Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (8)


Xem mục lục
CHƯƠNG 22
GIẢI THÍCH: NGHĨA CỦA GIỚI TƯỚNG
            Hỏi: Đã biết các thứ quả báo công đức như vậy, thế nào gọi là giới tướng?
            Đáp: Dứt ác không làm trở lại, gọi là giới. Hoặc từ tâm sanh, hoặc từ miệng nói, hoặc từ nơi người khác lãnh thọ mà dứt sự ác nơi thân và miệng; ấy là tướng của giới. Sao gọi là ác? Nếu thật đó là chúng sanh, biết là chúng sanh, sinh tâm muốn giết, cướp mạng sống của nó, tạo thành thân nghiệp, có sắc tướng tạo tác,[1] ấy là tội sát sanh, ngoài ra trói, nhốt, đánh đập v.v...là cách giúp sát.
            Lại nữa, giết kẻ khác mắc tội sát, chứ chẳng phải tự giết thân. Tâm biết rõ đó là chúng sanh mà giết, là thành tội giết, không phải như ban đêm thấy người lại cho là gốc cây rung rinh mà giết. Cố ý sát sanh mới thành tội giết, chẳng phải không cố ý. Tâm khoái sát sanh mới thành tội giết, chẳng phải si cuồng. Mạng sống dứt mới thành tội giết,[2] chẳng phải làm bị thương. Thân nghiệp làm mới thành tội sát, chẳng phải chỉ có miệng sai bảo. Miệng bảo là thành tội sát, chẳng phải chỉ có tâm sanh nghĩ ác. Như vậy v.v...gọi là tướng mạo của tội sát. Không làm tội ấy, gọi là giới. Nếu người thọ giới, tâm
 

[1] T. 29: A-tỳ-đạt-ma câu xá luận (Abhidharmakośa-śāstra-阿 毘 達 磨 俱 舍 論), quyển 13, tr. 67c; T. 31: Nghiệp thành tựu luận (Karmasiddhiprakaraṇa-大 乘 成 業 論),tr.  64-68.
[2] T. 29: A-tỳ-đạt-ma câu xá luận (Abhidharmakośa-śāstra-阿毘達磨俱舍論), quyển 3, tr. 13c-15c; quyển 16, tr. 86c.
 

* Trang 514 *
device

sanh miệng nói: “Tôi từ ngày nay, không còn sát sanh.” Hoặc thân không động, miệng không nói, chỉ có tâm sanh, tự thề rằng: “Tôi từ ngày nay, không còn sát sanh,” ấy gọi là giới không sát sanh. Có người nói: “Giới không sát sanh ấy hoặc thiện hoặc vô ký.”
            Hỏi: Như trong A-tỳ-đàm của Ca-chiên-diên-tử nói: “Hết thảy giới luật nghi đều là thiện”, sao nay nói là vô ký?
            Đáp: Như trong A-tỳ-đàm của Ca-chiên-diên-tử nói: “Hết thảy là thiện”; còn trong các A-tỳ-đàm khác nói: “Giới bất sát hoặc thiện hoặc vô ký”, vì cớ sao? Vì nếu giới bất sát luôn luôn là thiện, thì người trì giới ấy, lẽ phải như là người đắc đạo, thường không bị đọa vào ác đạo. Do vậy nên hoặc có khi là vô ký. Vô ký thì không có quả báo, không sanh vào cõi trời, cõi người.
            Hỏi: Không do giới vô ký nên đọa dịa ngục; lại do có ác tâm sanh nên đọa địa ngục?
            Đáp: Không sát sanh được vô lượng thiện pháp, phước của làm và không làm cứ ngày đêm phát sanh. Nếu gây một ít tội thì phước ấy thành có hạn có lượng, vì cớ sao? Vì nó theo có lượng mà không theo vô lượng. Do vậy nên biết trong giới bất sát hoặc có khi là vô ký.
            Lại nữa, có người không theo Thầy thọ giới, mà chỉ tự tâm sanh thề rằng: “Tôi từ ngày nay, không còn sát sanh.” Không sát như vậy, hoặc có khi là vô ký.
            Hỏi: Giới bất sát ấy trói buộc vào cõi nào?[1]
            Đáp: Trong A-tỳ-đàm của Ca-chiên-diên-tử nói: “Hết
 

[1] T. 29: A-tỳ-đạt-ma câu xá luận (Abhidharmakośa-śāstra-阿毘達磨俱舍論), quyển 14, tr. 72b; T. 31: Đại thừa thành tựu nghiệp luận (大乘成業論), tr. 78.
 

* Trang 515 *
device

thảy thọ giới luật nghi đều trói buộc theo cõi Dục.” Còn trong các A-tỳ-đàm khác nói: “Hoặc trói buộc theo cõi Dục, hoặc không trói buộc.” Nói cho đúng nên có ba loại: Hoặc trói buộc theo cõi Dục, hoặc trói buộc theo cõi Sắc, hoặc không trói buộc. Việc sát sanh tuy ở cõi Dục, giới bất sát cũng phải theo việc sát mà ở cõi Dục. Chỉ ở cõi Sắc không sát, tâm vô lậu không sát, ấy là giới chân bất sát vì đã ngăn từ lâu xa.
            Lại nữa, có người không thọ giới, nhưng từ khi sanh về sau, không ưa sát sanh, đó hoặc thiện hoặc vô ký, ấy gọi là vô ký.
            Pháp bất sát sanh ấy chẳng phải tâm, chẳng phải tâm số pháp, cũng chẳng phải tâm tương ưng, hoặc cọng tâm sanh, hoặc chẳng cọng tâm sanh. Trong A-tỳ-đàm của Ca-chiên-diên-tử nói: “Không sát sanh là thân nghiệp khẩu nghiệp, hoặc có sắc tướng tạo tác, hoặc không có sắc tướng tạo tác, hoặc tùy tâm hành, hoặc không tùy tâm hành,[1] chẳng phải là nghiệp báo của đời trước. Hai lối tu nên tu (đắc tu, hành tu), hai lối chứng nên chứng (thân chứng huệ chứng). Do tư duy đoạn, thì hết thảy ở vào thân cuối cùng tại cõi Dục chứng được; do kiến đế đoạn, thời đoạn, thì phàm phu Thánh nhân chứng được. Nó là sắc pháp, hoặc có thể thấy, hoặc không thể thấy, hoặc là pháp có đối ngại; hoặc là pháp không đối ngại; pháp có quả báo, pháp không có quả báo; pháp hữu lậu, pháp hữu vi; pháp còn có pháp ở trên (pháp hữu thượng - đối lại là pháp vô thượng), chẳng phải là tương ưng nhân. Phân biệt như vậy; ấy gợi là giới bất sát.
            Hỏi: Giới của trong Bát chánh đạo cũng có giới không
 

[1] Tùy tâm hành: Định cọng giới; không tùy tâm hành: năm giới.
 

* Trang 516 *
device

sát sanh, cớ sao chỉ nói giới không sát sanh là có quả báo, là hữu lậu?
            Đáp: Trong đây chỉ nói pháp thọ giới luật nghi, không nói vô lậu giới luật nghi.
            Lại nữa, trong các A-tỳ-đàm khác nói: “Pháp bất sát thường không đi theo tâm, chẳng phải nghiệp thân khẩu. Nghiệp hành không theo tâm thì hoặc có quả báo, hoặc không có quả báo. Pháp chẳng tương ưng với tâm thì hoặc là hữu lậu hoặc vô lậu.” Đó là điểm sai khác, ngoài ra đều đồng nhau. Lại có người nói: “Chư Phật Thánh Hiền không hý luận các pháp, chỉ do thấy hiện tiền chúng sanh đều tiếc thân mạng nên Phật dạy chớ cướp mạng sống kẻ khác, cướp mạng sống kẻ khác đời đời bị đau khổ. Chúng sanh thật có hay không sau sẽ nói.[1]
            Hỏi: Người ta hay lấy sức thắng người, chiếm nước, giết oán, làm thợ săn lấy da thịt, để cứu giúp rất lớn. Còn nay không sát sanh được lợi ích gì?
            Đáp: Được không sợ hãi, được an vui. Ta không hại kia, kia không hại ta, do vậy không sợ không hãi. Người hiếu sát, tuy ở địa vị làm vua người, cũng không tự an được như người trì giới dạo đi một mình, không chi sợ sệt tai nạn.
            Lại nữa, người hiếu sát, các loài có mạng sống đều không ưa thấy, nếu không hiếu sát thì hết thảy chúng sanh  đều ưa nương dựa.
            Lại nữa, người trì giới, khi mạng chung tâm được an lạc, không nghi, không hối, hoặc được sanh cõi trời, hoặc
 

[1] T. 8: Đại phẩm bát-nhã kinh (Mahāprajñāparamitā-sūtra-大品般若經), quyển 8, tán hoa phẩm 29 (散花品第29), tr. 279b12-23; T. 8: Phóng quang bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 6, Vũ pháp vũ phẩm đệ 30 (雨法雨品第30), tr. 42c27-43a9; T. 8: Quang tán bát-nhã kinh (光讚般若經), quyển 10, vũ pháp bảo phẩm đệ 27 (雨法寶品第27), tr. 216a24-b7; Xem Đại trí độ luận, quyển 14,
 

* Trang 517 *
device

sanh cõi người, thường được sống lâu. Ấy là nhân duyên đắc đạo, cho đến khi được thành Phật, ở đời sống lâu vô lượng.
            Lại nữa, người sát sanh, thì đời này đời sau thọ các loại thân tâm đau khổ. Người không sát sanh, không có các nạn đó; ấy là lợi lớn.
            Lại nữa, hành giả suy nghĩ: “Ta biết tiếc mạng sống, yêu thân mình, thì kia cũng như vậy, cùng với ta khác gì?” Do lẽ ấy, không nên sát sanh.
            Lại nữa, nếu sát sanh thì bị người lành chê trách, kẻ oan gia ghen ghét, vì mắc nợ mạng kia nên thường hay sợ hãi, bị kia oán ghét, khi chết ăn năn, sẽ đọa trong địa ngục, hoặc trong loài súc sanh, hoặc sanh trong loài người thì thường phải chết yểu.
            Lại nữa, giả sử đời sau không bị tội, không bị người lành chê trách, oan gia ghen ghét, còn không nên cố cướp mạng kẻ khác, vì sao? Vì người có được tướng lành, còn không nên làm, huống gì người cả hai đời đã có tội, đã bị quả báo xấu ác.
            Lại nữa, sát sanh là tội nặng nhất trong các tội, vì sao? Vì người khi gặp phải cái chết gấp, thì không tiếc vật quý báu, mà chỉ lo cho mang sống trước tiên. Ví như người khách buôn vào biển tìm châu báu, sắp ra khỏi biển, thuyền chợt bị vỡ, trân bảo mất hết mà rất vui mừng, đưa tay lên nói: “Chút nữa mất vật báu lớn!.”  Mọi người lấy làm lạ nói: “Ngươi mất hết tài bảo, trần truồng được thoát khỏi, cớ sao vui mừng nói: Chút nữa mất vật báu lớn?” Đáp: “Trong tất cả vật báu, mạng

* Trang 518 *
device

người báu nhất. Người vì mạng sống mà tìm của báu, chứ không phải vì của báu mà tìm mạng sống.” Vì lẽ ấy, Phật dạy trong mười bất thiện đạo, sát sanh đứng đầu. Trong năm giới, giới bất sát cũng đứng đầu. Nếu người tu nhiều phước đức mà không có giới bất sát sanh, thời không có ích gì, vì sao? Vì tuy có được sanh vào nơi giàu sang, thế lực, cường hào, mà không được sống lâu, thì ai thọ hưởng cái vui ấy? Do vậy biết trong các tội, tội sát sanh nặng nhất; trong các công đức, công đức không sát sanh lớn nhất. Trong thế gian, tiếc mạng sống là nhất, vì sao biết? Vì tất cả người đời, thà cam chịu hình phạt, tàn tật, khảo đánh để hộ mạng sống.
            Lại nữa, nếu có người thọ giới, tâm sanh, miệng nói rằng: “Kể từ ngày nay không giết hết thảy chúng sanh.” Thế là đối với vô lượng chúng sanh, đã đem thứ vật yêu trọng mà thí cho, nên được công đức cũng vô lượng. Như Phật dạy:[1] “Có năm thứ bố thí lớn.” Những gì là năm? 1- Không sát sanh, là việc bố thí lớn, 2- Không trộm cắp, 3- Không tà dâm, 4- Không nói dối, 5- Không uống rượu, cũng như vậy.
            Lại nữa, thực hành Từ tam muội được phước vô lượng, nước lửa không hại được, đao binh không tổn thương được, hết thảy ác độc không thể trúng được. Vì hành năm sự bố thí lớn, nên được như vậy.
            Lại nữa, các bậc tôn quý trong ba đời mười phương, Phật là tôn quý nhất. Như Phật dạy Ưu-bà-tắc Nan-đề-ca rằng:[2] “Sát sanh có mười tội. Những gì là mười? 1- Tâm thường ôm độc đời đời không dứt. 2. Chúng sanh oán ghét,
 

[1] T. 16: Phật thuyết ngũ đại thí kinh (佛說五大施經), tr. 813b.
[2] T. 2: Tạp a-hàm kinh (Saṃyuktāgama-雜阿含經), quyển 30, kinh số 855, tr. 217c; kinh số 856, tr. 218c; T. 2: Phật thuyết nan đề thích kinh (佛說難提釋經), tr.  505b.
 

