Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (37)


Xem mục lục

Câu hỏi: Làm thế nào người ta có thể nhận biết được một cảm xúc mà không đặt tên hay cho nó nhãn hiệu? Nếu tôi nhận biết được một cảm thấy, dường như tôi biết cảm thấy đó là gì hầu như ngay tức khắc sau khi nó nảy sinh. Hay ông có ý gì đó khác hẳn khi ông nói, ‘ Đừng đặt tên’?

Krishnamurti: Tại sao chúng ta đặt tên bất kỳ thứ gì? Tại sao chúng ta cho một nhãn hiệu đến một bông hoa, đến một con người, đến một cảm thấy? Hoặc để chuyển tải những cảm thấy của người ta, để diễn tả bông hoa và vân vân và vân vân; hay để đồng hóa chính người ta cùng cảm thấy đó. Đó không là như thế hay sao? Tôi đặt tên cái gì đó, một cảm thấy, để chuyển tải nó. ‘Tôi tức giận.’ Hay tôi đồng hóa chính tôi với cảm thấy đó với mục đích để củng cố nó hay làm tan biến nó hay làm điều gì đó về nó. Chúng ta cho một cái tên đến cái gì đó, đến một bông hoa hồng, để chuyển tải nó đến những người khác hay, bằng cách cho nó một cái tên, chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã hiểu rõ nó. Chúng ta nói, ‘Đó là một bông hồng’, mau lẹ nhìn nó và tiếp tục. Bằng cách cho nó một cái tên, chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã hiểu rõ nó; chúng ta đã phân loại nó và nghĩ rằng nhờ đó chúng ta đã hiểu rõ toàn nội dung và vẻ đẹp của bông hoa đó.

Bằng cách cho một cái tên đến cái gì đó, chúng ta chỉ đặt nó vào một bảng phân loại và chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã hiểu rõ nó; chúng ta không quan sát nó tỉ mỉ hơn. Tuy nhiên, nếu chúng ta không cho nó một cái tên, chúng ta bị bắt buộc phải nhìn nó. Đó là, chúng ta tiếp cận bông hoa hay bất kỳ thứ gì bằng một trạng thái mới mẻ, bằng một chất lượng tìm hiểu mới mẻ; chúng ta quan sát nó như thể chúng ta chưa bao giờ nhìn thấy nó trước kia. Đặt tên là một phương cách rất tiện lợi để gạt bỏ những sự việc và những con người – bằng cách nói rằng họ là người Đức, người Nhật, người Mỹ, người Ấn độ, bạn có thể cho họ một nhãn hiệu và hủy diệt cái nhãn hiệu. Nếu bạn không cho một nhãn hiệu đến con người, bạn bị bắt buộc phải quan sát họ và thế là sẽ khó khăn nhiều lắm khi giết chết một ai đó. Bạn có thể hủy diệt cái nhãn hiệu bằng một quả bom và cảm thấy đúng đắn, nhưng nếu bạn không cho một nhãn hiệu và vì vậy phải thấy sự việc một cách cá thể – dù nó là một con người hay một bông hoa hay một biến cố hay một cảm xúc – vậy thì bạn bị bắt buộc phải suy nghĩ sự liên hệ của bạn với nó, và với hành động theo sau. Vì vậy đặt tên hay cho nó một nhãn hiệu là một cách rất tiện lợi để dẹp bỏ bất kỳ điều gì, để khước từ, chỉ trích hay biện hộ nó. Đó là một khía cạnh của câu hỏi.

Mấu chốt mà từ đó bạn đặt tên là gì, trung tâm mà luôn luôn đang đặt tên, đang chọn lựa, đang xếp loại là gì. Tất cả chúng ta đều cảm thấy có một trung tâm, một mấu chốt, mà từ đó chúng ta đang hành động, từ đó chúng ta đang nhận xét, từ đó chúng ta đang đặt tên, đúng chứ? Trung tâm đó, mấu chốt đó là gì? Một số người muốn nghĩ nó là một bản thể thuộc tinh thần, Thượng đế, hay bất kỳ điều gì bạn muốn. Vì vậy chúng ta hãy tìm xem mấu chốt đó, trung tâm đó, mà đang đặt tên, đang quy định, đang nhận xét là gì. Chắc chắn mấu chốt đó là ký ức, đúng chứ? Một chuỗi của những cảm xúc, được nhận dạng và được khép kín – quá khứ được cho sự sống qua hiện tại. Mấu chốt đó, trung tâm đó, cho thông tin trên hiện tại qua việc đặt tên, xếp loại, nhớ lại.

