Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (37)


Xem mục lục

Câu hỏi: Làm thế nào sự thật, như ông đã nói, khi được lặp lại, trở thành một dối trá? Cái gì thực sự là một dối trá? Tại sao lại sai trái khi dối trá? Đây không là một vấn đề tinh tế và sâu sắc trên tất cả mọi mức độ của sự tồn tại của chúng ta hay sao?

Krishnamurti: Có hai câu hỏi nơi đây, vì vậy chúng ta hãy tìm hiểu câu hỏi đầu tiên, đó là: khi một sự thật được lặp lại, làm thế nào nó trở thành một dối trá? Chúng ta lặp lại cái gì? Bạn có thể lặp lại một hiểu rõ, hay sao? Tôi hiểu rõ cái gì đó. Tôi có thể lặp lại nó? Tôi có thể diễn tả nó ra từ ngữ, tôi có thể truyền đạt nó nhưng chắc chắn trải nghiệm không là cái gì được lặp lại, đúng chứ? Chúng ta bị trói buộc trong từ ngữ và mất đi ý nghĩa của trải nghiệm. Nếu bạn đã có một trải nghiệm, bạn có thể lặp lại nó hay sao? Bạn có lẽ muốn lặp lại nó, bạn có lẽ có ham muốn cho sự lặp lại của nó, cho cảm giác của nó, nhưng ngay khi bạn có một trải nghiệm, nó qua rồi, nó không thể được lặp lại. Điều gì có thể được lặp lại là cảm giác và từ ngữ liên quan mà trao sự sống cho cảm giác đó. Bất hạnh thay, bởi vì hầu hết chúng ta đều là những người tuyên truyền, chúng ta bị trói buộc trong sự lặp lại của từ ngữ. Vì vậy chúng ta sống dựa vào từ ngữ và sự thật bị khước từ. 

Ví dụ, cảm giác của tình yêu. Bạn có thể lặp lại nó hay sao? Khi bạn nghe những từ ngữ ‘Hãy thương yêu người hàng xóm của bạn’, đó là một sự thật đối với bạn? Nó là sự thật khi nào bạn có thương yêu người hàng xóm; và tình yêu đó không thể được lặp lại ngoại trừ chỉ là từ ngữ. Tuy nhiên hầu hết chúng ta đều hạnh phúc, mãn nguyện, với sự lặp lại ‘Hãy thương yêu người hàng xóm của bạn’ hay ‘Đừng tham lam’. Vì vậy sự thật của một người khác hay một trải nghiệm thực sự mà bạn đã có, chỉ qua sự lặp lại, không trở thành một sự thật. Trái lại, sự lặp lại ngăn cản sự thật. Chỉ lặp lại những ý tưởng nào đó không là sự thật. 

Khó khăn trong việc này là hiểu rõ câu hỏi mà không suy nghĩ dựa vào điều đối nghịch. Một dối trá không là cái gì đó đối nghịch với sự thật. Người ta có thể thấy sự thật của điều gì đang được nói, không phải trong đối nghịch hay trong tương phản, như một dối trá hay một sự thật; nhưng chỉ thấy rằng hầu hết chúng ta đều lặp lại mà không có hiểu rõ. Ví dụ, chúng ta đã bàn luận về việc đặt tên hay không đặt tên một cảm giác và vân vân. Nhiều người trong các bạn sẽ lặp lại nó, tôi chắc chắn, suy nghĩ rằng nó là ‘sự thật’. Bạn sẽ không bao giờ lặp lại một trải nghiệm nếu nó là một trải nghiệm trực tiếp. Bạn có lẽ truyền đạt nó nhưng khi nó là một trải nghiệm thực sự những cảm giác đằng sau nó đều biến mất, nội dung cảm giác đằng sau những từ ngữ hoàn toàn tan biến.

