí tuệ tư duy, quán sát, phân biệt, nhẫn, ấy gọi là tùy tín hành, sanh lên ly sanh hỷ lạc địa, vượt phàm phu địa, chưa đắc tu-đà-hoàn quả, trung gian bất tử, chắc chắn đắc tu-đà-hoàn quả. Này các tỳ-kheo, đối với pháp này, tăng thượng trí tuệ tư duy, quán sát, nhẫn, ấy gọi là tùy pháp hành, sanh lên ly sanh hỷ lạc địa, vượt phàm phu địa, chưa đắc tu-đà-hoàn quả, trung gian bất tử, chắc chắn đắc tu-đà-hoàn quả.; T. 27: A-tỳ-đạt-ma đại tỳ-bà-sa luận (Abhidharma-mahāvibhāsā-śāstra-阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 54, tr. 279b16-280a13. 
[2] T. 27: A-tỳ-đạt-ma đại tỳ-bà-sa luận (阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 105, tr. 541c25-542a1: Đối với kiến đạo nói vô tướng thanh: như nói: Mục-kiền-liên không nói vô tướng trú thứ sáu, thế nào là vô tướng trú thứ sáu? Nghĩa là tùy tín hành, tùy pháp hành là không thể thi thiết, ở đây và ở kia không thể thi thiết, ở khổ pháp trí nhẫn cho đến đạo loại trí nhẫn không thể thi thiết tướng đây kia; T. 44: Đại thừa nghĩa chương (大乘義章), quyển 17, tr. 789c23-25: Nếu nương vào thành thật, nhập vô tướng vị gọi là kiến đạo. Nên luận kia nói: tin pháp hai người nhập kiến đế đạo, gọi là vô tướng hành. Sau thế đệ nhất trước tu-đà-hoàn,  quán không vô gián gọi là vô tướng hành. 

* Trang 711 *
device

hoàn.
            Người ấy được tư duy đạo, làm mỏng dâm, nộ, si, sẽ được Tư-đà-hàm.
            Tăng tấn tư duy đạo, dứt dâm, nộ, si, sẽ được A-na-hàm.
            Tăng tấn tư duy đạo, dứt ô nhiễm thuộc cõi Sắc, ô nhiễm thuộc cõi Vô sắc, dứt vô minh, kiêu mạn, trạo hối, được A-la-hán.
            Người ấy tu môn không, vô tướng, vô tác giải thoát, được năm căn; được năm căn nên được vô gián tam-muội; được vô gián tam-muội nên được trí giải thoát; được trí giải thoát nên biết tập pháp đều là diệt pháp, thành Bích-chi Phật; ấy là Bồ-tát ma-ha-tát được mắt pháp thanh tịnh.
            Lại nữa, Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát biết Bồ-tát ấy khi mới phát tâm tu Thí ba-la-mật, cho đến tu Bát-nhã ba-la-mật, thành tựu tín căn, tinh tấn căn, thiện căn thuần hậu, dùng lực phương tiện vì chúng sanh mà thọ thân, hoặc sanh vào dòng Sát-đế-lợi, hoặc sanh vào dòng Bà-la-môn, hoặc sanh vào nhà đại cư sĩ, hoặc sanh vào trời Tứ thiên vương, cho đến cõi Tha-hóa-tự-tại. Bồ-tát ấy ở trong đó thành tựu chúng sanh, theo chỗ họ ưa thích cấp thí cho, cũng làm tịnh Phật quốc độ, gặp chư Phật, cúng dường cung kính, tôn trọng tán thán, cho đến khi được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác cũng

* Trang 712 *
device

không đọa vào địa vị Thanh văn, Bích-chi Phật; ấy là Bồ-tát ma-ha-tát được mắt Pháp thanh tịnh.
            * Lại nữa, Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát biết Bồ-tát ấy thối chuyển đối với Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, biết Bồ-tát ấy không thối chuyển đối với Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Biết Bồ-tát ấy được thọ ký Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, biết Bồ-tát ấy chưa được thọ ký Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Biết Bồ-tát ấy đến địa vị bất thối chuyển, biết Bồ-tát ấy chưa đến địa vị bất thối chuyển. Biết Bồ-tát ấy đầy đủ thần thông, biết Bồ-tát ấy chưa đầy đủ thần thông, biết Bồ-tát ấy đã đầy đủ thần thông bay đến mười phương hằng hà sa thế giới, thấy chư Phật cúng dường cung kính, tôn trọng, tán thán. Biết Bồ-tát ấy chưa được thần thông, sẽ được thần thông. Biết Bồ-tát ấy sẽ tịnh Phật độ, không tịnh Phật độ. Biết Bồ-tát ấy thành tựu chúng sanh, chưa thành tựu chúng sanh. Biết Bồ-tát ấy được chư Phật khen ngợi, không khen ngợi. Biết Bồ-tát ấy thân cận chư Phật, không thân cận chư Phật. Biết Bồ-tát ấy thọ mạng có lượng, thọ mạng vô lượng. Biết Bồ-tát ấy khi thành Phật, chúng Tỳ-kheo có lượng, chúng Tỳ-kheo vô lượng. Biết Bồ-tát ấy khi thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, lấy Bồ-tát làm Tăng chúng, không lấy Bồ-tát làm Tăng chúng. Biết Bồ-tát ấy sẽ tu khổ

* Trang 713 *
device

hạnh khó hành, không tu khổ hạnh khó hành. Biết Bồ-tát ấy một đời bổ xứ, chưa một đời bổ xứ. Biết Bồ-tát ấy thọ thân tối hậu, chưa thọ thân tối hậu. Biết Bồ-tát ấy ngồi được đạo tràng, không ngồi được đạo tràng. Biết Bồ-tát ấy có ma phá, không ma phá.
            Như vậy, này Xá-lợi-phất, ấy là Bồ-tát ma-ha-tát được mắt Pháp thanh tịnh.
            LUẬN: Bồ-tát ma-ha-tát khi mới phát tâm, lấy mắt thịt thấy thế giới chúng sanh, chịu các khổ hoạn, tâm sanh thương xót, nên học các thiền định, tu được năm thông, lại lấy mắt trời thấy khắp chúng sanh trong sáu đường, chịu các thứ thân khổ, tâm khổ, càng thêm thương xót, nên cầu mắt tuệ để tế độ.
            Được mắt tuệ rồi thấy chúng sanh tâm tưởng không đồng nhau, làm sao khiến chúng sanh ngộ được thật pháp, nên cầu mắt pháp, dẫn đạo chúng sanh vào trong pháp, nên gọi là mắt pháp. Nghĩa là biết người ấy tu theo lòng tin, người ấy tu theo sự hiểu pháp, bắt đầu vào đạo vô lậu.
            Người độn căn là người tu theo lòng tin, người này ban đầu nương sức tin mà đắc đạo, ấy gọi là tùy tín hành.
            Người lợi căn là người tu theo sự hiểu pháp, người này do phân biệt các pháp mà đắc đạo ấy, ấy gọi là tùy pháp hành.
            Hai hạng người này, đối với mười lăm tâm (khổ pháp nhẫn, khổ pháp trí... cho đến đạo loại nhẫn, đạo loại trí - 

