Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (8)


Xem mục lục
CHƯƠNG 35
GIẢI THÍCH: MƯỜI MỘT TRÍ
            KINH: Mười một trí là pháp trí, tỷ trí, tha tâm trí, thế trí, khổ trí, tập trí, diệt trí, đạo trí, tận trí, vô sanh trí, như thật trí.
            LUẬN: Pháp trí (dharmajñāna)[1] là trí vô lậu đối với pháp khổ hệ thuộc cõi Dục (khổ), trí vô lậu đối với pháp nhân hệ thuộc cõi Dục (tập), trí vô lậu đối với pháp diệt hệ thuộc cõi Dục (diệt), trí vô lậu đối với đạo đoạn dứt hệ thuộc cõi Dục (đạo) và trí vô lậu trong pháp trí phẩm.[2]
            Tỷ trí (anvayajñāna) là trí vô lậu đối với pháp hệ thuộc cõi Sắc cõi Vô sắc, cũng như vậy.
            Tha tâm trí (paracittajñāna)[3] là trí biết tâm tâm số pháp và một phần tâm tâm số pháp vô hiện tại của người khác hệ thuộc cõi Dục cõi Sắc.
            Thế trí (saṃvṛtijñāna)[4] là các trí tuệ hữu lậu (sāsrava-jñāna).
            Khổ trí (duḥkhajñāna)[5] là năm thọ uẩn vô thường, khổ, không, vô ngã, khi quán thời vô lậu trí (anāsrava-jñāna).
 

[1] T. 27: A-tỳ-đạt-ma  đại tỳ-bà-sa  luận (Abhidharma-mahā-vibhāṣa-śāstra- 阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 106, tr. 547c16-548a13: Trí thể là pháp.
[2] T. 41: Câu xá luận tụng sớ luận bản (俱舍論頌疏論本), quyển 21, tr. 938a16-17,  Phẩm là loại, pháp trí, pháp nhẫn, đồng loại phẩm, nên gọi là pháp trí phẩm .
[3] T. 27: A-tỳ-đạt-ma  đại tỳ-bà-sa  luận (Abhidharma-mahā-vibhāṣa-śāstra-阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 106, tr. 548a14-b9: Trí biết được tâm của người khác.
[4] T. 27: A-tỳ-đạt-ma  đại tỳ-bà-sa  luận (Abhidharma-mahā-vibhāṣa-śāstra-阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 106, tr. 548b9-23: trí biết được thế tục.
[5] T. 27: A-tỳ-đạt-ma  đại tỳ-bà-sa  luận (Abhidharma-mahā-vibhāṣa-śāstra-阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 106, tr. 548b23-26, c17: Hỏi: Thế nào gọi là khổ trí? Cho đến đạo trí? Đáp: Duyên khổ thánh đế bốn hành tướng chuyển, gọi là khổ trí. Cho đến duyên đạo thánh đế bốn hành tướng chuyển, cho nên gọi là đạo trí.
 

* Trang 107 *
device

            Tập trí (samudayajñāna) là nhân của pháp hữu lậu có bốn tướng là nhân, tập, sanh, duyên, khi quán thời được vô lậu trí (anāsrava-jñāna).
            Diệt trí (nirodhajñāna) là bốn tướng diệt, chỉ, diệu, xuất, khi quán thời được vô lậu trí (anāsrava-jñāna).
            Đạo trí (margajñāna) là bốn tướng đạo, chánh, hành, đạt (hay đạo, như hành xuất) khi quán thời được vô lậu trí (anāsrava-jñāna).
            Tận trí (kṣayajñāna) là ta đã thấy khổ, đã đoạn tập, đã chứng diệt, đã tu đạo. Khi nhớ nghĩ như vậy được trí vô lậu: tuệ, kiến, minh, giác.
            Vô sanh trí (anutpādajñāna) là ta đã thấy khổ không còn thấy nữa, ta đoạn tập không còn đoạn nữa, ta đã chứng diệt không còn chứng nữa, ta đã tu đạo không còn tu nữa. Khi nhớ nghĩ như vậy được trí vô lậu (anāsrava-jñāna): tuệ, kiến, minh, giác.
            Như thật trí (yathābhūtajñāna) là như thật biết đúng tướng chung tướng riêng của hết thảy pháp, không có quái ngại.[1]
            Pháp trí[2] này duyên pháp hệ thuộc cõi dục và pháp nhân hệ thuộc cõi dục, pháp diệt hệ thuộc cõi dục, pháp diệt hệ thuộc cõi dục và pháp đạo đoạn dứt hệ thuộc cõi dục. Tỷ trí cũng như vậy. Thế trí[3] duyên hết thảy pháp. Tha tâm trí[4] duyên tâm tâm số pháp hữu lậu vô lậu của người khác. Khổ trí,[5] tập trí[6] duyên năm thọ uẩn. Diệt trí[7] duyên tận diệt. Đạo trí[8] duyên năm uẩn vô lậu. Tận trí, vô sanh trí đều duyên bốn đế.
            Mười trí ấy, một hữu lậu,[9] tám vô lậu. Còn một tha tâm trí thì nên phân biệt, nếu duyên tha tâm hữu lậu là hữu lậu, duyên tha tâm vô lậu là vô lậu.[10]
 

