Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (8)


Xem mục lục
CHƯƠNG 28
GIẢI THÍCH: TƯỚNG BÁT-NHÃ
            Hỏi: Sao chỉ gọi riêng Bát-nhã Ba-la-mật là Đại (Ma-ha), mà không gọi năm Ba-la-mật kia?
            Đáp: Ma-ha (mahā), Trung Hoa dịch là Đại, Bát-nhã-(prajñā) dịch là Tuệ. Ba-la-mật (pāramitā) dịch là Đáo bỉ ngạn. Vì đến được bờ kia của biển cả trí tuệ, đến bờ mé của hết thảy trí tuệ, đến chỗ cùng tột nên gọi là đáo bỉ ngạn. Chư Phật trong ba đời mười phương lớn bậc nhất, thứ đến là Bồ-tát, Bích-chi Phật, Thanh-văn; bốn bậc đại nhân ấy đều từ Bát-nhã Ba-la-mật xuất sanh cho nên gọi là Đại.
            Lại nữa, nó hay đem lại cho chúng sanh quả báo lớn, vô lượng vô tận, thường không biến khác, gọi là Niết-bàn. Còn năm Ba-la-mật kia không được như vậy. Bố thí v.v... mà lìa Bát-nhã Ba-la-mật thì chỉ đem lại cho chúng sanh quả báo thế gian, cho nên không được gọi là Đại.
            Hỏi: Cái gì là trí tuệ?
            Đáp: Bát-nhã Ba-la-mật thu nhiếp tất cả trí tuệ; vì cớ sao, vì Bồ-tát cầu Phật đạo nên phải học tất cả pháp, được tất cả trí tuệ; đó là trí tuệ  của Thanh-văn, Bích-chi Phật, Phật. Trí tuệ ấy có ba thứ: Học, vô học, phi học phi vô học.[1] Trí phi
 

[1] T. 29: A-tỳ-đạt-ma câu xá luận (Abhidharmakośa-śāstra-俱舍論), quyển 24, Hiền thánh phẩm (Mārgapudgalanirdeśa-分別賢聖品), tr. 126a.
 

* Trang 695 *
device

học phi vô học là như càn huệ địa,[1] bất tịnh quán, an-na-bát-na, tứ niệm xứ thuộc Dục giới, noãn pháp, đảnh pháp, nhẫn pháp, thế đệ nhất pháp v.v... Trí học là khổ pháp trí, nhẫn, tuệ, cho đến hướng A-la-hán, Kim-cang tam muội tuệ trong vô ngại đạo (vô gián đạo) thứ chín. Trí vô học là A-la-hán với trí giải thoát thứ chín (giải thoát đạo). Từ đó về sau, hết thảy trí vô học như Tận trí, Vô sanh trí v.v... Trí tuệ cầu đạo Bích-chi Phật cũng như vậy.
            Hỏi: Nếu Bích-chi Phật đạo cũng như vậy, thời làm sao phân biệt giữa Thanh-văn và Bích-chi Phật?
            Đáp: Đạo tuy một thứ mà dụng trí có khác. Nếu lúc chư Phật không xuất hiện, hoặc lúc Phật pháp đã diệt, người ấy do nhân duyên đời trước, tự xuất phát trí tuệ, không theo người khác nghe, do tự trí tuệ đắc đạo. Như một Quốc vương đi dạo chơi ở trong vườn, ban mai trong sáng trông thấy rừng cây hoa quả tốt tươi, rất đáng ưa vui. Vua ăn xong nằm nghỉ, các đại phu thể nữ của vua, chung nhau hái hoa, bẻ phá cây rừng, vua thức dậy, thấy cây bị hủy hoại, mà tự giác ngộ: “Tất cả thế gian vô thường, biến hoại, đều cũng như vậy!.” Suy nghĩ như vậy, tâm đạo vô lậu phát sanh, dứt hết kiết sử, chứng đắc đạo Bích-chi Phật, đủ sáu thần thông, liền bay đến giữa rừng yên vắng. Nhân duyên như vậy, do phước đức, nguyện hạnh, quả báo đời trước, đời nay thấy được một ít nhân duyên mà chứng thành đạo Bích-chi Phật. Như vậy là sai khác.
            Lại nữa, Bích-chi Phật có hai hạng:  Một gọi là Độc
 

[1] Tham khảo Đại trí độ luận, quyển 75.
 

* Trang 696 *
device

giác (Vargacārin),[1] hai gọi là Duyên giác (khaḍgaviṣāṇakalpa). Duyên giác như trên đã nói. Độc giác là người này trong đời này thành đạo, tự mình giác ngộ không theo người khác nghe, ấy gọi là Độc giác Bích-chi-ca Phật.
            Độc giác Bích-chi-ca Phật có hai hạng: 1- Vốn là học nhân, sanh trong loài người, lúc bấy giờ không có Phật, Phật pháp đã diệt, vị Tu-đà-hoàn này đã mãn bảy phen sanh, không còn phải sanh phen thứ tám, tự được thành đạo. Người này không gọi là Phật, không gọi là A-la-hán, chỉ gọi là Tiểu Bích-chi-ca Phật, cùng với A-la-hán không khác. Hoặc có vị không bằng Đại A-la-hán Xá-lợi-phất v.v... 2.- Là Đại Bích-chi Phật, trong một trăm kiếp tạo công đức, tăng trưởng trí tuệ, được phần ba mươi hai tướng, hoặc được ba mươi mốt tướng, ba mươi tướng, hai mươi chín tướng, cho đến một tướng trong chín hạng A-la-hán;[2] trí tuệ thông lợi hơn, vào được trong tổng tướng, biệt tướng của các pháp thậm thâm, lâu ngày tu tập định, thường ưa ở một mình. Tướng trạng như vậy, gọi là Đại Bích-chi Phật, vì thế mà có sai khác.
            Người cầu Phật địa, từ khi mới phát tâm khởi nguyện: Nguyện tôi làm Phật độ thoát chúng sanh, được hết thảy Phật pháp, thực hành sáu Ba-la-mật; phá chúng Ma quân và các phiền não, được Nhất thiết trí, thành tựu Phật đạo, cho đến vào Vô-dư Niết-bàn. Tùy theo bản nguyện bản hạnh, từ trung gian ấy có được trí tuệ, hết thảy tổng tướng biệt tướng đều biết hết; ấy gọi là trí tuệ của Phật đạo. Ba thứ trí tuệ ấy đều biết cả, đến tận cùng bờ mé nó; do vậy nên nói là đến bờ
 

[1] T. 29: Câu xá luận (Abhidharmakośa-śāstra-俱舍論), quyển 12, tr. 64a, quyển 23, tr. 120c.
[2] T. 1: Trung a-hàm  kinh (Madhyamāgama-中阿含經), quyển 30, Đại phẩm phước điền kinh (大品福田經), tr. 516a17-19: Thế nào gọi là chín Vô học nhơn? 1. Tư pháp, 2. thăng tấn pháp, 3. bất động pháp, 4. thối pháp, 5. bất thối pháp, 6. hộ pháp: hộ thời không thối, bất hộ thời thối, 7. thật trú pháp, 8. tuệ giải thoát, 9. câu giải thoát, ấy là chín vô học nhơn.
 

* Trang 697 *
device

trí tuệ.
            Hỏi: Nếu như đã nói hết thảy trí tuệ đều nên vào, hoặc thế gian, hoặc xuất thế gian; sao chỉ nói trí tuệ của ba thừa đến tận cùng bờ nó, mà không nói các trí khác?
            Đáp: Trí tuệ ba thừa là thật trí tuệ, các trí khác đều là hư vọng. Bồ-tát tuy biết mà không chuyên làm. Như trừ núi Ma-lê, các núi khác không sản xuất cây hương Chiên-đàn. Hoặc ở chỗ khác có lời nói hay, đều từ trong Phật pháp mà có được. Từ nơi phi Phật pháp, mới nghe tuy hay ho, mà lâu thời không đẹp; thí như sữa bò sữa lừa, sắc nó tuy giống nhau, mà sữa bò thời thành váng sữa, sữa lừa thời thành phân. Lời Phật pháp và lời của ngoại đạo đều nói: Không giết, không trộm, từ mẫn chúng sanh, nhiếp tâm lìa dục; và quán “không” tuy đồng, nhưng lời ngoại đạo nói lúc đầu tuy in tuồng đẹp, mà cùng tột chỗ về thời là hư dối. Tất cả ngoại đạo đều mắc vào ngã kiến. Nếu thật có ngã thời nó phải rơi vào hai chỗ là tướng hủy hoại, hoặc là tướng không hủy hoại; nếu là tướng hủy hoại thời phải như da bò, nếu là tướng không hủy hoại thời phải như hư không. Ở hai chỗ ấy không có tội sát, không có phước bất sát. Nếu như hư không, mưa móc không thể thấm, gió nóng không thể làm khô, thế thời rơi vào tướng thường; nếu thường thời khổ không thể não hại, lạc không thể làm vui. Nếu không chịu khổ lạc, thời không nên tránh khổ tìm phước. Nếu như da Bò, bị gió mưa làm hư hoại, thời rơi vào vô thường; nếu vô thường thời không tội phước. Lời ngoại đạo nói nếu đúng thật như vậy, thời đâu có việc không

* Trang 698 *
device

sát là phước, sát sanh là tội?
            Hỏi: Phước đức trì giới của ngoại đạo có lỗi như vậy, còn thiền định và trí tuệ thì thế nào?
            Đáp: Ngoại đạo lấy tâm chấp ngã chạy theo thiền cho nên phần nhiều còn ái, kiến, mạn, không xả hết thảy pháp nên không có trí tuệ thật.
            Hỏi: Ông nói ngoại đạo quán “không,” quán “không” thời xả hết thảy pháp, tại sao nói ngoại đạo không xả hết thảy pháp, nên không có trí tuệ thật?
            Đáp: Ngoại đạo tuy quán không, mà lại chấp thủ tướng không, tuy biết các pháp không mà không tự biết ta không; vì ái trước theo trí tuệ quán không vậy.
            Hỏi: Ngoại đạo có định vô tưởng, ở đó tâm tâm số pháp đều diệt; vì đều diệt nên không có lỗi thủ tướng ái trước trí tuệ?
            Đáp: Do định lực vô tưởng cưỡng làm cho tâm diệt, chẳng phải do sức của thật trí tuệ; lại ở trong đó sanh tưởng cho đó là Niết-bàn, không biết đó có được là chỉ do hòa hợp làm ra, do vậy rơi vào trong điên đảo; trong đó tâm tuy tạm diệt, sau khi gặp nhân duyên thì sanh trở lại; ví như người ngủ say không mộng, tâm tưởng không hoạt động, nhưng đến khi thức thời có trở lại.
            Hỏi: Định vô tưởng có lỗi như vậy, còn có Định phi hữu tưởng phi vô tưởng; ở đó không hết thảy vọng tưởng, cũng chẳng giống như cưỡng làm cho tưởng diệt như ở định vô tưởng; mà trong đây do sức trí tuệ, nên không còn tưởng?

* Trang 699 *
device

            Đáp: Trong ấy có tưởng, vì tế vi nên không biết; nếu là vô tưởng thì Phật đệ tử còn vì lẽ gì lại cầu được trí tuệ thật? Trong Phật pháp, thức của trong Phi-hữu-tưởng-phi-vô-tưởng ấy, nương nơi ba uẩn (thọ, tưởng, hành) mà trụ. Bốn uẩn này thuộc nhân duyên cho nên vô thường, vô thường nên khổ, vô thường khổ nên không, không nên vô ngã, không vô ngã nên có thể xả bỏ. Các ông ưa đắm trí tuệ nên không được Niết-bàn; ví như con sâu đo, co để chân sau an ổn mới cất chân trước, nếu chỗ tựa hết, không còn tiến tới được nữa mà trở lui. Ngoại đạo nương Sơ thiền để xả tham dục hạ địa, cho đến nương phi-hữu-tưởng-phi-vô-tưởng-xứ, trên đó không còn chỗ nương nữa, thời không thể xả phi-hữu-tưởng-phi-vô- tưởng-xứ. Vì không còn chỗ nương, nên lo sợ mất ngã, sợ rơi vào trong chỗ vô sở đắc.
            Lại nữa, trong kinh ngoại đạo có cho phép sát, đạo, dâm, vọng ngữ, uống rượu, nói rằng vì tế trời nên chú nguyện mà giết không tội. Vì hành đạo, nếu gặp cấp nạn, muốn tự toàn thân mà giết người nhỏ, không tội. Lại gặp cấp nạn mà vì hành đạo, trừ vàng, ngoài ra được phép trộm lấy để tự cứu toàn, sau sẽ trừ ương tội ấy. Trừ vợ của Thầy, phu nhân của Quốc vương, vợ của thiện tri thức, đồng nữ, ngoài ra những nữ nhân khác vì bức bách cấp nạn, được phép tà dâm. Vì thầy, vì cha mẹ, vì bò, vì thân, vì làm môi giới, được phép nói dối. Ở xứ lạnh cho phép uống rượu thạch mật, trong khi tế trời cho phép nếm một hai giọt rượu. Trong Phật pháp thì không như vậy. Đối với hết thảy chúng sanh, tâm từ xem