* Trang 714 *
device

N.D) gọi là vô tướng hành, quá đây trở đi hoặc gọi Tu-đà-hoàn, hoặc gọi Tư-đà-hàm, hoặc gọi A-na-hàm. Mười lăm tâm đi qua rất mau không thể thủ được tướng nó, nên gọi là vô tướng.
            Có người từ vô thỉ lại đây, tánh thường chất trực, ưa thích sự thật; có người ưa hạnh xả lìa, có người đời đời thường ưa thiện tịch.
            Người ưa sự thật, thì dùng môn Không giải thoát mà đắc đạo, vì trong các thứ thật, Không là thật đệ nhất.
            Người ưa hạnh xả lìa thì tu môn Vô tác giải thoát mà đắc đạo.
            Người ưa thiện tịch thì tu môn Vô tướng giải thoát mà đắc đạo.
            Hỏi: Cớ sao nói được năm căn (tín, tấn, niệm, định, tuệ)?
            Đáp: Có người nói: hết thảy thánh đạo, gọi là năm căn. Năm căn thành lập tám căn[1] (năm căn và ba căn vô lậu là: vị tri đương tri, dĩ tri, cụ tri căn - N.D) tuy đều là thiện mà ba vô lậu căn không có riêng khác, vì vậy chỉ nói năm căn.
            Tam-muội tương ưng lúc thủ chứng quả, gọi là vô gián tam-muội. Được tam-muội ấy rồi, được trí giải thoát. Lấy trí giải thoát ấy dứt ba kiết, được chứng quả.
            Có thân kiến: Ở trong năm thọ uẩn thấy có ngã, ngã sở.
            Nghi: Không tin Tam bảo và lý Tứ đế.
 

[1] T. 27: A-tỳ-đạt-ma đại tỳ-bà-sa luận (Abhidharma-mahāvibhāsā-śāstra-阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 71, tr. 366a14-16, quyển 142, tr. 728c11-13: Tinh tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn, vị tri đương tri căn, dĩ tri căn, cụ tri căn.; T. 29: A tỳ đạt ma câu xá luận (Abhidharmakośa-śāstra-阿毘達磨俱舍論), quyển 2, tr. 13a22-23. 

* Trang 715 *
device

            Giới cấm thủ: Chấp thủ pháp của 96 thứ ngoại đạo, hy vọng giải thoát khổ.
            Hỏi: Thấy lý Tứ đế dứt mười kiết[1] được quả Tu-đà-hoàn, cớ sao đây chỉ nói dứt ba kiết, không nói bảy kiết kia?
            Đáp: Nếu nói có thân kiến là đã nói hết thảy kiến kiết. Như trong Kinh nói[2] có thân kiến là cội gốc của 62 kiến.[3] Nếu người chấp ngã, lại suy nghĩ ngã là thường hay vô thường ? Nếu bảo vô thường thời đọa vào đoạn diệt kiến, đoạn diệt sanh tà kiến, cho không có tội phước. Nếu bảo là thường, thời đọa vào thường kiến, sanh giới cấm thủ, chấp nó để hy vọng đắc đạo, hoặc tu để được cái vui phước đức đời sau. Muốn được hai việc ấy nên thủ giới. Vì cầu khổ vui nên bảo là do trời làm, lại sanh ra kiến thủ. Nếu nói có thân kiến là đã bao gồm hai kiến là biên kiến và tà kiến. Nếu nói giới cấm thủ, là đã nói kiến thủ. Còn bốn kiết (saṃyojana)[4] kia vì chưa nhổ gốc, nên không nói. Mười kiết này do nơi bốn đế ở trong ba cõi để dứt trừ, nên phân biệt có tám mươi tám sử.
            Tu-đà-hoàn cho đến Bích-chi Phật, phân biệt thành Thanh văn và Bích-chi Phật đạo, như trước nói.
            Mắt pháp của Bồ-tát có hai: 1. Phân biệt biết môn phương tiện đắc đạo của Thanh văn, Bích-chi Phật. 2. Phân biệt biết môn phương tiện đắc đạo của Bồ-tát.
            Pháp Thanh văn, Bích-chi Phật trước đã nói ở nhiều nơi. Nay sẽ phân biệt pháp của Bồ-tát. Nếu Bồ-tát biết Bồ-tát ấy thực hành sáu Ba-la-mật sâu xa, mỏng các phiền não, nên dùng tín căn, tinh tấn căn và phương tiện, vì độ chúng sanh
 

[1] T. 27: A-tỳ-đạt-ma đại tỳ-bà-sa luận (Abhidharma-mahāvibhāsā-śāstra-阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 45, 235b11-12; T. 29: A-tỳ-đạt-ma câu xá luận (Abhidharmakośa-śāstra-阿毘達磨俱舍論), quyển 19, tr. 99b3-6: Thân kiến, biên chấp kiến, tà kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, tham, sân, mạn, vô minh, nghi.; Abhidharmakośa, anuśayanirdeśaḥ: satkāyadṛṣṭiḥ, antagrāhadṛṣṭiḥ, mithyādṛṣṭiḥ, dṛṣṭiparāmarśaḥ, śīlavrataparāmarśaś ca| rāgaḥ, pratighaḥ, mānaḥ, avidyā, vicikitsā.
[2] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (Mahā-prajñā-pāramitā-sūtra-大般若波羅蜜多經), quyển 456, tr. 300b26-27: Tát-ca-da kiến (thân kiến) có thể bao hàm 62 kiến.; Xem Đại trí độ luận, quyển 70; T. 34: Pháp hoa nghĩa sớ (法華義疏), quyển 5, tr. 519c10-12: Ngã kiến là cội gốc của các kiến, cho nên nói tóm. Đại phẩm nói ví như ngã kiến thu nhiếp 62 kiến.
[3] T. 28: A-tỳ-đàm tỳ-bà-sa luận  (阿毘曇毘婆沙論), quyển 4, tr. 27c4: Kinh Phật nói thân kiến là cội gốc của 62 kiến ( 佛經說身見, 是六十二見根本).
[4] Tham, sân, mạn, vô minh.

* Trang 716 *
device

mà thọ thân. Vị Bồ-tát nhục thân sanh tử này, chưa được pháp tánh thần thông pháp thân, vì vậy nên không nói ba căn. Vì chưa lìa dục, đời nay thực hành công đức bố thí với tín căn, tinh tấn căn, nên đời sau sanh vào dòng Sát-lợi, cho đến cõi trời Tha-hóa-tự-tại. Trước biết nhân, sau biết quả.
            * Lại nữa, Bồ-tát không thối chuyển, là như trước nói tướng trạng không thối chuyển, cũng như trong phẩm không thối chuyển ở sau nói. Trái với đây, gọi là thối chuyển.
            Bồ-tát không thối chuyển có hai: 1. Thọ ký. 2. Chưa thọ ký. Như trong Thủ Lăng Nghiêm Tam-muội[1] nói bốn thứ thọ ký.
            Đầy đủ thần thông: Ở khắp mười phương hằng hà sa thế giới, trong một lúc có thể biến hóa ra vô lượng thân, cúng dường chư Phật và nghe pháp, thuyết pháp độ chúng sanh. Các việc ấy, trừ Phật không ai có được, ấy là thân tối hậu. Bồ-tát trái với đây, gọi là không đầy đủ.
            * Lại nữa, trong mỗi tự địa, không thiếu gì, gọi là đầy đủ, trong mỗi tự địa chưa thành tựu, ấy là không đầy đủ.
            Được thần thông có hai: 1. Có dùng. 2. Không dùng.
            Chưa được thần thông là có Bồ-tát mới phát tâm nên chưa được thần thông. Hoặc vì chưa lìa dục, vì tâm giải đãi, vì tu pháp khác, ấy là chưa được. Trái với đây là được.
            Tịnh Phật độ, chưa tịnh Phật độ như trước nói.
            Thành tựu chúng sanh có hai: Có người trước tự thành công đức, sau mới độ chúng sanh; có người trước thành tựu
 

[1] T. 15: Phật thuyết thủ lăng nghiêm tam muội kinh (佛說首楞嚴三昧經), quyển 2, tr. 639a-29. 