[1] Xem T. 25: Đại trí độ luận (Mahāprajñāpāramitā-śāstra), quyển 27; T. 25: Đại bát nhã ba la mật đa kinh (Mahā-prajñā-pāramitā-sūtra-大般若波羅蜜多經), quyển 415, tr. 80b1: Bồ-tát ma-ha-tát  đại thừa tướng, nghĩa là 11 trí; T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh  (Mahāprajñāpāramitā-摩訶般若波羅蜜經), quyển 5, tr. 223, 255a2-4: Nhất thiết chủng trí của chư Phật gọi là như thật trí. Tu-bồ-đề, ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát đại thừa, không thể đắc.
[2] T. 27: A-tỳ-đạt-ma  đại tỳ-bà-sa  luận (Abhidharma-mahā-vibhāṣa-śāstra-阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 106, tr. 549a12: Pháp trí, loại trí, đều duyên tứ đế. Tham khảo T. 26: A-tỳ-đạt-ma  phẩm loại túc luận-Abhidharmaprakaraṇa-śāstra-阿毘達磨品類足論,) quyển 1, tr. 694b4-c4.
[3] T. 27: A-tỳ-đạt-ma  đại tỳ-bà-sa  luận (Abhidharma-mahā-vibhāṣa-śāstra-阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 106, tr. 549a13: Thế tục trí, duyên hết thảy pháp.
[4] T. 27: A-tỳ-đạt-ma  đại tỳ-bà-sa  luận (Abhidharma-mahā-vibhāṣa-śāstra-阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 106, tr. 549a12-13: Tha tâm trí, duyên tha tâm tâm sở pháp.
[5] Khổ trí duyên khổ đế.
[6] Tập trí duyên tập đế.
[7] Diệt trí duyên diệt đế.
[8] Đạo trí duyên đạo đế.
[9] T. 27: A-tỳ-đạt-ma  đại tỳ-bà-sa  luận (Abhidharma-mahā-vibhāṣa-śāstra-阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 109, 563a27-29.
[10] T. 26: Chúng sự phần A-tỳ-đàm luận (眾事分阿毘曇論), quyển 1, tr. 631a29-b3; T. 26: A-tỳ-đạt-ma  phẩm loại túc luận (Abhidharmaprakaraṇa-śāstra-阿毘達磨品類足論), quyển 2, tr. 631a29-b3.
 

* Trang 108 *
device

            Pháp trí[1] thì thu nhiếp cả pháp trí, tha tâm trí, khổ trí, tập trí, diệt trí, đạo trí, tận trí và một phần ít vô sanh trí. Tỷ trí cũng như vậy. Thế trí[2] thì thu nhiếp thế trí và một phần ít tha tâm trí. Tha tâm trí[3] thì thu nhiếp tha tâm trí và pháp trí, tỷ trí, thế trí, đạo trí, tận trí và một phần ít vô sanh trí. Khổ trí[4] thì thu nhiếp khổ trí và pháp trí, tỷ trí, tận trí, một phần ít vô sanh trí. Tập trí, diệt trí[5] cũng như vậy. Đạo trí,[6] thì thu nhiếp đạo trí và pháp trí, tỷ trí, tha tâm trí, tận trí, một phần ít vô sanh trí. Tận trí thì thu nhiếp tận trí và pháp trí, tỷ trí, tha tâm trí, khổ trí, tập trí, diệt trí, một phần ít đạo trí. Vô sanh trí cũng như vậy.
            Chín trí tương ưng với tám căn (Ý, hỷ, lạc, xã, tín, tấn, niệm, định căn) trừ tuệ căn, ưu căn, khổ căn. Thế trí tương ưng với mười căn (ý, hỷ, lạc, ưu, khổ, xả, tín, tấn, niệm, định) trừ tuệ căn.[7]

            Pháp trí, tỷ trí, diệt trí tương ưng với không tam muội.[8] Pháp trí, tỷ trí, diệt trí, tận trí, vô sanh trí tương ưng với vô tướng tam muội.
            Pháp trí, tỷ trí, tha tâm trí, khổ trí, tập trí, đạo trí, tận trí, vô sanh trí tương ưng với vô tác tam muội. Pháp trí, tỷ trí, thế trí, khổ trí, tận trí, vô sanh trí tương ưng với vô thường tưởng, khổ tưởng, vô ngã tưởng.[9]
            Thế trí tương ưng với bốn tưởng giữa.[10]
            Pháp trí, tỷ trí, diệt trí, tận trí, vô sanh trí tương ưng với ba tưởng sau cùng.[11]
 