* Trang 700 *
device

bình đẳng, cho đến con kiến cũng không cướp mạng nó, huống gì giết người? Một cây kim, một sợi chỉ không lấy huống gì nhiều vật? Đối kẻ dâm nữ vô chủ không lấy tay đụng, huống gì là vợ con người? Đùa giỡn còn không được nói dối, huống chi cố ý nói dối. Tất cả rượu hết thảy thời không được uống, huống chi ở xứ lạnh, khi tế trời? Ngoại đạo các ông so với Phật pháp khác xa nhau như trời với đất. Pháp ngoại đạo các ông là chỗ sanh ra các phiền não, còn Phật pháp thời là chỗ diệt các phiền não. Đó là chỗ khác nhau lớn.
            Pháp của Phật vô lượng, giống như biển lớn, tùy ý dục của chúng sanh mà thuyết ra mỗi mỗi pháp; hoặc nói có, hoặc nói không; hoặc nói thường, hoặc nói vô thường, hoặc nói khổ, hoặc nói vui, hoặc nói ngã, hoặc nói vô ngã; hoặc nói siêng làm ba nghiệp, thu nhiếp các thiện pháp; hoặc nói hết thảy các pháp không có tác tướng. Như vậy mỗi mỗi nói sai khác. Người vô trí nghe đến là cho trái nghịch sai lầm, còn người trí nhập vào ba pháp môn, quán hết thảy lời Phật nói đều là thật pháp, không trái nghịch nhau.
            Những gì là ba pháp môn? 1- Côn-lặc môn, 2- A-tỳ-đàm môn, 3- Không môn.
            Hỏi: Sao gọi là Côn-lặc môn? Sao gọi là A-tỳ-đàm môn? Sao gọi là Không môn?
            Đáp: Côn-lặc có ba triệu hai trăm ngàn lời. Lúc Phật còn tại thế, Đại Ca-chiên-diên viết ra. Sau khi Phật diệt độ, tuổi thọ con người giảm dần, sức nhớ biết ít, không thể đọc tụng rộng, các vị đắc đạo soạn làm ba trăm tám mươi bốn

* Trang 701 *
device

ngàn lời. Nếu người nào vào Côn-lặc môn, thời luận nghị sẽ vô cùng, trong đó có các môn tùy tướng, môn đối trị v.v...
            Tùy tướng môn như Phật nói kệ:
                        “Các việc ác chớ làm,
                        Các việc lành vâng làm,
                        Tự thanh tịnh ý mình,                      
                        Ấy lời chư Phật dạy.”[1]
            Trong đó nói đủ các tâm số pháp, nay chỉ nói tự thanh tịnh ý mình, thời nên biết đã nói đủ các tâm số pháp. Sao vậy? Vì hành tướng và sở duyên đồng nhau vậy. Như Phật nói bốn niệm xứ, trong ấy không rời bốn chánh cần, bốn như ý túc, năm căn, năm lực, vì sao? Trong bốn niệm xứ, bốn tinh tấn là bốn chánh cần, bốn định tức là bốn như ý túc, năm thiện pháp tức là năm căn năm lực. Phật tuy không nói các pháp môn khác mà chỉ nói bốn niệm xứ, nên biết đã nói các pháp môn khác. Như Phật ở trong bốn đế, hoặc nói một đế, hoặc nói hai, hoặc nói ba. Như Mã-tinh Tỳ-kheo (Assaji - A-thuyết-thị: Mã-thắng, Mã-sư) nói kệ cho Xá-lợi-phất:
                        “Các pháp từ duyên sanh,
                        Pháp ấy duyên đến, diệt,
                        Thầy tôi Đại Thánh chủ,
                        Nói nghĩa ấy như vậy.”[2]
            Bài kệ này chỉ nói đến ba đế, nên biết đạo đế đã có ở trong đó, vì không rời nhau. Ví như một người phạm lỗi, cả nhà chịu tội. Như vậy v.v... gọi là tùy tướng môn.
 

[1] T. 2: Tăng nhất a-hàm kinh (增壹阿含經), quyển 1, tr. 551a13-14.
[2] T. 22: Di sa tắc bộ hòa ế ngũ phần luật (彌沙塞部和醯五分律), quyển 16, p.110b17-19: 我師所說, 法從緣生, 亦從緣滅, 一切諸法, 空無有主.
 

* Trang 702 *
device

            Đối trị môn là, như Phật chỉ nói bốn điên đảo: thường điên đảo, lạc điên đảo, ngã điên đảo, tịnh điên đảo.[1] Trong ấy tuy không nói bốn niệm xứ, song nên biết đã có nghĩa bốn niệm xứ; ví như nói thuốc là đã biết bệnh nó, nói bệnh là biết thuốc nó. Nếu nói bốn niệm xứ thời biết đã nói bốn đảo. Bốn đảo là tướng tà; nếu nói bốn đảo là đã nói các kiết sử, vì cớ sao? vì nói cội gốc thời biết đủ cành lá nó. Như Phật nói hết thảy thế gian có ba độc; nói ba độc nên biết đã nói ba phần,[2]  tám chánh đạo. Nếu nói ba độc, nên biết là đã nói hết thảy các phiền não độc. Mười lăm thứ ái là tham dục độc,[3] năm thứ sân là sân nhuế độc,[4] mười lăm thứ vô minh là ngu si độc;[5] các tà kiến, kiêu mạn, nghi thuộc về vô minh. Như vậy tất cả các kiết sử đều thu vào ba độc. Lấy gì để diệt nó? Lấy ba phần, tám chánh đạo. Nếu nói ba phần, tám chánh đạo, nên biết đã nói ba mươi bảy trợ đạo phẩm. Các tướng như vậy, gọi là đối trị môn. Những pháp tùy tướng môn, đối trị môn như vậy, gọi là Côn-lặc môn.
            Sao gọi là môn A-tỳ-đàm? Hoặc Phật tự nói nghĩa các pháp, hoặc Phật tự nói danh tự các pháp, các đệ tử tập họp thuật giải nghĩa lý của nó. Như Phật nói: Có Tỳ-kheo đối với các pháp hữu vi, không chánh ức niệm, mà muốn được đệ nhất pháp của thế gian (thế đệ nhất), không có lẽ đó. Nếu không được đệ nhất pháp của thế gian mà muốn vào trong chánh vị, không có lẽ đó. Nếu không vào trong chánh vị mà muốn được quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, không có lẽ đó. Nếu có Tỳ-kheo đối với các pháp hữu vi
 

[1] T. 29: Câu xá luận (Abhidharmakośa-śāstra-俱舍論), quyển 21, tr. 100b, T. 32: Đại thừa bồ-tát học luận (Śikṣāsamuccaya-大乘集菩薩論), tr. 198.
[2] Tham khảo Đại trí độ luận, Quyển 19.
[3] T. 26: A-tỳ-đạt-ma phẩm loại túc luận ( Abhidharma-prakaraṇapāda-śāstra-阿毘達磨品類足論), quyển 1, tr. 693b28-c5: tùy miên có bảy thứ: dục tham tùy miên, sân tùy miên, hữu tham tùy miên, mạn tùy miên, vô minh tùy miên, kiến tùy miên và nghi  tùy miên. Dục tham tùy miên có năm loại: Dục giới hệ thấy khổ, tập, diệt, đạo, tu sở đoạn tham … Hữu tham tùy miên có 10 thứ: sắc giới hệ năm, vô sắc giới hệ năm. Sắc giới hệ năm: sắc giới hệ thấy khổ, tập, diệt, đạo, tu sở đoạn tham. Vô sắc giới hệ năm cũng như vậy.
[4] T. 26: A-tỳ-đạt-ma phẩm loại túc luận ( Abhidharma-prakaraṇapāda-śāstra-阿毘達磨品類足論), quyển 1, tr. 693c2-3: Sân tùy miên có năm thứ: thấy khổ, tập, diệt, đạo, tu sở đoạn sân.
[5] T. 26: A-tỳ-đạt-ma phẩm loại túc luận (Abhidharma-prakaraṇapāda-śāstra-阿毘達磨品類足論), quyển 1, tr. 693c8-11: Vô minh tùy miên có 15 thứ: Dục giới hệ năm, sắc giới hệ năm và vô sắc giới hệ năm. Dục giới hệ năm: Dục giới hệ thấy khổ, tập, diệt, đạo, tu sở đoạn vô minh, sắc và vô sắc giới hệ mỗi mỗi có năm cũng lại như vậy.
 

* Trang 703 *
device

chánh ức niệm, muốn được pháp đệ nhất của thế gian, việc ấy có được.  Nếu được pháp đệ nhất của thế gian, nên được vào chánh vị, vào chánh vị nên được quả vị Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, thì chắc chắn có lẽ ấy. Như Phật nói thẳng đến pháp đệ nhất của thế gian mà không nói các nghĩa tướng của nó như nó hệ thuộc giới nào, nhân duyên gì, quả báo gì? Từ pháp đệ nhất của thế gian, các pháp sở hành của hàng Thanh-văn, cho đến Vô dư Niết-bàn, mỗi mỗi phân biệt nghĩa tướng của nó, ấy gọi là A-tỳ-đàm môn.
            Không môn là Sanh không (ātman-śūnyatā), Pháp không (dharmaśūnyatā); như trong kinh Tần-bà-ta-la Vương Nghinh Phật nói:[1] “Phật bảo Đại vương: “Khi sắc sanh chỉ là “không” sanh, khi sắc diệt chỉ là “không” diệt trong ấy không có tự ngã, không người, không thần ngã, không có người từ đời này đến đời sau, trừ nhân duyên hòa hợp danh tự là chúng sanh; kẻ phàm phu ngu si chạy theo danh để cầu thật.” Trong các kinh[2] như vậy, Phật nói về sanh không.
            Pháp không là, như Phật nói ở trong kinh Đại Không: Mười hai nhân duyên từ vô minh cho đến già chết, nếu có người nói đó là già chết, hoặc nói ai già chết? đều là tà kiến. Sanh, hữu, thủ, thọ, ái, xúc, lục nhập, danh sắc, thức, hành, vô minh cũng như vậy. Hoặc có người nói thân tức là thần ngã, hoặc nói thân khác thần ngã; hai lời đó tuy khác nhau, song đồng là tà kiến. Phật nói: Thân tức là thần ngã, tà kiến như vậy, chẳng phải đệ tử Ta. Hoặc nói thân khác thần ngã,
 

[1] T. 2: Tăng nhất a-hàm  kinh (Ekottara-āgama-增一阿含經), quyển 26, đẳng kiến phẩm (等見品), tr.  694a-696a. T. 2: Tần tỳ-bà-sa la vương nghệ phật cúng dường kinh (頻毘娑羅王詣佛供養經), tr. 855c-857a.
[2] T. 1: Trung a-hàm  kinh (Madhyamāgama-中阿含經), quyển 11, kinh số 62, Thất bảo kinh (七寶經), tr. 498b10-14: Ngu si phàm phu không nghe lời Phật dạy, nên thấy ngã là ngã mà đắm trước nơi ngã, chỉ là vô ngã, vô ngã sở; không ngã, không ngã sở. Pháp sinh thời sinh, pháp diệt thời diệt, đều do nhân duyên hòa hợp sinh khổ. Nếu vô nhân duyên các khổ liền diệt. Chúng sanh do nhân duyên hòa hợp tương tục, thời sinh các pháp.
 

* Trang 704 *
device

cũng là tà kiến, chẳng phải đệ tử Ta. Trong kinh ấy Phật nói về pháp không. Nếu nói “ai già chết,” nên biết đó là lời hư vọng, ấy gọi là sanh không. Nếu nói “ấy là già chết,” nên biết đó là lời hư vọng, ấy gọi là pháp không. Cho đến vô minh cũng như vậy.
            Lại nữa, Phật nói về sáu mươi hai kiến trong kinh Phạm Võng (Brahmajālasūtta):[1] Nếu có người nói “thần ngã thường, thế gian cũng thường,” ấy là tà kiến. Nếu nói “thần ngã vô thường, thế gian vô thường” ấy cũng là tà kiến. Nếu nói “thần ngã và thế gian cũng thường cũng vô thường, thần ngã và thế gian chẳng phải thường chẳng phải vô thường” đều là tà kiến. Do vậy, biết các pháp đều không, ấy mới là thật.
            Hỏi: Nếu nói thần ngã thường, nên là tà kiến vì cớ sao? vì tánh thần ngã không có. Nếu nói thế gian thường cũng phải là tà kiến, vì cớ sao? vì thế gian thật vô thường, vì điên đảo cho nên nói thường. Nếu nói thần ngã vô thường, cũng là tà kiến, vì cớ sao? vì tánh thần ngã không có, không nên nói là vô thường. Còn nếu nói thế gian vô thường thì chẳng phải là tà kiến, vì cớ sao? vì tánh hết thảy pháp hữu vi, thật đều vô thường?
            Đáp: Nếu hết thảy pháp thật đều vô thường, sao Phật nói: “nói thế gian vô thường, ấy gọi là tà kiến?” Thế cho nên biết thế gian chẳng phải thật là vô thường.
            Hỏi: Nơi nơi Phật đều nói: Quán pháp hữu vi vô thường, khổ, không, vô ngã, khiến người ta đắc đạo; sao đây nói vô thường bị rơi vào tà kiến?
 

[1] T. 1: Trường a-hàm  kinh (Dīrghāgama-長阿含經), quyển 14, Phạm động kinh đệ nhị (梵動經第二), tr. 89c19-94a12.
 