* Trang 717 *
device

chúng sanh, sau mới tự thành công đức. Như Phật Bảo Hoa, khi sắp vào Niết-bàn quán tâm hai Bồ-tát Di-lặc và Thích-ca Văn, thấy Di-lặc Bồ-tát tự công đức thành tựu mà đệ tử chưa thành tựu, Thích-ca Văn Bồ-tát thì đệ tử thành tựu mà tự thân chưa thành tựu. Thành cho nhiều người khó, tự thành cho mình dễ. Nghĩ như vậy rồi (Phật Bảo Hoa) liền vào trong hang báu của núi Tuyết, thân phóng hào quang. Khi ấy Thích-ca Văn Bồ-tát thấy Phật, nhiếp tâm thanh tịnh, một chân đứng luôn bảy ngày bảy đêm, dùng một bài kệ tán Phật. Do nhân duyên ấy mà vượt qua chín kiếp tu hành.
            Như vậy biết người thành tựu chúng sanh, không thành tựu chúng sanh.
            Chư Phật ngợi khen như trước đã nói, trái với đó gọi là chẳng ngợi khen.
            Thân cận chư Phật, thọ mạng vô lượng, vô lượng Tỳ-kheo tăng, thuần Bồ-tát làm Tăng, không tu khổ hạnh, các nghĩa này như đã nói ở cuối Phẩm tựa đầu.
            Một đời bổ xứ là hoặc do xem tướng mà biết, như Đạo sĩ A-tư-đà xem tướng Thái-tử mà biết thành Phật ngay ở đời này. Bà-la-môn Sằn-nhã-bà thấy con nai sữa, biết người ngày nay thành Phật nên ăn. Như Bồ-tát Biến-cát, Bồ-tát Quán Thế Âm, Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi v.v... thấy các Bồ-tát ấy tướng như chư Phật, biết sẽ thành Phật, như vậy v.v...
            Ngồi đạo tràng là có Bồ-tát thấy chỗ Bồ-tát đi, dưới đất có đất Kim-cang giữ gìn Bồ-tát ấy. Lại thấy trời rồng qủy thần mang các thứ cúng dường đến đạo tràng. Do những việc

* Trang 718 *
device

như vậy, biết ngồi đạo tràng.
            Có ma là đời trước ngăn người khác hành đạo, và theo các cách cầu Phật đạo, không ưa thực hành từ bi, chỉ ưa thực hành các pháp không, vô tướng v.v...; do nhân duyên như vậy nên có ma phá hoại.
            Hỏi: Cớ sao Bồ-tát thân cuối cùng còn chịu báo ác nghiệp có ma đến phá?
            Đáp: Bồ-tát theo nhiều cửa vào Phật đạo, hoặc theo cửa từ bi, cửa tinh tấn, trí tuệ mà vào Phật đạo. Bồ-tát này theo cửa tinh tấn, trí tuệ, không hành bi tâm, ưa hành tinh tấn, trí tuệ; ví như người sang, tuy có nhiều thứ áo đẹp, hoặc có khi mặc một cái, các cái khác không mặc. Bồ-tát cũng như vậy, tu các hạnh để cầu Phật đạo, hoặc tu tinh tấn, trí tuệ, dứt mất tâm từ bi.
            Phá người hành đạo là vì tăng thượng mạn, nên các trời trường thọ, ma quỷ thần không biết Bồ-tát phương tiện, thấy làm ác hành mà sao không chịu khổ báo, bèn sanh tà kiến chấp đoạn diệt, nên Phật thị hiện thọ báo. Vì vậy tuy không có nhân duyên tội, không có ma thật đến phá, mà Phật dùng phương tiện thị hiện có ma.
            Hết thảy môn phương tiện của Thanh văn, Bích-chi Phật, Bồ-tát như vậy, để làm cho chúng sanh vào đạo, ấy gọi là mắt pháp trong sạch.
            KINH: Xá-lợi-phất bạch Phật rằng, bạch Thế Tôn! Bồ-tát ma-ha-tát được Phật nhãn sạch thế

* Trang 719 *
device

nào?
            Phật bảo Xá-lợi-phất, có Bồ-tát ma-ha-tát tâm cầu Phật đạo, thứ lớp vào Như Kim cang tam-muội, được trí nhất thiết chủng. Bấy giờ thành tựu mười lực, bốn việc không sợ, bốn trí vô ngại, mười tám pháp không chung, đại từ đại bi. Bồ-tát ma-ha-tát ấy dùng trí nhất thiết chủng, đối hết thảy pháp, không pháp gì không thấy, không pháp gì không nghe, không pháp gì không tri, không pháp gì không thức.
            Này Xá-lợi-phất, ấy là Bồ-tát ma-ha-tát khi được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, mắt Phật sạch.
            Như vậy Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát muốn được năm mắt thì nên học sáu Ba-la-mật, vì sao? Này Xá-lợi-phất, vì trong sáu Ba-la-mật ấy thu nhiếp hết thảy thiện pháp. Như pháp Thanh văn, pháp Bích-chi Phật, pháp Bồ-tát, pháp Phật.
            Này Xá-lợi-phất, nếu nói chắc thật, cái có thể thu nhiếp tất cả thiện pháp, chính là Bát-nhã ba-la-mật.
            Này Xá-lợi-phất, Bát-nhã ba-la-mật có thể sanh năm mắt, Bồ-tát học năm mắt là chứng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
            LUẬN: Bồ-tát trú trong mười địa, đầy đủ sáu Ba-la-

* Trang 720 *
device

mật, cho đến trí nhất thiết chủng. Bồ-tát vào Như Kim-cang tam-muội, phá các tập khí phiền não, liền được vô ngại giải thoát của chư Phật, liền sanh mắt Phật, đó là trí nhất thiết chủng, mười lực, bốn trí vô ngại, cho đến đại từ đại bi các công đức, ấy gọi là mắt Phật.
            Hỏi: Trí tuệ thấy vật, đó là tướng trạng của mắt, cớ sao đại từ đại bi mà gọi là mắt?
            Đáp: Các công đức đều tương ưng với mắt tuệ, gọi chung là mắt.
            * Lại nữa, tâm từ bi có ba: chúng sanh duyên, pháp duyên và vô duyên.
            Tâm từ của người phàm phu duyên chúng sanh mà phát, tâm từ của Thanh văn, Bích-chi Phật và Bồ-tát ban đầu duyên chúng sanh sau duyên pháp mà phát, tâm từ của chư Phật khéo tu “rốt ráo không” nên gọi là vô duyên; thế nên từ bi cũng gọi là mắt Phật.
            Đã nói mắt Phật, nay nói công dụng của mắt Phật. Mắt ấy không pháp gì không thấy, không nghe, không tri, không thức.
            * Lại nữa, có người nói Bồ-tát thập trụ không khác với Phật, như Bồ-tát Biến-cát, Văn-thù-sư-lợi, Quán Thế Âm v.v... đầy đủ công đức, mười lực như Phật, mà vì rộng độ chúng sanh nên không làm Phật, cho nên sanh nghi. Vì vậy nên nói tướng trạng của mắt Phật là đối với mười phương chúng sanh và các pháp, không gì không thấy, không gì không nghe. Các Bồ-tát Biến-cát v.v... đối với các Bồ-tát khác là lớn, nhưng so với