[1] T. 27: A-tỳ-đạt-ma  đại tỳ-bà-sa  luận (Abhidharma-mahā-vibhāṣa-śāstra-阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 167, tr. 843b13-28: Pháp trí thì thu nhiếp pháp trí, năm trí thiểu phần (法智攝法智,五智少分); T. 26, A-tỳ-đạt-ma  phát trí luận (jñānaprasthāna-śāstra-阿毘達磨發智論), quyển 8, tr. 957c2-3: Pháp trí thu nhiếp pháp trí, ngũ trí thiểu phần, nghĩa là tha tâm trí, khổ, tập, diệt, đạo trí. (法智攝法智, 五智少分. 謂他心智, 苦, 集, 滅, 道智)
[2] T. 27: A-tỳ-đạt-ma  đại tỳ-bà-sa  luận (Abhidharma-mahā-vibhāṣa-śāstra-阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 167, tr. 844a21-23: Thế tục trí cũng nhiếp tha tâm trí thiểu phần. (世俗智亦攝他心智少分); T. 26: A-tỳ-đạt-ma  phát trí luận (jñānaprasthāna-śāstra-阿毘達磨發智論), quyển 8, tr. 957c6: Thế tục trí thu nhiếp thế tục trí, tha tâm trí thiểu phần (世俗智攝世俗智, 他心智少分).
[3] T. 27: A-tỳ-đạt-ma  đại tỳ-bà-sa  luận (Abhidharma-mahā-vibhāṣa-śāstra-阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 167, tr. 843c10-12: Tha tâm trí thu nhiếp tha tâm trí, nhiếp bốn trí thiểu phần: có nghĩa là tha tâm trí cũng thu nhiếp pháp trí, loại trí, thế tục trí, đạo trí thiểu phần.
[4] T. 27: A-tỳ-đạt-ma  đại tỳ-bà-sa  luận (阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 167, tr. 844a26-28: Khổ trí thu nhiếp khổ trí, nhị trí thiểu phần. Nghĩa là khổ trí cũng thu nhiếp pháp trí, loại trí thiểu phần; T. 26: A-tỳ-đạt-ma  phát trí luận, quyển 8, tr. 957c6-7: Khổ trí thu nhiếp khổ trí, nhị trí thiểu phần. Nghĩa là pháp và loại trí. 
[5] ) T. 27: A-tỳ-đạt-ma  đại tỳ-bà-sa  luận (Abhidharma-mahā-vibhāṣa-śāstra- 阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 167, tr. 844a28-b1: Tập trí thu nhiếp tập trí, nhị trí thiểu phần. Diệt trí thu nhiếp diệt trí, nhị trí thiểu phần, đều như khổ trí đã nói; T. 26: A-tỳ-đạt-ma  phát trí luận, quyển 8, tr. 957c7-8: Tập trí thu nhiếp tập trí, nhị trí thiểu phần. Nghĩa là pháp và loại trí.
[6] T. 27: A-tỳ-đạt-ma  đại tỳ-bà-sa  luận (Abhidharma-mahā-vibhāṣa-śāstra-阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 167, tr. 844b1-3: Đạo trí thu nhiếp đạo trí là, cũng như khổ trí đã nói, tam trí thiểu phần, nghĩa là đạo trí cũng thu nhiếp pháp trí, loại trí, tha tâm trí thiểu phần.; T. 26: A-tỳ-đạt-ma  phát trí luận (Abhidharma-mahā-vibhāṣa-śāstra-阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 8, tr. 957c9-10: Đạo trí thu nhiếp đạo trí, tam trí thiểu phần. Nghĩa là pháp, loại và tha tâm trí. (道智攝道智, 三智少分. 謂法, 類, 他心智).
[7] T. 27: A-tỳ-đạt-ma  đại tỳ-bà-sa  luận (Abhidharma-mahā-vibhāṣa-śāstra-阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 104, tr. 786b27-29.
[8] T. 27: A-tỳ-đạt-ma  đại tỳ-bà-sa  luận (Abhidharma-mahā-vibhāṣa-śāstra-阿毘達磨大毘婆沙論), quyển, 106, tr. 549a17-21.
[9] Xem T. 25: Đại trí độ luận quyển 23, Thập tưởng.
[10] Bốn tưởng giữa, tức là thực bất tịnh tưởng, hết thảy thế gian không thể lạc tưởng, tử tưởng, bất tịnh tưởng.
[11] Ba tưởng sau cùng, tức là đoạn tưởng, ly dục tưởng và tận tưởng.
 

* Trang 109 *
device

           Có người nói: thế trí hoặc tương ưng với ly tưởng. Pháp trí duyên chín trí, trừ tỷ trí. Tỷ trí cũng như vậy. Thế trí, tha tâm trí, tận trí, vô sanh trí duyên mười trí. Khổ trí, tập trí duyên thế trí và tha tâm trí hữu lậu. Diệt trí không duyên trí. Đạo trí duyên chín trí, trừ thế trí. Pháp trí, tỷ trí có đủ 16 hành tướng (ṣoḍaśākārāh),[1] tha tâm trí có 4 hành tướng.[2] Khổ trí, tập trí, diệt trí, đạo trí mỗi mỗi có 4 hành tướng.[3] Tận trí, vô sanh trí đều có 14 hành tướng, trừ tướng không, tướng vô ngã.[4] Trong noãn pháp, đảnh pháp, nhẫn pháp, thế trí có 16 hành tướng, trong thế đệ nhất pháp, thế trí có 4 tưởng, ngoải ra không có tướng (là quán tướng. 16 hành tướng cũng gọi là 16 thánh hạnh, 16 hạnh).
            Mới bắt đầu vòa vô lậu tâm thành tựu một thế trí; qua tâm thứ hai tăng thêm khổ trí, pháp trí. Đến tâm thứ tư tăng thêm tỷ trí; đến tâm thư sáu tăng thêm tập trí; đén tâm thứ mười tăng thêm diệt trí; đến tâm thứ mười bốn tăng thêm đạo trí; nếu lìa dục thì tăng thêm tha tâm trí; ở vô học đạo thì tăng thêm tận trí; được bất hoại giải thoát thì tăng thêm vô sanh trí.
            Trong vô lậu tâm bắt đầu không tu trí; trong tâm thứ hai thời hiện tại và vị lai tu 2 trí; trong tâm thứ tư, hiện tại tu 2 trí, vị lai tu 3 trí; trong tâm thứ sáu hiện tại và vị lai tu 3 trí; trong tâm thứ tám hiện tại tu 2; vị lai tu 3 trí; trong tâm thứ mười hiện tại tu 2 trí; trong tâm thứ mười hai hiện tại tu 2 trí; vị lai tu 3 trí; trong tâm thứ mười bốn hiện tại và vị lai tu 2 trí; trong tâm thứ mười sáu
 