* Trang 705 *
device

Đáp: Phật nơi nơi thuyết vô thường, nơi nơi thuyết bất diệt. Như Ma-ha-nam Thích vương (Mahānāmasutta) đi đến chỗ Phật, bạch Phật rằng: “Ở thành Ca-tỳ-la này dân chúng đông nhiều, có khi tôi gặp họ rong xe, ruổi Ngựa, Voi cuồng, đấu sức, bèn mất tâm niệm Phật. Khi ấy tôi tự nghĩ: Nếu nay tôi chết, sẽ sanh về đâu?” Phật bảo Ma-ha-nam: “Ngươi chớ sợ hãi. Ngươi bấy giờ không sanh vào ác thú mà sanh đến thiện thú; ví như cây thường nghiêng về hướng đông, nếu có bị đốn, chắc ngã về hướng đông; người lành cũng như vậy. Nếu khi thân tử hoại, thiện tâm ý thức thường lấy tín, giới, văn, thí, huệ huân tâm, nên chắc chắn được lợi ích, được sanh lên cõi trời.[1] Nếu hết thảy niệm niệm sanh diệt vô thường, sao Phật nói có các công đức huân tập, cho nên mới chắc chắn được sanh lên cõi trời. Do vậy nên biết chẳng phải tánh vô thường.
            Hỏi: Nếu vô thường là không thật, sao Phật nói vô thường?
            Đáp: Phật tùy chỗ thích ứng của chúng sanh mà thuyết pháp. Vì phá điên đảo chấp thường cho nên Phật nói vô thường. Vì người không biết không tin có đời sau nên Phật nói tâm đi đến đời sau, sanh lên cõi trời do nghiệp tội phước, trăm ngàn vạn kiếp không mất. Đây là Đối trị Tất-đàn, chẳng phải Đệ nhất nghĩa Tất-đàn.[2] Thật tướng các pháp, chẳng phải thường, chẳng phải vô thường. Nhiều nơi Phật cũng nói các pháp không, trong các pháp không, cũng không vô thường. Do vậy nên nói thế gian vô thường là tà kiến. Thế nên gọi là pháp không.
 

[1] T. 2: Tạp a-hàm  kinh (Saṃyuktāgama-雜阿含經), quyển 33, kinh số 930, tr. 237b22-c8; T. 2: Biệt dịch tạp a-hàm kinh (別譯雜阿含經), quyển 8, kinh số 155, tr.  432b14-27; T. 2: Tăng nhất a-hàm  kinh (Ekottara-āgama-增一阿含經), quyển 35, tr.  744a-4.
[2] Xem Đại trí độ luận, quyển 1.
 

* Trang 706 *
device

            Lại nữa, Phạm-chí ở thành Tỳ-gia-ly tên là Luận Lực. Những người có tài lợi hưng thịnh thường đem nhiều vật báu thuê Luận Lực đến tranh luận với Phật. Nhận vật thuê xong, ngay đêm ấy soạn năm trăm nạn vấn, sáng sớm cùng các người nhiều tài lợi đi đến chỗ Phật, hỏi Phật rằng: “Một đạo cứu kính hay là nhiều đạo cứu kính?” Phật nói: “Một đạo cứu kính, chứ không nhiều.” Phạm-chí nói: “Phật nói một đạo, các thầy ngoại đạo đều có đạo cứu kính. Thế là nhiều chứ không phải một?” Phật nói: “Tuy tên có nhiều mà đều chẳng phải thật đạo, vì cớ sao? Vì hết thảy đều mắc vào tà kiến, nên không gọi là đạo cứu kính.” Phật hỏi Phạm-chí: “Lộc Đầu Phạm-chí đắc đạo chăng?” Đáp: “Trong hết thảy người đắc đạo, đây là đệ nhất.” Khi ấy Tỳ-kheo Trưởng lão Lộc Đầu Phạm-chí, đang ở sau Phật hầu quạt cho Phật, Phật hỏi Phạm-chí: “Ông biết Tỳ-kheo này chăng?” Phạm-chí thưa biết, rồi hổ thẹn cúi đầu. Bấy giờ Phật nói nghĩa phẩm kệ:
                        “Mỗi mỗi cho cứu kính,
                        Mà mỗi tự ưa đắm,
                        Cho mình phải người trái,
                        Ấy đều chẳng cứu kính.
                        Người ấy vào luận chúng,
                        Khi biện minh nghĩa lý,
                        Mỗi mỗi thị phi nhau,
                        Hơn thua ôm lo mừng.
                        Người hơn rơi hầm kiêu,
                        Kẻ thua sa ngục lo.

* Trang 707 *
device

                        Cho nên người có trí,
                        Không theo hai pháp ấy.
                        Luận Lực, ông nên biết,
                        Pháp của đệ tử Ta,
                        Không hư cũng không thật.           
                        Ông muốn cầu việc gì?
                        Ông muốn hoại luận tôi,
                        Trọn đã không hoại được,
                        Khó thắng bậc đại trí,        
                        Chỉ đủ tự hủy hoại.”
            Như vậy, nhiều nơi trong các kinh Thanh-văn, Phật thuyết các pháp không.
            Đại thừa Không môn là, hết thảy các pháp, tánh thường tự không, không do trí tuệ phương tiện quán cho nên không. Như Phật nói với Tu-bồ-đề:[1] “Sắc, sắc tự không; thọ, tưởng, hành, thức, thức tự không. Mười hai nhập, mười tám giới, mười hai nhân duyên, ba mươi bảy đạo phẩm, mười lực, bốn vô sở úy, mười tám pháp bất cọng, đại từ đại bi, Tát-bà-nhã, cho đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác đều tự không.
            Hỏi: Nếu hết thảy các pháp tánh thường tự không, không có gì, sao không đọa vào tà kiến? Tà kiến gọi là không tội không phước, không đời này đời sau, cùng với đây nói “không” không khác nhau?
            Đáp: Người nói không tội không phước, họ không nói không có đời này, chỉ nói không có đời sau; như loài cây cỏ tự sanh tự diệt. Hoặc người sanh, hoặc người giết, chỉ ở trong
 

[1] T. 8: Đại phẩm bát-nhã kinh (Mahāprajñāparamitā-sūtra-大品般若經), quyển, 3, Tập tán phẩm (集散品), quyển 16, Đại như phẩm (大如品), quyển 21, Tam huệ phẩm (三慧品). T. 8:  Phóng quang bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 2, Bổn vô phẩm (本無品), quyển 12, Khuyến thâm phẩm (歎深品), quyển 16.
 

* Trang 708 *
device

đời hiện tại, không còn có sanh ở đời sau, mà họ không biết quán trong thân ngoài thân tự tướng đều không. Do đó mà có khác.
            Lại nữa, người tà kiến, làm nhiều việc ác, dứt các việc lành, còn người quán không, đối với thiện pháp còn không muốn làm, huống chi làm ác?
            Hỏi: Tà kiến có hai thứ: có thứ phá nhân phá quả, có thứ phá quả không phá nhân. Như lời ông nói là phá quả không phá nhân. Phá quả phá nhân là nói không nhân không duyên, không tội không phước; ấy là phá nhân. Nói không đời này đời sau, tội phước quả báo; ấy là phá quả. Người quán không nói “đều không” thời tội phước nhân quả đều không, thời cùng với tà kiến đây có gì khác?
            Đáp: Người tà kiến, đối với các pháp đoạn diệt làm cho không; còn người Đại thừa biết các pháp thật không, không phá không hoại.
            Hỏi: Ba thứ tà kiến: 1.- Phá quả báo tội phước, không phá tội phước; phá quả báo nhân duyên, không phá nhân duyên; phá đời sau, không phá đời này. 2.- Phá quả báo tội phước, cũng phá tội phước; phá quả báo nhân duyên, cũng phá nhân duyên; phá đời sau, cũng phá đời này, không phá hết thảy pháp. 3.- Phá hết thảy pháp, đều làm cho không có gì. Người quán không, cũng nói chơn không không có gì, cùng với người tà kiến thứ ba này có gì khác?

* Trang 709 *
device

            Đáp: Người tà kiến phá các pháp làm cho không, còn người quán không biết các pháp thật không, không phá không hoại.
            Lại nữa, người tà kiến nói các pháp đều không không có gì, chấp thủ hý luận về tướng không của các pháp; còn người quán không, biết các pháp không, không thủ tướng, không hý luận.
            Lại nữa, người tà kiến tuy miệng nói hết thảy không, nhưng ở chỗ ưa thời sanh ưa, ở chỗ giận thì sanh giận, ở chỗ kiêu mạn thời sanh kiêu mạn, ở chỗ ngu si thời sanh ngu si, tự dối gạt mình. Còn như đệ tử Phật thật biết không, tâm không lay động; hết thảy chỗ kiết sử sanh không còn sanh; ví như hư không, khói lửa không thể làm nhơ, mưa lớn không thể ướt. Quán không như vậy, các thứ phiền não không còn dính vào tâm.
            Lại nữa, người tà kiến nói không có gì, không từ ái (thạch bản ghi là chữ thọ?) làm nhân duyên xuất sanh; còn chơn không là từ ái làm nhân duyên xuất sanh, thế là khác. Bốn vô lượng tâm, các pháp thanh tịnh, vì sở duyên của nó không thật nên còn không bằng với trí tuệ chơn không, huống là tà kiến này?
            Lại nữa, kiến ấy gọi là tà kiến, còn chơn không kiến gọi là chánh kiến. Người hành tà kiến, đời này gọi là người tệ ác, đời sau sẽ rơi vào địa ngục. Người hành trí tuệ chơn không, đời này được khen ngợi, đời sau được làm Phật; ví như nước

* Trang 710 *
device

khác với lửa; cũng như cam lồ với độc dược, là phân hôi so với vị tô-đà (śveta),[1] thức ăn của trời.
            Lại nữa, trong chơn không có Không không tam muội-(Śūnyatāśūnyatāsamādhi),[2] tà kiến thấy không, tuy có không mà không có Không  không tam muội.
            Lại nữa, người quán chơn không; trước hết bố thí, trì giới, thiền định vô lượng, tâm kia dịu mềm, các kiết sử mỏng, sau mới đắc chơn không. Người tà kiến không có các việc ấy, chỉ muốn lấy sự ức tưởng phân biệt, tà tâm thủ không; ví như người ở nông điền, lúc đầu không biết muối,[3] thấy người ta lấy muối bỏ vào rau thịt mà ăn. Hỏi rằng: “Vì sao làm như vậy?” Trả lời rằng: “Vì muối ấy có thể làm cho đồ ăn ngon lành.” Người kia bèn nghĩ rằng, muối ấy có thể làm cho đồ ăn ngon thì chất vị nó phải nhiều, liền bốc toàn muối bỏ vào đầy miệng mà ăn, muối mặn rách miệng, mới hỏi lại rằng: “Sao ông nói muối có thể làm cho ngon?” Người kia nói: “Đồ ngu! Phải trù lượng nhiều ít hòa vào mới ngon được, cớ sao ăn toàn cả muối?” Người vô trí nghe pháp “Không giải thoát môn”, không thực hành các công đức, mà chỉ muốn được không, ấy là tà kiến, dứt các thiện căn.
            Các nghĩa như vậy gọi là Không môn. Nếu người nào vào ba môn (Côn-lặc, A-tỳ-đàm, Không môn) này thời hiểu nghĩa Phật pháp không hề trái nghịch nhau. Biết được việc ấy tức là năng lực của Bát-nhã Ba-la-mật, đối với hết thảy pháp không gì quái ngại. Nếu không được Bát-nhã Ba-la-mật, mà vào A-tỳ-đàm môn thời rơi trong chấp hữu, vào Không môn
 

[1] T. 54: Nhất thiết kinh âm nghĩa (一切經音義), quyển 43, tr. 597b16; T. 54: Phiên thích danh nghĩa tập (翻譯名義集), quyển 7, tr. 1174b22.
[2]T. 29: A-tỳ-đạt-ma câu xá luận (Abhidharmakośa-śāstra-阿毘達磨俱舍論), quyển 28, tr. 149c-150a.
[3] T. 4:  Bách dụ kinh (百喻經), quyển 1, tr. 543a.
 
 

* Trang 711 *
device

thời rơi trong chấp vô; nếu vào Côn-lặc môn thì rơi trong chấp cả hữu cả vô.
            Lại nữa, Bồ-tát Ma-ha-tát thực hành Bát-nhã Ba-la-mật, tuy biết các pháp nhất tướng, cũng biết được hết thảy pháp chủng chủng tướng. Tuy biết các pháp chủng chủng tướng, cũng biết được hết thảy pháp nhất tướng. Trí tuệ như vậy của Bồ-tát, gọi là Bát-nhã Ba-la-mật.
            Hỏi: Bồ-tát Ma-ha-tát làm sao biết hết thảy pháp chủng chủng tướng? Làm sao biết hết thảy pháp nhất tướng?
            Đáp: Bồ-tát quán các pháp nhất tướng, đó là tướng có; nhân tướng có ấy, trong các pháp có tâm sanh, như vậy hết thảy có.
            Hỏi: Trong pháp không sao cũng có tâm sanh?
            Đáp: Nếu nói “không,” sự ấy tức là có.
            Lại nữa, Bồ-tát quán hết thảy pháp nhất tướng, đó là vô tướng; như nơi Trâu không có tướng Dê, nơi Dê không có tướng Trâu. Như vậy trong các pháp, mỗi mỗi không có tướng của pháp khác; như trước đã nói, nhân có nên có tâm sanh, pháp ấy khác với có, vì khác cho nên không. Nếu pháp “có” là Trâu, thì Dê cũng nên là Trâu, vì sao? Vì pháp “có” không khác nhau vậy. Nếu khác với có thời là không, như vậy hết thảy đều không.
            Lại nữa, Bồ-tát quán hết thảy pháp là một, nhân pháp một ấy mà trong các pháp chỉ một tâm sanh. Các pháp mỗi mỗi có tướng một, hợp các một nên gọi là hai, gọi là ba... Một là thật; hai, ba... là hư.