* Trang 721 *
device

Phật thì không thể biết khắp; như ánh sáng mặt trăng tuy lớn, nhưng đối với mặt trời thì không hiện.
            Hỏi: Tướng trạng của mắt là thấy, cớ sao nói nghe?
            Đáp: Trí tuệ của chúng sanh từ sáu căn phát sanh, biết sáu trần. Có người nói: Phật có việc không nghe, như đối với kinh sách ngoại đạo hoặc có việc Phật không nghe được. Thế nên nói trí tuệ Phật không việc gì không nghe.
            * Lại do nhĩ thức làm nhân duyên sanh trí tuệ, trí tuệ biết được, nói là không việc gì không nghe.
            Hỏi: Vì sao có cái biết của ba thức hiệp làm một, có cái biết của ba thức tách làm ba? Mắt gọi là thấy, tai gọi là nghe, ý biết gọi là thức, còn cái biết của mũi, lưỡi, thân gọi là giác?
            Đáp: Ba thức mắt, tai, ý, giúp đạo pháp nhiều, nên nói tách riêng, còn ba thức kia không được như vậy nên nói hợp lại. Và ba thức này chỉ biết việc thế gian, nên hợp làm một, còn ba thức mắt, tai, ý biết việc thế gian cũng biết việc xuất thế gian, nên nói tách riêng.
            * Lại nữa, ba thức mũi, lưỡi, thân chỉ duyên pháp vô ký, còn ba thức mắt, tai, ý hoặc duyên pháp thiện hoặc duyên pháp bất thiện, hoặc duyên pháp vô ký.
            * Lại nữa, ba thức làm nhân duyên sanh ba thừa: như mắt thấy Phật và đệ tử Phật, tai nghe Pháp, tâm suy lường, chánh ức niệm.
            Có các sai biệt như vậy, nên cái biết nơi sáu thức chia

* Trang 722 *
device

làm bốn.
            Trí nhất thiết chủng là như người thấy gần không thấy xa, thấy ngoài không thấy trong, thấy thô không thấy tế, thấy đông không thấy tây, thấy đây không thấy kia, thấy hòa hợp không thấy tan rã, thấy khi sanh không thấy khi diệt.
            Mắt thịt thấy, mắt trời không thấy, vì người phàm phu nhãn căn thành tựu mà chưa lìa dục nên không có mắt trời. Mắt trời thấy, mắt tuệ không thấy, vì người phàm phu được Thiên nhãn thông mà không có mắt tuệ. Mắt tuệ thấy mắt pháp không thấy, vì hàng Thanh văn chưa lìa dục, không biết các phương pháp độ chúng sanh, nên không có mắt pháp. Mắt pháp thấy mắt Phật không thấy, vì Bồ-tát được đạo chủng trí, biết các phương pháp độ sanh mà chưa thành Phật nên không có mắt Phật.
            * Lại nữa, mắt thịt mắt trời thấy, mắt tuệ, mắt pháp, mắt Phật không thấy, vì người phàm phu nhãn căn thành tựu, được Thiên nhãn thông mà không có mắt tuệ, mắt pháp, mắt Phật. Mắt thịt, mắt tuệ thấy, mắt pháp, mắt Phật không thấy, vì hàng Thanh văn nhãn căn thành tựu mà không biết các phương pháp độ chúng sanh nên không có mắt pháp, vì là Thanh văn nên không có mắt Phật. Mắt thịt, mắt pháp thấy, mắt Phật không thấy, vì mới được vô sanh nhẫn, chưa thọ pháp tánh sanh thân Bồ-tát, được đạo chủng trí, vì chưa thành Phật, nên không có mắt Phật. Mắt trời, mắt tuệ thấy, mắt pháp, mắt Phật không thấy, vì người Thanh văn lìa dục, được Thiên nhãn thông chẳng phải là Bồ-tát, không có đạo chủng

* Trang 723 *
device

trí nên không có mắt pháp, vì là người Thanh văn nên không có mắt Phật. Mắt trời, mắt pháp thấy, mắt Phật không thấy, vì được Bồ-tát thần thông, biết các phương pháp độ chúng sanh mà chưa thành Phật nên không có mắt Phật. Mắt tuệ, mắt pháp thấy, mắt Phật không thấy, vì Bồ-tát được vô sanh pháp nhẫn, được vô sanh pháp nhẫn rồi, có thể quán thấy nhân duyên đắc đạo của hết thảy chúng sanh, dùng các phương pháp mà độ thoát, song chưa thành Phật, nên không có mắt Phật.
            * Lại nữa, mắt thịt, mắt trời, mắt tuệ thấy, mắt pháp, mắt Phật không thấy. Vì hàng Thanh văn nhãn căn thành tựu được Thiên nhãn thông, mà không đạo chủng trí, nên không có mắt pháp, vì là Thanh văn nên không có mắt Phật. Mắt trời, mắt tuệ, mắt pháp thấy, mắt Phật không thấy, vì pháp tánh sanh thân Bồ-tát, đủ sáu thần thông, dùng các phương pháp độ chúng sanh, mà vì chưa thành Phật nên không có mắt Phật.
            * Lại nữa, mắt thịt, mắt trời, mắt tuệ, mắt pháp thấy, mắt Phật không thấy, vì Bồ-tát mới được vô sanh pháp nhẫn, chưa bỏ nhục thân, được Bồ-tát thần thông, vô sanh pháp nhẫn, đạo chủng trí đầy đủ, mà vì chưa thành Phật nên không có mắt Phật.
            Như vậy không thể gọi là không pháp gì không thấy, không nghe, không giác, không thức. Nếu dùng mắt Phật xem các pháp, ấy gọi là không có gì không thấy, không có gì không nghe, không có gì không giác, không có gì không thức.