[1] T. 27: A-tỳ-đạt-ma  đại tỳ-bà-sa  luận (Abhidharma-mahā-vibhāṣa-śāstra-阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 106, tr. 548c26-29: Hành tướng là: pháp trí, loại trí cả hai tạo thành 16 trí. Tha tâm trí: vô lậu tạo thành đạo bốn hành tướng. Hữu lậu tạo thành bất minh liễu hành tướng. Thế tục trí: tạo thành 16 hành tướng, cũng tác thành các hành tướng khác. khổ tập diệt đạo trí: mỗi mỗi đế tác thành bốn hành tướng:
Khổ đế bốn tướng: vô thường (anitya), khổ (duḥkha), không (śūnya),  vô ngã (anātman).
Tập đế bốn tướng: nhân (hetu), tập (samudaya), sanh (prabhava), duyên (pratyaya). 
Diệt đế bốn tướng: diệt (nirodha), tịnh (śānta), diệu (pranīta), ly (niḥsaraṇa).
Đạo đế bốn tướng: đạo (mārga), như (nyāya), hành (pratipad), xuất (nairyāṇika).
[2] T. 27: A-tỳ-đạt-ma  đại tỳ-bà-sa  luận (Abhidharma-mahā-vibhāṣa-śāstra-阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 99, tr. 513b1-2.
[3] T. 27: A-tỳ-đạt-ma  đại tỳ-bà-sa  luận (Abhidharma-mahā-vibhāṣa-śāstra-阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 106, tr. 548c29: khổ tập diệt đạo trí mỗi mỗi tác thành bốn hành tướng (苦, 集, 滅, 道智各作四行相).
[4] T. 27: A-tỳ-đạt-ma  đại tỳ-bà-sa  luận (Abhidharma-mahā-vibhāṣa-śāstra-阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 36, tr. 189c19-25; quyển 105, tr. 546c1-13.
 

* Trang 110 *
device

hiện tại tu 2 trí, vị lai tu 6 trí; nếu lìa dục thời tu 7 trí.[1] Tu-đà-hoàn muốn xa lìa kiết sử cõi Dục, trong 17 tâm[2] tu 7 trí; trừ tha tâm trí, tận trí, vô sanh trí; trong tâm giải thoát thứ 9 tu 8 trí, trừ tận trí, vô sanh trí; người ở vị kiến giải chuyển được vị kiến đắc ở trong vô gián và giải thoát đạo tu 6 trí, trừ tha tâm trí, thế trí, tận trí, vô sanh trí, trong khi lìa dục của 7 địa, trong vô gián đạo tu 7 trí, trừ tha tâm trí, tận trí, vô sanh trí; trong giải thoát đạo tu 8 trí, trừ tận trí, vô sanh trí. Trong khi lìa dục của cõi Hữu đảnh, trong vô gián đạo tu 6 trí, trừ tha tâm trí, thế trí, tận trí, vô sanh trí; trong 8 giải thoát đạo tu 7 trí, trừ thế trí, tận trí, vô sanh trí; người vô học sở tâm ở giải thoát thứ 9 và bắt thời giải thoát tu mười trí và hết thảy thiện căn hữu lậu vô lậu. Nếu người được thời giải thoát thì tu 9 trí và hết thảy thiện căn hữu lậu vô lậu.
           Các loại như vậy như ở trong môn A-tỳ-đàm có phân biệt nói rộng. Tướng phân biệt theo như thật trí sẽ được nói rộng ở phẩm chót của kinh Bát-nhã Ba-la-mật này.[3]
            Lại nữa, có người nói: Pháp trí là biết năm uẩn ở cõi dục là vô thường, khổ, không, vô ngã, biết các do nhân duyên hòa hợp sanh, đó là vô minh làm duyên cho hành, cho đến sanh làm duyên cho già chết, như Phật nói với Phạm chí Tu-thi-ma rằng: Trước dùng pháp tri phân biệt các pháp sau dùng Niết-bàn trí.[4]
           Tỷ trí thì biết năm uẩn hiện tại, quá khứ, vị lai là vô thường, khổ, không, vô ngã và biết năm thọ uẩn trong
 

[1] T. 27: A-tỳ-đạt-ma  đại tỳ-bà-sa  luận (Abhidharma-mahā-vibhāṣa-śāstra-阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 107, tr. 552b26-29: Đạo loại trí thời, vô tha tâm trí là hiện tại tu đạo, loại hai trí. Vị lai tu lục trí trừ thế tục, tha tâm trí. Hữu tha tâm trí là hiện tại tu đạo, loại hai trí. Vị lai tu bảy trí, trừ thế tục trí.
[2] 17 tâm: 9 vô gián và 8 giải thoát.
[3] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh  (mahāprajñāpāramitā-摩訶般若波羅蜜經), quyển 5, 21.
[4] T. 2: Tạp a-hàm kinh (Saṃyuktāgama-雜阿含經), quyển 14, kinh số 347, tr. 97b5-6.
 