* Trang 712 *
device

            Lại nữa, Bồ-tát quán các pháp có sở nhân nên có, như thân người vô thường; vì sao, vì các tướng sanh diệt. Hết thảy pháp đều như vậy, có sở nhân nên có.
            Lại  nữa,  hết  thảy  pháp  không  sở  nhân nên có, vì cớ sao? Vì là tướng sanh diệt. Hết thảy pháp đều như vậy, vì sở nhân nên có.
            Lại nữa, hết thảy pháp không sở nhân nên có, như thân người vô thường sanh diệt; nhân sanh diệt nên biết vô thường. Nhân ấy lại nên có nhân. Như vậy thì vô cùng, nếu vô cùng thời vô nhân. Nếu nhân ấy lại không có nhân, thời nhân vô thường ấy cũng không phải nhân. Như vậy, hết thảy không có nhân.
            Lại nữa, Bồ-tát quán hết thảy pháp có tướng, không có pháp gì không tướng; như đất có tướng cứng nặng, nước có tướng lạnh ướt; lửa có tướng nóng, chiếu sáng; gió có tướng nhẹ, động; hư không có tướng dung chứa; phân biệt giác tri là tướng của thức; có đây có kia là tướng của phương; có lâu có mau là tướng của thời; tâm trược ác não loạn chúng sanh là tướng của tội; tâm tịnh thiện thương xót chúng sanh sanh là tướng của phước; đắm trước các pháp là tướng của trói buộc; không đắm trước pháp là tướng của giải thoát. Hiện tiền biết thảy pháp, không bị chướng ngại là tướng của Phật. Như vậy, hết thảy đều có tướng.
            Lại nữa, Bồ-tát quán hết thảy pháp đều không tướng, các tướng ấy do nhân duyên hòa hợp sanh, không có tự tánh (svabhāva) cho nên không. Như đất; do sắc, hương, vị, xúc bốn pháp hòa hợp lại gọi là đất (pṛthivīdhātu).[1] Không phải chỉ có sắc mà gọi là đất; cũng không phải chỉ hương, chỉ vị, chỉ xúc mà gọi là đất; vì cớ sao,
 

[1] T. 29: Câu xá luận (Abhidharmakośa-śāstra-俱舍論), quyển 1, tr. 3b, tr. 18c.
 

* Trang 713 *
device

nếu chỉ có sắc là đất, còn ba thứ kia không phải là đất, vậy là đất không có hương, vị, xúc? Hương, vị, xúc cũng như vậy.
            Lại nữa, bốn pháp ấy sao làm một pháp? Sao một pháp là bốn pháp? Vì thế nên không được lấy bốn thứ làm đất, cũng không được lìa bốn thứ làm đất.
            Hỏi: Tôi không cho bốn pháp là đất, chỉ nhân bốn pháp cho nên có pháp đất sanh; đất ấy trụ ở giữa bốn pháp?
            Đáp: Nếu từ bốn pháp sanh ra đất, thời đất với bốn pháp khác nhau; như cha mẹ sanh con, thời con khác với cha mẹ. Nếu như vậy, nay con mắt thấy sắc, mũi biết hương, lưỡi biết vị, thân biết xúc; đất nếu khác với bốn pháp đó, phải nên có căn khác, thức khác để biết đất. Nếu không có căn khác, thức khác để biết đất, thời không có đất.
            Hỏi: Nếu trên kia nói về tướng đất có lỗi, phải nên như A-tỳ-đàm nói về tướng đất: Đất gọi là sắc do bốn đại tạo ra, trong đó chỉ địa chủng là tướng cứng. Đất là sắc có thể thấy?[1]
            Đáp: Nếu đất chỉ là sắc, trước kia đã nói lỗi. Lại đất là tướng cứng, nhưng con mắt chỉ thấy sắc, như thấy trăng dưới nước, tượng trong gương, bóng của cây cỏ thời không có tướng cứng, tướng cứng là do thân căn xúc chạm mà biết.
            Lại nữa, nếu con mắt thấy sắc ấy là đất, còn tướng cứng là địa chủng; con mắt thấy sắc ấy là nước, lửa, còn tướng ướt là thủy chủng, tướng nóng là hỏa chủng. Nếu như vậy, thì gió và phong chủng, cũng nên phân biệt, nhưng mà không phân biệt được.[2] Như nói: Thế nào là gió, thế nào là phong chủng? Thế nào là phong chủng? Thế nào là gió? Nếu gió và phong
 

[1] T. 29: Câu xá luận (Abhidharmakośa-śāstra-俱舍論), quyển 4, tr. 18b24-25.
[2] T. 29: Câu xá luận (Abhidharmakośa-śāstra-俱舍論), quyển 1, tr. 3b.
 

* Trang 714 *
device

chủng là một vật, thời không nên đáp hai cách. Nếu gió và phong chủng không khác thời đất và địa chủng cũng không thể khác.
            Hỏi: Bốn đại, mỗi mỗi không lìa nhau; trong đất có nước, lửa, gió bốn thứ. Nhưng trong đất thì đất nhiều hơn hết, nên gọi là đất; trong nước, lửa, gió cũng như vậy?
            Đáp: Không phải, vì sao? Vì nếu trong lửa có bốn đại, thì phải nên đều nóng cả, vì không có lửa gì không nóng; nếu ba đại kia ở trong lửa mà không nóng, thời không gọi là lửa. Nếu nóng thời đất, nước, gió bỏ mất tự tánh, đều gọi là lửa. Nếu cho là nó vi tế nên không thể biết, thời không khác gì với không có. Nếu có thô có thể biết được, thời biết có vi tế; nếu không thô thời cũng không tế. Vì các nhân duyên như vậy, biết tướng đất không thể có được. Nếu tướng đất không thể có được thời tướng của hết thảy pháp cũng không thể có được. Thế nên hết thảy pháp đều một tướng.
            Hỏi: Chẳng nên nói vô tướng, vì sao, vì đối với các pháp vô tướng tức là tướng. Nếu không có vô tướng thời không thể phá tướng hết thảy pháp, vì sao, vì không có vô tướng. Nếu có vô tướng ấy, thời không nên nói hết thảy pháp vô tướng?
            Đáp: Lấy vô tướng để phá tướng các pháp; nếu có tướng vô tướng, thời đọa vào trong tướng các pháp. Nếu không đọa vào trong tướng các pháp, thời không nên nạn hỏi. Vô tướng phá hết tướng các pháp, cũng là tướng tự diệt; ví

* Trang 715 *
device

như que củi mồi lửa, sau khi đốt hết củi, cũng lại tự đốt. Thế nên Thánh  nhân  thực hành Vô tướng vô tướng tam muội (Animittānimittasamādhi),[1] để phá vô tướng.
            Lại nữa, Bồ-tát quán hết thảy pháp không hợp không tan, không sắc, không hình, không đối, không bày, không nói, chỉ có một tướng, đó là vô tướng. Như vậy, các pháp một tướng.
            Làm sao quán chủng chủng tướng? Hết thảy pháp thu nhiếp vào hai pháp là danh, sắc; sắc, vô sắc; có thể thấy, không thể thấy; có đối, không đối; hữu lậu, vô lậu; hữu vi, vô vi v.v... Hai trăm pháp môn, hai phần, như trong phẩm Thiên Nạn nói.
            Lại nữa, có hai pháp, là nhẫn nhục và nhu hòa. Lại có hai pháp là thân kính và cúng dường. Hai thí là tài thí và pháp thí. Hai lực là lực tuệ phân biệt và lực tu đạo. Hai cụ túc là giới cụ túc và chánh kiến cụ túc. Hai tướng là tướng chất trực và tướng nhu nhuyến. Hai pháp là định và trí. Hai pháp là minh và giải thoát. Hai pháp là thế gian pháp và đệ nhất nghĩa pháp. Hai pháp là niệm và xảo tuệ. Hai đế là thế đế và đệ nhất nghĩa đế. Hai giải thoát là đãi thời giải thoát và bất hoại tâm giải thoát. Hai Niết-bàn là Hữu dư Niết-bàn và Vô dư Niết-bàn. Hai cứu cánh là sự cứu cánh và nguyện cứu cánh. Hai kiến là tri kiến và đoạn kiến. Hai cụ túc là nghĩa cụ túc và ngữ cụ túc. Hai pháp là thiểu dục và tri túc. Hai pháp là dễ nuôi và dễ đủ. Hai pháp là pháp tùy và pháp hành. Hai
 

[1] T. 29: Câu xá luận (Abhidharmakośa-śāstra-俱舍論), quyển 28, Phân biệt định phẩm (samāpattinirdeśa-分別定品), tr. 150a.
 

* Trang 716 *
device

trí là tận trí và vô sanh trí. Như vậy... vô lượng pháp môn hai phần.
            Lại nữa, biết ba đạo là kiến đạo, tu đạo, vô học đạo. Ba tánh là  đoạn tánh, ly tánh, diệt tánh. Ba tu là giới tu, định tu, tuệ tu. Ba Bồ-đề là Phật Bồ-đề, Bích-chi-ca Phật Bồ-đề, Thanh-văn Bồ-đề. Ba thừa là Phật thừa, Bích-chi-ca Phật thừa, Thanh-văn thừa. Ba quy y là Phật, Pháp, Tăng. Ba trụ là Phạm trụ, Thiên trụ, Thánh trụ. Ba tăng thượng là tự tăng thượng, tha tăng thượng, pháp tăng thượng. Chư Phật ba thứ bất hộ là thân nghiệp bất hộ, khẩu nghiệp bất hộ, ý nghiệp bất hộ. Ba phước xứ là thí, giới, thiện tâm. Ba gậy khí (cụ) là gậy khí nghe, gậy khí ly dục, gậy khí tuệ. Ba luân là biến hóa luân, thị tha tâm luân, giáo hóa luân. Ba giải thoát môn là Không giải thoát môn, Vô tướng giải thoát môn, Vô tác giải thoát môn. Như vậy... vô lượng pháp môn ba phần.
            Lại biết bốn pháp là bốn niệm xứ (smṛtyupasthān), bốn chánh cần (catvāri prahāṇāni), bốn như ý túc (ṛddhi-pāda),[1] bốn Thánh đế (catvāri-ārya-satyāni), bốn thánh chủng,[2] bốn sa môn quả, bốn tri,[3] bốn tín,[4] bốn đạo,[5] bốn nhiếp pháp (catuḥ-saṃgraha-vastu),[6] bốn y,[7] bốn thông đạt thiện căn, bốn đạo,[8] bốn thiên nhân luân, bốn kiên pháp,[9] bốn vô sở úy,[10] bốn vô lượng tâm. Như vậy... vô lượng pháp môn bốn phần.
            Lại biết năm vô học chúng,[11] năm xuất tánh, năm giải thoát xứ,[12] năm căn, năm lực, năm đại thí,[13] năm trí,[14] năm A-na-hàm,[15] năm chỗ Tịnh-cư thiên, năm trị đạo, năm trí tam muội,[16] năm Thánh phần chi tam muội,[17] năm ngữ đạo như pháp.[18] Như vậy... vô lượng pháp môn năm phần.
 