* Trang 724 *
device

Theo nghĩa phân biệt năm trần cũng như vậy.
            Các thiện pháp của ba thừa là nhân duyên được năm mắt.
            Các thiện pháp thu nhiếp vào sáu Ba-la-mật.
            Sáu Ba-la-mật lấy Bát-nhã ba-la-mật làm gốc.
            Vì vậy nói Bát-nhã ba-la-mật sanh ra năm mắt. Bồ-tát dần dần học năm mắt ấy, không lâu sẽ làm Phật.
            KINH: Này Xá-lợi-phất, có Bồ-tát ma-ha-tát, khi hành Bát-nhã ba-la-mật, tu Thần thông ba-la-mật. Dùng thần thông ba-la-mật ấy, được các việc như ý: rung động đại địa, biến một thân làm vô số thân, vô số thân làm một thân, ẩn hiện tự tại, đi qua núi vách cây cối vô ngại như đi giữa không, đi trên nước như đi trên đất, bay trên không như chim, ra vào trong đất như ra vào trong nước, thân tuôn khói lửa như đống lửa lớn, trong thân ra nước như nước chảy từ núi Tuyết. Mặt trời mặt trăng, cho đến Phạm thiên oai đức khó đương, mà có thể sờ nắm, cho đến Phạm thiên, thân được tự tại, cũng không đắm trước thần thông như ý như vậy. Việc thần thông và thân ta đều không thể có được, vì tự tánh không, tự tánh ly, tự tánh vô sanh, không nghĩ rằng: Ta được thần thông như ý, ngoại trừ vì tâm Tát-bà-nhã.
            Như vậy, Xá-lợi-phất, ấy là Bồ-tát ma-ha-tát khi

* Trang 725 *
device

hành Bát-nhã ba-la-mật, được “trí chứng Như ý thông.”
            Lại, Bồ-tát ấy lấy tai trời trong sạch hơn tai người, nghe hai thứ tiếng: tiếng trời tiếng người, cũng không đắm trước thần thông Thiên nhĩ ấy. Thiên nhĩ, tiếng và thân ta đều không thể có được. Vì tự tánh không, tự tánh ly, tự tánh vô sanh. Không nghĩ rằng: Ta có tai trời ấy, ngoại trừ vì tâm Tát-bà-nhã.
            Như vậy, Xá-lợi-phất, ấy là Bồ-tát ma-ha-tát, khi hành Bát-nhã ba-la-mật, được “trí chứng Thiên nhĩ thông.”
            Bồ-tát ấy như thật biết tâm các chúng sanh khác hoặc có tâm dục như thật biết tâm dục; tâm lìa dục như thật biết tâm lìa dục; tâm sân như thật biết tâm sân; tâm lìa sân như thật biết tâm lìa sân; tâm si như thật biết tâm si; tâm lìa si, như thật biết tâm lìa si; tâm khát ái như thật biết tâm khát ái; tâm không khát ái như thật biết tâm không khát ái; tâm có thọ như thật biết tâm có thọ; tâm không thọ như thật biết tâm không thọ; tâm thu nhiếp như thật biết tâm thu nhiếp; tâm phân tán như thật biết tâm phân tán; tâm nhỏ như thật biết tâm nhỏ; tâm lớn, như thật biết tâm lớn; tâm định như thật biết tâm định; tâm loạn như thật biết tâm loạn; tâm giải thoát như thật biết tâm giải thoát; tâm không 

* Trang 726 *
device

giải thoát, như thật biết tâm không giải thoát; tâm có trên như thật biết tâm có trên; tâm không trên như thật biết tâm không trên; cũng không đắm trước tâm ấy, vì sao? Tướng tâm ấy chẳng phải tâm, vì bất khả tư nghì, vì tự tánh không, vì tự tánh ly, vì tự tánh vô sanh. Không nghĩ rằng: Ta được trí chứng tha tâm, ngoại trừ vì tâm Tát-bà-nhã.
            Như vậy Xá-lợi-phất, ấy là Bồ-tát ma-ha-tát, khi hành Bát-nhã ba-la-mật được “trí chứng Tha tâm thông.”
            Lại Bồ-tát ấy dùng trí chứng Túc mạng thông, nhớ lại một tâm đến trăm tâm, nhớ lại một ngày đến trăm ngày, nhớ lại một tháng đến trăm tháng, nhớ lại một năm đến trăm năm, nhớ lại một kiếp đến trăm kiếp, vô số trăm kiếp, vô số ngàn kiếp, vô số trăm ngàn kiếp, cho đến vô số trăm ngàn vạn ức kiếp; ta ở chỗ ấy có họ như vậy, tên như vậy, sanh như vậy, ăn như vậy, ở lâu như vậy, sống có hạn như vậy, sống lâu như vậy, thọ khổ vui như vậy, ta chết chỗ ấy sanh chỗ kia, chết chỗ kia sanh chỗ ấy, có tướng mạo, có nhân duyên. Cũng không chấp trước túc mạng thông ấy. Vì việc Túc mạng thông và thân ta đều không thể có được, vì tự tánh không, vì tự tánh ly, vì tự tánh vô sanh. Không nghĩ rằng: Ta có Túc mạng thông ấy, ngoại trừ vì tâm Tát-bà-nhã.
            Như vậy, Xá-lợi-phất, ấy là Bồ-tát ma-ha-tát khi 

* Trang 727 *
device

hành Bát-nhã ba-la-mật được “trí chứng Túc mạng thông.”
            Lại Bồ-tát ấy dùng mắt trời thấy chúng sanh khi chết, khi sanh, đoan chánh, xấu xí, chỗ dữ, chỗ lành, hoặc lớn, hoặc nhỏ. Biết chúng sanh theo nghiệp nhân duyên; các chúng sanh ấy thành tựu thân ác nghiệp, thành tựu khẩu ác nghiệp, thành tựu ý ác nghiệp, cố hủy báng thánh nhân; chịu nhân duyên tà kiến như vậy, nên khi thân hoại đọa vào trong địa ngục ác đạo. Các chúng sanh ấy, thành tựu thân thiện nghiệp, thành tựu khẩu thiện nghiệp, thành tựu ý thiện nghiệp, không hủy báng thánh nhân; chịu nhân duyên chánh kiến như vậy, nên khi mạng chung sanh vào thiện đạo, sanh cõi trời. Cũng không chấp trước Thiên nhãn thông ấy, vì việc Thiên nhãn thông và thân ta, đều không thể có được, vì tự tánh không, vì tự tánh ly, vì tự tánh vô sanh. Không nghĩ rằng: Ta có Thiên nhãn thông ấy, ngoại trừ vì tâm Tát-bà-nhã.
            Như vậy, Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật, được “trí chứng Thiên nhãn thông” cũng thấy chúng sanh trong mười phương hằng hà sa thế giới sanh chết, cho đến sanh cõi trời. Bốn thần thông kia cũng như vậy.
            Lại Bồ-tát ma-ha-tát ấy được Lậu tận thông. Tuy được Lậu tận thông, không còn rơi vào Thanh

* Trang 728 *
device

văn, Bích-chi Phật địa, cho đến khi chứng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, cũng không nương dị pháp, cũng không đắm trước Lậu tận thông ấy. Vì việc Lậu tận thông và thân ta, đều không thể có được, vì tự tánh không, vì tự tánh ly, vì tự tánh vô sanh. Không nghĩ rằng: Ta được Lậu tận thông, ngoài trừ vì tâm Tát-bà-nhã.
            Như vậy, Xá-lợi-phất, ấy là Bồ-tát ma-ha-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật được “trí chứng Lậu tận thông.”
            Như vậy, Xá-lợi-phất, là Bồ-tát ma-ha-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật, đầy đủ Thần thông ba-la-mật, đầy đủ Thần thông ba-la-mật rồi, tăng ích Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
            LUẬN: Như trong biển lớn có vô lượng vô số các thứ ngọc báu, có thứ có thể sát độc, có thứ có thể ngăn quỷ, có thứ có thể chữa bệnh, có thứ có thể trừ lạnh nóng, đói khát, có thứ có thể theo ý muốn của người đều cấp cho. Trong biển Đại thừa cũng như vậy, có các thứ Bồ-tát bảo; có Bồ-tát phá ba ác, có Bồ-tát mở ba cửa thiện, có Bồ-tát sanh năm mắt, có Bồ-tát tu Thần thông ba-la-mật, thế nên các Bồ-tát thường làm việc kỳ đặc hy hữu; như quán tướng nước nhiều tướng đất ít, thời có thể làm đất rung động; theo ý muốn, biến một thân thành nhiều thân, nhiều thân thành một, làm bụi bay đầy giữa hư không. Người lìa dục ấy, do nhân duyên phước đức,