* Trang 111 *
device

cõi Sắc cõi vô sắc là vô thường, khổ, không, vô ngã cũng như vậy; ví như thấy lửa hiện tại hay đốt mà so sánh biết lửa ở quá khứ, vị lai và quốc độ khác cũng như vậy.
Tha tâm trí thì biết tâm tâm số pháp của chúng sanh khác.
            Hỏi: Nếu biết cả tâm và tâm số pháp của người khác, cớ sao chỉ nói là biết tha tâm ?
            Đáp: Tâm là chủ nên chỉ nói biết tha tâm. Nếu nói tâm nên biết đã nói tâm số pháp trong đó.
            Thế trí là giả trí, Thánh nhân biết thật pháp, còn phàm phu chỉ biết giả danh, như nóc, đòn tay, cột, vách gọi là nhà, chỉ biết việc như vậy, chẳng biết nghĩa thật; ấy gọi là thế trí.
            Khổ trí là dùng khổ tuệ quở mắng năm thọ uẩn.
            Hỏi: Năm thọ uẩn cũng vô thường, cũng khổ, cũng không, cũng vô ngã, cớ sao chỉ nói khổ trí mà không nói vô thường, không, vô ngã trí?
            Đáp: Vì là khổ đế cho nên nói khổ trí, tập đế cho nên nói tập trí, diệt đế cho nên nói diệt trí, đạo đế cho nên nói đạo trí.
            Hỏi: Năm thọ uẩn có đủ thứ xấu ác cớ sao chỉ nói nó là khổ đế, không nói nó là vô thường đế, không, vô ngã đế?
            Đáp: Nếu nói nó là vô thường, không, vô ngã đế cũng không phá hoại pháp tướng; song vì chúng sanh phần nhiều đắm vui, sợ khổ cho nên Phật chê thế gian hết thảy đều khổ,

* Trang 112 *
device

để khiến lìa bỏ. Đối với vô thường, không, vô ngã, chung sanh không sợ lắm cho nên Phật không nói.
            Lại nữa, trong phật pháp năm thọ uẩn còn có tên khác gọi là khổ (ngũ ấm xí thạnh khổ) vì vậy chỉ nói khổ là khổ trí; hoặc hữu lậu hoặc vô lậu. Nếu ở tại noãn pháp, đảnh pháp, nhẫn pháp, thế gian đệ nhất pháp là hữu lậu, nếu nhập vào kiến đế đạo, là vô lậu, vì cớ sao ? Vì từ noãn pháp đến thế gian đệ nhất pháp có 4 cách quán khổ, tập trí, diệt trí, đạo trí cũng như vậy.
            Lại nữa, khổ trí là biết khổ tướng thật không sanh, tập trí là biết hết thảy pháp lìa nhau, không có hòa hợp, diệt trí là biết các pháp thường tịch diệt như Niết-bàn. đạo trí là biết hết thảy pháp thường thanh tịnh, không chánh không tà; tận trí là biết hết thảy pháp không gì có được, vô sanh trí là biết hết thảy pháp sanh không thật, không nhất định nên không sanh. Như thật trí là điều mười trí kia không biết được nhờ như thật trí biết được.
            Mười trí có mỗi mỗi tướng, mỗi mỗi duyên, mỗi mỗi sai khác, mỗi mỗi có quán pháp riêng, còn trong như thật trí thì không tướng, không duyên, không sai khác, diệt hết các quán pháp, cũng không có tâm năng quán. Trong mười trí có pháp nhãn, tuệ nhãn, trong như thật trí chỉ có Phật nhãn.
            Mười ba trí thì A-la-hán, Bích-chi-phật và Bồ-tát chung có, còn như thật trí chỉ riêng Phật có, vì cớ sao? Vì chỉ riêng Phật có pháp không hư dối, nên biết như thật trí chỉ riêng Phật có.