Khi chúng ta tìm hiểu nó, chẳng mấy chốc chúng ta sẽ thấy rằng chừng nào trung tâm này, mấu chốt này, còn tồn tại, không thể có hiểu rõ. Chỉ nhờ vào sự tan biến của mấu chốt này mới có hiểu rõ, bởi vì, rốt cuộc, mấu chốt đó là ký ức; ký ức của vô vàn trải nghiệm mà đã được cho những cái tên, những nhãn hiệu, những nhận dạng. Cùng những trải nghiệm được đặt tên và được phân loại đó, từ trung tâm đó, có sự chấp nhận và sự phủ nhận, sự khẳng định để là hay không là, tùy theo những cảm xúc, những vui thú và những đau khổ của ký ức về những trải nghiệm. Vì vậy trung tâm đó là từ ngữ. Nếu bạn không đặt tên trung tâm đó, liệu có một trung tâm hay sao? Đó là nếu bạn không suy nghĩ dựa vào những từ ngữ, nếu bạn không sử dụng những từ ngữ, bạn có thể suy nghĩ hay sao? Suy nghĩ hiện diện qua qui trình từ ngữ hóa; hay qui trình từ ngữ hóa bắt đầu phản ứng đến suy nghĩ? Trung tâm, mấu chốt là ký ức của vô vàn trải nghiệm của vui thú và đau khổ, được từ ngữ hóa. Hãy quan sát nó trong chính bạn, thưa bạn, và bạn sẽ thấy những từ ngữ đó đã trở thành quan trọng nhiều hơn, những nhãn hiệu đã trở thành quan trọng nhiều hơn, thực thể; và chúng ta sống bằng những từ ngữ.

 Đối với chúng ta, những từ ngữ như sự thật, Thượng đế, đã trở nên rất quan trọng – hay sự cảm thấy mà những từ ngữ kia miêu tả. Khi chúng ta nói từ ngữ ‘người Mỹ’, ‘người Thiên chúa giáo’, ‘người Ấn độ giáo’ hay từ ngữ ‘tức giận’ – chúng ta là từ ngữ đang miêu tả sự cảm thấy đó. Nhưng chúng ta không biết cảm thấy đó là gì, bởi vì từ ngữ đã trở thành quan trọng. Khi bạn gọi mình là một người Phật giáo, một người Thiên chúa giáo, từ ngữ đó có nghĩa gì, ý nghĩa đằng sau từ ngữ đó là gì, điều đó bạn không bao giờ tìm hiểu, đúng chứ? Trung tâm, mấu chốt của chúng ta là từ ngữ, nhãn hiệu. Nếu nhãn hiệu không quan trọng, nếu điều gì quan trọng là cái đằng sau nhãn hiệu, vậy thì bạn có thể tìm hiểu nhưng nếu bạn bị đồng hóa cùng nhãn hiệu và bị trói buộc bởi nó, bạn không thể tiến tới. Và chúng ta bị đồng hóa cùng nhãn hiệu: ngôi nhà, hình dáng, danh tánh, đồ đạc, tài khoản ngân hàng, những quan điểm của chúng ta, những kích thích của chúng ta và vân vân và vân vân. Chúng ta là tất cả những sự việc đó – những sự việc đó được miêu tả bởi một cái tên. Những sự việc đã trở thành quan trọng, những cái tên, những nhãn hiệu; và thế là trung tâm, mấu chốt, là từ ngữ. 