Ví dụ, ý tưởng rằng người suy nghĩ và suy nghĩ là một. Nó có lẽ là một sự thật đối với bạn, bởi vì bạn đã trải nghiệm trực tiếp nó. Nếu tôi lặp lại nó, nó sẽ không là sự thật, đúng chứ? – làm ơn hãy hiểu, sự thật không như đối nghịch dối trá. Nó sẽ không thực, nó chỉ là sự lặp lại và vì vậy sẽ không có ý nghĩa. Bạn thấy, bằng sự lặp lại chúng ta tạo ra một giáo điều, chúng ta xây dựng một nhà thờ và trong đó chúng ta tìm một chỗ ẩn núp. Từ ngữ và không-sự thật, trở thành ‘sự thật’. Từ ngữ không là sự việc. Đối với chúng ta, sự việc là từ ngữ và đó là lý do tại sao người ta phải rất cẩn thận không nên lặp lại điều gì đó mà người ta không thực sự hiểu rõ. Nếu bạn hiểu rõ điều gì đó, bạn có thể truyền đạt nó, nhưng những từ ngữ và ký ức đã làm mất đi sự quan trọng thuộc cảm giác của chúng. Vì vậy nếu người ta hiểu rõ điều đó, trong nói chuyện thông thường, tầm nhìn của người ta, từ ngữ của người ta, thay đổi.

Vì chúng ta đang tìm kiếm sự thật qua hiểu rõ về chính mình và không là những người tuyên truyền, rất quan trọng phải hiểu rõ điều này. Qua sự lặp lại người ta làm mê hoặc chính người ta bằng những từ ngữ hay bằng những cảm giác. Người ta bị trói buộc trong những ảo tưởng. Muốn được tự do khỏi điều dó, rất cần thiết phải trải nghiệm trực tiếp và muốn trải nghiệm trực tiếp, người ta phải tỉnh thức được chính mình trong qui trình của sự lặp lại, của những thói quen, của những từ ngữ, của những cảm giác. Tỉnh thức đó cho người ta một tự do lạ thường, để cho có thể có một mới mẻ lại, một trải nghiệm liên tục, một trong sáng.

Câu hỏi khác là: ‘Cái gì thực sự là một dối trá? Tại sao lại sai trái khi dối trá? Đây không là một vấn đề tinh tế và sâu sắc trên mọi mức độ của sự tồn tại của chúng ta hay sao?’

Một dối trá là gì? Một mâu thuẫn, một tự-mâu thuẫn, đúng chứ? Người ta có thể mâu thuẫn, nhận biết được hay không nhận biết được; nó có thể hoặc cố ý hay vô tình; mâu thuẫn có thể rất, rất tinh tế hay rõ ràng. Khi sự phân chia trong mâu thuẫn rất lớn lao, lúc đó hoặc người ta trở nên mất cân bằng hoặc người ta nhận ra sự phân chia và bắt đầu sửa chữa nó.

Muốn hiểu rõ vấn đề này, một dối trá là gì và tại sao chúng ta dối trá, người ta phải tìm hiểu nó mà không suy nghĩ dựa vào một đối nghịch. Liệu chúng ta có thể quan sát vấn đề mâu thuẫn này trong chính chúng ta và không cố gắng để không-mâu thuẫn? Khó khăn của chúng ta trong việc tìm hiểu câu hỏi này là chúng ta quá sẵn lòng phê bình một dối trá, đúng chứ? Nhưng muốn hiểu rõ nó, liệu chúng ta có thể suy nghĩ về nó mà không dựa vào sự thật và giả dối, nhưng cái gì là sự mâu thuẫn. Tại sao chúng ta mâu thuẫn? Tại sao có mâu thuẫn trong chính chúng ta? Liệu không có một gắng sức để sống theo một khuôn mẫu, theo một kiểu mẫu – một phỏng chừng liên tục của chính chúng ta đến một khuôn mẫu, một nỗ lực liên tục để là cái gì đó, hoặc trong đôi mắt của người khác hoặc trong đôi mắt riêng của chúng ta? Có một ham muốn, đúng chứ? Để tuân phục đến một khuôn mẫu; khi người ta không đang sống dựa vào khuôn mẫu đó, có sự mâu thuẫn.