* Trang 519 *
device

mắt không muốn   nhìn. 3- Thường  ôm  niệm ác, suy nghĩ  việc ác. 4- Chúng sanh sợ hãi như thấy Cọp Rắn. 5- Khi ngủ tâm sợ, khi thức bất an.   6-Thường có ác mộng. 7- Khi mệnh chung cuồng sợ cái chết dữ. 8- Gieo nghiệp nhân duyên của chết yểu. 9- Thân hoại mệnh chung, đọa trong địa ngục. 10- Nếu được làm người, thường phải chết yểu.”
            Lại nữa, hành giả tâm niệm suy nghĩ: “Tất cả loài có mạng sống, cho đến côn trùng, đều tự tiếc thân mạng. Cớ sao biết lấy y phục uống ăn để bảo hộ thân mình mà lại giết chúng sanh?!”
            Lại nữa, hành giả nên học pháp đại nhân. Trong hết thảy đại nhân, Phật là tối đại, vì cớ sao? Vì tất cả trí tuệ được thành tựu, mười trí lực đầy đủ, hay độ chúng sanh, thường hành từ mẫn, giữ giới sát sanh, tự được thành Phật, cũng dạy đệ tử thực hành tâm từ mẫn đó. Hành giả muốn học hạnh của đại nhân, cũng nên không giết.
            Hỏi: Nếu không xâm hại ta thì tâm sát có thể dứt được, còn nếu xâm hại, cưỡng đoạt, bức bách ta, thời phải làm sao?
            Đáp: Phải nên lường việc khinh trọng. Nếu người giết mình, trước nên tự suy nghĩ: “Cái lợi toàn giới là trọng hay toàn thân là trọng? Phá giới là mất mát hay tán thân là mất mát?” Suy nghĩ như vậy biết giữ giới là trọng, toàn thân là khinh. Nếu tạm khỏi nạn mà được toàn thân, thì thân được cái gì? Thân là chỗ tụ đọng của già bệnh chết, chắc chắn phải bại hoại. Nếu vì giữ giới mà mất thân, lợi ấy rất trọng. Lại suy nghĩ: “Ta trước sau mất thân, đời đời vô số, hoặc làm thân

* Trang 520 *
device

giặc ác, cầm thú, chỉ vì tài lợi mà làm các việc bất thiện, nay mới được vì sự giữ tịnh giới cho nên không tiếc thân. Xả mạng để giữ giới, hơn trăm ngàn vạn lần hủy cấm giới để giữ toàn thân, không thể ví dụ được.” Định tâm như vậy, nên phải xả thân để hộ tịnh giới. Như một vị Tu-đà-hoàn sanh trong một nhà đồ sát, tuổi sắp thành người, phải cai quản gia nghiệp mà không chịu sát sanh. Cha mẹ đưa dao và một con dê, nhốt ở trong nhà mà bảo: “Nếu không giết Dê, không cho ngươi ra để được trông thấy mặt trời mặt trăng và sinh hoạt ăn uống.” Người con tự suy nghĩ: “Ta nếu giết một con Dê này, bèn phải suốt đời làm nghiệp này, há vì thân mà gây nên tội lớn này ư?” Liền lấy dao tự sát. Cha mẹ mở cửa ra thấy Dê đứng ở một phía còn đứa con thì đã mệnh tuyệt. Ngay lúc tự sát, liền sanh lên cõi trời. Hoặc được như thế ấy, là vì không tiếc mạng sống để hộ toàn vẹn tịnh giới. Những nghĩa như vậy, gọi là giới không sát sanh.
            Không cho mà lấy là, biết đó là vật của người khác mà sanh tâm trộm cắp, lấy vật đem đi khỏi chỗ cũ, cho là vật thuộc của ta; thế gọi là trộm. Nếu không làm, gọi là không trộm. Ngoài ra, phương tiện so tính, cho đến tay cầm mà chưa lìa khỏi chỗ; ấy gọi là cách giúp sự ăn trộm.
            Tài vật có hai loại: Có loại thuộc của người khác, có loại không thuộc của người khác. Lấy vật thuộc của người khác là tội trộm. Vật thuộc của người khác cũng có hai: 1-Vật ở trong làng xóm, 2- Vật ở chỗ trống. Vật ở hai chỗ ấy, có tâm trộm lấy, thì mắc tội trộm. Nếu vật ở chỗ trống, hãy

* Trang 521 *
device

kiểm xét biết vật ấy gần nước nào? Vật ấy phải có sở thuộc, không nên lấy. Như trong Luật tạng nói về các việc không trộm. Ấy gọi là tướng mạo không trộm.
            Hỏi: Không trộm có lợi ích gì?
            Đáp: Mạng sống có hai: Trong và ngoài. Nếu cướp tài vật, ấy là cướp mạng ngoài, vì sao? Vì mạng sống dựa nơi cơm ăn, áo mặc v.v... mới sống. Nếu cướp nếu giật, ấy gọi là cướp mạng ngoài, như kệ nói:
                   “Hết thảy các chúng sanh
                   Lấy áo cơm nuôi sống
                   Hoặc cướp hoặc trộm lấy
                   Ấy gọi là cướp mạng.”
            Vì lẽ ấy, người có trí không nên cướp đoạt.
            Lại nữa, nên tự suy nghĩ: “Cướp giật được vật để cung cấp cho mình, tuy thân có đầy đủ rồi cũng phải chết, chết vào địa ngục. Tuy cả gia thất thân thuộc cùng được thọ vui mà chỉ riêng mình chịu tội, cũng không cứu được.” Quán sát được thế ấy, nên không nên trộm.
            Lại nữa, không cho mà lấy đây có hai thứ: 1.- trộm, 2.- cướp. Cả hai đều gọi là không cho mà lấy. Trong tội không cho mà lấy, trộm là rất nặng, vì sao? Vì mọi người đều lấy tài vật nuôi sống, mà đào ngạch khoét vách trộm lấy; vì không có sức hơn người, mà sợ chết nên mới trộm lấy, ấy là rất bất tịnh. Trong tội cướp đoạt, trộm là tội nặng. Như kệ nói:                                

                        “Đói khát thân ốm gầy,
                        Thọ tội chỗ đại khổ,

* Trang 522 *
device

                        Của người không thể đụng,
                        Giống như đống lửa lớn.
                        Nếu trộm lấy của người,
                        Chủ nó khóc áo não,
                        Giả sử là Thiên vương,
                        Cũng còn lấy làm khổ.”
            Tội của người sát sanh tuy nặng, nhưng chỉ là giặc đối với kẻ bị giết, còn người trộm cắp lại là giặc đối với hết thảy người có của. Nếu phạm các giới khác, có khi không phải là tội đối với trong nước khác, còn người trộm cắp, thì tất cả các nước đều trị tội.[1]
            Hỏi: Người cướp đoạt, đời nay có người khen cho là mạnh. Vậy đối với việc cướp đoạt; vì sao phải buông xả?
            Đáp: Không cho mà trộm lấy, đó là tướng bất thiện. Trong sự cướp đoạt, tuy có so le, nhưng đều là bất thiện. Ví như đồ ăn ngon lẫn lộn chất độc, đồ ăn dở lẫn lộn chất độc; ngon dở tuy khác nhau mà chất độc không khác. Cũng như lúc sáng lúc tối đạp lửa, ngày đêm tuy khác nhau mà cháy chân thì là một. Đời nay, người ngu không biết quả báo tội phước trong hai đời, không có lòng nhân từ, thấy người dùng sức xâm lấn nhau, cưỡng đoạt tài sản kẻ khác, khen cho là mạnh, còn chư Phật Hiền Thánh thì thương xót hết thảy, rõ suốt ương họa ba đời không mất, nên không khen ngợi. Do vậy nên biết tội trộm cướp đều là bất thiện, nên người lành và hành giả không làm. Như Phật dạy: “Không cho mà lấy có mười tội. Những gì là mười? 1.- Chủ tài vật thường giận. 2.-
 

[1] Tham khảo T. 27: Đại tỳ-bà-sa luận (Abhidharma-mahāvibhāsā-śāstra-大毘婆沙論), quyển 116, tr.  605c17-606a17; T. 29: A-tỳ-đạt-ma câu xá luận (Abhidharmakośa-śāstra-阿毘達磨俱舍論), quyển 16, tr. 85b-c14; Thiên thí dụ (Divyāvadāna), tr. 257.
 

* Trang 523 *
device

Bị người nghi cho phạm trọng tội. 3- Du hành phi thời, không trù tính. 4.- Bạn bè với kẻ ác, xa lìa bậc hiền thiện. 5- Phá tướng lành.6.- Bị tội với quan. 7.- Tài vật không vào.8.-Gieo nghiệp nhân duyên của sự nghèo. 9.- Chết đọa vào địa ngục. 10.- Nếu được ra khỏi mà làm người, siêng khó cầu tài vật, trở thành của chung cả năm nhà là hoặc vua, hoặc giặc, hoặc lửa, hoặc nước, hoặc con bất hiếu sử dụng. Cho đến chôn dấu cũng bị mất.
            - Tà dâm là, nếu đối với người con gái được cha mẹ, anh em, chị em, chồng, con cái, pháp luật thế gian, và phép vua thủ hộ, mà hoặc phạm đến, ấy gọi là tà dâm. Hoặc có người tuy không có ai thủ hộ, mà do pháp thủ hộ. Thế nào là pháp thủ hộ? Là hết thảy người nữ xuất gia và người nữ tại gia thọ giới trong một ngày; ấy là pháp thủ hộ. Nếu dùng sức, dùng tài vật, hoặc dụ dỗ; hoặc tự có người vợ thọ giới; có thai; có con đang thời kỳ bú; hoặc phi đạo; cho đến dùng tràng hoa cho dâm nữ để yêu sách. Phạm những điều như vậy gọi là tà dâm. Không làm những điều như vậy gọi là không tà dâm.
            Hỏi: Người thủ hộ nên người nổi sân, pháp thủ hộ nên phá pháp, nên gọi là tà dâm. Còn người đối với vợ mình, vì sao cho là tà?
            Đáp: Đã cho phép vợ thọ giới trong một ngày, đã ở trong pháp, tuy vốn là vợ mà nay không được tự do. Qua khỏi ngày thọ giới, thời chẳng phải là pháp thủ hộ. Lại, người vợ đang mang thai, vì thân thể kia nặng nề, chán thói cũ; lại vì