[1] T. 27: A-tỳ-đạt-ma đại tỳ-bà-sa luận (Abhidharma-mahāvibhāsā-śāstra-阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 141, tr. 725a28-b3: Bốn thần túc: 1. Dục tam-ma-địa đoạn hành thành tựu thần túc, 2. Cần tam-ma-địa đoạn hành thành tựu thần túc, 3. Tâm tam-ma-địa đoạn hành thành tựu thần túc, 4. quán tam-ma-địa đoạn hành thành tựu thần túc. Hỏi rằng: Thế nào gọi là thần thế nào gọi là túc? Có người đáp rằng: Tam-ma-địa gọi là thần, dục v.v.. gọi là túc. Hỏi rằng: Thế nào gọi là thần? thế nào gọi là túc? Có người đáp rằng: Tam-ma-địa gọi là thần, dục v.v… bốn gọi là túc, do bốn pháp này nhiếp thọ khiến tam-ma-địa chuyển biến.
[2] T. 26: Chúng sự a phần a-tỳ-đàm luận (眾事分阿毘曇論), quyển 4, tr.  645a28-b2: Tứ thánh chủng: tùy khất thực được y tri túc thánh chủng, tùy khất thực được thực tri túc thánh chủng, ngọa cụ v.v… tri túc thánh chủng, nhạo tịnh lạc thánh chủng. 
[3] T. 1: Trường a-hàm  kinh (Dīrghāgama-長阿含經), quyển 8, tr. 51a25-26: Bốn tri: khả thọ tri thọ, khả hành tri hành, khả lạc tri lạc, khả xả tri xả.
[4] T. 44: Đại thừa nghĩa chương (大乘義章), quyển 11, tr.  683a7-8: Đại thừa nói bốn tín giống như Tỳ-đàm nói, lại nói bốn tín là Bất hoại tín.
[5] T. 1: Trường a-hàm  kinh (Dīrghāgama-長阿含經), quyển 8, chúng tập kinh, tr. 51a12-13: Bốn đạo: khổ trì đắc, khổ tốc đắc, lạc trì đắc, lạc tốc đắc. 
[6] T. 1: Đại tập pháp môn kinh (大集法門經), quyển 1, p.229b28-29: Tứ nhiếp pháp: Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự.
[7] T. 11: Đại bảo tích ( Ratnakūṭa-sūtra-大寶積經), quyển 52, tr.  303b24-28: Bồ-tát ma-ha-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật, đối với tứ y thú hướng thiện nên đầy đủ. Thế nào là bốn? y nghĩa, không y thú văn; y trí, không y thú thức; y liễu nghĩa kinh, không y thú bất liễu nghĩa kinh; y pháp, không y nhân.
[8] T.  27: A-tỳ-đạt-ma đại tỳ-bà-sa luận ( Abhidharma-mahāvibhāsā-śāstra-阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 29, tr. 150b26-27: Lại nữa nếu có hành tướng gia hạnh, vô gián, giải thoát, thắng tấn bốn đạo có thể đắc.
[9] T. 32: Thành thật luận ( Satyasiddhi-śāstra-成實論), quyển 2, tr. 250b26-c2: Bốn kiên pháp: Thuyết kiên, định kiên, kiến kiên và giải thoát kiên. Thuyết kiên: Nếu nói hết thảy hữu vi đều vô thường, khổ, vô ngã, tịch diệt niết-bàn ấy gọi là thuyết kiên. Văn tuệ đầy đủ, nhơn đây mà được định ấy gọi là tư tuệ mãn; nhân định này quán hữu vi pháp vô thường, khổ v.v… có được chánh kiến gọi là tu tuệ mãn, ba tuệ đầy đủ đắc quả gọi là giải thoát kiên.
[10] Xem Đại trí độ luận, quyển 25.
[11] Xem Đại trí độ luận, quyển 27.
[12] T. 32: Thành thật luận (Satyasiddhi-śāstra-成實論), quyển 14, tr. 355a2-8: Năm giải thoát xứ: 1. Nếu Phật vì chúng sanh thuyết pháp, nghe rồi thời có thể thông đạt nghĩa thú ngữ ngôn, vì thông đạt nên tâm hoan hỷ, hoan hỷ thời thân thư thái, thân thư thái thời thọ lạc, thọ lạc thời tâm nhiếp, ấy là sơ giải thoát xứ, hành giả trú ở giải thoát xứ này, nên ý niệm được kiên cường, tâm thời nhiếp định, các lậu tận đều diệt trừ thời được Niết-bàn. 2. Khéo phúng tụng kinh, 3. Vì người khác thuyết pháp, 4. Một mình ở nới vắng tư duy các pháp, 5. khéo giữ tướng định.
[13] T. 2: Tăng nhất a-hàm  kinh (Ekottarikāgama -增壹阿含經), quyển 20, tr.  648a15-19: Thế nào là năm đại thí? Mục-liên đáp rằng: 1. không được sát sanh, đây gọi là đại thí hành giả nên trọn đời tu hành. 2. Không trộm cắp gọi là đại thí, nên trọn đời tu hành. 3. không dâm dục. 4. không nói dối. 5. không uống rượu, nên trọn đời tu hành.
[14] T. 28:  A-tỳ-đàm tỳ-bà-sa luận (Abhidharma-mahāvibhāsā-śāstra-阿毘曇毘婆沙論), quyển 16, tr. 121b28: Năm trí: pháp trí, tỷ trí, đạo trí, tận trí và vô sanh trí.
[15] T. 27: A-tỳ-đạt-ma đại tỳ-bà-sa luận (Abhidharma-mahāvibhāsā-śāstra-阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 174, tr. 873c12-13: Năm Bất-hoàn: trung ban Niết-bàn, sanh ban Niết-bàn, hữu hành ban niết-bàn, vô hành ban Niết-bàn và thượng lưu vãng sắc cứu cánh.
[16] T. 1: Trường a-hàm  kinh (Dīrghāgama-長阿含經), quyển 9, tr. 53c23-28: Thế nào là năm sanh pháp? Nghĩa là năm trí định của Hiền thánh: 1. tu tam muội hiện lạc hậu lạc, sanh nội ngoại trí; 2. Hiền thánh vô ái, sanh nội ngoại trí; 3. chỗ tu hành của chư phật hiền thánh, sanh nội ngoại trí; 4. tướng tịch diệt, độc cư không bạn bè, mà sanh nội ngoại trí; 5. đối với tam muội nhất tâm vào, nhất tâm khởi, sanh nội ngoại trí; T. 30: Du già sư địa luận (Yogācāra-bhūmi-śāstra-瑜伽師地論), quyển 12, tr. 339a24-b12; T. 32: Thành thật luận (Satyasiddhi-śāstra-成實論), quyển 12, tr. 337c29-338a17.
[17] T. 32: Du già sư địa luận (Yogācāra-bhūmi-śāstra-瑜伽師地論), quyển 12, tr. 339b13-c29; T. 32: Thành thật luận ( Satyasiddhi-śāstra-成實論), quyển 12, tr. 337c24-29: trong Kinh nói năm thánh chi tam muội là: hỷ, lạc, thanh tịnh tâm, minh tướng, quán tướng; hỷ là sơ thiền, tướng hỷ nhị thiền đồng nên gọi là một chi, thiền thứ ba lấy ly hỷ lạc riêng làm một chi, thiền thứ tư trong tâm thanh tịnh, gọi là chi thứ ba, nương vào ba chi này hay sinh minh tướng, quán tướng, lấy minh tướng và quán tướng làm nhân, có thể hoại ngũ ấm, quán năm ấm không (pañcaskandha svaśūnyatā paśyati) nên gọi là quán tướng, cho đến Niết-bàn, ấy gọi là Thánh.
[18] T.  23: Thập tụng luật (十誦律), quyển 49, tr. 360b24-26: Năm như pháp ngữ: thật chẳng phải không thật, thời chẳng phải không thời, thiện chẳng phải không thiện, từ chẳng phải không từ và ích chẳng phải không ích.
 

* Trang 717 *
device

            Lại biết sáu xả pháp,[1] sáu ái kỉnh pháp,[2] sáu thần thông, sáu hạng A-la-hán,[3] sáu địa kiến đế đạo,[4] sáu tùy thuận niệm,[5] sáu tam muội,[6] sáu Ba-la-mật. Như vậy... vô lượng pháp môn sáu phần.
            Lại biết bảy giác ý,[7] bảy tài,[8] bảy y chỉ, bảy tưởng định,[9] bảy diệu pháp,[10] bảy tri,[11] bảy chỗ thiện nhân đi,[12] bảy tịnh, bảy tài phước, bảy phi tài phước, bảy trợ định pháp. Như vậy... vô lượng pháp môn bảy phần.
            Lại biết tám Thánh đạo phần, tám bội xả,[13] tám thăng xứ, tám đại nhân niệm,[14] tám thứ tinh tấn,[15] tám trượng phu, tám A-la-hán lực. Như vậy... vô lượng pháp môn tám phần.
            Lại biết chín thứ đệ định,[16] chín danh sắc (từ danh đến sanh tử là chín)[17] v.v... diệt, chín vô lậu trí, chín vô lậu địa, chín địa tư duy đạo. Như vậy... vô lượng pháp môn chín phần.
            Lại biết mười vô học pháp,[18] mười tưởng,[19] mười trí,[20] mười nhất thiết nhập,[21] mười đại địa thiện,[22] Phật mười lực.[23] Như vậy... vô lượng pháp môn mười phần.
            Lại biết mười một trợ Thánh đạo pháp.[24] Lại biết mười hai nhân duyên pháp. Lại biết mười ba xuất pháp, mười bốn biến hóa tâm,[25] mười lăm tâm kiến đế đạo, mười sáu An-na-ban-na hạnh,[26] mười bảy Thánh hạnh (nên nói mười sáu),[27] mười tám pháp bất cọng,[28] mười chín ly địa. Một trăm sáu mươi hai đạo trong tư duy đạo, tư duy đạo có khả năng phá giặc phiền não. Một trăm bảy mươi tám Sa-môn quả[29] gồm tám mươi chín hữu vi quả, tám mươi chín vô vi quả. Như vậy các thứ vô
 