* Trang 729 *
device

nên nhóm các vi trần lại làm ra nhiều thân, đều giống như nhau.
            Có người nói: hàng phi nhân cung kính Bồ-tát ly dục ấy, nên vào trong thân Bồ-tát  để tùy ý Bồ-tát muốn biến hóa gì cũng biến hóa được. Chuyển luân thánh vương chưa ly dục, do ít phước đức mà quỷ thần còn bị sai khiến, huống gì người ly dục thực hành vô lượng tâm.
            * Lại nữa, tâm tướng không có chỗ ở, hoặc trong hoặc ngoài, hoặc lớn hoặc nhỏ, do sức thiền định, nên tâm được điều nhu, chóng khắp trong các thân rồi trở lại cũng chóng, ví như rồng ngàn đầu, mắt, tai đều có hai ngàn, và có ngàn miệng, mà tâm sử dụng cùng trong một lúc. Rồng và thân thô còn như vậy, huống gì Bồ-tát.
            Có người nói: việc của người tọa thiền, có thế lực không thể nghĩ bàn, cho nên một thân làm ra vô lượng thân, vô lượng thân làm ra một thân.
            Vách đá không ngại là quán tướng vách đá như hư không, bụi trần xuyên qua nó như cọc đóng vào đất.
            Đi trên nước là quán tướng đất nhiều, nên đi trên nước như trên đất; quán tướng nước nhiều nên vào đất như nước; quán tướng lửa nhiều nên thân tuôn khói lửa.
            Sờ nắm mặt trời mặt trăng là do sức thần thông bất khả tư nghì nên khiến tay đụng đến mặt trời mặt trăng; vì vào hỏa định nên mặt trăng không thể làm lạnh; vì vào thủy định nên mặt trời không thể làm nóng.

* Trang 730 *
device

            Hỏi: Sức thần thông ấy cho đến Tứ thiền, cớ sao đây nói chỉ đến ngang Phạm thiên, thân được tự tại?
            Đáp: Điều ấy trước đã nói. Phạm thiên là cửa ban đầu, nói Phạm thiên là đã nói hết thảy cõi Sắc. Lại người đời đều quý Phạm thiên cho là chúa thế giới. Lại Bồ-tát ấy không muốn ở cõi Dục tâm tán loạn, thị hiện sự tự tại ấy. Thế nên cho đến người lìa dục, đều có thể làm được.
            Tướng trạng thần thông như vậy, vô lượng vô số, vì để cho dễ hiểu, nên nói một vài ví dụ.
            Các ngoại đạo đối với thần thông này có hai sự lầm: 1. Khởi tâm chấp ngã, cho ta là có thể khởi lên việc ấy rồi sanh tâm kiêu mạn. 2. Đắm trước thần thông ấy. Ví như người tham đắm châu bảo. Vì vậy thần thông của ngoại đạo không bằng thần thông của thánh nhân.
            Bồ-tát đối với sức thần thông ấy, biết tất cả pháp tự tánh bất sanh, nên không đắm trước, chỉ tưởng nhớ trí nhất thiết chủng, để độ chúng sanh.
            Năm thần thông kia cũng như vậy, đúng như pháp phân biệt, trước nói tướng trạng nó, sau đều nói nó không.
            Các nghĩa khác của sáu thần thông, như đã nói ở nghĩa năm thần thông trong chương Tán thán Bồ-tát.
            Vì sáu thần thông ấy làm lợi ích chúng sanh rất lớn, cho nên nói đầy đủ thần thông như vậy, thì tăng ích Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
            KINH: Này Xá-lợi-phất, có Bồ-tát ma-ha-tát khi

* Trang 731 *
device

hành Bát-nhã ba-la-mật an trú  Thí ba-la-mật, nghiêm tịnh đạo nhất thiết chủng trí, vì rốt ráo không, không sanh tâm xan lẫn.
            Này Xá-lợi-phất, có Bồ-tát ma-ha-tát, khi hành Bát-nhã ba-la-mật, an trú trong Giới ba-la-mật, nghiêm tịnh đạo nhất thiết chủng trí, vì rốt ráo không, tội không tội, không chấp trước.
            Này Xá-lợi-phất, có Bồ-tát ma-ha-tát, khi hành Bát-nhã ba-la-mật, an trú Nhẫn ba-la-mật, nghiêm tịnh đạo nhất thiết chủng trí, vì rốt ráo không, không sanh tâm giận.
            Này Xá-lợi-phất, có Bồ-tát ma-ha-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật, an trú Tinh tấn ba-la-mật nghiêm tịnh đạo nhất thiết chủng trí, vì rốt ráo không, thân tâm tinh tấn, không giải đãi.
            Này Xá-lợi-phất có Bồ-tát ma-ha-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật, an trú Thiền ba-la-mật, nghiêm tịnh đạo nhất thiết chủng trí, vì rốt ráo không, tâm không loạn không mê đắm.
            Này Xá-lợi-phất có Bồ-tát ma-ha-tát, khi hành Bát-nhã ba-la-mật, an trú Bát-nhã ba-la-mật, nghiêm tịnh đạo nhất thiết chủng trí, vì rốt ráo không, không sanh tâm si.
            Như vậy, Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật, an trú sáu Ba-la-mật, nghiêm tịnh đạo nhất thiết chủng trí, vì rốt ráo

* Trang 732 *
device

không, vì không đến không đi, vì không cho không nhận, vì chẳng phải giới chẳng phải phạm, vì chẳng phải nhẫn chẳng phải sân, vì chẳng siêng chẳng nhát, vì chẳng định chẳng loạn, vì chẳng trí chẳng ngu. Đương khi ấy Bồ-tát ma-ha-tát không phân biệt bố thí không bố thí, không phân biệt trì giới phạm giới, nhẫn nhục sân nhuế, tinh tấn giải đãi, định tâm loạn tâm, trí tuệ ngu si, không phân biệt hủy báng, phá hại, khinh mạn, cung kính, vì sao? Này Xá-lợi-phất, vì trong vô sanh pháp, không có người thọ hủy, không có người thọ hại, không có người thọ khinh mạn, cung kính.
            Này Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát hành Bát-nhã ba-la-mật được các công đức như vậy, hàng Thanh văn, Bích-chi Phật không có được.
            Được công đức ấy đầy đủ, thành tựu chúng sanh, nghiêm tịnh Phật độ, được nhất thiết chủng trí.
            LUẬN: Bồ-tát ấy khi mới phát tâm, hành Bát-nhã ba-la-mật, lần lượt tu các công đức khác như Thí ba-la-mật v.v... Bồ-tát an trú Thí ba-la-mật, tu sửa đạo nhất thiết chủng trí, quán tất cả pháp rốt ráo không, không sanh tâm xan tham, do hai việc ấy nên mở đạo nhất thiết chủng trí. Vì sao? Vì trong rốt ráo không, không có xan tham; cội gốc xan tham dứt, nên đầy đủ Thí ba-la-mật; đầy đủ Thí ba-la-mật nên trang