* Trang 524 *
device

sợ tổn thương bụng chữa; khi con còn thời kỳ bú mà hành dâm mẹ nó thì sữa khô kiệt; lại vì tâm nữ say dâm dục thì không còn săn sóc con. Chỗ phi đạo là không phải nữ căn, tâm người nữ không vui mà cưỡng ép phi lý nên gọi là tà dâm. Những việc ấy không làm, nên gọi là không tà dâm.
            Hỏi: Nếu người chồng không biết, không thấy, không phiền não, thì người dâm kia có tội gì?
            Đáp: Vì nó là tà. Đã gọi là tà, ấy là bất chánh, cho nên có tội.
            Lại nữa, việc này có các tội lỗi: Tình chồng vợ tuy khác thân mà đồng thể. Cướp tình yêu của  người khác, phá bổn tâm của người ta; ấy là giặc, lại mắc trọng tội, tiếng tăm xấu xa, bị người oán ghét, vui ít sợ nhiều, hoặc sợ hình phạt giết chết. Lại sợ chồng và người hai bên biết, thường ưa nói dối, bị Thánh nhân trách mắng là tội của trọng tội.
            Lại nữa, người dâm dật, nên tự suy nghĩ: “Vợ ta vợ người, đồng là nữ nhân, xương thịt tình thái, kia đây không khác; mà vì sao ta sanh tâm mê lầm ngang trái, chạy theo ý tà?” Người tà dâm phá mất cái vui đời này đời sau.
            Lại nữa, đổi chỗ xoay về mình, để tự chế tâm rằng: “Nếu người kia xâm phạm vợ ta, thời ta giận độc; nếu ta xâm phạm vợ người kia, thời người kia cũng thế khác gì. Suy bụng mình để tự chế cho nên không nên làm.”
            Lại nữa, như Phật dạy: “Người tà dâm, sau đọa vào địa ngục cây gươm, chịu đủ mọi khổ. Khi được ra khỏi mà làm người thì gia đạo bất hòa, thường gặp dâm dục, tà vạy, giặc

* Trang 525 *
device

ác. Tà dâm là hoạn nạn ví như Rắn độc, cũng như lửa lớn, không gấp rút xa lánh, thì họa lại ập đến.” Như Phật đã dạy: “Tà dâm có mười tội:[1] 1- Thường bị phu chủ của người bị dâm muốn làm nguy hại. 2- Chồng vợ bất hòa, thường đấu tranh nhau.           3- Ngày ngày tăng trưởng các pháp bất thiện, tổn giảm các pháp thiện. 4- Không thủ hộ thân, vợ con côi cút. 5- Tài sản mỗi ngày hao mòn. 6- Có các việc dữ, thường bị người nghi. 7- Thân thuộc, tri thức không vui mừng yêu mến. 8- Gieo nghiệp nhân duyên về oan gia. 9- Thân hoại mạng chung, chết vào địa ngục. 10- Nếu được ra khỏi mà làm người nữ, phải chung chồng với nhiều người, còn nếu là người nam, thì vợ không trinh khiết.
            - Nói dối là, tâm không thanh tịnh, muốn dối gạt người, che dấu sự thật, xuất lời nói khác, sanh khẩu nghiệp; ấy là nói dối. Tội vọng ngữ là do hai bên cùng hiểu về ngôn ngữ mà có; nếu không cùng hiểu, thì tuy có nói không thật, cũng không có tội nói dối.
            Nói dối là,[2] biết nói không biết, không biết nói biết; thấy nói không thấy, không thấy nói thấy; nghe nói không nghe, không nghe nói nghe; ấy là nói dối. Nếu không làm, ấy là không nói dối.[3]
            Hỏi: Nói dối có những tội gì?
            Đáp: Người nói dối trước hết tự dối mình, vậy sau dối người. Lấy thật làm hư, lấy hư làm thật; hư thật điên đảo, không thọ nhận thiện pháp. Ví như cái bình úp, nước không vào được. Người nói dối, tâm không tàm quý, đóng bít cửa
 

[1] T. 2: Phân biệt thiện ác nghiệp báo kinh (分別善惡業報經), quyển 2, tr. 899b19-23.
[2] T. 29: A-tỳ-đạt-ma câu xá luận (Abhidharmakośa-śāstra-阿毘達磨俱舍論), quyển 16, Phân biệt nghiệp phẩm (分別業品), tr. 87b.
[3] T. 1: Trường a-hàm kinh (Dīrghāgama-長阿含經), quyển 8, kinh số 9, chúng tập kinh (眾集經), tr. 50b; T. 1: Trung a-hàm kinh (Madhyamāgama-中阿含經), quyển 49, kinh số 187, tr. 732b-c; T. 27: Đại tỳ-bà-sa luận (Abhidharma-mahāvibhāsā-śāstra-大毘婆沙論), quyển 171, tr. 861c; T. 29: A-tỳ-đạt-ma câu xá luận (Abhidharmakośa-śāstra-阿毘達磨俱舍論), quyển 16, tr. 87b.
 

* Trang 526 *
device

thiện đạo và Niết-bàn. Quán xét biết tội ấy, cho nên không làm.
            Lại nữa, quán xét biết thật ngữ lợi nó rất rộng lớn. Cái lợi của thật ngữ từ nơi mình ra, rất là dễ được. Đó là cái lực của hết thảy người xuất gia. Công đức như vậy, người tại gia xuất gia đều có cái lợi này. Đó là tướng của người lành.
            Lại nữa, người thật ngữ, tâm họ ngay thẳng, dễ được khỏi khổ. Ví như kéo cây chỗ rừng rậm, cây thẳng dễ ra.
            Hỏi: Nếu nói dối có tội như vậy; tại sao người ta nói dối?
            Đáp: Có người ngu si thiếu trí, gặp việc khổ ách, nói dối để cầu thoát khỏi, không biết việc phát xuất đời này mắc tội, không biết đời sau mắc tội báo lớn. Lại có người tuy biết tội nói dối, nhưng vì xan tham sân nhuế, ngu si nhiều cho nên nói dối. Lại có người tuy không xan tham sân nhuế, mà dối làm chứng tội người, tâm cứ bảo là thật, chết bị đọa địa ngục, như đệ tử của Đề-bà-đạt-đa là Câu-già-ly, thường tìm tòi lỗi lầm của Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên. Lúc ấy hai ngài hạ an cư xong, du hành qua các nước, gặp lúc trời mưa lớn, đến nhà người thợ gốm, nghỉ lại trong nhà chứa đầy đồ gốm. Trong nhà ấy, trước đã có một người nữ ngủ ở chỗ tối, hai ngài không biết. Đêm đó người nữ nằm mộng xuất bất tịnh,[1] sáng sớm đi đến chỗ có nước để rửa. Bấy giờ Câu-già-ly ngẫu nhiên đi ngang trông thấy. Câu-già-ly có khả năng xem tướng, biết tình trạng của người có giao hội, mà không biết được có mộng hay không mộng. Câu-già-ly quay nói với đệ
 

[1] T. 4: Xuất diệu kinh (出曜經), quyển 10, tr. 664b6; T. 23: Thập tụng luật (十誦律), quyển 47, tr. 344b27-28; Tỳ-kheo ni Ba la đề bản (Bhikṣuṇīpratimokṣa-比丘尼波羅提本), tr. 175, Ba dật đề pháp (pāyattika-波逸提法).
 

* Trang 527 *
device

tử: “Người nữ này đêm qua đã thông tình với người khác.” Liền hỏi người nữ: “Cô nằm ở chỗ nào?” Đáp: “Tôi ngủ nhờ trong nhà người thợ gốm.” Lại hỏi: “Cùng với ai?” Đáp: “Hai Tỳ-kheo.” Lúc ấy hai ngài từ trong nhà đi ra, Câu-già-ly thấy rồi, lại xem tướng xét nghiệm, trong ý cho rằng hai ngài chắc chắn đã làm điều bất tịnh. Trước đã ôm sẵn tâm tật đố, nay thấy việc này, đem rêu rao khắp các thành ấp xóm làng, sau đi đến Kỳ Hoàn, xướng lên tiếng xấu ấy.
            Giữa lúc ấy,[1] Phạm-thiên vương đi đến muốn hầu Phật, Phật đã vào tịnh thất, yên lặng trong tam muội. Chúng các Tỳ-kheo cũng đều đóng phòng vào tam muội, không thể đánh thức được, liền tự suy nghĩ: “Ta cố đến hầu Phật, Phật vào tam muội”, và muốn trở lui, lại nghĩ rằng: “Phật từ định dậy, chắc sẽ không lâu”, nên ngừng lại chốc lát và đi đến trước phòng Câu-già-ly, gõ cửa nói rằng: “Câu-già-ly! Câu-già-ly! Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên tâm thanh tịnh nhu nhuyến, thầy chớ hủy báng mà phải chịu khổ suốt đời.” Câu-gia-ly hỏi: “Ông là người nào?” Đáp: “Tôi là Phạm-thiên-vương!” Hỏi: “Phật nói ông đã được đạo quả A-na-hàm, vì cớ sao đến đây?” Phạm-vương tâm suy nghĩ mà nói kệ:
                   “Muốn lường pháp vô lượng,
                   Không nên thủ lấy tướng,
                   Muốn lường pháp vô lượng,
                   Người ấy bị che mất.”
            Nói kệ ấy xong, Phạm-thiên-vương đi đến chỗ Phật, trình bày đầy đủ ý đó.  Phật  nói:  “Lành thay!  Lành thay!
 

[1] T. 2: Tạp a-hàm kinh (Saṃyuktāgama-雜阿含經), quyển 44, kinh số 1993, tr. 323b-c; T. 2: Biệt dịch tạp a-hàm kinh (別譯雜阿含經), quyển 5, kinh số 106, tr. 411b-c; Tương ưng bộ I, tr. 148-149.
 
 

* Trang 528 *
device

Khéo nói kệ ấy.” Bấy giờ Thế Tôn nói lại kệ ấy:
                   “Muốn lường pháp vô lượng,
                   Không nên thủ lấy tướng,
                   Muốn lường pháp vô lượng,
                   Người ấy bị che mất.”
            Phạm-thiên-vương nghe Phật nói xong bỗng nhiên không hiện, liền trở lại cõi Trời. Bấy giờ,[1] Câu-già-ly đi đến chỗ Phật, đầu mặt lễ chân Phật, lui ngồi một bên. Phật nói với Câu-già-ly: “Xá lợi-phất và Mục-kiền-liên tâm thanh tịnh nhu nhuyến, ngươi chớ hủy báng mà phải chịu khổ suốt đời.” Câu-già-ly thưa Phật: “Con đối với lời Phật dạy không dám không tin, chỉ vì tự mắt thấy rõ ràng, biết chắc hai Tôn giả thật sự đã hành bất tịnh.” Phật mắng như vậy ba lần, Câu-già-ly cũng ba lần không chịu, liền từ chỗ ngồi đứng dậy đi trở về trong phòng, toàn thân sanh mụt nhọt, mới đầu như hạt cải, lớn dần như hạt đậu, quả táo, quả nại, càng lớn như quả dưa, đông lại tiêu hoại, như lửa lớn đốt cháy, kêu la rên siết, chết ngay trong đêm ấy, sa vào địa ngục Đại Liên Hoa.
            Bấy giờ có một Phạm-thiên ban đêm đi đến bạch Phật: “Câu-già-ly đã chết.” Lại có một Phạm-thiên nói: “Bị đọa vào địa ngục Đại Liên Hoa.”
            Đêm ấy đã qua, Phật bảo chúng Tăng tập họp mà dạy rằng: “Các ông có muốn biết thọ mạng của Câu-già-ly ở địa ngục dài ngắn chăng?” Các Tỳ kheo thưa: Nguyện muốn được nghe. Phật dạy: “Có sáu mươi hộc mè, có một người qua 100 năm lấy đi một hột mè. Cứ như vậy đến hết mà thọ
 

[1] T. 2: Tạp a-hàm kinh (Saṃyuktāgama-雜阿含經), quyển 48, kinh số 1278, tr. 351b-352a; T. 2: Biệt dịch tạp a-hàm kinh (別譯雜阿含經), quyển 14, kinh số 279, tr. 470-b; T. 2: Tăng nhất a-hàm kinh (Ekottara-āgama-增一阿含經), quyển 12, tr.  603b-c.
 