* Trang 113 *
device

            Lại nữa, mười trí khi nhập vào như thật trí thì mất tên gọi cũ; chỉ còn một thật trí, ví như các dòng nước ở mười phương đều vào biển cả, bỏ tên gọi cũ, mà chỉ gọi là nước biển. Như vậy là phân biệt lý nghĩa 11 trí. Đây là nói lược.
            KINH: Ba Tam-muội (traya samādhaya): Tam-muội có giác có quán, Tam-muội không có giác có quán, Tam-muội không giác không quán.
            LUẬN: Hết thảy thiền định nhiếp tâm, đều gọi là Tam-ma-đề. Trung Hoa dịch là “Chánh tâm hành xứ” (Chỗ của chánh tâm đi), Tâm này từ thế giới vô thỉ lại đây, thường quanh co không ngay thẳng, khi được chỗ chánh tâm đi này thời tâm ngay thẳng, ví như rắn đi thường cong queo mà khi nào ống tre thời thẳng. Ba Tam-muội này,[1] ở dục giới vị đáo địa và sơ thiền thì tương ưng với giác và quán nên gọi là có giác có quán.[2] Ở thiền trung gian chỉ tương ưng với quán nên gọi là không giác có quán,[3] từ đệ nhị thiền lên đến Hữu đảnh địa, chẳng tương ưng với giác quán cho nên gọi là không giác không quán.
            Hỏi: Tâm số pháp tương ưng với tam-muội có đến 20 thứ,[4] cớ sao đây chỉ nói giác và quán?
            Đáp: Vì giác quán ấy làm nhiễu loạn tam-muội cho nên nói. Hai sự giác quán tuy là lành, nhưng mà giặc của tam-muội, khó có thể lìa bỏ.
 

[1] T. 1: Trung a-hàm kinh (Madhyamāgama-中阿含經), quyển 17, kinh số 72, Trường thọ vương bổn khởi kinh (長壽王本起經), tr. 538c3-4.
[2] T. 29: A-tỳ-đạt-ma  câu xá luận (Abhidharmakośa-śāstra-阿毘達磨俱舍論), quyển 28, tr. 149c8-9: Có tầm có tứ tam ma-địa, nghĩa là cùng tầm tứ tương ưng đẳng trì, thiền thứ nhất này và vị chí nhiếp. (tasmād dhyānāntarādadhaḥsamādhiḥ savitarkaḥ savicāraḥ, prathamaṃ dhyānamanāgamyaṃ ca). 
[3] T. 29: A-tỳ-đạt-ma  câu xá luận (Abhidharmakośa-śāstra-阿毘達磨俱舍論), quyển 28, tr. 149c9-10: tatra dhyānāntaraṃ tāvadavitarko vicāramātraḥ samādhiriti jñāpitam; vitarkamātrapratiṣeghāt.  
[4] T. 28: A-tỳ-đàm tâm luận (Abhidharmahṛdaya-śāstra-阿毘曇心論), quyển 1, tr. 811a14-15: Thiện danh nghĩa là tịnh tâm, có thể chuyển thành ái quả, tâm này tương ưng với tam muội có đến 20 thứ: 10 đại thiện địa pháp (tưởng, dục, cánh lạc, tuệ, niệm, tư, giải thoát, tác ý, định, thống) giác, quán, tín, tấn, cần, bất phóng dật, thiện căn, hộ, tàm, quý.
 

* Trang 114 *
device

            Có người nói: Tâm có giác quán là không có tam-muội, cho nên Phật nói tam-muội có giác có quán, chỉ không bền chắc thôi. Khi sức giác quán bé nhỏ là có thể được có tam-muội; giác quán ấy có thể sanh tam-muội cũng có thể hoại tam-muội; ví như gió hay sanh mưa mà cũng có thể làm tan mưa. Ba thứ giác quán lành có thể phát sanh Sơ thiền, khi được Sơ thiền phát sanh hoan hỷ lớn mà vì giác quán nên tâm tấn loại, trở lại bị mất, vì lẽ đó nên chỉ nói đến giác quán.[1]
            Hỏi: Giữa giác và quán có gì sai khác?
            Đáp: Tướng trạng tâm thô gọi là giác, tướng trạng tâm tế gọi là quán. Tướng trạng tâm phát khởi trong khi mới duyên cảnh là giác, tiếp sau phân biệt trù lượng tốt xấu là quán.
            Có thứ giác thô là giác tham dục, giác sân hận, giác não hại. Có ba thứ giác lành là giác ra khỏi, giác không sân hận, giác không não hại.[2] Có ba thứ giác tế là giác về bà con, giác về quốc độ, giác về không chết.[3] Trong đó sáu thứ giác làm chướng ngại tam-muội, ba thứ lành có thể mở cửa Tam-muội, nếu giác quán quá nhiều thì trở lại làm mất tam-muội; như gió có thể đẩy thuyền, mà gió qua thì làm hư thuyền. Như vậy là các cách phân biệt giác quán.
            Hỏi: Kinh nói ba pháp là pháp có giác có quán, pháp không giác có quán, pháp không giác không quán. Địa vị có giác có quán, địa vị không giác có quán, địa vị không giác có quán, địa vị không giác không quán. Sao nay chỉ nói ba thứ tam-muội?
 

[1] T. 1: Trung a-hàm kinh Madhyamāgama-中阿含經), quyển 50, kinh số 192, Gia lâu ô đà di kinh (加樓烏陀夷經), tr. 743b2-3.
[2] T. 1: Trung a-hàm kinh (Madhyamāgama-中阿含經), quyển 25, kinh số 102, Niệm Phật (念經), tr. 589a14-18.
[3] T. 2: Tạp a-hàm kinh (Saṃyuktāgama-雜阿含經), quyển 16, kinh số 410, tr. 109c4-6.
 