* Trang 733 *
device

nghiêm Bát-nhã ba-la-mật; cho đến Bát-nhã ba-la-mật rốt ráo không, nên thường không sanh tâm si. Vì sao? Vì trong đây Phật tự nói: tất cả pháp không đến không đi, không cho không nhận, cho đến không trí không ngu.
            Hỏi: Nếu quán được như vậy mà hành sáu Ba-la-mật thì được lợi ích gì?
            Đáp: Trong đây Phật tự nói: Bồ-tát ấy không nghĩ rằng, có bố thí hay không bố thí, nếu nghĩ có bố thí thì rơi vào pháp hư dối. Lại nếu chấp việc bố thí, thời tâm sanh kiêu mạn; nếu nghĩ không có bố thí, thời rơi vào tà kiến. Luận về bố thí là cửa ngỏ ban đầu trong Phật pháp, cớ sao nói không? Cho đến không nghĩ rằng có ngu si có trí tuệ. Người ấy như núi Kim-cang, gió thổi bốn phía không làm lay động được. Bồ-tát ấy lúc bấy giờ nếu có ai nhiếc mắng hay khen ngợi, tâm không đổi khác, vì sao? Vì trong đây Phật tự nói: trong vô sanh pháp, không có người mắng, không có người hại, không có người cung kính. Hàng tu hạnh Thanh văn, Bích-chi Phật, không có tâm từ bi sâu xa, nếu gặp người gia hại thì hoặc im lặng hoặc tránh xa. Bồ-tát thời không như vậy, càng gia tâm từ xem đó như con, phương tiện độ nó, thế nên hơn tất cả Thanh văn, Bích-chi Phật, năng giáo hóa hết thảy chúng sanh. Vì có phương tiện nhẫn nhục từ bi sâu xa, vì nhân duyên của nghiệp tùy thuận thanh tịnh, nên có thể trang nghiêm tịnh Phật độ. Đầy đủ pháp ấy, nên không bao lâu sẽ được trí nhất thiết chủng.

* Trang 734 *
device

            KINH: Lại nữa, Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật, sanh tâm bình đẳng đối với tất cả chúng sanh; sanh tâm bình đẳng đối với tất cả chúng sanh rồi, được tất cả các pháp bình đẳng; được tất cả các pháp bình đẳng rồi, an lập tất cả chúng sanh trong các pháp bình đẳng. Bồ-tát ma-ha-tát ấy, hiện đời được mười phương chư Phật nhớ niệm, cũng được tất cả Bồ-tát, Thanh văn, Bích-chi Phật nhớ niệm. Bồ-tát ấy tại chỗ sanh ra, mắt không thấy sắc không ưa, cho đến ý không biết đến pháp không ưa.
            Như vậy Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, không giảm sút đối với Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
            LUẬN: Nếu Phật dạy rộng tướng trạng các Bồ-tát, thời cùng kiếp không hết, nay Phật ở cuối phẩm này lược nói tướng ấy, tướng ấy là sở hành chung của các Bồ-tát, đó là đại từ bi, bắt đầu phát tâm độ hết thảy chúng sanh, học tâm bình đẳng quán chúng sanh của chư Phật, hết thảy pháp tự tánh không. Do nhân duyên như vậy, sanh tâm bình đẳng đối với tất cả chúng sanh; được tâm bình đẳng ấy rồi, được tất cả các pháp bình đẳng.
            Tất cả pháp bình đẳng là như trước nói nghĩa chúng sanh bình đẳng, pháp bình đẳng; nay lại nói thêm: thương xót bốn loài chúng sanh, nhất tâm muốn cho lợi ích, gọi là

* Trang 735 *
device

chúng sanh bình đẳng. Quán bốn niệm xứ cũng không thấy thân, gọi là pháp bình đẳng. Các bốn pháp như bốn chánh cần v.v... cũng như vậy.
            * Lại nữa, nghĩ đến chúng sanh trong năm đường đều chìm đắm trong già, bệnh, chết, vô thường, gọi là chúng sanh bình đẳng. Thực hành năm căn tín, tấn v.v... hoặc năm thần thông, nhất tâm muốn độ chúng sanh, ấy gọi là pháp bình đẳng.
            * Lại nữa, đối với chúng sanh thực hành phước nhẫn nhục, từ bi, công đức vô lượng; công đức vô lượng nên tâm nhu nhuyến, tâm nhu nhuyến nên mau được thiền định; tu thiền định nên tâm như ý điều nhu; tâm như ý điều nhu nên phá tướng dài, ngắn, nam, nữ, trắng, đen của thế gian vào pháp nhất tướng đó là vô tướng. Được pháp bình đẳng rồi, làm cho hết thảy chúng sanh được pháp bình đẳng.
            Bồ-tát ấy được hai bình đẳng, thành tựu vô lượng phước đức, trí tuệ, nên được quả báo hiện tại là được chư Phật nhớ niệm, được các người khác nhớ niệm.
            Vì ưa đắm mà sanh nhớ niệm đều là hư vọng, chỉ có chư Phật nhớ niệm, ấy là thật nhớ niệm, vì không ưa đắm. Người ấy chư Phật còn ái niệm, huống gì Thanh văn, Bích-chi Phật, Bồ-tát ? Thanh văn, Bích-chi Phật là người dứt kiết sử còn ái niệm, huống gì người phàm phu chưa lìa dục?
            Bồ-tát do nhân duyên phước đức sanh ra, nên quả báo đời nay vô lượng như vậy, đời sau ở chỗ sanh ra, mắt trọn không thấy ác sắc. Ác sắc là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp

* Trang 736 *
device

làm phát sanh khổ thọ, cho đến làm phát sanh tâm ưu não. Như trời Lục dục, sáu căn đối với thứ dục tịnh diệu, tùy ý hoan hỷ. Chúng sanh trồng một ít phước đức, còn được sanh ở cõi trời như vậy, huống gì Bồ-tát có phước đức, thật trí tuệ vô lượng vô biên lại được mười phương chư Phật và các Hiền thánh nhớ niệm!
            KINH: Khi thuyết phẩm Bát-nhã ba-la-mật ấy, ba trăm Tỳ-kheo từ chỗ ngồi đứng dậy, lấy áo đang mặc dâng Phật, phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Khi ấy Phật mỉm cười, ánh sáng nhiều màu từ trong miệng phóng ra. Tuệ mạng A-nan từ tòa đứng dậy, sửa áo chấp tay, chân bên hữu quỳ sát đất bạch Phật rằng, nhân duyên gì Phật mỉm cười?
            Phật bảo A-nan: ba trăm Tỳ-kheo ấy từ đây về sau 61 kiếp sẽ làm Phật, đều hiệu là Đại tướng. Ba trăm Tỳ-kheo ấy bỏ thân này, sẽ sanh vào nước Phật A-súc, và sáu vạn Thiên tử cõi Dục đều phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, xuất gia thành Phật đạo, trong pháp của Phật Di-lặc.
            Lúc ấy do oai thần của Phật, bốn bộ chúng ở tại chỗ mà thấy mười phương, mỗi phía có ngàn Phật, mười phương thế giới ấy nghiêm tịnh, thế giới Ta-bà này không sánh kịp.
            Bấy giờ mười ngàn người phát nguyện: chúng