 

* Trang 529 *
device

số trong địa ngục A-phù-đà vẫn chưa hết. Thọ số trong hai mươi địa ngục A-phù-đà là thọ số trong một địa ngục Ni-la-phù-đà. Thọ số trong hai mươi địa ngục Ni-la-phù-đà là thọ số trong một địa ngục A-a-la. Thọ số trong hai mươi địa ngục A-la-la là thọ số trong một địa ngục A-bà-bà. Thọ số trong hai mươi địa ngục A-bà-bà là thọ số trong một địa ngục Hưu-hưu. Thọ số trong hai mươi địa ngục Hưu-hưu là thọ số trong một địa ngục Âu-ba-la. Thọ số trong hai mươi địa ngục Âu-ba-la là thọ số trong một địa ngục Phân-đà-lê-ca. Thọ số trong hai mươi địa ngục Phân-đà-lê-ca là thọ số trong một địa ngục Ma-ha Ba-đầu-ma. Câu-già-ly đọa vào trong địa ngục Ma-ha Ba-đầu-ma ấy, lưỡi nó bị kéo ra thật lớn, lấy năm trăm cái đinh đâm vào năm trăm cái lưỡi cày cày lên.” Bấy giờ Thế Tôn nói kệ:
            “Người sanh ở đời,
            Búa ở trong miệng,
            Sở dĩ chém thân,
            Do lời nói ác.
            Đáng mắng lại khen,
            Miệng chứa điều ác,
            Trọng chẳng được vui,
            Khẩu nghiệp sanh ác.
            Đọa ngục Ni-a-phù,
            Đầy đủ trăm ngàn đời,
            Chịu khổ đau cay độc,

* Trang 530 *
device

            Nếu sanh A-phù-đà,
            Đầy đủ ba mươi sáu,
            Lại riêng có năm đời,
            Chịu đủ các khổ độc.
            Tâm nương tà kiến,
            Phá lời Hiền Thánh,            
            Như tre nở hoa,
            Tự hủy thân nó.”
            Như vậy, tâm sanh nghi ngờ phỉ báng bèn đi tới quyết định cũng là nói dối. Người nói dối, thậm chí lời Phật cũng chẳng tín thọ. Vì chịu tội như vậy, nên không nên nói dối.
            Lại nữa, như con Phật là La-hầu-la, khi còn ấu thơ, chưa biết dè miệng, có người đến hỏi: “Thế Tôn có ở nhà chăng?” Nói dối là: “Không có ở nhà.” Nếu khi Phật không ở nhà, có người hỏi: “La-hầu-la, Phật ở nhà chăng?” Nói dối là: “Phật ở nhà.”   Có người kể lại với Phật, Phật bảo La-hầu-la:[1] “Cầm chậu lấy nước cho Ta rửa chân.” Phật rửa chân xong, bảo: “Úp chậu ấy lại.” Theo lời dạy, La-hầu-la liền úp lại. Phật bảo La-hầu-la: “Lấy nước rót lên.” Rót xong, Phật hỏi: “Nước có vào trong chậu chăng?” Thưa: “Bạch Thế Tôn, không vào.” Phật bảo La-hầu-la: “Cũng như vậy. Người không biết tàm quý, sự nói dối che tâm, đạo pháp không vào được.” Như Phật dạy: Nói dối có 10 tội:[2] 1- Hơi miệng hôi. 2- Thiên thần xa lánh, kẻ phi nhân được tiện lợi.     3- Tuy có nói thật không ai tin thọ. 4- Người trí mưu nghị, thường không được tham dự. 5- Thường bị phỉ báng, bị tiếng xấu ác đồn
 

[1] Tham khảo Trung bộ kinh II, kinh số 61: Kinh giáo giới La-hầu-la ở rừng Am-bà-la (Ambalaṭṭhikārāhulovāda sūtta); T.  1: Trung a-hàm kinh (Madhyamāgama-中阿含經), quyển 3, kinh số 14, La vân kinh (羅雲經), tr. 436a-437b; T. 4: Pháp cú thí dụ kinh (法句譬喻經), quyển 3, tr. 599c19-600a.
[2] T. 1: Phân biệt thiện ác báo ứng kinh (分別善惡報應經), quyển 2, tr. 899c23-26.
 

* Trang 531 *
device

khắp thiên hạ. 6- Không được người cung kính, tuy có dạy bảo, người ta không thừa nhận ứng dụng. 7- Thường nhiều ưu sầu. 8- Gieo nghiệp nhân duyên cho sự phỉ báng. 9- Thân hoại mạng chung sẽ sa vào địa ngục. 10- Nếu được ra làm người, thì thường bị phỉ báng. Các thứ như vậy không làm, ấy là không nói dối, gọi là thiện luật nghi của miệng.
            - Không uống rượu (madya) ,[1] rượu có ba thứ. 1.- Rượu gạo, 2.- Rượu quả, 3.- Rượu cây thuốc. Rượu quả là quả nho, quả A-lê-tra, các thứ như vậy gọi là Rượu quả. Rượu cây thuốc là các thứ cây thuốc hòa hợp với gạo, men trong nước đường, có thể biến thành Rượu, giống như Rượu sữa thú, tất cả sữa nóng đều có thể làm Rượu được. Nói tóm, các thứ như vậy hoặc khô hoặc ướt, hoặc thanh hoặc trược có thể khiến tâm người biến động phóng dật, đều gọi là Rượu. Tất cả đều không nên uống, ấy gọi là không uống Rượu.
            Hỏi: Rượu có thể trừ lạnh, ích thân, làm cho tâm hoan hỷ, vì sao không uống?
            Đáp: Ích thân rất ít mà hại thân rất nhiều, cho nên không nên uống. Ví như đồ ăn ngon trong đó có lẫn độc. Là những độc gì? Như Phật nói với Ưu-bà-tắc Nan-đề-ca: “Rượu có 35 điều hại:[2] 1- Hiện đời tài vật hao kiệt, vì sao? Vì người uống rượu say, tâm không tiết chế giới hạn, phí dụng vô độ. 2- Cửa ngõ cho mọi tật bệnh. 3- Gốc của sự đấu tranh. 4- Lõa lồ không biết hổ. 5- Tiếng tăm xấu xa. 6- Không ai kính trọng. 7- Vật đáng được lại không được, vật có được lại bị tan mất. 8- Những việc kín đáo đem nói hết với người. 9- Các sự
 

[1] T. 29: A-tỳ-đạt-ma câu xá luận (阿毘達磨俱舍論), quyển 14, tr. 77b7: Trong các tội không vâng lời, chỉ xả ly uống rượu. Vì để giữ gìn các giới khác. Những người uống rượu say sẽ không thể gìn giữ các giới luật khác. Các luận sư A-tỳ-đàm cho rằng các chất uống làm say không có tính chất của loại tánh tội (rakṛtisāvadya). Tánh tội chỉ bị phạm bởi người có tâm nhiễm ô (kliṣṭa); trong khi vì để chữa bệnh, người ta có thể uống rượu với một lượng không thể làm say. Tâm sẽ bị nhiễm ô nếu người uống biết rằng lượng rượu uống vào sẽ làm say; nhưng tâm sẽ không nhiễm ô nếu biết rằng lượng rượu uống vào không thể làm say. Tuy nhiên, đó không phải là quan điểm của các luận sư trì luật (Vinayadharas). Theo họ, các chất uống làm say đều thuộc tánh tội.
Tôn giả Upāli (Ổ-ba-ly) hỏi: “Phải nên chăm sóc người bệnh như thế nào?”. Thế Tôn trả lời: “Này Upāli, chỉ trừ những gì thuộc về tánh tội.” Ngoài ra Thế Tôn cũng không cho phép những người thuộc dòng họ Thích-ca (Śākyas) dùng rượu khi đau ốm: “Những ai đã nhận ta làm thầy thì không được uống rượu, cho dù chỉ là một lượng nhỏ như đầu ngọn cỏ.” Thế Tôn chỉ ngăn cấm tánh tội trong trường hợp đau ốm (Upālisūtra) đồng thời lại không cho phép uống rượu cho nên biết rõ rằng uống rượu thuộc về tánh tội.
Thánh giả, ở trong đời sống kế tiếp, không uống rượu và cũng không còn phạm các tánh tội khác như giết hại, v.v.. [Nếu có người đổ sữa có trộn rượu vào miệng họ thì chỉ có sữa chảy vào mà không rượu. Khế kinh (Nandikasūtra, v.v) còn xếp rượu vào số các ác hạnh của thân (kāyaduścarita). Các luận sư Đối pháp (Ābhidārmikas) giải thích: Nói chung thì các tội thuộc loại “không vâng lời” đã được cho phép trong trường hợp bị bệnh như câu trả lời cho U-ba-ly trên đây đã chứng minh. Tuy nhiên trường hợp uống rượu thì có ngoại lệ: Cho dù chỉ thuộc loại tội không vâng lời nhưng vẫn bị cấm đối với người bệnh và làm như vậy là để ngăn ngừa những hậu quả không hay do rượu gây ra bởi vì không thể xác định rõ lượng rượu như thế nào mới có thể làm say. Nếu thánh giả đã đắc được luật nghi bất tác đối với rượu thì không phải vì việc uống rượu thuộc về tánh tội mà chỉ vì thánh giả có đầy đủ lực tàm quý; thì đó chỉ vì rượu làm cho họ bị mất chánh niệm (smṛtināśa); nếu họ không uống cho dù chỉ một giọt thì đó là vì lượng rượu làm say không xác định được, cũng giống như thuốc độc. Khế kinh đã xem uống rượu là một ác hạnh của thân bởi vì rượu là “nhân” của sự phóng dật (pramādasthāna). Thật vậy, giới luật về việc uống rượu có ghi câu này: “Khi đoạn trừ nguyên nhân phóng dật là uống rượu, rượu gạo (surā) và rượu trái cây (maireya), tôi từ bỏ nguyên nhân phóng dật…”. Đây không phải là trường hợp đối với các tội khác: Người ta không nói: “tôi từ bỏ nguyên nhân phóng dật là sự giết hại”; bởi vì các tội khác đều là tánh tội. Kinh Nandikasūtra nói rằng tái sinh vào địa ngục là do thường hay uống rượu. Nhân vì uống rượu mà có sự hoạt động liên tục của một chuỗi các tâm bất thiện; từ đó phát sinh một loại nghiệp mới chiêu cảm địa ngục, hoặc làm hiện hành một nghiệp cũ vào lúc lâm chung. Thành ngữ “tốt-la-mê-lệ-da-mạt-đà phóng dật xứ  có nghĩa là gì? Surā là một thức uống có men nấu từ gạo; maireya là thức uống có men nấu từ nhiều vị khác (như nước mía, v.v.). Có lúc các thức uống này làm say rất ít, có lúc chúng hoàn toàn không làm say: Chính vì thế mà đã thêm vào từ madya, làm say. Quả cau, cỏ sâu rọm (kodrava, v.v) khi ăn vào bị say cũng gọi là surāmaireya. Uống rượu chỉ là một tội thuộc loại không vâng lời. Vì thế từ “phóng dật xứ” (pramādasthāna) nên được hiểu là người ta phải từ bỏ sự uống rượu bởi vì nó là nguyên nhân của tất cả các trường hợp bị liệt trí nhớ (sarvapramādānām āspadatvāt); Abhidharmakośa-śāstra, karmanirdeśaḥ, tr. 219: Kiṃ punaḥ kāraṇaṃ  pratikṣepaṇasavadyācchikṣāpadasya na vyavasthāpitam, pratikṣepaṇasavadyānmadyādeva, kiṃ kāraṇaṃ madyādeva nānyasmāt, anyaguptaye. (34) Madyaṃ pibato’nyānyapyaṅgānyaguptāni syuḥ, kathaṃ punarmadyapānaṃ pratikṣepaṇasāvadyaṃ gamyate, prakṛtisāvadyalakṣaṇābhāvāt,  prakṛtisāvadyaṃ hi kliṣṭenaiva cittenādhyācaryate, śakyaṃ tu madyaṃ pratīkārabuddhyaiva pātuṃ yāvanna madayet, kliṣṭameva taccittaṃ yanmadanīyaṃ jñātvā pibati, na tat kliṣṭaṃ yadamadanīyamātrāṃ viditvā pibati, prakṛtisāvadyaṃ madyamiti vinayadharāḥ. Kathaṃ bhadanta glāna upasthānatvyaḥ, prakṛtisāvadyamupālin sthāpayitvā, ityuktaṃ bhagavatā, śākyeṣu ca glāneṣu madyapānaṃ nābhyanujñātam, idaṃ coktaṃ “māṃ bhikṣavaḥ śāstāramuddiśadbhiḥ kuśāgreṇāpi madyaṃ na pātavyami’tyataḥ prakṛtisāvadyamiti jñāyate, āryaiśca janmāntaragatairapyanadhyācārāt, prāṇivadhādivat, kāyaduścaritavacanaaddurgatigamanācceti, netyābhidhārmikāḥ, utsargavihitasyāpiglāneṣu prajñaptisāvadyasya punarmadyasyāpavādaḥ prasaṅgaparihārārthaṃ madanīyamātrāniyamanāt, tatra eva kuśāgrapānapratiṣedhaḥ, āryairanadhyaacaraṇaṃ hrīmattvāttena ca smṛtināśāt, alpakasyāpyapānamaniyamādviṣavat, duścaritavacanaṃ pramādasthānatvāt, ata evātra pramādasthānagrahaṇaṃ nānyeṣu teṣāṃ prakṛtisāvadyatvāt, atyāsevitena durgatigamanābhidhānam, tat prasaṅgenābhīkṣṇamakuśalasaṃtatipravṛtterāpāyikasya karmaṇa ākṣepādvṛttilābhādvā, surāmaireyamadyapramādasthānamiti ko’rthaḥ, surā annāsavaḥ, maireyaṃ dravāsavaḥ, te ca kadācidaprāptacyuta madyabhāve bhavataḥ ityato madyagrahaṇaṃ, pūgaphalakodravādayo’pi madayantīti surāmaireyagrahaṇam, prajñaptisāvadyasyādareṇa praheyatve kāraṇa jñāpanārthaṃ pramādasthānavacanam, sarvapramādāspadatvāditi.
[2] T. 1: Phân biệt thiện ác báo ứng kinh (分別善惡報應經), quyển 2, tr. 899b26-c12.
 