* Trang 115 *
device

            Đáp: Khéo, hay mà dùng được thì lấy.
Pháp có giác có quán là pháp tương ưng với giác quán ở tại Dục giới, vị đáo địa và Sơ thiền, hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc vô thường.
            Pháp không giác có quán là pháp tương ưng với quán ở tại thiền trung gian (ở giữa sơ thiền và nhị thiền) hoặc thiện, hoặc vô ký.
            Pháp không giác không quán là pháp lìa hết thảy giác quán, hết thảy sắc, tâm bất tương ưng hành và vô vi.
            Địa vị có giác có quán là dục giới vị đáo địa và Phạm Thế. (Sơ thiền Phạm thiên). Địa vị không giác có quán là Thiền). Địa vị không giác có quán là thiền trung gian; khéo tu thì làm vua Đại phạm ở địa vị này.

            Địa vị không giác không quán là hết thảy cõi trời Quang âm, hết thảy cõi trời Biến tịnh, trời Quảng quả (Vô tưởng), hết thảy cõi trời Vô sắc. Trong đây thượng diệu là pháp tam-muội.
            Những tam-muội gì? Từ không, vô tướng, vô tác ba tam-muội cho đến Kim-cang, các Tam-muội của A-la-hán, Bích-chi-phật, Tam-muội quán mười phương Phật, cho đến Tam-muội Thủ-lăng-nghiêm, từ Tam-muội đoạn tất cả nghi cho đến Tam-muội của chư Phật như Tam-muội vương Tam-muội v.v...Các cách phân biệt như vậy, đã lược nói nghĩa của ba Tam-muội.
            KINH: Ba căn là căn chưa biết muốn biết, căn biết, căn đã biết.[1]
 

[1] Tam căn: Căn chưa biết muốn, căn biết, căn đã biết.
 

* Trang 116 *
device

            LUẬN: “Căn chưa biết muốn biết” là 9 căn vô lậu hòa hợp. Người pháp hành ở trong kiến đế đạo gọi là căn chưa biết muốn biết gồm 9 căn vô lậu là năm căn tín, tấn, niệm, định, tuệ và hỷ, lạc, xả căn, ý căn. Người tín giải và kiến đắc ở trong tư duy đạo thì 9 căn này chuyển thành “căn biết.” Ở trong vô học đạo thì 9 căn này gọi là “căn đã biết.”
            Hỏi: Tại sao trong 22 căn (dvāviṃśatīndriyāṇi)[1] chỉ chọn lấy 3 căn ấy? (22 căn là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, năm căn, nữ căn, mạng căn, ưu, khổ, hỷ, lạc, xả căn, ý căn, tín, tấn, niệm, định, tuệ căn, căn chưa biết muốn, căn biết, căn đã biết).
            Đáp: Có tướng trạng lanh lợi hiểu biết rõ ràng tự tại gọi là căn, 19 căn kia vì căn tướng không đấy đủ, nên không lấy, còn 3 căn này lanh lợi, có thể vào thẳng đến Niết-bàn, là chủ trong các pháp hữu vi, được tự tại, hơn các căn kia.
            Lại nữa, mười căn đầu chỉ là hữu lậu, không có lợi ích, 9 căn giữa thì bất định hoặc hữu lậu hoặc vô lậu, cho nên không nói Bồ-tát phải đầy đủ các căn đó.
            Hỏi: Mười tưởng trên kia cũng là hữu lậu vô lậu, cớ sao nói phải đầy đủ?
            Đáp: Mười tưởng đều là pháp trợ đạo để cầu Niết-bàn. Còn năm tín v.v... tuy là thiện pháp, nhưng không phải đều để cầu Niết-bàn, như trong A-tỳ-đàm nói: Ai thành tựu tín căn v.v...? ...Người không đoạn thiện căn.[2]
            Lại nữa, nếu năm thanh tịnh thời đã biến thành
 

[1] T. 27: A-tỳ-đạt-ma  đại tỳ-bà-sa  luận (Abhidharma-mahā-vibhāṣa-śāstra-阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 71, tr. 366a12-16; T. 28: A-tỳ-đàm tỳ-bà-sa  luận (Abhidharma-mahā-vibhāṣa-śāstra-阿毘曇毘婆沙論), quyển 37, tr. 270b21-24; T. 26: Chúng sự phần A-tỳ-đàm luận (眾事分阿毘曇論), quyển 4, tr. 646b19-22; T. 26: A-tỳ-đàm bát kiền độ luận (阿毘曇八犍度論), quyển 21, tr. 867a20-23; T. 26: A-tỳ-đạt-ma  phát trí luận (jñānaprasthāna-śāstra-阿毘達磨發智論), quyển 14, tr. 991b23-26; Abhidharmakośa-śāstra: chương 2 (dhātunirdeśaḥ): cakṣurindriyam, śrotrendriyam, ghrāṇendriyam, jihvendriyam, kāyendriyam, mana-indriyam, strīndriyam, puruṣendriyam, jīvitendriyam, sukhendriyam, duḥkhendriyam, saumanasyendriyam, daurmanasyendriyam, upekṣendriyam, śraddhendriyam, vīryendriyam, smṛtīndriyam, samādhīndriyam, prajñendriyam, anājñātamājñāsyāmīndriyam, ājñendriyam, ājñātāvīndriyamiti.
[2] T. 26: A-tỳ-đạt-ma  phát trí luận (jñānaprasthāna-śāstra-阿毘達磨發智論), quyển 6, tr. 947a9-10: tín v.v… năm căn, không đoạn thiện căn thành tựu, đã đoạn thiện căn không thành tựu; T. 26: A-tỳ-đàm bát kiền độ luận (阿毘曇八犍度論), quyển 8, tr. 807a15-16; T. 27: A-tỳ-đạt-ma  đại tỳ-bà-sa  luận (Abhidharma-mahā-vibhāṣa-śāstra-阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 146, tr. 748a26-28: Dị sanh: nghĩa là đoạn thiện căn. Tín v.v… các căn, người không đoạn thiện sở khởi, người không đoạn thiện căn sở khởi. 
 