Nếu không có từ ngữ, không có nhãn hiệu, có trung tâm hay sao? Có một tan biến, có một trống không – không phải sự trống không của sợ hãi, mà là một sự việc hoàn toàn khác hẳn. Có một ý thức của hiện diện như ‘không là gì cả’; bởi vì bạn đã xóa sạch tất cả những nhãn hiệu, hay nói khác hơn, bởi vì bạn đã hiểu rõ tại sao bạn cho những nhãn hiệu đến những cảm thấy và những ý tưởng; bạn hoàn toàn mới mẻ, đúng chứ? Không có trung tâm từ đó bạn đang hành động. Trung tâm, mà là từ ngữ, đã tan biến. Nhãn hiệu đã bị xóa sạch, và bạn ở đâu như trung tâm? Bạn vẫn còn ở đó, nhưng đã có một thay đổi. Thay đổi đó hơi hơi gây kinh hãi; vì vậy, bạn không muốn tiếp tục tiến tới cùng cái gì thậm chí được hàm ý trong nó; bạn đang bắt đầu nhận xét nó rồi, quyết định liệu bạn ưa thích nó hay không-ưa thích nó. Bạn không tiếp tục tiến tới cùng sự hiểu rõ điều gì đang đến nhưng bạn đang nhận xét rồi, mà có nghĩa bạn có một trung tâm mà từ đó bạn đang hành động. Thế là bạn lưu lại cố định cái khoảnh khắc bạn nhận xét; những từ ngữ ‘ưa thích’ và ‘không-ưa thích’ trở thành quan trọng. Nhưng điều gì xảy ra khi bạn không đặt tên? Bạn nhìn vào một cảm xúc, một cảm giác, một cách trực tiếp nhiều hơn và vì vậy có một liên hệ hoàn toàn khác hẳn với nó, một cách chính xác như bạn có đối với một bông hoa khi bạn không đặt tên nó. Bạn bị bắt buộc phải nhìn ngắm nó mới mẻ. Khi bạn không đặt tên một nhóm người, bạn bị bắt buộc phải nhìn ngắm mỗi bộ mặt cá thể và không còn đối xử với tất cả họ như một tập thể. Vì vậy bạn tỉnh táo nhiều hơn, nhìn ngắm nhiều hơn, hiểu rõ nhiều hơn; bạn có một ý thức sâu đậm hơn của trắc ẩn, tình yêu; nhưng nếu bạn đối xử với tất cả họ như một tập thể, nó không còn nữa.

Nếu bạn không đặt tên, bạn phải lưu tâm mọi cảm thấy khi nó nảy sinh. Khi bạn đặt tên, cảm thấy đó khác hẳn cái tên? Hay cái tên đánh thức cảm thấy? Làm ơn hãy suy nghĩ nó kỹ càng. Khi chúng ta đặt tên, hầu hết chúng ta củng cố thêm cảm thấy. Cảm thấy và đặt tên xảy ra tức khắc. Nếu có một khoảng ngừng giữa đặt tên và cảm thấy, vậy thì bạn có thể phát giác liệu rằng cảm thấy có khác biệt đặt tên, và vậy là bạn có thể tiếp cận ‘cảm thấy’ mà không đặt tên nó.
Vấn đề là như thế này, làm thế nào được tự do khỏi một cảm thấy mà chúng ta đặt tên, như sự tức giận, phải không? Không phải làm thế nào khuất phục nó, thăng hoa nó, kiềm chế nó, tất cả đều quá ngớ ngẩn và không-chín chắn; nhưng làm thế nào thực sự được tự do khỏi nó? Muốn thực sự được tự do khỏi nó, chúng ta phải tìm được liệu từ ngữ quan trọng hơn cảm thấy. Từ ngữ ‘tức giận’ có ý nghĩa nhiều hơn chính cảm thấy. Muốn thực sự tìm được điều đó, phải có một khoảng ngừng giữa cảm thấy và đặt tên. Đó là một nhiệm vụ.