* Trang 532 *
device

nghiệp bị bỏ phế không thành. 10- Say là gốc sầu muộn, vì sao? Trong khi say gây nhiều tội lỗi. 11- Thân lực càng kém sút. 12- Thân sắc bại hoại. 13- Không biết thờ kính cha. 14- Không biết thờ kính mẹ. 15- Không kính Sa-môn. 16- Không kính Bà-la-môn. 17- Không kính Bác, chú và các vị tôn trưởng, vì sao? Vì khi say hôn muội hoảng hốt, không phân biệt được gì. 18- Không tôn kính Phật. 19- Không kính Pháp. 20- Không kính Tăng. 21- Bè bạn với kẻ ác. 22- Xa lìa bậc hiền thiện. 23- Làm người phá giới. 24- Không tàm quý. 25- Không thủ hộ các căn. 26- Phóng túng sắc dục. 27- Bị người khinh ghét không ưa thấy. 28- Bị các thân tộc tôn quý và các hàng trí thức đuổi bỏ. 29- Hành pháp bất thiện. 30- Vứt bỏ thiện pháp. 31- Bị người sáng kẻ trí không tin dùng, vì sao? Vì phóng dật theo rượu. 32- Xa lìa Niết-bàn, 33- Gieo nhân duyên về sự cuồng si. 34- Thân hoại mạng chung đọa vào trong địa ngục, ác đạo. 35- Nếu được làm người, nơi sanh ra thường phải điên cuồng lẫn thẫn. Vì các điều tai hại như thế, cho nên không uống, như kệ nói:
                   “Rượu, mất tướng giác tri,
                   Thân sắc trược mà xấu,
                   Trí tâm động mà loạn,
                   Tàm quý đã bị cướp.
                   Thất niệm, tăng sân hận,
                   Mất vui, hủy tôn tộc,
                   Như vậy tuy gọi uống,
                   Thật là uống độc chết.

* Trang 533 *
device

                   Không đáng giận mà giận,
                   Không đáng cười mà cười,
                   Không đáng khóc mà khóc,
                   Không đáng đánh mà đánh,
                   Không đáng nói mà nói,
                   Chẳng khác chi người cuồng,
                   Cướp các công đức lành.
                   Người biết hổ, không uống.”
            Bốn tội[1] như vậy không làm, là luật nghi thiện của thân. Không nói dối là luật nghi thiện của miệng, gọi là năm giới luật nghi Ưu-bà-tắc.[2]
            Hỏi: Nếu giữ tám luật nghi (thân có 3, miệng có 4 và không uống Rượu) và nuôi sống cách trong sạch, gọi là giới. Vậy vì sao Ưu-bà-tắc đối với trong luật nghi của miệng không có 3 luật nghi (nói hai lưỡi, nói ác, nói thêu dệt) và nuôi sống cách trong sạch?
            Đáp: Hàng cư sĩ tại gia, thọ dục lạc ở đời, chỗ kiêm tu phước đức, không thể tu hết các giới pháp, cho nên Phật chỉ khiến giữ năm giới.
            Lại nữa, trong bốn thứ khẩu nghiệp, nghiệp nói dối là nặng nhất. Lại nữa, nói dối là sanh tâm cố làm, còn các nghiệp khác (nói hai lưỡi v.v...) hoặc cố tâm làm, hoặc không cố tâm làm.
            Lại nữa, chỉ nói dối là gồm đủ cả ba thứ kia.
            Lại nữa, trong các thiện pháp, chơn thật là lớn nhất. Nếu nói lời chơn thật là đã gồm đủ được bốn thứ chánh ngữ.
 

[1] Não hại, trộm cướp, tà dâm và uống rượu.
[2] Tham khảo T. 2: Tạp a-hàm kinh (Saṃyuktāgama-雜阿含經), quyển 33, kinh số 927, 928, tr. 236b-c; T. 29: A-tỳ-đạt-ma câu xá luận (Abhidharmakośa-śāstra-阿毘達磨俱舍論), quyển 14, phân biệt nghiệp phẩm (分別業品), tr. 76a:  Xưng Cận sự (Ưu-bà-tắc) tức phát khởi giới; nhưng phải giảng giải thêm như trường hợp của Bí-sô.
Luận:  Luật nghi Cận sự có thể phát khởi ở một người thọ nhận các phẩm tánh của một Cận sự khi người này nói: “Kể từ hôm nay cho đến suốt đời, hãy xem tôi là một Cận sự “xả sanh” (prāṇāpeta)”. Xả sanh có nghĩa là gì?
Ý kinh nói là “xả sát sinh” (prāṇātipātāpeta), được nói ra sau khi đã từ bỏ sự giết hại. Nên trước khi đắc năm giới, một người có thể đắc được luật nghi ngày [bởi vì người này đã tự chứng tỏ là xả ly sự giết hại]. Tuy nhiên để giúp người này hiểu được các giới khác (śikṣāpada). Lại vì nói lìa sát sanh v.v… năm trọng giới tướng khiến nhận biết được kiên trì. Như đắc tỳ-kheo cụ túc giới. Nói học xứ quan trọng khiến nhận biết được kiên trì. Đối với Cần sách cũng như vậy. Và đối với trường hợp của Cận sự cũng như thế.
Nếu phải đủ luật nghi, Làm sao Cận sự có thể là “nhất phần”, v.v.. Nói vậy là dựa vào trì giới.
Luận:  Nếu tất cả Cận sự phải có đủ luật nghi Cận sự thì làm thế nào Thế Tôn có thể mô tả bốn loại Cận sự: Cận sự một giới (ekadeśakārin), Cận sự hai giới (pradeśakārin), Cận sự ba hoặc bốn giới (yadbhūyaskārin), Cận sự năm giới (paripūṇakārin)? Nói như vậy là căn cứ vào sự trì giới. Thật vậy, khi Cận sự thọ trì (rakṣati) một trong các giới thì được nói là có khả năng hành trì (kar) giới này. Và tất cả những người thuộc hàng Cận sự đều ở trong luật nghi như nhau.
(Kinh bộ) Chủ trương trên trái ngược với kinh (utsūtra). Các ông nói rằng người ta đắc được luật nghi chỉ cần dựa vào việc thọ nhận các phẩm tánh của Cận sự “xả sinh”, như: “hãy xem đệ tử… là Cận sự xả ly.” Tuy nhiên, những gì trích dẫn trên đây không có trong kinh văn. Bản kinh chúng tôi muốn nói đến là kinh Đại danh (Mahānāmasūtra) có đưa ra một định nghĩa về Cận sự và ngoài ra không còn một kinh nào khác. Nhưng kinh Đại danh lại không có thêm từ “xả sanh” (prāṇāpeta). Nếu như các ông nói rằng các ông đã căn cứ vào một bộ kinh khác, trong đó có ghi: “Kể từ hôm nay cho đến trọn đời [hãy xem đệ tử là một Cận sự] liều bỏ mạng sống của mình (prāṇopeta), sau khi đã quy y tam bảo, và tin tưởng hoàn toàn (abhiprasanna)”; thì đoạn kinh văn này chỉ nhằm chỉ cho những người nhìn thấy được tứ đế, đã đắc được chánh tín, và vì thế mà đã quyết chí đi theo chánh pháp cho dù hy sinh cả mạng sống: “Chúng tôi không thể buông bỏ chánh pháp, ngay cả khi cần cứu lấy mạng mình.” Như vậy đoạn kinh trên không hề đưa ra một định nghĩa về luật nghi Cận sự. Hơn nữa, từ “xả sanh” mà các ông đã dựa vào đó để đưa ra những giải thích trên không được nơi nào nói đến, không có trong kinh Đại danh mà cũng không có trong kinh Kiến đế (Dṛṣṭasatyasūtra). Ai có thể thừa nhận những thành ngữ mà ý nghĩa lại thiếu chính xác như vậy? Và nếu chỉ dựa vào sự tin tưởng ý nghĩa của từ trên đây thì ai có thể thừa nhận rằng Cận sự đã đắc được năm giới trước khi có hành động thọ giới? Nếu từ “xả sanh” là để chi cho trường hợp của người phạm giới thì câu hỏi được nêu ra trong bản kinh trên còn không hợp lý huống hồ là câu trả lời. Bởi vì có người nào đã hiểu rất rõ về luật nghi Cận sự và đã biết rằng loại luật nghi này có tất cả năm chi nhưng lại không thể giải thích được việc: “Người nào không phạm một giới thì trì được một giới” và các giới còn lại. Trái lại chỉ có những người không hiểu được số lượng nhiều hay ít của luật nghi Cận sự và chỉ thấy được những người chỉ có thể hành trì một, hai, ba hoặc tất cả các giới (tanmātraśikṣamān prati) thì mới đưa ra câu hỏi: “phải làm thế nào để trở thành Cận sự thọ trì một giới?... Phải là thế nào để trở thành Cận sự thọ trì tất cả các giới?”
(Tỳ-bà-sa) Nếu trở thành Cận sự mà không cần phải thành tựu luật nghi Cận sự thì người ta vẫn có thể trở thành Bí-sô hoặc Cần sách mà không cần phải thọ đủ luật nghi. (kinh bộ) Bằng cách nào chúng tôi biết được số lượng nhiều hay ít của các luật nghi Cận sự, Cần sách và Bí-sô? Chắc chắn là nhờ sự thuyết giáo của bậc Đại sư. Và ngài đã nói về Cận sự không thành tựu tất cả luật nghi; nhưng ngài không nói về trường hợp Bí-sô hay Cần sách chỉ thành tựu một số luật nghi. Tuy nhiên các luận sư Tỳ-bà-sa ở Kaśmīr không chấp nhận ý kiến trên; Abhidharmakośa-śāstra-karmanirdeśaḥ, tr. 215-216: Upāsakatvopagamāt saṃvṛt.
Upāsakatvābhyupagamādevāsyopāsakasaṃvaro jāyate,  “yadevābhyupagacchati-‘upāsakaṃ māṃ dhāraya’ ityādyagreṇa yāvajjīvaṃ prāṇāpetam” iti, prāṇātipātādyapetamityarthaḥ; madhyapadalopāt, laghusaṃvarasyāpi vyutpādanārthaṃ śikṣāpadānām
uktistu bhikṣuvat (30)
Yathaivaṃ bhikṣurlabdhasaṃvaro’pi punaḥ śikṣāpadāni grāhyate, śrāmaṇeraśca vyutpādanārthamitaścāmutaśca tava saṃvara iti, tathopavāsako’pi na tu vinā saṃvareṇopāsako’sti. Sarve cet saṃvṛtā ekadeśakāryādayaḥ katham? yadi sarva evopāsakā upāsakasaṃvarasthāḥ, kathaṃ bhagavatā ekadeśakārī, pradeśakārī, yadbhūyaḥkārī, paripūrṇakārī copāsaka uktaḥ? tatpālanāt kila proktāḥ, yo hi yacchikṣāpadaṃ pālayati sa tatkārītyuktaḥ, sarve tu samaṃ saṃvarasthāḥ, idam utsūtraṃ vartate? kim atra utsūtram? upāsakatvābhyupagamādeva saṃvaralābhaḥ, yasmāt prāṇātipātamityāheti? na hyeva sūtrapāṭhaḥ uktaḥ, yathā mahānāmasūtrapāṭhaḥ, tatraiva copāsakalakṣaṇāpadeśaḥ, nānyatra, yatra tveṣa pāṭhaḥ-“yāvajjīvaṃ prāṇāpetaṃ śaraṇagatamabhiprasannam” iti. tataste dṛṣṭasatyāḥ pudgalāḥ “avetyaprasādānvayaṃ prāṇairapi saddharmopagamanaṃ darśayanti sma, jīvitahetorapyabhavyā vayamenaṃ dharmaṃ parityaktum” iti, na tveṣa lakṣaṇāpadeśaḥ saṃvarasya, prāṇāpetaṃ tu na kvacit paṭhyate, kaścaitadaparipuṣṭārthaṃ paṭhet! ekadeśakāryādīṃstu khaṇḍitaśikṣānadhikṛtya praśna eva na yujyate, kuto visarjanamāveṇikadharmāṇām! ko hyupāsakasaṃvaraṃ jānan etanna jñāsyate - yo hi yacchikṣāpadaṃ na khaṇḍayati sa tatkārī bhavatīti. Upāsakasaṃvarasya tu parimāṇānabhijñāṃstanmātraśikṣākṣamān pratyeṣa praśno yujyate - “kiyatā bhadantopāsaka ekadeśakārī bhavati yāvat paripūrṇakārī bhavati?” yadi tarhi vinā saṃvareṇopāsakaḥ syād, vikalena vā, bhikṣuśrāmaṇerāvapi syātām, kathaṃ tāvedaṣāmupāsakasaṃvarādīnāmaṅgapratiniyamo bhavati? śāstṛprajñaptivaśāt, upāsakatvādipratiniyamo’pi śāstṛprajñaptivaśādiṣyatām, vināpi hi saṃvareṇopāsakaḥ prajñapitaḥ, na tu bhikṣuśrāmaṇerāviti, te tv etan necchanti kāśmīrāḥ, sarveṣāṃ tu saṃvarāṇām.
 