Bây giờ tại sao chúng ta có một khuôn mẫu, một kiểu mẫu, một phỏng chừng, một ý tưởng mà chúng ta đang cố gắng sống dựa vào? Tại sao? Rõ ràng là để được an toàn, để được bảo vệ, để được ưa chuộng, để có một quan điểm tốt của chính chúng ta và vân vân. Có hạt giống của sự mâu thuẫn. Chừng nào chúng ta còn đang phỏng chừng chính chúng ta đến cái gì đó, cố gắng là cái gì đó, phải có sự mâu thuẫn; vì vậy phải có phân chia này giữa giả dối và sự thật. Tôi nghĩ điều này rất quan trọng, nếu bạn yên lặng tìm hiểu nó. Không phải rằng không có giả dối và sự thật; nhưng tại sao có sự mâu thuẫn trong chính chúng ta? Đó không phải bởi vì chúng ta đang gắng sức để là điều gì đó – để cao quí, để tốt lành, để đạo đức, để sáng tạo, để hạnh phúc và vân vân. Trong chính ham muốn để là cái gì đó, có một mâu thuẫn – không phải là điều gì khác. Chính mâu thuẫn này rất phá hoại. Nếu người ta có thể đồng hóa hoàn toàn cùng cái gì đó, cùng cái này hay cùng cái kia, vậy thì sự mâu thuẫn chấm dứt; khi chúng ta đồng hóa chính chúng ta cùng cái gì đó, có sự tự-khép kín, có một kháng cự, mà tạo ra mất thăng bằng – đó là một sự việc rõ ràng. 

Tại sao lại có mâu thuẫn trong chính chúng ta? Tôi đã làm điều gì đó và tôi không muốn nó bị phát giác; tôi đã suy nghĩ điều gì đó nhưng không thấu suốt, điều đó khiến tôi ở trong một trạng thái mâu thuẫn, và tôi không ưa thích nó. Khi có sự phỏng chừng, phải có sợ hãi và chính sợ hãi này gây mâu thuẫn. Trái lại nếu không có trở thành, không có gắng sức để là cái gì đó, vậy thì không có ý thức của sợ hãi; không có mâu thuẫn; không có dối trá trong chúng ta ở bất kỳ mức độ nào, có ý thức hay không ý thức – cái gì đó phải được kiềm chế, cái gì đó phải được bộc lộ. Bởi vì hầu hết sống của chúng ta là một vấn đề của những tâm trạng và những phô diễn, phụ thuộc vào những tâm trạng của chúng ta, chúng ta phô diễn – mà là sự mâu thuẫn. Khi tâm trạng biến mất, chúng ta là cái gì chúng ta là. Chính mâu thuẫn này mới thực sự quan trọng, không phải liệu bạn đưa ra một lời nói dối xã giao vô tội hay không. Chừng nào sự mâu thuẫn này còn tồn tại, phải có một sự tồn tại hời hợt và thế là những sợ hãi hời hợt cần phải được bảo vệ – và thế là những lời nói dối vô tội – bạn biết, tất cả mọi chuyện theo sau. Chúng ta hãy theo dõi câu hỏi này, không phải hỏi cái gì là một dối trá và cái gì là sự thật, nhưng, không có những đối nghịch này, tìm hiểu vấn đề của sự mâu thuẫn trong chính chúng ta – mà khó khăn cực kỳ, bởi vì khi chúng ta lệ thuộc quá nhiều vào những cảm giác, hầu hết sống của chúng ta là mâu thuẫn. Chúng ta lệ thuộc vào những ký ức, vào những quan điểm; chúng ta có quá nhiều sợ hãi mà chúng ta muốn che đậy – tất cả sự mâu thuẫn tự-tạo tác này trong chính chúng ta; khi mâu thuẫn đó trở thành không chịu nổi, người ta bị mất thăng bằng. Người ta muốn an lành và mọi thứ mà người ta thực hiện đều tạo ra chiến tranh, không chỉ trong gia đình mà còn phía bên ngoài. Thay vì hiểu rõ điều gì tạo ra xung đột, chúng ta chỉ cố gắng để trở thành nhiều hơn và nhiều hơn một sự việc này hay một sự việc khác, sự đối nghịch, vì vậy đang tạo ra sự phân chia lớn lao hơn. 