* Trang 737 *
device

con tu hạnh nguyện thanh tịnh, do hạnh nguyện thanh tịnh, sẽ sanh đến thế giới Phật kia.
            Khi ấy Phật biết thân tâm các thiện nam tử ấy, nên lại mỉm cười, ánh sáng nhiều màu từ trong miệng phóng ra.
            A-nan sửa áo chấp tay bạch Phật: nhân duyên gì Phật mỉm cười?
            Phật bảo A-nan, ông thấy mười ngàn người ấy chăng?
            A-nan thưa, dạ thấy.
            Phật dạy: mười ngàn người ấy mệnh chung ở đây, sẽ sanh đến thế giới kia, không bao giờ lìa chư Phật, sau sẽ thành Phật, hiệu là Trang Nghiêm Vương.
            LUẬN. Hỏi: Chư Phật kiết giới Tỳ-kheo ba y không được thiếu, sao các Tỳ-kheo này phá Giới ba-la-mật mà thực hành Thí ba-la-mật?
            Đáp: Có người nói: Phật Thành đạo sau 12 năm mới kiết giới, lúc Tỳ-kheo ấy thí y thì chưa kiết giới.
            Có người nói: Tỳ-kheo ấy có y tịnh thí, sanh tâm nghĩ mình sẽ vẫn thọ dụng cho nên thí.
            Có người nói: các Tỳ-kheo ấy biết nhiều hiểu nhiều, liền có thể nhận được y lại, chứ việc không để qua đêm.
            * Lại có người nói, các Tỳ-kheo ấy nghe Phật dạy về

* Trang 738 *
device

các Bồ-tát hành Thí ba-la-mật, có thế lực của công đức vô lượng, được cùng với Bát-nhã ba-la-mật tương ưng, nên tâm rất vui mừng nhảy nhót, liền lấy y thí, không còn nghĩ gì khác, không cố ý phá giới.
            * Lại nữa, các Tỳ-kheo biết Phật pháp rốt ráo không, không chấp trước, dứt pháp ái, vì theo thế đế nên kiết giới, chẳng phải vì đệ nhất nghĩa đế. Các Tỳ-kheo ấy theo Phật nghe đệ nhất nghĩa đế, và sáu Ba-la-mật bố thí v.v... nghe các Bồ-tát có đại oai lực, thương nghĩ chúng sanh bị các phiền não che lấp, không thể được công đức như Bồ-tát ấy, nên sanh tâm đại bi, vì chúng sanh mà phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, vì vậy lấy y bố thí. Nếu người vì tham dục, sân nhuế, sợ hãi, tà kiến, không có tâm cung kính, khinh lời Phật mà không chấp trì, ấy mới gọi là phá giới. Các Tỳ-kheo này đều không có tâm đó, thế nên không có tội phá giới.
            Hỏi: Phật vì sao mỉm cười?
            Đáp: Cười có nhiều thứ: có người thấy việc ca múa nên cười, có người trong lòng sân nhuế nên cười, có người kiêu mạn nên cười, có người khinh vật nên cười, có người việc làm xong vui mừng nên cười, có người thấy làm việc không nên làm nên cười, có người trong lòng dối trá nhưng ngoài dương bày lành tốt nên cười, có người thấy việc hy hữu nên cười, nay Phật thấy Tỳ-kheo đem một áo Ca-sa bố thí, trong tương lai sẽ được thành Phật, là việc hy hữu, cho nên cười.
            Hỏi: Sao A-nan thường hỏi Phật vì sao cười mà các

* Trang 739 *
device

Tỳ-kheo khác không hỏi?
            Đáp: Các Tỳ-kheo ấy không gần gũi Phật, lại có tâm kính sợ nhiều, không dám tự hỏi. A-nan khéo biết tướng người, biết ý các Tỳ-kheo. Lại thấy Phật cười, nghi nên nghĩ rằng: Phật không có tướng chúng sanh, không có tướng pháp, biết ba cõi như mộng như huyễn, nay có việc gì có thể làm cho Phật cười ? Phật như núi chúa Tu-di, đại địa, đại hải, không vì nhân duyên nhỏ mà lay động. Vì vậy nên hỏi nhân duyên vì sao cười.
            Phật bảo A-nan, nghiệp nhân duyên và quả báo tương tục, bất khả tư nghì, 300 Tỳ-kheo ấy sau 61 kiếp, sẽ được làm Phật, hiệu Đại tướng (khi bố thí dùng tay đưa vật thí lên làm dấu hiệu, nhân đó đặt tên - N.D).
            Trong 61 kiếp, người ấy lợi căn, gặp Phật thuyết pháp, nhờ cùng Bát-nhã ba-la-mật tương ưng, nên người ấy chóng được làm Phật.
            Các Tỳ-kheo ấy vì chưa được Thiên nhãn, tự nghi không biết sẽ sanh chỗ nào, sợ không thể nhóm các công đức, không được đến đạo. Thế nên Phật dạy: bỏ thân ấy sẽ sanh thế giới Phật A-súc. Sáu vạn Thiên tử cõi Dục, chắc chắn là có nhân duyên phước đức chung trong đời trước, nên cùng năm trăm Tỳ-kheo, đồng phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Là những người đáng được Di-lặc độ, nên Phật thọ ký họ sẽ xuất gia vào thời Phật Di-lặc. Nay Phật thọ ký các Tỳ-kheo sanh vào thế giới A-súc, nên mọi người đều muốn thấy thế giới thanh tịnh của chư Phật. Thế nên Phật làm

* Trang 740 *
device

cho đại chúng thấy khắp mười phương mỗi mặt có ngàn Phật.
            Bốn chúng ấy thấy thế giới Phật thanh tịnh trang nghiêm, thấy thân chư Phật lớn hơn núi Tu-di, có đại chúng Bồ-tát một đời bổ xứ vây quanh, dùng phạm âm thấu suốt vô lượng vô biên thế giới, mỗi vị tự làm hèn mọn thân mình, vì thương xót chúng sanh, mà cầu vô lượng Phật pháp, phát nguyện sanh vào thế giới Phật kia. Như nói trong chương Thanh tịnh thế giới hạnh nguyện.
            Nhân duyên cười, như trước đã nói.
            Mười ngàn người ấy, mệnh chung ở đây, sẽ sanh vào nước kia. Theo khi sanh vào nước kia, do nhân duyên hạnh nghiệp đầy đủ, nên ở nơi đó chứa nhóm vô lượng phước đức sâu dày, trọn không xa lìa chư Phật.
            Do thấy các thế giới Phật trang nghiêm mà phát tâm, nên hiệu là Trang Nghiêm Vương Phật.
___________

* Trang 741 *
device

Xem mục lục