* Trang 534 *
device

            Lại nữa, hàng cư sĩ ở đời, còn phải làm quan xử lý sự việc, sứ giả của nghiệp nhà, cho nên khó giữ được giới không nói ác. Nói dối là cố ý làm. Vì là việc trọng nên chẳng nên làm.
            Năm giới này có năm bậc lãnh thọ gọi là năm hạng Ưu-bà-tắc: 1- Nhất phần hành Ưu-bà-tắc, 2- Thiểu phần hành Ưu-bà-tắc, 3-. Đa phần hành Ưu-bà-tắc, 4- Mãn phần hành Ưu-bà-tắc, 5- Đọan dâm Ưu-bà-tắc.
            Nhất phần hành là ở trong năm giới chỉ thọ được một giới, không thể thọ trì bốn giới kia.
            Thiểu phần hành là hoặc thọ được hai giới, hoặc thọ được ba giới.
            Đa phần hành là thọ được bốn giới.
            Mãn phần hành là thọ trì đủ năm giới.
            Đoạn dâm là sau khi thọ ngũ giới, ở trước Thầy lại phát lời thề rằng: “Tôi đối với vợ mình không còn hành dâm”, ấy gọi là năm giới, như Phật kệ rằng:
                   “Không giết cũng không trộm,
                   Cũng không có tà dâm,
                   Thật ngữ, không uống rượu,
                   Chánh mạng với tịnh tâm.

                   Nếu làm được như vậy,
                   Trừ lo sợ hai đời,
                   Giới phước thường theo thân,
                   Thường cùng với trời người.

                   Hoa sáu thời ở đời,[1]
 

[1] Thế gian lục thời hoa-世間六時華; Tham khảo T. 54: Nam hải ký quy nội pháp truyện (南海寄歸內法傳), quyển 2, tr. 219c27.
 

* Trang 535 *
device

                   Màu tươi sáng cùng phát,
                   Vì hoa một năm này,
                   Trên trời một ngày đủ.

                   Cây trời tự nhiên sanh,
                   Tràng hoa và anh lạc,

                   Hoa đỏ như đèn chiếu,
                   Các màu xen lẫn nhau.

                   Áo trời vô ương số,
                   Bao nhiêu thứ màu sắc,
                   Tinh bạch ánh mặt trời,
                   Nhẹ kín không xen hở.

                   Thêu dệt chiếu sắc vàng,
                   Văn vẻ như hơi mây,
                   Áo thượng diệu như vậy,
                   Đều từ cây trời ra.

                   Ngọc sáng hoa tai trời,
                   Xa cừ sáng tay chân,
                   Áo mặc đẹp tùy tâm,
                   Cũng từ cây trời ra.

                   Hoa vàng cọng lưu ly,
                   Kim-cương làm tua hoa,
                   Mềm dịu hương thơm ngát,
                   Đều từ ao báu ra.

                   Đàn cầm, tranh, không hầu,
                   Trang sức bằng bảy báu,

* Trang 536 *
device

                   Đồ đẹp nên tiếng trong,
                   Cũng đều từ cây ra.

                   Cây Ba-lỵ-chất-đa,
                   Vua giữa các cây trời,
                   Tại vườn hoan hỷ kia,
                   Không có đâu sánh bằng.

                   Giữ giới là cày ruộng,
                   Cây trời từ đó ra,
                   Bếp trời vị cam lồ,
                   Uống ăn trừ đói khát.

                   Gái trời không giam ngại,
                   Không có nạn mang thai,
                   Được vui vẻ tự nhiên,
                   Ăn, khỏi nạn đại tiểu.

                   Giữ giới thường nhiếp tâm,
                   Được sanh chỗ tự do,
                   Vô sự cũng vô nạn,
                   Thường được vui thỏa chí.

                   Chư thiên được tự tại,
                   Lo khổ không còn sanh,
                   Nghĩ muốn gì liền đó,
                   Thân quang chiếu tối tăm.

                   Các thứ vui như vậy,
                   Đều do thí và giới,
                   Nếu muốn được báo ấy,

* Trang 537 *
device

                   Hãy nên tự gắng sức.”
            Hỏi: Nay nói giới Ba-la-mật sẽ được thành Phật, vì sao lại tán thán phước báo cõi Trời?
            Đáp: Phật dạy ba sự chắc chắn được quả báo không sai:[1] Bố thí được đại phước, Trì giới được sanh chỗ tốt, Tu định được giải thoát. Nếu riêng trì giới chỉ được sanh chỗ tốt, nếu tu định, trí tuệ, từ bi hòa hợp thì được đạo quả ba thừa. Nay chỉ tán thán trì giới hiện đời được công đức, tiếng tăm, an vui, đời sau được quả báo, như bài kệ đã tán thán. Ví như con nít, lấy đường bôi thuốc đắng, sau mới uống được. Nay trước hết tán thán phước của sự trì giới, vậy sau người ta mới trì giới được. Trì giới rồi, lập thệ nguyện lớn, được đi đến Phật đạo, ấy là trì giới sanh Giới Ba-la-mật .
            Lại vì hết thảy người đều ưa đắm sự vui. Trong sự vui của thế gian, vui trên trời là hơn cả. Nếu nghe các thứ khoái lạc trên trời, liền thọ trì giới. Sau lại nghe nói trên trời vô thường, sanh tâm nhàm chán, nên có thể cầu giải thoát. Lại nghe vô lượng công đức của Phật, nếu có tâm từ bi phát sanh, nương giới Ba-la-mật sẽ được đạt đến Phật đạo. Do lẽ đó, tuy nói phước báo của giới mà không lỗi.
            Hỏi: Hàng cư sĩ tại gia, chỉ thọ năm giới ấy hay còn có pháp gì khác?
            Đáp: Còn có giới thọ trì trong một ngày,[2] thọ trì trong sáu ngày trai, công đức vô lượng. Hoặc trong mười hai tháng, từ một ngày đến mười lăm ngày thọ trì giới này, được phước đức rất nhiều.
 