Liệu có thể hiểu rõ tại sao có sự mâu thuẫn trong chính chúng ta – không chỉ trên bề mặt mà còn sâu thẳm hơn, thuộc tâm lý? Trước hết, người ta có nhận biết được rằng người ta sống một sống mâu thuẫn hay không? Chúng ta muốn hòa bình và chúng ta lại là những người theo chủ nghĩa quốc gia; chúng ta muốn lẩn tránh sự đau khổ của xã hội và tuy nhiên mỗi người chúng ta lại là những cá thể, bị giới hạn, khép kín. Chúng ta đang liên tục sống trong mâu thuẫn. Tại sao? Không phải bởi vì chúng ta là những nô lệ cho cảm giác hay sao? Điều này không cần được phủ nhận cũng như được chấp nhận. Nó cần đến nhiều hiểu rõ về những hàm ý của cảm giác, mà là những ham muốn. Chúng ta ham muốn quá nhiều sự việc, tất cả đang mâu thuẫn với một sự việc khác. Chúng ta khoác vào quá nhiều mặt nạ xung đột; chúng ta mang vào một mặt nạ khi nó phù hợp cho chúng ta và khước từ nó khi có một cái gì khác gây lợi lộc nhiều hơn, gây vui thú nhiều hơn. Chính trạng thái mâu thuẫn này mới tạo ra sự dối trá. Đối nghịch với điều đó, chúng ta sáng chế ‘sự thật’. Nhưng chắc chắn sự thật không là đối nghịch của sự dối trá. Cái mà có một đối nghịch không là sự thật. Sự đối nghịch chứa đựng đối nghịch riêng của nó, vì vậy nó không là sự thật, và muốn hiểu rõ vấn đề này một cách rất sâu sắc, người ta phải nhận biết được tất cả những mâu thuẫn trong đó chúng ta sống. Khi tôi nói, ‘Tôi thương yêu bạn’, cùng với nó liền có ganh tị, ghen tuông, lo âu, sợ hãi – mà là mâu thuẫn. Chính mâu thuẫn này phải được hiểu rõ và người ta có thể hiểu rõ nó chỉ khi nào người ta tỉnh thức được nó, tỉnh thức mà không có bất kỳ chỉ trích hay biện hộ – chỉ nhìn ngắm nó. Muốn nhìn ngắm nó một cách thụ động, người ta phải hiểu rõ tất cả qui trình của biện hộ và chỉ trích. 

Nó không là một công việc dễ dàng, nhìn ngắm một cách thụ động vào cái gì đó; nhưng trong hiểu rõ điều đó, người ta bắt đầu hiểu rõ toàn qui trình của những phương cách của cảm thấy và suy nghĩ của người ta. Khi người ta tỉnh thức được toàn ý nghĩa của mâu thuẫn trong chính người ta, nó mang lại một thay đổi lạ thường: vậy thì, bạn là chính bạn, không phải cái gì đó mà bạn phải cố gắng để là. Bạn không còn đang theo đuổi một lý tưởng, đang tìm kiếm hạnh phúc. Bạn là cái gì bạn là và từ đó bạn có thể tiến tới. Vậy thì không thể có mâu thuẫn.

Xem mục lục