[1] T. 1: Đại tập pháp môn kinh (大集法門經), quyển 2, tr. 231c15-18: Lại nữa sáu xả hành, là Phật đã nói, nghĩa là thấy sắc hành là sắc xả xứ, nghe tiếng hành là thanh xả xứ, mũi ngửi hương hành là hương xả xứ, lưỡi nếm vị hành là vị xả xứ,  thân biết xúc hành là xúc xả xứ, ý biết pháp hành là pháp xả xứ.
[2] T. 1: Trường a-hàm  kinh (Dīrghāgama-長阿含經), quyển 9, tr. 54a24-26: Sáu kỉnh pháp: kỉnh Phật, kỉnh pháp, kỉnh tăng, kỉnh giới, kỉnh định và kỉnh phụ mẫu.
[3] T. 28: A-tỳ-đàm tỳ-bà-sa luận (阿毘曇毘婆沙論), quyển 35, tr. 261a19-20: Sáu hạng A-la-hán: thối pháp, ức pháp, hộ pháp, đẳng trú, năng tấn và bất động.
[4] T. 27: A-tỳ-đạt-ma đại tỳ-bà-sa luận (Abhidharma-mahāvibhāsā-śāstra-阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 4, tr. 19b3-4: kiến đạo như vậy, là dục đối trị kiến sở đoạn hoặc an bố sáu địa: vị chí địa cho đến thứ sáu đệ tứ tịnh lự.
[5] T. 26: A-tỳ-đạt-ma tập dị môn túc luận (Abhidharmaprakaraṇapāda-śāstra-阿毘達磨集異門足論), tr. 433a2-3: Sáu tùy niệm: Phật tùy niệm, pháp tùy niệm, tăng tùy niệm, giới tùy niệm, xả tùy niệm và thiên tùy niệm.
[6] T. 32: Thành thật luận ( Satyasiddhi-śāstra-成實論), quyển 12, tr. 338a20-29: Hỏi: trong Kinh nói sáu tam muội: 1. hữu nhất tướng tu vi nhất tướng, 2. hữu nhất tướng tu vi chủng chủng tướng, 3.  hữu nhất tướng tu vi nhất tướng chủng chủng tướng, 4-6. chủng chủng tướng tu cũng lại như vậy. Nhất tướng là thiền định, thiền định đối với một duyên nhất tâm hành, nên chủng chủng tương ưng biết và thấy, biết các pháp chủng chủng tánh, đối với năm ấm v.v… các pháp trong phương tiện. Hỏi: thế nào nhất tướng tu vi nhất tướng? Đáp: hoặc người nhân nơi  định có thể sanh định. Nhất tướng tu vi chủng chủng tướng:  hoặc người nhân nơi định hay sanh tri kiến vậy. Nhất tướng tu vi nhất tướng chủng chủng tướng: hoặc người nhân nơi định hay sanh thiền định và ngũ ấm phương tiện vậy, chủng chủng tướng tu cũng như vậy.
[7] T. 1: Trường a-hàm  kinh (Dīrghāgama-長阿含經), quyển 8, tr. 52b7-9: Lại có bảy pháp là thất giác ý: Niệm giác ý, pháp giác ý, tinh tấn giác ý, hỷ giác ý, y giác ý, định giác ý và hộ giác ý.
[8] T.  1: Trường a-hàm  kinh (Dīrghāgama-長阿含經), quyển 9, tr. 54b15-16: Bảy tài: tín tài, giới tài, tàm tài, quý tài, văn tài, thí tài và tuệ tài ấy là bảy tài. 
[9] T. 32: Thành thật luận ( Satyasiddhi-śāstra-成實論), quyển 12, tr. 339a9: Bảy tưởng định tức là bảy y vậy. ; tr. 338c18-20: có bảy y: y sơ thiền được lậu tận, cho đến y vô sở hữu xứ được lậu tận. Y vào nhân của bảy xứ được thánh trí tuệ, như nói nhiếp tâm hay sanh thật trí.
[10] T. 26: A-tỳ-đạt-ma tập di môn túc luận (Abhidharmaprakaraṇapāda-śāstra-阿毘達磨集異門足論), quyển 17, tr. 437a7-8: Bảy diệu pháp: tín, tàm, quý, tinh tấn, niệm, định và tuệ.
[11] T. 1: Trường a-hàm  kinh (dīrghāgama-長阿含經), quyển 9, tr. 54c6-9: Thế nào là bảy tri pháp, nghĩa là bảy cần (tinh tấn-vīrya): tinh tấn đối với giới hạnh, tinh tấn diệt tham dục, tinh tấn phá tà kiến, tinh tấn đối với đa văn, tinh tấn đối với tinh tấn, tinh tấn đối với chánh niệm, tinh tấn đối với thiền định; T. 1: Thất tri kinh (七知經), quyển 1, tr.  810a7-10: có bảy pháp đạo đệ tử, hiện thế an ổn vui hành, quán pháp tinh tấn khiến tập khí đoạn tận. thế nào là bảy pháp? Tri pháp, tri nghĩa, tri thời, tri tiết, tự tri, tri chúng và tri nhân.
[12] T. 1: Trung a-hàm  kinh (Madhyamāgama-中阿含經), quyển 2, Thất pháp phẩm (七法品), thiện nhân vãng kinh (善人往經), tr. 427a13-c22;
[13] Xem Đại trí độ luận, quyển 21.
[14] T. 1: Trường a-hàm  thập báo pháp kinh (長阿含十報法經), quyển 2, tr. 238b3-12: Hiệp có tám đại nhân niệm, thế nào là tám? 1. niệm đạo pháp: ít muốn không muốn nhiều; 2. đạo pháp: đầy đủ, không đầy đủ không có đạo pháp; 3. Đạo pháp: thọ hành; không thọ hành không có đạo pháp. 4. đạo pháp: tinh tấn; không tinh tấn không có đạo pháp. 5. Đạo pháp: thủ ý; không thủ ý không có đạo pháp. 6. đạo pháp: định ý, không định ý không có đạo pháp. 7. Đạo pháp: trí tuệ; không trí tuệ không có đạo pháp. 8. đạo pháp: không có nhà vui; không có nhà không vui cùng ở; có nhà vui cùng ở không có đạo pháp, ấy là tám đại nhân niệm.  ,
[15] T. 1: Trường a-hàm  kinh (Dīrghāgama-長阿含經), quyển 9, tr. 55b9-c5: Thế nào là tám tinh tấn? tỳ-kheo vào làng khất thực, ăn rồi nên suy nghĩ rằng: 1.  thân thể ta nhẹ nhàng, ít đối với ngủ nghỉ, có thể tinh tấn tọa thiền, kinh hành, chưa đắc liền đắc, chưa được lại được, chưa chứng lại chứng. Đối với các việc đó, tỳ-kheo tức liền tinh tấn, ấy là tỳ-kheo  sơ tinh tấn. 2. khất thực được đầy đủ, liền suy nghĩ rằng: ta nay vào thôn làng khất thực ăn  no, khí lực sung túc … tỳ-kheo tức tầm cầu tinh tấn. 3. tỳ-kheo tinh tấn mặc dù có chấp sự, liền suy nghĩ rằng: ta hướng đến chấp sự, ta phát nguyện hành đạo, nay nên tinh tấn tọa thiền, kinh hành … tỳ-kheo tức liền tinh tấn. 5. tỳ-kheo tinh tấn dù có đi đến, liền suy nghĩ rằng, ta sáng sớm đi đến, ta phế bỏ hành đạo … tỳ kheo liền tầm cầu tinh tấn. 6. tỳ-kheo tinh tấn muốn đi đến, liền suy nghĩ rằng, ta biết nên đi … tỳ-kheo tức liền tinh tấn. 7.  tỳ-kheo tinh tấn khi gặp hoạn nạn, liền suy nghĩ rằng, ta bị bệnh nặng hoặc có thể mạng chung, nay nên tinh tấn…. 8. tỳ-kheo tinh tấn bị hoạn nạn nhẹ: ta bị bệnh nhẹ, hoặc lại gia tăng, ta phế bỏ hành đạo… tỳ-kheo tức liền tinh tấn tọa thiền, kinh hành, ấy là tám tinh tấn.
[16] T. 28: Xá-lợi-phất a-tỳ-đàm luận (舍利弗阿毘曇論), quyển 15, tr. 643b5-8: Thế nào là chín thứ đệ định? Như tỳ-kheo, ly dục ác bất thiện pháp, có giác có quán, ly sanh hỷ lạc, thành tựu hạnh sơ thiền, cho đến phi tưởng phi phi tưởng xứ, thành tựu diệt thọ tưởng định, ấy gọi là chín thứ đệ định.
[17] 1. Danh sắc diệt, 2. sáu nhập xứ, 3. xúc diệt, 4. thọ diệt, 5. ái diệt, 6. thủ diệt, 7. hữu diệt, 8. sanh diệt, 9. lão, bệnh, tử, ưu, bi, não, khổ diệt
[18] T. 27: A-tỳ-đạt-ma đại tỳ-bà-sa luận ( Abhidharma-mahāvibhāsā-śāstra-阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 94, tr. 486a29-b1: thế nào là 10 vô học chi? Đó là vô học chánh kiến cho đến chánh định, vô học chánh giải thoát và chánh trí.
[19] T. 5: Đại bát-nhã ba la mật đa kinh (Mahā-prajñā-pāramitā-sūtra-大般若波羅蜜多經), quyển 3, tr. 12a21-23: 10 tưởng: tưởng vô thường, tưởng khổ, tưởng vô ngã, tưởng bất tịnh, tưởng chết, tưởng hết thảy thế gian không thể vui, tưởng nhàm chán ăn, tưởng đoạn, tưởng ly và tưởng diệt.
[20] Xem Đại trí độ luận, quyển 2: 10 trí: pháp trí, tỷ trí, thế trí, tha tâm trí, khổ trí, tập trí, diệt trí, đạo trí, tận trí và vô sanh trí.
[21] T.  26: Chúng sự phần a-tỳ-đàm luận (眾事分阿毘曇論), quyển 4, tr. 646b8-11: 10 nhất thiết nhập là: địa  nhất thiết nhập, một tướng sanh phương trên phương dưới và các phương, không có hai vô lượng, ấy gọi là sơ nhất thiết xứ nhập. Thủy, hoả, phong nhập, xanh vàng, đỏ, trắng, không nhất thiết nhập xứ, thức nhất thiết nhập xứ, một tướng sanh phương trên, phương  dưới và các phương, không hai vô lượng. ấy gọi là 10 nhất thiết nhập xứ.
[22] T. 44:  Đại thừa nghĩa chương (大乘義章), quyển 13, tr. 725a22-23: 10 đại địa thiện: vô tham, vô sân, tàm, quý, tín, y, bất phóng dật, bất hại, tinh tấn và xả.
[23] T. 29: A-tỳ-đạt-ma câu xá luận (Abhidharmakośa-śāstra-阿毘達磨俱舍論), quyển 27, tr. 140b9-17: Phật 10 lực: 1. Xứ phi xứ trí lực, Như-lai lấy 10 trí làm tánh; 2. Nghiệp dị thục trí lực, Như-lai lấy tám trí làm tánh, nghĩa là trừ diệt và đạo; 3. tịnh lự giải thoát đẳng trì đẳng chí trí lực. 4. Căn thượng hạ trí lực. 5. Chủng chủng thắng giải trí lực. 6. Chủng chủng giới trí lực, bốn lực này đều lấy chín trí làm tánh, nghĩa là trừ diệt trí. 7. Biến thú hành trí lực, hoặc tiếng hiển nghĩa này có hai cách: hoặc chỉ duyên năng thú làm cảnh chín trí, trừ diệt, hoặc cũng duyên sở thú làm cảnh 10 trí làm tánh. 8. Túc trú tùy niệm trí lực. 9. Tử sanh trí lực, hai trí lực này đều lấy tục trí làm tánh. 10. Lậu tận trí lực; Abhidharmakośa-śāstra, jñānanirdeśaḥ: Sthānāsthānajñānabalaṃ daśa jñānāni, aṣṭau karmaphale,
karmavipākajñānabalamaṣṭau jñānāni, nirodhamārgajñāne hitvā, nava (28)
dhyānādhyakṣādhimokṣeṣu, dhātau ca, dhyānavimokṣasamādhisamāpattijñānabalaṃ nava jñānāni, nirodhajñānaṃ hitvā, evamindriyaparāparajñānabalaṃ veditavyam, pratipatsu tu, daśa vā, ‘nava vā’ iti matavikalpārtho vāśabdaḥ, yadi saphalā pratipad gṛhyate, sarvatragāminī pratipajjñānabalaṃ daśa jñānāni, na cet, nava;  jānāni nirodhajñānaṃ hitvā, evamindrriyaparāparajñānavalaṃ veditavyām,
pratipatsu tu, kaśa vā nava vā iti matavikalpārtho vāśabdaḥ, yadi saphalā pratipada gṛhyate sarvatragāminīpratipajjñānavalaṃ daśa jñānāni, na cet nava  anyatra nirodhajñānāt, saṃvṛtijñānaṃ dvayoḥ,
pūrvanivāsānusmṛtijñānabalaṃ cyutyupapattijñānabalaṃ ca saṃvṛtijñānam, ṣaṭ daśa vā kṣaye (29)  āsravakṣayajñānabalaṃ ṣaḍ jñānāni dharmānvayanirodhakṣayānutpādasaṃvṛtijñānāni, yadi nirodhajñānam eva, āsravakṣayajñānam.
[24] T. 29: A-tỳ-đạt-ma câu xá luận (Abhidharmakośa-śāstra-阿毘達磨俱舍論), quyển 25, tr. 132b9-23: Luận rằng: giác phần này tuy gọi là 37 phẩm trợ đạo, thật sự chỉ có 10, tức tuệ, cần v.v…: 1. tứ niệm trú: tuệ căn, tuệ lực, trạch pháp giác chi, và chánh kiến, lấy tuệ làm thể. 2. tứ chánh cần: tinh tấn căn, tinh tấn lực, tinh tấn giác chi, và chánh tinh tấn, lấy cần làm thể. 3. tứ thần túc: định căn, định lực, định giác chi và chánh định, lấy định làm thể. 4. tín căn và tín lực, lấy tín làm thể. 5. niệm căn, niệm lực, niệm giác chi và chánh niệm, lấy niệm làm thể. 6. hỷ giác chi lấy hỷ làm thể. 7. xả giác chi lấy hành xả làm thể. 8. khinh an giác chi lấy khinh an làm thể. 9. chánh ngữ, chánh mạng và chánh nghiệp, lấy giới làm thể. 10. chánh tư duy lấy tầm làm thể, như vậy giác phần thật sự chỉ có 10, tức là tín v.v…năm căn lực trên, lại thêm hỷ, xả, khinh an, giới, tầm. Tỳ-bà-sa sư nói 11 trợ thánh đạo pháp: thân nghiệp, ngữ nghiệp không tương tạp, giới phân làm hai.; Abhidharmakośa-śāstra, Mārgapudgalanirdeśaḥ: Saptatriṃśat tu tatpakṣāḥ, bodheranulomatvād bodhipakṣyāḥ saptatriṃśad utpadyante, nāmato dravyato daśa (67) daśa dravyāṇi sarve bodhipakṣyāḥ (67) katamāni daśa? śraddhā vīryaṃ smṛtiḥ prajñā samādhiḥ prītyupekṣaṇe, praśrabdhiśīlasaṅkalpāḥ, ity etāni daśa dravyāṇi, kathaṃ kṛtvā? prajñā hi smṛtyupasthitiḥ (68)  vīryaṃ samyakprahāṇākhyam, ṛddhipādāḥ samādhayaḥ, prajñāvīryasamādhisvabhāvā hi smṛtyupasthānasamyakprahāṇarddhipādāḥ, ata indriyāṇi tāvad balāni ca nāmagrāhikayā śraddhāvīryasmṛtisamādhiprajñādravyāṇi pañca,
samṛtyupasthānāni dharmapravicayasambodhyaṅgaṃ samyagdṛṣṭiśca prajñaiva, samyakprahāṇāni vīryasambodhyaṅgaṃ samyagvyāyāmaśca vīryam eva, ṛddhipādāḥ samādhisambodhyaṅgaṃ samyaksamādhiśca samādhireva, smṛtisambodhyaṅgaṃ samyaksmṛtiśca smṛtireva,
kimavaśiṣyate? prītiprasrabdhyupekṣāsambodhyaṅgāni, samyaksaṅkalpaḥ, śīlāṅgāni ca, tānyetāni pañca dravyāṇi, evamete bodhipakṣyā daśa dravyāṇi bhavanti, vaibhāṣikāṇām ekādaśa kāryavākkarmaṇorasambhinnatvāt śīlāṅgāni dve dravye iti.
[25] T. 29: A-tỳ-đạt-ma câu xá luận (Abhidharmakośa-śāstra-阿毘達磨俱舍論), quyển 27, tr. 144a24-28: Thần cảnh thông quả có thể biến hóa tâm lực, có thể hóa sanh hết thảy hóa sự, có 14 tâm này, nghĩa là y căn bổn tịnh tứ tịnh lự sanh có sai khác, y sơ tịnh lự có hai hóa tâm, dục giới nhiếp và sơ tịnh lự; tịnh lự thứ hai có ba hóa tâm: dục giới nhiếp, sơ tịnh lự thêm tịnh lự thứ hai; tịnh lự thứ ba có bốn; tịnh lự thứ tư có năm; Abhidharmakośa-śāstra-jñānanirdeśaḥ: tāni punaścartudaśa nirmāṇacittāni (49) yathākramaṃ dhyānaphalaṃ dhyānaphalaṃ dve yāvat pañca, prathamadhyānaphalaṃ dve kāmadhātuprathamadhyānabhūmike nirmāṇacitte. dvitīyadhyānaphalaṃ trīṇi kāmadhātuprathamadvitīyadhyānabhūmikāni. evaṃ tṛtīyacaturthadhyānabhūmikāni catvāri pañca ca yojyāni.
[26] Trung bộ kinh I, kinh số 10: Kinh niệm xứ (Satipaṭṭhāna sutta); T. 30: Du già sư địa luận (Yogācāra-bhūmi-śāstra-瑜伽師地論), quyển 27, tr. 432a28-b28: Thế nào gọi là 16 an-na-bát-na? Niệm hơi thở vào tôi biết niệm hơi thở vào, niệm hơi thở ra tôi biết niệm hơi thở ra. 1. hoặc ngắn 2. hoặc dài. 3. Cảm giác toàn thân thở vô tôi biết toàn thân thở vô, vị ấy tập. cảm giác toàn thân thở ra tôi biết toàn thân thở ra, vị ấy tập. 4. An tịnh thân hành thở vô tôi biết an tịnh thân hành thở vô, vị ấy tập. An tịnh thân hành thở ra tôi biết an tịnh thân hành thở ra, vị ấy tập. 5. Cảm giác hỷ thở vào tôi biết cảm giác hỷ thở vào, vị ấy tập. Đối với cảm giác hỷ thở ra tôi biết cảm giác hỷ thở ra, vị ấy tập. Đối với cảm giác lạc thở vào tôi biết cảm giác lạc thở vào, vị ấy tập. Đối với cảm giác lạc thở ra tôi biết cảm giác lạc thở ra, vị ấy tập. 6. Tuệ tri  tâm hành thở vào tôi biết tâm hành thở vào, vị ấy tập. 7. Tuệ tri tâm hành thở ra tôi biết tâm hành thở ra, vị ấy tập. 8. Diệt trừ tâm hành thở vô tôi biết diệt trừ tâm hành thở vô, vị ấy tập. Diệt trừ tâm hành thở ra tôi biết diệt trừ tâm hành thở ra, vị ấy tập. 9. Giác liễu tâm thở vô tôi biết tâm thở vô, vị ấy tập. Giác liễu tâm thở ra tôi biết tâm thở ra, vị ấy tập. 10. Hỷ duyệt tâm thở vô tôi biết hỷ duyệt tâm thở vô, vị ấy tập. Hỷ duyệt tâm thở ra tôi biết hỷ duyệt tâm thở ra, vị ấy tập. 11. Chế trì tâm thở vô tôi biết chế trì tâm thở vô, vị ấy tập. chế trì tâm thở ra tôi biết chế trì tâm thở ra, vị ấy tập. 12. Giải thoát tâm thở vô tôi biết giải thoát tâm thở vô, vị ấy tập. Giải thoát tâm thở ra tôi biết giải thoát tâm thở ra, vị ấy tập. 13. Vô thường tùy quán thở vô tôi biết vô thường tùy quán thở vô, vị ấy tập. Vô thường tùy quán thở ra tôi biết vô thường tùy quán thở ra, vị ấy tập. 14. Đoạn tùy quán thở vô tôi biết đoạn tùy quán thở vô, vị ấy tập. Đoạn tùy quán thở ra tôi biết đoạn tùy quán thở ra, vị ấy tập. 15.
Ly dục tùy quán thở vô tôi biết ly dục tùy quán thở vô, vị ấy tập. Ly dục tùy quán thở ra tôi biết ly dục tùy quán thở ra, vị ấy tập. 16. Diệt tùy quán thở vô tôi biết diệt tùy quán thở vô, vị ấy tập. Diệt tùy quán thở ra tôi biết diệt tùy quán thở ra, vị ấy tập.; Yogācāra-bhūmi-śāstra-Śrāvakabhūmiḥ: yeṣāṁ prahāṇāya ṣoḍaśākāraparicayaṁ karoti. Katame punaḥ ṣoḍaśākārāḥ. smṛta āśvāsaḥ (ta āśvasan) smṛta āśvasimīti śikṣate. smṛtaḥ praśvasan praśvasimīti śikṣate. dīrghaṁ hrasvaṁ sarvakāyapratisamvedī. āśvasan sarvakāyapratisaṁvedī. āśvasimīti śikṣate, sarvakāyapratisaṁvedī praśvasan. sarvakāyapratisaṁvedī praśvasimīti śikṣate. praśrabhya kāyasaṁskārānāśvasanpraśrabhyakāyasaṁskārānāśvasimīti śikṣate. praśrabhya kāyasaṁskārān praśvasan, praśrabhya kāyasaṁskārān praśvasimīti śikṣate. prītipratisaṁvedī sukhapratisaṁvedī śikṣate. cittasaṁskārapratisamvedī praśrabhya cittasaṁskārānāśvasan, praśrabhya cittasaṁskārānāśvasimīti śikṣate. praśrabhya cittasaṁskārān praśvasan, praśrabhya cittasaṁskārān praśvasimīti śikṣate. cittapratisaṁvedī, abhipramodayaṁścittaṁ, samādadhaccittaṁ, vimocaccittaṁ āśvasan vimocayan cittaṁ vimocayatīti māśvasimīti śikṣate. vimocayaṁścittaṁ praśvasan vimocayaṁścittaṁ praśvasimīti śikṣate. anityānudarśī, prahāṇānudarśī, virāgānudarśī āśvasannirodhānudarśī āśvasimīti śikṣate. nirodhānudarśī praśvasannirodhānudarśī praśvasimīti śikṣate.
[27] T. 29: A-tỳ-đạt-ma câu xá luận (Abhidharmakośa-śāstra- 阿毘達磨俱舍論), quyển 23, tr. 119b14-19: Noãn thiện căn phân vị này có thể quán sát đầy đủ tứ thánh đế cảnh và có thể tu đầy đủ 16 hành tướng: quán khổ thánh đế tu bốn hành tướng: vô thường, khổ, không, vô ngã; quán tập thánh đế tu bốn hành tướng: nhân, tập, sanh và duyên; quán diệt thánh đế tu bốn hành tướng: diệt, tịnh, diệu và ly; quán đạo thánh đế tu bốn hành tướng: đạo, như, hành và xuất.; Abhidharmakośa-śāstra-mārgapudgalanirdeśaḥ: Tadūṣmagataṃ prākarṣikatvāc catuḥsatyālambanam. ṣoḍaśākāram, duḥkhaṃ caturbhirākāraiḥ paśyati- anityataḥ, duḥkhataḥ, śūnyataḥ, anātmataś ca;  samudayaṃ caturbhiḥ- hetutaḥ, samudayataḥ, prabhavataḥ, pratyayataś ca; nirodhaṃ caturbhiḥ- nirodhataḥ, śāntataḥ, praṇītataḥ, niḥsaraṇataś ca; mārgaṃ caturbhiḥ-- mārgataḥ, nyāyataḥ, pratipattitaḥ, nairyāṇikataś ca.
[28] T. 8: Ma ha bát-nhã ba la mật kinh (mahāprajñāpāramitā-摩訶般若波羅蜜經), quyển 5, tr. 255c25-256a5: 18 Bất cọng pháp: chư Phật thân vô thất, khẩu vô thất, niệm vô thất, vô dị tướng, vô bất định tâm, vô bất tri kỷ xả tâm, dục vô giảm, tinh tấn vô giảm, niệm vô giảm, tuệ vô giảm, giải thoát vô giảm, giải thoát tri kiến vô giảm, hết thảy thân nghiệp tùy trí tuệ hành, hết thảy khẩu nghiệp tùy trí tuệ hành, hết thảy ý nghiệp tùy trí tuệ hành, trí tuệ biết thấy đời quá khứ không ngại không chướng, trí tuệ biết thấy đời vị lai không ngại không chướng và trí tuệ biết thấy đời hiện tại không ngại không chướng.
[29] T. 27: A-tỳ-đạt-ma đại tỳ-bà-sa luận (Abhidharma-mahāvibhāsā-śāstra-阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 65, tr. 338a7-16: Sa-môn quả nghĩa là thế nào? Đáp: có thánh đạo là sa-môn tánh, hữu vi, vô vi và các trạch diệt, đây là quả, nên gọi là sa-môn quả. Hỏi: Nếu như vậy, quả này không nên chỉ có bốn, nghĩa là kiến đạo trong phẩm tám nhẫn là Sa-môn tánh, phẩm tám trí là hữu vi sa-môn quả, trong tám bộ pháp đoạn là vô vi Sa-môn quả, khi ly dục giới nhiễm chín vô gián đạo là Sa-môn tánh, chín giải thoát đạo là hữu vi sa-môn quả, chín phẩm pháp đoạn là vô vi Sa-môn quả, như vậy cho đến ly phi tưởng phi phi tưởng xứ nhiễm nên biết cũng như vậy, vì vậy có 89 hữu vi Sa-môn quả và 89 vô vi Sa-môn quả.
 