[1] T. 29: A-tỳ-đạt-ma câu xá luận (阿毘達磨俱舍論), quyển 18, phân biệt nghiệp phẩm (分別業品), tr. 95b27-c15: Kinh dạy rằng có ba loại phước - nghiệp - sự (puṇyakriyāvastus) là bố thí, giới hạnh và tu tập; như vậy, làm thế nào ba loại này lại được gọi là phước - nghiệp - sự?
Tụng đáp: Ba loại thí giới tu, tùy điều kiện tương ưng, Có tên là phước - nghiệp - sự; khác nhau như nghiệp đạo.
Luận:  Ba loại bố thí, trì giới và tu tập, tùy theo thể tánh của mỗi loại, có khi đều là phước (puṇya), nghiệp (kriyā) - tức hành động - và sự  (vastu) - tức là nơi hành động được thực hiện - có khi chỉ là phước, nghiệp hoặc sự; cũng giống như trường hợp của nghiệp đạo có khi vừa là nghiệp vừa là nghiệp đạo, có khi chỉ là nghiệp đạo.
Trước tiên hãy xét đến loại phước - nghiệp - sự thuộc về bố thí: (1) Thân nghiệp và ngữ nghiệp đều là phước, nghiệp và sự: Chúng là phước vì là có quả dị thục đáng ưa; chúng là nghiệp (puṇyakriyā), vì thể của chúng vốn là nghiệp; chúng là sự, tức là nơi hành động hoặc là cảnh sở duyên (vastu, adhiṣṭhāna) của loại tư bố thí có khả năng dẫn khởi chúng; (2) tư (cetanā) bố thí chỉ là phước (puṇya) và nghiệp (puṇyakriyā, phước nghiệp); (3) các pháp (thọ, v.v.) đi kèm theo thân và ngữ nghiệp chỉ là phước.
Loại phước - nghiệp - sự thuộc về giới chỉ có thân nghiệp, ngữ nghiệp nhưng lại có đủ cả phước, nghiệp và sự. Đối với loại phước - nghiệp - sự thuộc về tu tập, hãy xét đến sự tu tập tâm từ (maitrī): (1) Sự tu tập này là phước và cũng là sự vì đó là nơi thực hiện hành động phước đức (puṇyakriyāyāś ca vastu), tức là loại tư tương ưng với tâm từ bởi vì trong thế gian thì loại tư này mang hình thái của tâm từ; (2) loại tư này vừa là phước vừa là nghiệp; cũng giống như loại giới tạo thành luật nghi tịnh lự (dhyānasaṃvara) được thành tựu bởi người tu tập tâm từ; (3) các pháp khác (tín, v.v.) đi kèm theo tu chỉ là phước.
Hoặc từ phước nghiệp (puṇyakriyā) còn có nghĩa là tác phước (puṇyakāraṇa) hay phước gia hành (puṇyaprayoga); và thí, giới cũng như tu đều là sự của phước nghiệp, bởi vì việc thực hiện chúng cũng có ý nghĩa là sự chuẩn bị cho phước đức (khởi phước gia hành).
Có thuyết khác cho rằng nếu nói thật chính xác thì phước nghiệp chính là thiện tư; và thí, giới cũng như tu đều là sự, tức là nền tảng để thực hiện loại tư này. Abhidharmakośa-śāstra-karmanirdeśaḥ, tr. 267:
Tiṣyasto’treṇa vīryasya dhīsamādhyoranantaram
Puṇyaṃ kriyā’tha tadvastu trayaṃ karmapathā yathā.
Sūtra uktaṃ “trīṇi puṇyakriyāvastūni, dānamayaṃ puṇyakriyāvastu śīlamayaṃ bhāvanāmayami’ti, kathametattayaṃ puṇyakriyāvastu. Puṇyamapyettayaṃ kriyā’pi vastvapi yathāyogamiti puṇyakriyāvastu, tadyathā karma ca te panthānaśca panthāna eva na karmaṇa iti karmapathā uktāḥ, tatra dānamaye tāvat puṇyakriyāvastuni kāyavākkarma tridhā bhavati, tatsamutthāpikā cetanā puṇyaṃ ca kriyā ca, tatsahabhuvo dharmāḥ puṇyameva, śīlamayaṃ tu kāyabākkarmaiveti tridhā bhavati. Bhāvanāmayo maitrī puṇyaṃ ca puṇyakriyāyāśca vastu, tatsaṃprayuktāyāścetanāyā maitrīmukhenābhisaṃskaraṇāt tatsahabhuvaścetanā śīla ca puṇyaṃ ca kriyā ca, anye tatsahabhuvaḥ puṇyameva puṇyasya vā kāraṇaṃ puṇyakriyā puṇyaprayogastasyā etāni trīṇi vastūni, eṣāṃ saṃpādanārthaṃ puṇyaprayogārambhāditi, kuśalacetanāparamārthena puṇyakriyā, tasya etāni vastūnītyapare, kimidaṃ dānaṃ nāma, yadapi dīyate taddānam.
[2] T. 2: Tăng nhất a-hàm kinh (Ekottara-āgama-增一阿含經), quyển 15, tr. 624b-626a; T. 27: Đại tỳ-bà-sa luận (Abhidharma-mahāvibhāsā-śāstra-大毘婆沙論), quyển 124, tr. 647b; T. 29: A-tỳ-đạt-ma câu xá luận (阿毘達磨俱舍論), quyển 14, Phân biệt nghiệp phẩm (分別業品), tr. 74c8-c25: Luật nghi biệt giải thoát, được thọ trì suốt đời hoặc chỉ một ngày đêm.
Luận:  Bảy chúng đầu tiên trong số các luật nghi thuộc biệt giải thoát được thọ trì trọn đời; luật nghi thuộc về Cận trú (upvāsastha) chỉ được thọ trì chỉ trong một ngày đêm. Điều này đã thành luật.
Tại sao như vậy? - Bởi vì chỉ có hai thời khoảng (thời biên tế, kālāvadhi) là thời khoảng dài bằng cả mạng sống (thọ biên tế) và thời khoảng một ngày một đêm (trú dạ biên tế). Các thời khoảng mười lăm ngày (bán nguyệt) và các thời khoảng khác đều được bao hàm trong thời khoảng một ngày một đêm này. Pháp có tên là “thời” (kāla) là pháp gì? Đây không phải là một thực pháp (padārtha) thường hằng, như có người đã từng tin tưởng như thế. Chữ “thời” chỉ là một cách nói mà qua đó người ta muốn chỉ cho các hành (saṃskāras) ở quá khứ, vị lai và hiện tại. Ngày là khi trời sáng ở bốn đại châu; và đêm là khi trời tối. (Kinh bộ) Chúng tôi thừa nhận luật nghi biệt giải thoát có thể chỉ được sinh khởi trong suốt cả một đời sống. Thật vậy, ngay cả khi chúng ta phát nguyện giữ giới trong đời sống kế tiếp thì chúng ta cũng không phát khởi được loại giới này cho đời sống đó; bởi vì (1) thân sở y (āśraya) lúc đó sẽ khác (nikāyasabhāga), (2) thân sở y mới sẽ không có tính chất thích dụng đối với các luật nghi đã thọ trì, (3) thân sở y mới cũng sẽ không nhớ được sự phát nguyện thọ giới. Tuy nhiên, nếu một người thọ trì các giới của Cận trú trong hơn một ngày một đêm, trong năm ngày, trong mười ngày, v.v., thì có chướng ngại nào đối với việc phát khởi nhiều giới Cận trú ở người này không? (Hữu bộ) Chắc chắn phải có chướng ngại nào đó bởi vì Thế Tôn có nói trong kinh rằng Cận trú giới chỉ được thọ trì trong một ngày một đêm. (Kinh bộ) Như vậy vấn đề nảy sinh ở đây là tại sao Thế Tôn lại tuyên thuyết như vậy. Có phải ngài đã nghĩ rằng luật nghi Cận trú không thể phát khởi trong một thời khoảng lâu dài hơn? Hay là ngài nghĩ rằng căn cơ chúng sinh rất khó điều phục, vì thế chỉ nên thọ Cận trú giới trong một ngày một đêm thì việc giữ giới có thể dễ dàng hơn? Bởi vì thật ra chẳng có gì trái ngược nếu phát khởi được luật nghi Cận trú trong một khoảng thời gian dài hơn một ngày. Tuy nhiên, Tỳ-bà-sa cho rằng không thể thừa nhận cách giải thích trên bởi vì Thế Tôn không nói đến việc thọ luật nghi Cận trú trong một thời khoảng dài hơn. Abhidharmakośa-śāstra-karmanirdeśaḥ, tr. 212:
Yāvaj jīvaṃ samādānamahorātraṃ ca saṃvṛteḥ. Saptanaikāyikasya prātimokṣasaṃvarasya yāvajjīvaṃ samādānam, upavāsasaṃvarasya ahorātram ity eṣa niyamaḥ, kiṃ kāraṇam? dvau hi kālaparyantau, ahorātraparyantaḥ, jīvitaparyantaśca, ahārotrāṇāṃ paunaruktyena pakṣādayaḥ. Kālo nāma ka eṣa dharmaḥ? saṃskāraparidīpanādhivacanametat, ālokāvasthā hi dvīpeṣu ‘divasaḥ’ ityucyate, tamo’vasthā ‘rātriḥ’, yuktaṃ tāvajjīvitādūrdhvaṃ satyapi samādāne saṃvarasyānutpattiḥ. Visabhāgatvādāśrayasya tena ca tatrāprayogādasmaraṇācca, athāhorātrādūrdhvaṃ pañcarātraṃ daśarātraṃ vā upavāsasamādānasya kaḥ pratibandho bahūnāmupavāsasaṃvarāṇāmutpattau? itthamasti pratibandho yadbhagavānāhorātrikamevopavāsaṃ sūtre śāsti sma, idamidānīṃ sampradhāryam-kiṃ tāvadahorātrādūrdhvaṃ saṃvarasyānutpattiṃ paśyatā tathāgatenāhorātrika upavāso deśitaḥ, utāho durbalendriyāṇāmāhorātrike’pi saṃvarasamādānena saṃniyojanārthamiti, kutastvetadevaṃ tarkyate? ahorātrāt pareṇāpi saṃvarotpattau yuktyavirodhāt, tadetat kasyacidapyahorātrādūrdhvamadeśānāṃ necchanti vaibhāṣikāḥ.
 

* Trang 538 *
device

            Hỏi: Làm sao để thọ giới một ngày?
            Đáp: Cách thọ giới một ngày,[1] là quỳ thẳng chấp tay (trước giới sư) nói như vầy: “Con tên... nay một ngày một đêm Quy y Phật, Quy y Pháp, Quy y Tăng.” Nói như vậy tiếp quy y lần thứ hai, lần thứ ba.
            “Con tên là... Quy y Phật rồi, Quy y Pháp rồi, Quy y Tăng rồi.” Nói như vậy tiếp lần thứ hai, lần thứ ba Quy y rồi.
            “Con tên là... hoặc thân nghiệp bất thiện, khẩu nghiệp bất thiện, ý nghiệp bất thiện, vì tham dục sân nhuế, ngu si. Hoặc đời này hoặc đời trước, có các tội như vậy, ngày nay thành tâm sám hối.[2] Thân được thanh tịnh, miệng được thanh tịnh, thọ trì tám giới.” Ấy là Bố-tát, Tàu dịch là thiện túc (ngủ yên lành).            

            “Như chư Phật, trọn đời không sát sanh, con tên là ... trong một ngày một đêm không sát sanh, cũng như vậy.”
            “Như chư Phật, trọn đời không trộm cắp, con tên là...trong một ngày một đêm không trộm cắp, cũng như vậy.”
            “Như chư Phật, trọn đời không dâm dục, con tên là... trong một ngày một đêm không dâm dục, cũng như vậy.”
            “Như chư Phật, trọn đời không nói dối, con tên là... trong một ngày một đêm không nói dối, cũng như vậy.”
            “Như chư Phật, trọn đời không uống rượu, con tên là...trong một ngày một đêm không được uống rượu, cũng như vậy.”
 

[1] T. 23: Thập tụng yết ma tỳ-kheo yếu dụng (十誦羯磨比丘要用), tr. 496b3-20; T. 29: A-tỳ-đạt-ma câu xá luận (Abhidharmakośa-śāstra-阿毘達磨俱舍論), quyển 14, Phân biệt nghiệp phẩm (分別業品), tr. 74c.
[2] T. 2: Tăng nhất a-hàm kinh (Ekottara-āgama-增一阿含經), quyển 16, tr. 625b.
 
 

* Trang 539 *
device

            “Như chư Phật, trọn đời không ngồi giường cao lớn, con tên là... trong một ngày một đêm không ngồi giường cao lớn, cũng như vậy.”
            “Như chư Phật, trọn đời không đeo tràng hoa, không xoa hương, không mặc áo ướp hương, con tên là... trong một ngày một đêm không đeo tràng hoa, không xoa hương, không mặc áo ướp hương, cũng như vậy.”
            “Như chư Phật, trọn đời không tự ca múa làm vui, không đi xem nghe, con tên là...trong một ngày một đêm không tự ca múa làm vui, không đi xem nghe, cũng như vậy.”[1]
            “Đã thọ tám giới, như chư Phật trọn đời không ăn quá ngọ, nay con tên là...trọn một ngày một đêm không ăn quá ngọ, cũng như vậy.”
            “Con tên là... thọ hành tám giới theo học pháp của chư Phật, gọi là Bố-tát. Nguyện giữ phước báo Bố-tát này, đời đời không bị đọa vào đường ác, tám nạn. Con cũng không cầu cái vui trong thế giới Chuyển luân Thánh vương, Phạm-thiên, Đế-thích-thiên vương, chỉ nguyện dứt hết các phiền não, kíp được Tát-bà-nhã (trí tuệ) thành tựu Phật đạo.”
            Hỏi: Làm thế nào để thọ năm giới?[2]
            Đáp: Qùy thẳng chấp tay (trước giới sư) nói rằng: “Con tên là... Quy y Phật, Quy y Pháp, Quy y Tăng.” Nói như vậy lần thứ hai lần thứ ba.
            “Con tên là... Quy y Phật rồi, Quy y Pháp rồi, Quy y Tăng rồi.” Nói như vậy tiếp lần thứ hai, lần ba.
            “Con là Ưu-bà-tắc của đức Phật Thích-ca Mâu-ni, xin
 

[1] T. 1: Trung a-hàm kinh (Madhyamāgama-中阿含經), quyển 55, kinh số trì trai kinh (持齋經), tr. 770b-c; T. 1: Trai kinh (齋經), quyển 1, tr. 911a-b; T. 1: Ưu bi di đọa xá ca kinh (優陂夷墮舍迦經), quyển 1, tr. 912b-c; T. 1: Bát quan trai kinh (八關齋經), quyển 1, tr. 913a-b.
[2] T. 23: Thập tụng luật (十誦律), quyển 21, tr. 149c; T. 23: Thập tụng yết ma tỳ-kheo yếu dụng (十誦羯磨比丘要用), quyển 1, tr. 496a; T. 27: Đại tỳ-bà-sa luận (Abhidharma-mahāvibhāsā-śāstra-大毘婆沙論), quyển 124, tr. 645a-c; T. 29. A-tỳ-đạt-ma câu xá luận (Abhidharmakośa-śāstra-阿毘達磨俱舍論), quyển 14, phân biệt nghiệp phẩm (分別業品), tr. 75c26-76b12.
 