* Trang 117 *
device

vô lậu và đã nhiếp vào trong ba căn vô lậu rồi. Trong ba căn này chắc có ý căn, trong ba thọ (hỷ, lạc, xả) chắc có một thọ. Vì vậy nên chỉ nói ba căn.
            Lại nữa, hai mươi hai căn có thiện có bất thiện, có vô ký lẫn lộn, cho nên không nói phải đầy đủ. Ba căn này nhiếp vào thọ uẩn, hành uẩn, thức uẩn. Căn chưa biết muốn biết ở tại 6 địa, căn biết, căn đã biết ở tại 9 địa. Ba căn duyên bốn đế, tương ứng với sáu tưởng. Căn chưa biết muốn biết làm nhân cho ba căn; căn biết làm nhân cho hai căn; căn đã biết chỉ làm nhân cho căn đã biết. Căn chưa biết muốn biết thứ lớp sanh hai căn; căn biết thứ lớp sanh hoặc sanh căn hữu lậu, hoặc sanh căn biết, hoặc sanh căn đã biết; căn đã biết hoặc sanh hữu lậu, hoặc sanh căn đã biết. Như vậy là theo môn A-tỳ-đàm phân biệt nói rộng.[1]
            Lại nữa, căn chưa biết muốn biết là thật tướng các pháp. Vì chưa biết muốn biết nên sanh năm căn tín v.v... sức của năm căn này có thể biết được thật tướng các pháp, như người khi mới vào bào thai có được hai căn là thân căn và mạng căn. Bấy giờ như cục thịt, chưa đủ các căn, chưa thể biết được gì. Khi năm căn thành tựu mới biết được năm trần. Bồ-tát cũng như vậy, khi mới phát tâm muốn làm Phật, chưa đầy đủ năm căn ấy, tuy có nguyện muốn biết thật tướng các pháp, nhưng không thể biết được. Bồ-tát khi phát sanh năm căn tín v.v...thời có thể biết thật tướng các pháp, như con mắt, do bốn đại và bốn đại tạo sắc hòa hợp gọi là mất, lúc đầu tuy có bốn đại bốn đại tạo sắc mà vì chưa thanh tịnh nên không gọi
 

[1] T. 27: A-tỳ-đạt-ma  đại tỳ-bà-sa  luận (Abhidharma-mahā-vibhāṣa-śāstra-阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 144, tr. 738a8-747c11.
 

* Trang 118 *
device

là nhãn căn. Người dứt thiện căn, tuy có tín mà chưa thanh tịnh nên không gọi là căn.
              Nếu Bồ-tát được năm căn tín v.v... thời bấy giờ có thể tin các pháp thật tướng[1] là bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, phi hữu phi vô, phi thủ, phi xã, chân tịnh như hư không, không thể chỉ, không thể nói, vượt qua mọi thứ ngôn ngữ, ra ngoài hết thảy tâm tâm số pháp, sở hành như Niết-bàn; ấy là Phật pháp.
Bồ-tát do sức tin căn nên hay lảnh thọ; do sức tinh tấn căn nên siêng tu không thối chuyển; do sức niệm căn nên không để cho pháp bất thiện xen vào, thu nhiếp các pháp thiện; do sức định căn nên khi tâm tán loạn vào năm dục có thể thu nhiếp lại vào trong thật tướng; do sức tuệ căn nên đối với trí tuệ Phật có được nghĩa vị ít nhiều không thể bị hư hoại.
             Năm căn nương nơi ý căn, chắc cùng với thọ hoặc, hoặc hỷ, hoặc lạc, hoặc xả, nương căn ấy mà vào Bồ-tát vị, cho đến khi chưa được quả vị vô sanh pháp nhẫn, ở trong giai đoạn ấy là căn chưa biết muốn biết. Trong đó biết thật tướng các pháp rõ ràng nên gọi là biết. Từ đó chứng được quả vô sanh pháp nhẫn ở địa vị bất thối chuyển (avaivartika), được thọ ký, cho đến mãn mười địa, ngồi đạo tràng, được Kim-cang Tam-muội (Vajrasamādhi). Ở trong giai đoạn đó gọi là căn biết. Dứt hết thảy tập khí phiền não, chứng được Vô thượng chánh đẳng chánh giác (anuttarā-saṃyak-saṃbodhi), trí tuệ biết khắp hết thảy pháp khả tri; ấy gọi là căn đã biết.
 
(Hết cuốn 23 theo bản Hán).
 

[1] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (mahāprajñāpāramitā-摩訶般若波羅蜜經), quyển 2, tr. 231b13-14, quyển 3, 4, 6,23, 27.
 

* Trang 119 *
device

Xem mục lục