* Trang 718 *
device

lượng pháp tướng sai khác; sanh, diệt, tăng, giảm, đắc, thất, cấu, tịnh đều biết được cả. Bồ-tát Ma-ha-tát biết các pháp ấy xong, có thể khiến cho các pháp nhập vào tự tánh không, mà đối với các pháp không dính mắc; vượt quá địa vị Thanh-văn, Bích-chi-phật, mà vào địa vị Bồ-tát. Vào địa vị Bồ-tát xong, lấy đại bi tâm thương xót, lấy sức phương tiện phân biệt chủng chủng danh tự các pháp, độ chúng sanh khiến chứng được tam thừa. Ví như người công xảo, dùng sức thuốc có thể biến bạc thành vàng, biến vàng thành bạc.
            Hỏi: Nếu các pháp tánh chơn không, sao còn phân biệt chủng chủng danh tự? Sao không chỉ nói là tánh chơn không?
            Đáp: Bồ-tát Ma-ha-tát không nói “không” là có thể đắc có thể trước; nếu có thể đắc có thể trước, thì không nên nói các pháp có chủng chủng tướng sai khác. Không bất khả đắc là không có gì quái ngại; nếu có quái ngại ấy là khả đắc chứ chẳng phải bất khả đắc không. Nếu Bồ-tát Ma-ha-tát biết bất khả đắc không, lại còn phân biệt được các pháp, thương xót độ thoát chúng sanh, ấy là sức của Bát-nhã Ba-la-mật. Lấy chỗ cốt yếu mà nói: Thật tướng các pháp là Bát-nhã Ba-la-mật.
            Hỏi: Hết thảy kinh sách thế tục và chín mươi sáu thứ kinh của xuất gia ngoại đạo đều nói có thật tướng các pháp. Lại trong tam Tạng pháp của Thanh-văn, cũng có nói thật tướng của các pháp, sao không gọi đó là Bát-nhã Ba-la-mật, mà chỉ riêng thật tướng các pháp nói ở trong kinh này, được gọi là Bát-nhã Ba-la-mật?

* Trang 719 *
device

            Đáp: Trong kinh sách thế tục, vì để làm an nước toàn gia, thân mạng thọ vui, cho nên chẳng phải thật. Ngoại đạo xuất gia đọa trong pháp tà kiến, tâm ưa đắm, cho nên cũng chẳng phải thật. Trong pháp Thanh-văn tuy có bốn đế, lấy vô thường, khổ, không, vô ngã quán thật tướng các pháp; vì trí tuệ không đầy đủ, không thông lợi, không thể vì độ hết thảy chúng sanh; không vì cầu được Phật pháp, nên tuy có thật trí tuệ mà không gọi Bát-nhã Ba-la-mật. Như nói: Phật vào và ra các tam muội, Xá-lợi-phất còn không nghe được tên nó huống là có thể biết được, vì cớ sao? Vì các A-la-hán, Bích-chi Phật khi mới phát tâm, không có nguyện lớn, không đại từ đại bi, không cầu hết thảy các công đức, không cúng dường hết thảy ba đời mười phương Phật, không cứu xét cầu biết thật tướng các pháp, mà chỉ cầu thoát khỏi khổ già bệnh chết. Còn các Bồ-tát từ khi mới phát tâm đã có thệ nguyện rộng lớn, có đại từ bi, cầu hết thảy các công đức, cúng dường hết thảy ba đời mười phương Phật, có lợi trí lớn, cầu thật tướng các pháp, trừ các thứ quán là tịnh quán, bất tịnh quán, thường quán, vô thường quán, lạc quán, khổ quán, không quán, thật quán, ngã quán, vô ngã quán. Xả bỏ các quán theo tâm lực vọng kiến như vậy, mà chỉ quán thật tướng của ngoại duyên là phi tịnh, phi bất tịnh, phi thường, phi vô thường, phi lạc, phi khổ, phi không, phi thật, phi ngã, phi vô ngã. Đối các quán như vậy, không chấp trước, không thủ đắc, vì là pháp thế tục, không phải đệ nhất nghĩa. Thanh tịnh cùng

* Trang 720 *
device

khắp, không phá không hoại là chỗ các Thánh nhân hành, ấy gọi là Bát-nhã Ba-la-mật.
            Hỏi: Đã biết thể tướng Bát-nhã là pháp vô tướng, vô đắc; vậy hành giả làm sao có thể đắc pháp ấy?
            Đáp: Phật dùng phương tiện thuyết pháp, hành giả hành đúng như Phật nói thời đắc; ví như đường hiểm bờ cao, nhờ thang mà lên được. Lại như nước sâu nhờ thuyền mà qua được. Bồ-tát mới phát tâm, nếu theo Phật nghe, hoặc theo đệ tử Phật nghe, hoặc nghe trong kinh nói “hết thảy pháp rốt ráo không, không có tánh nhất định khả thủ khả trước, là pháp đệ nhất thật, diệt trừ các hý luận.” Tướng Niết-bàn là rất an ổn, tôi muốn độ thoát hết thảy chúng sanh, làm sao riêng lấy Niết-bàn? Tôi nay phước đức, trí tuệ, thần thông lực chưa đầy đủ, nên không thể dẫn dắt chúng sanh, phải đầy đủ các nhân duyên ấy, thực hành năm Ba-la-mật là bố thí v.v... Do tài thí nên được giàu lớn, do pháp thí nên được trí tuệ, có thể do hai thí ấy mà dẫn dắt chúng sanh nghèo cùng vào tam thừa đạo. Do trì giới nên được sanh vào cõi người cõi trời tôn quý, tự thoát khỏi ba đường ác; cũng khiến chúng sanh thoát khỏi ba đường ác. Do nhẫn nhục, nên ngăn được thứ độc nóng giận, mà được thân sắc đoan chánh, oai đức đệ nhất, ai thấy đều hoan hỷ, tâm phục kính tin, huống còn thuyết pháp nữa? Do tinh tấn nên có thể phá sự giãi đãi đối với phước đức, đạo pháp, mà được thân kim cang, tâm bất động. Dùng thân tâm ấy phá tâm kiêu mạn của phàm phu khiến được Niết-bàn. Do thiền định, phá tâm tán loạn, lìa cái vui tội lỗi theo ngũ dục,