* Trang 540 *
device

chứng tri cho con tên là... từ ngày nay cho đến trọn đời Quy y.”
            Giới sư nên nói: “Ưu-bà-tắc, ngươi hãy lắng nghe: Đức Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, biết người, thấy người, vì hàng Ưu-bà-tắc thuyết ta năm giới này, ngươi hãy trọn đời thọ trì. Những gì là năm?
            - Trọn đời không sát sanh là giới Ưu-bà-tắc. Trong đây trọn đời không nên cố ý sát sanh. Việc này nếu giữ được, hãy trả lời: Dạ, giữ được.
            - Trọn đời không trộm cắp là giới Ưu-bà-tắc. Trong đây trọn đời không nên trộm cắp. Việc này nếu giữ được, hãy trả lời: Dạ giữ được.
            - Trọn đời không tà dâm là giới Ưu-bà-tắc. Trong đây trọn đời không nên tà dâm. Việc này nếu giữ được, hãy trả lời: Dạ, giữ được.
            - Trọn đời không nói dối là giới Ưu-bà-tắc. Trong đây trọn đời không nên nói dối. Việc này nếu giữ được, hãy trả lời: Dạ, giữ được.
            - Trọn đời không uống rượu là giới Ưu-bà-tắc. Trong đây trọn đời không nên uống rượu. Việc này nếu giữ được, hãy trả lời: Dạ, giữ được.”
            Ấy là năm giới Ưu-bà-tắc, trọn đời thọ trì.
            Nên cúng dường Tam Bảo là Phật bảo, Pháp bảo, Tỳ-kheo Tăng bảo, siêng tu phước đức để cầu Phật đạo.
         Hỏi: Vì sao trong sáu ngày trai, thọ tám giới, tu phước đức?

* Trang 541 *
device

         Đáp: Vì các ngày ấy ác Quỷ theo dõi người, muốn cướp mạng người, gây tật bệnh, hung dữ suy bại làm cho người không yên lành. Do vậy lúc kiếp sơ, các Thánh nhân dạy người trì trai, tu thiện, làm phước để tránh sự hung, suy. Lúc ấy trai pháp không phải thọ tám giới, chỉ trong một ngày không ăn là trai. Sau này phật ra đời, mới dạy rằng: “Các ngươi hãy một ngày, một đêm, giống như chư Phật giữ tám giới, và quá ngọ không ăn. Công đức ấy đưa người đến Niết-bàn.” Như trong kinh Tứ-thiên vương, Phật dạy:[1] “Mỗi tháng sáu ngày trai, Thái tử sứ giả và bốn Thiên-vương, tự xuống trần gian quan sát chúng sanh, nếu thấy ít người bố thí, trì giới, hiếu thuận cha mẹ, liền trở lên trời Đao-lợi cáo với trời Đế-thích. Đế-thích, chư thiên đều không vui, nói rằng: “Giống A-tu-la nhiều, giống chư thiên ít.” Nếu có nhiều người bố thí, trì giới, hiếu thuận cha mẹ, thì Đế-thích chư thiên tâm đều hoan hỷ, nói rằng: “Chư thiên tăng ích, chúng A-tu-la tổn giảm.” Bấy giờ Thích-đề-bà-na-dân thấy chư thiên hoan hỷ nên thuyết kệ rằng:
                                      “Tháng sáu ngày thần dạo,
                                      Thọ trì giới thanh tịnh,
                                      Người ấy tuổi thọ hết,
                                      Công đức ắt như ta.”
            Phật bảo với các Tỳ kheo: “Thích-đề-hoàn-nhơn không nên thuyết kệ như vậy. Vì Thích-đề-hoàn-nhơn còn bị năm suy tướng và ba độc chưa trừ, cớ sao nói dối là giữ giới một ngày, công đức phước báo ắt như ta?”
 

[1] T. 1: Trường a-hàm kinh (Dīrghāgama-長阿含經), quyển 20, kinh số 30, thê kỷ kinh (世記經), tr. 134b14-135b; T. 2: Tạp a-hàm kinh (Saṃyuktāgama-雜阿含經), quyển 40, kinh số 1117, tr. 295c-296a; T. 2: Biệt dịch tạp a-hàm kinh (別譯雜阿含經), quyển 3, kinh số 46, tr. 389a-b; T. 2: Tăng nhất a-hàm kinh (Ekottara-āgama-增一阿含經), quyển 16, Cao tràng phẩm (高幢品), tr. 624b-625a; T. 32: Phật thuyết lập thế a-tỳ- đàm luận (佛說立世阿毘曇論), quyển 2, Thiên trú xứ phẩm đệ bát (天住處品第八), tr. 184b9-185b13.
 

* Trang 542 *
device

            Nếu nói “Thọ trì giới ấy, chắc được như Phật” mới là lời nói thật. Bởi nhân duyên được các Đại thiên tôn hoan hỷ nên được phước tăng nhiều.
            Lại nữa, trong sáu ngày trai ấy, Quỷ ác hại người, não loạn tất cả. Nếu ở chỗ xóm làng, gò đồi, quận huyện, quốc ấp nào có người lành trì trai, thọ giới, do nhân duyên ấy, ác quỷ tránh xa, trú xứ an ổn. Do vậy, nên sáu ngày trì trai thọ giới được phước tăng nhiều.
            Hỏi: Vì sao các bọn Quỷ ác dùng sáu ngày ấy để não hại người?
            Đáp: Trong kinh Thiên Địa Bổn Khởi nói: “Lúc kiếp mới thành, có con của Dị Phạm-thiên Vương là cha các quỷ thần, tu khổ hạnh theo Phạm-chí, đủ mười hai năm trên trời, trong sáu ngày này cắt thịt, xuất huyết, lấy để trong lửa. Do vậy nên các Quỷ Thần trong sáu ngày này, bèn có thế lực.
            Hỏi: Cha các Quỷ thần, tại sao trong sáu ngày này cắt thịt, xuất huyết, lấy để trong lửa?  
            Đáp: Trong các thần, Ma-hê-thủ-la thần là lớn hơn cả, các thần đều có nhật phần. Ma-hê-hủ-la mỗi tháng có bốn nhật phần là ngày mồng 8, 2, 3, 14, 29, các Thần khác mỗi tháng có hai nhật phần là ngày mồng 1 và ngày 16, hoặc ngày mồng 2, ngày 17, còn ngày 15 và ngày 30 là thuộc tất cả thần. Ma-hê-thủ-la là chủ của các Thần, nên được nhiều ngày hơn. Kể bốn ngày kia là trai, còn hai ngày thuộc tất cả Thần cũng kể là trai. Do vậy nên trong sáu ngày này các Quỷ Thần có thế lực.

* Trang 543 *
device

            Lại nữa, cha của các Quỷ Thần, trong sáu ngày này, cắt thịt, xuất huyết, lấy để trong lửa quá mười hai năm, Thiên vương đi xuống nói với con rằng: “Ngươi cầu nguyện gì?“. Đáp: “Cầu có con.” Thiên vương nói: “Phép cúng dường của tiên nhân là đốt hương, quả ngọt, các vật thanh tịnh. Sao ngươi lấy huyết thịt để trong lửa, làm như pháp tội ác? Ngươi phá thiện pháp, ưa làm việc ác, chỉ khiến ngươi sanh con ác, ăn thịt, uống máu.” Ngay trong khi đang nói lời ấy, trong lửa có tám đại Quỷ xuất hiện, thân đen như mật, tóc vàng, mắt đỏ, có ánh sáng lớn. Tất cả Quỷ Thần đều từ tám Quỷ Thần này sinh ra. Do vậy nên trong sáu ngày này, cắt thịt, xuất huyết, lấy để trong lửa, mà có được thế lực. Còn như trong Phật pháp, ngày không có tốt xấu, chỉ tùy theo nhân duyên các ngày hung dữ của thế gian mà dạy trì trai thọ giới thôi.
            Hỏi: Năm giới và giới một ngày, giới nào hơn?
            Đáp: Có nhân duyên nên hai giới bằng nhau. Nhưng năm giới thì giữ trọn đời, còn tám giới chỉ giữ trong một ngày. Năm giới thường giữ, thời gian nhiều mà giới lại ít. Còn giới một ngày thì thời gian ít mà giới lại nhiều.
            Lại nữa, nếu không có đại tâm tuy trọn đời giữ giới, không bằng chỉ có đại tâm giữ giới một ngày. Ví như kẻ mềm yếu làm tướng, tuy cầm quân trọn đời, mà trí dũng không đủ, cuối cùng không có công danh. Nếu như kẻ anh hùng hăng hái, lập tức bình định họa loạn, công trạng một ngày mà trùm cả thiên hạ. Hai thứ giới này là pháp của Ưu-bà-tắc tại gia. Hàng  tại  gia  trì  giới  có bốn bậc:  Có  hạ, trung, thượng, có

* Trang 544 *
device

thượng thượng.
            Hạ nhân trì giới chỉ vì cái vui đời này, hoặc vì sợ hãi, vì vinh dự, tiếng tăm, hoặc vì phép nhà, chiều theo ý người, hoặc tránh khổ dịch, cầu khỏi ách nạn. Các thứ như vậy là hạ nhân trì giới.
            Trung nhân trì giới, là hạng người giàu sang, vui chơi thích ý, mà hoặc vì mong phước lạc đời sau, khắc kỷ tự gắng, ngày chịu khổ ít mà được lợi rất nhiều. Suy nghĩ như vậy, nên kiên cố trì giới. Ví như người buôn bán, đi ra xa vào sâu, được lợi chắc chắn nhiều. Phước của sự trì giới, làm cho người ta hưởng phước lạc đời sau cũng như vậy.
            Thượng nhân trì giới là vì cầu Niết-bàn. Biết các pháp thảy đều vô thường, muốn cầu lìa khổ, thường vui vô vi.
            Lại nữa, người trì giới tâm không hối hận, tâm không hối hận nên được vui mừng, được vui mừng nên được nhất tâm, được nhất tâm nên được thật trí, được thật trí nên được có tâm nhàm chán, được có tâm nhàm chán nên được ly dục, được ly dục nên được giải thoát,[1] được giải thoát nên được Niết-bàn. Trì giới như vậy là căn bản của các thiện pháp.
            Lại nữa, trì giới là cửa ngõ sơ khởi của tám chánh đạo, cửa ngõ sơ khởi để vào đạo, chắc chắn đi đến Niết-bàn.
__________ 
 

[1] T. 1: Trung a-hàm kinh (Madhyamāgama-中阿含經), quyển 10, kinh số 41, Hà nghĩa kinh (何義經), tr. 485a13; kinh số 43, Bất tư kinnh (不思經), tr. 485b19-20.
 

* Trang 545 *
device

Xem mục lục