* Trang 721 *
device

hay vì chúng sanh nói về pháp ly dục. Thiền là chỗ y chỉ của Bát-nhã Ba-la-mật, y nơi thiền mà Bát-nhã Ba-la-mật tự nhiên phát sanh. Như trong kinh nói: Tỳ-kheo nhất tâm chuyên định, có thể quán thật tướng các pháp.
            Lại nữa, biết ở trong Dục giới phần nhiều do tội nghiệp xan và tham, đóng cửa các thiện. Khi thực hành Bố thí Bát-nhã Ba-la-mật thì phá hai việc ấy, mở cửa các thiện. Vì muốn được thường mở, nên thực hành giới Ba-la-mật về mười thiện đạo. Vì chưa đầy đủ thiền định, trí tuệ, chưa ly dục nên phá giới Ba-la-mật. Do vậy nên thực hành nhẫn nhục, biết ba việc trên có khả năng mở cửa phước. Lại biết phước đức quả báo ấy là vô thường, thọ hết vui ở cõi trời người, trở lại đọa vào đường khổ. Vì nhàm đủ phước đức vô thường ấy, nên cầu thật tướng Bát-nhã Ba-la-mật.
            Việc ấy làm sao được? Chắc chắn phải do nhất tâm mới có thể được. Như xâu ngọc báu của Long vương, nhất tâm quán sát mà không chạm đến rồng thì giá trị bằng Diêm-phù-đề. Nhất tâm thiền định thì trừ bỏ năm dục, năm cái; muốn được tâm vui phải dùng tinh tấn; cho nên tiếp sau nhẫn nhục là nói tinh tấn Ba-la-mật. Như trong kinh nói hành giả thân ngồi ngay thẳng, buộc niệm ở trước, chuyên tinh cầu định, dầu cho thịt xương khô mục, trọn không giãi đãi thối lui, cho nên tinh tấn tu thiền. Nếu có tài vật mà bố thí không đủ khó; vì sợ đọa đường ác, sợ mất tiếng tốt mà trì giới, nhẫn nhục cũng không là khó. Do vậy nên ở ba độ đầu không nói đến tinh tấn. Nay vì thật tướng Bát-nhã Ba-la-mật, mà từ tâm cầu

* Trang 722 *
device

định, việc ấy mới khó, cho nên phải cần đến tinh tấn. Thực hành như vậy, có thể đắc Bát-nhã Ba-la-mật.
            Hỏi: Phải thực hành năm Ba-la-mật, sau mới đắc Bát-nhã Ba-la-mật, hay cũng có thể thực hành một, hai Ba-la-mật cũng có thể đắc Bát-nhã ư?
            Đáp: Các Ba-la-mật có hai thứ: 1. Trong một Ba-la-mật có đủ các Ba-la-mật tương ưng tùy hành. 2. Tùy thời thực hành riêng từng Ba-la-mật. Hễ Ba-la-mật nào nhiều thì theo đó gọi tên ấy. Ví như bốn đại chung hợp, tuy không lìa nhau, song theo đại nào nhiều mà được gọi tên.
            Tương ưng tùy hành là, trong một Ba-la-mật có đủ năm Ba-la-mật. Ấy là không lìa năm Ba-la-mật mà đắc Bát-nhã Ba-la-mật.
            Tùy thời đắc danh là, hoặc nhân một, nhân hai Ba-la-mật mà đắc Bát-nhã Ba-la-mật. Nếu người phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác mà bố thí, bấy giờ tin tướng bố thí thấy chẳng một chẳng khác, phi thường, phi vô thường, hi hữu, phi vô v.v... Như trong đoạn nói về bố thí ở trước. Nhân thật tướng bố thí mà hiểu hết thảy pháp cũng như vậy. Ấy gọi là nhân bố thí mà đắc Bát-nhã Ba-la-mật.
            Hoặc có người trì giới, không não hại chúng sanh, tâm không có hối tiếc. Nếu thủ tướng rồi sanh chấp trước thời nổi lên cạnh tranh, người ấy tuy trước không sân não chúng sanh, song đối với pháp có tâm ưa ghét cho nên lại sân não chúng sanh. Thế cho nên muốn không sân não chúng sanh, hãy thực hành quán chư pháp bình đẳng. Nếu phân biệt là tội là vô tội,

* Trang 723 *
device

thời chẳng phải thực hành Giới Ba-la-mật; vì cớ sao, vì ghét tội, yêu không tội, thời tâm sanh tự cao, trở lại trong con đường não hại chúng sanh. Thế cho nên Bồ-tát quán người có tội, người  không  tội, tâm  không  ghét yêu. Quán như vậy là chỉ thực hành Giới Ba-la-mật mà đắc Bát-nhã Ba-la-mật.
            Bồ-tát suy nghĩ rằng: Nếu không được pháp nhẫn, thời không thể thường nhẫn. Hết thảy chúng sanh khi chưa có gì bức bách thời nhẫn được; khi có sự khổ bức thiết rồi thời không thể nhẫn được. Ví như người tù sợ gậy đánh phải đến chết khổ. Do nhân duyên ấy nên sanh pháp nhẫn: Không có người đánh, người mắng, cũng không có người chịu; chỉ do nhân duyên quả báo điên đảo đời trước nên gọi là chịu. Khi ấy không phân biệt, ấy gọi là sự nhẫn. Pháp nhẫn là thâm nhập tất cánh không, ấy gọi là pháp nhẫn. Được pháp nhẫn ấy, thường không còn sân não chúng sanh. Tuệ tương ứng với pháp nhẫn là Bát-nhã Ba-la-mật.
            Tinh tấn thường ở trong hết thảy thiện pháp, thành tựu được hết thảy thiện pháp. Nếu có trí tuệ trù lượng phân biệt các pháp, thông đạt pháp tánh, khi ấy tinh tấn giúp cho thành trí tuệ.
            Lại như thật tướng của tinh tấn là lìa thân lìa tâm, như thật bất động. Tinh tấn như vậy, hay sanh ra Bát-nhã Ba-la-mật. Ngoài ra, các sự tinh tấn khác là như huyễn, như mộng, hư dối phi thực, cho nên không nói. Nếu thâm tâm nhiếp niệm, thời như thật thấy thật tướng các pháp. Thật tướng các pháp là không thể dùng thấy, nghe, suy nghĩ mà biết được; vì

* Trang 724 *
device

cớ sao, vì sáu căn, sáu trần đều là nhân duyên quả báo hư dối. Những điều thấy biết trong ấy cũng là hư dối. Cái biết hư dối ấy, hoàn toàn không thể tin. Điều có thể tin là chỉ có thật tướng trí tuệ của chư Phật trải A-tăng-kỳ kiếp chứng được. Vì trí tuệ ấy dựa nơi thiền định nhất tâm, quán thật tướng các pháp; ấy gọi là trong thiền định phát sanh Bát-nhã Ba-la-mật. Hoặc có khi lìa năm Ba-la-mật, chỉ nghe, đọc tụng, tư duy, trù lượng thông đạt thật tướng các pháp; ấy là trong phương tiện trí phát sanh Bát-nhã Ba-la-mật. Hoặc từ hai, ba, bốn Ba-la-mật phát sanh Bát-nhã Ba-la-mật; như nghe một đế mà được thành đạo quả. Hoặc có khi nghe hai, ba, bốn đế mà được thành đạo quả.
            Có người đối với khổ đế còn mê lầm nhiều, nhờ nghe nói khổ đế mà đắc đạo. Ba đế kia cũng như vậy. Hoặc có người mê cả bốn đế, nhờ nghe nói bốn đế mà đắc đạo. Như Phật nói với Tỳ-kheo: Nếu ngươi dứt được tham dục, Ta bảo nhậm ngươi chứng được đạo quả A-na-hàm. Nếu dứt được tham dục, thì nên biết sân, si cũng dứt. Trong sáu Ba-la-mật cũng như vậy. Vì phá tâm xan tham nhiều nên nói pháp bố thí, nên biết các ác khác cũng bị phá. Vì phá các tạp ác nên nói đủ sáu Ba-la-mật cho nên hoặc mỗi mỗi thực hành riêng, hoặc hợp lại thực hành. Khắp vì mọi người nên nói đủ sáu Ba-la-mật, chứ không phải vì một người.
            Lại nữa, nếu Bồ-tát không hành hết thảy pháp, không thủ đắc hết thảy pháp nên đắc Bát-nhã Ba-la-mật, vì cớ sao? Vì các hành đều hư vọng không thật; hoặc gần có lỗi, hoặc xa

* Trang 725 *
device

có lỗi; như pháp bất thiện là gần có tội lỗi, còn pháp thiện lâu về sau, khi biến đổi thì người đắm trước nó hay sanh lo khổ, ấy là xa có tội lỗi. Ví như đồ ăn ngon, đồ ăn dở đều có tạp độc, mà ăn đồ ăn dở liền không vui, ăn đồ ăn ngon tức thời ngon vui; song lâu về sau, cả hai đều cướp mạng sống, nên không nên ăn cả hai. Các hành thiện, ác cũng như vậy.
            Hỏi: Nếu như vậy, sao Phật nói có ba hành là Phạm hành, Thiên hành, Thánh hành?
            Đáp: Hành vô hành gọi là Thánh hành, vì cớ sao? vì hết thảy Thánh hành, không ngoài ba môn giải thoát. Trong Phạm hành, Thiên hành, nhân thủ tướng chúng sanh mà sanh, tuy khi hành không có lỗi, nhưng về sau đều có lỗi. Lại chính ngay đây tìm tánh thật, thì đều là hư vọng. Nếu Hiền Thánh đem tâm vô trước thực hành hai hành đó, thời không có lỗi. Nếu được như vậy, hành pháp vô hành, hoàn toàn không có gì đắc, thời phiền não điên đảo hư vọng rốt ráo không sanh. Như hư không thanh tịnh, nên đắc thật tướng chư pháp, do vô sở đắc mà đắc; như trong đoạn vô sở đắc Bát-nhã đã nói.[1]
            Sắc pháp v.v... không phải không cho nên không, mà từ xưa đến nay thường tự không. Sắc pháp v.v... không phải vì trí tuệ hiểu không thấu, cho nên nói không có gì được, mà chính từ xưa đến nay thường tự không có gì được.[2] Thế không nên hỏi thực hành mấy Ba-la-mật thì đắc Bát-nhã! Các đức Phật thương xót chúng sanh, theo nghĩa thế tục mà nói hành, chứ không phải đệ nhất nghĩa.
 

[1] T. 8: Đại phẩm bát-nhã kinh (大品般若經), quyển 1, tr. 221b25-c10, Phụng bát phẩm (奉鉢品); T. 8: Phóng quang bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 1, tr. 4c18-28, Vô kiến phẩm (無見品); T. 8: Quang tán bát-nhã kinh (光讚般若經), quyển 1, tr. 152a16-b2, Thuận không phẩm (順空品).
[2] Sắc pháp v.v... không phải không cho nên không, mà từ xưa đến nay thường tự không. Sắc pháp v.v... không phải vì trí tuệ hiểu không thấu, cho nên nói không có gì được, mà chính từ xưa đến nay thường tự không có gì được; T. 7: Đại bát-nhã kinh (Mahā-prajñāpāramitā-sūtra-大般若經), quyển 402, tr. 11b26-c16; T. 8: Phóng quang bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 1, tr. 4c18-28; T. 8: Quang tán kinh (光讚經), quyển 1, tr. 152a16-b2; T. 8: Ma ha bát-nhã ba la mật kinh (mahāprajñāpāramitā-摩訶般若波羅蜜經), quyển 1, tr. 221b25-25-c10; Pañcaviṃśati (二萬五千頌般若): Iha bodhisattvo mahāsattvaḥ prajñāpāramitāyāṃ  caran, bodhisattva eva san bodhisattvaṃ na samanupaśyati… rūpam api na samanupaśyati… Tathā hi rūpaṃ rūpasvabhāvena śūnyam…Na śūnyatayā rūpaṃ śūnyam…nānyatra rūpāc chūnyatā…rūpam eva śūnyatā… śūnyataiva… rūpam…Nāmamātram idam  yad idaṃ rūpam…Tathā hi māyopamaṃ rūpam…māyā ca nāmamātram… Māyādarśanasvabhāvasya hi notpādo na saṃkleśo na vyavadānam… Tathā hi kṛtrimaṃ nāma… Tāni bodhisattvaḥ  prajñāpāramitāyāṃ  caran sarvanāmāni na samanupaśyati, asamanupaśyan nābhiniviśate.
 
 

* Trang 726 *
device

            Hỏi: Nếu không có gì được, không có gì hành, sao hành giả cầu tìm nó?
            Đáp: Không có gì được (vô sở đắc) có hai thứ: 1.- Thế gian có chỗ mong cầu mà không được như ý, ấy là không có gì được (vô sở đắc). 2.- Trong thật tướng các pháp, không có gì là tướng quyết định, nên gọi là không có gì được (vô sở đắc), chứ không phải không có phước đức trí tuệ tăng ích thiện căn; như người phàm phu phân biệt pháp thế gian nên có sở đắc. Các công đức thiện cũng như vậy, tùy theo tâm thế gian nên nói có sở đắc, còn trong tâm chư Phật thời không sở đắc.
            Ấy là lược nói nghĩa Bát-nhã Ba-la-mật. Sau sẽ rộng nói.
(Hết cuốn 18 theo bản Hán)
 

___________

* Trang 727 *
device

Xem mục lục