Nếu tôi không đặt tên một cảm thấy, đó là nói rằng, nếu suy nghĩ không đang vận hành chỉ bởi vì những từ ngữ, hay nếu tôi không suy nghĩ dựa vào những từ ngữ, những hình ảnh hay những biểu tượng, mà hầu hết chúng ta đều làm – vậy thì điều gì xảy ra? Vậy thì chắc chắn cái trí không chỉ là người quan sát. Khi cái trí không đang suy nghĩ dựa vào những từ ngữ, những biểu tượng, những hình ảnh; không có người suy nghĩ tách rời khỏi suy nghĩ, mà là từ ngữ. Vậy thì cái trí là yên lặng, đúng chứ? – không phải được làm yên lặng, nó là yên lặng. Khi cái trí thực sự yên lặng, vậy là những cảm thấy nảy sinh có thể được giải quyết ngay tức khắc. Chỉ khi nào chúng ta đặt những cái tên cho những cảm thấy và vì vậy củng cố chúng thì những cảm thấy đó mới có sự tiếp tục; chúng được lưu trữ trong trung tâm, từ đó chúng ta cho những cái tên nhiều thêm nữa, hoặc để củng cố hoặc để chuyển tải chúng.

Khi cái trí không còn là trung tâm, bởi vì người suy nghĩ được tạo thành bởi những từ ngữ, bởi những trải nghiệm quá khứ – tất cả đều là những kỷ niệm, những nhãn hiệu, được lưu trữ và đặt trong những bảng phân loại, trong những ngăn chật hẹp – khi nó không làm bất kỳ sự việc đó, vậy thì, chắc chắn cái trí là yên lặng. Nó không còn bị trói buộc, nó không còn là một trung tâm như cái tôi – ngôi nhà của tôi, thành tựu của tôi, công việc của tôi – mà vẫn còn là những từ ngữ, đang kích thích cảm thấy, và vì vậy đang củng cố ký ức. Khi không có những sự việc này đang xảy ra, cái trí rất yên lặng. Trạng thái đó không là tiêu cực. Trái lại, khi đến được mấu chốt đó, bạn phải trải qua tất cả điều này, mà là một nhiệm vụ gian nan; nó không phải là đang học hành một vài bộ từ ngữ và đang lặp lại chúng giống như một em học sinh – ‘không đặt tên’, ‘không đặt tên’. Để theo sát tất cả những hàm ý của nó, để trải nghiệm nó, để thấy cái trí vận hành như thế nào và vì vậy đến được mấu chốt khi bạn không còn đặt tên, mà có nghĩa không còn là một trung tâm tách khỏi suy nghĩ – chắc chắn toàn tiến hành này là thiền định thực sự. 

Khi cái trí thực sự yên lặng, vậy là cái vô hạn có thể hiện diện. Bất kỳ qui trình nào khác, bất kỳ tìm kiếm nào khác về sự thật, chỉ là tự-chiếu rọi, tự-tạo tác và vì vậy không thực sự. Nhưng tiến hành này rất gian nan, và nó có ý rằng cái trí phải luôn luôn tỉnh thức được mọi sự việc đang xảy ra bên trong đối với nó. Muốn đến được mấu chốt này, không thể có phê bình hay biện hộ từ khởi đầu đến kết thúc – không phải rằng đây là một kết thúc. Không có kết thúc, bởi vì có cái gì đó lạ thường vẫn đang xảy ra. Đây không là sự hứa hẹn. Nó dành cho bạn để thử nghiệm, để thâm nhập vào chính bạn sâu thẳm hơn và sâu thẳm hơn và sâu thẳm hơn, để cho nhiều tầng của trung tâm được tan biến, và bạn có thể thực hiện nó một cách mau lẹ hay lười biếng. Nó gây hứng thú lạ thường khi nhìn ngắm qui trình của cái trí, cách nó lệ thuộc vào những từ ngữ, cách những từ ngữ kích động ký ức hay đánh thức những trải nghiệm chết rồi và trao sự sống cho chúng. Trong qui trình đó cái trí đang sống hoặc trong tương lai hoặc trong quá khứ. Vì vậy những từ ngữ có một ý nghĩa cực kỳ, thuộc thần kinh cũng như thuộc tâm lý. Và làm ơn đừng học hành tất cả điều này từ tôi hay từ một quyển sách. Bạn không thể học hành nó từ một người khác hay tìm được nó trong một quyển sách. Điều gì bạn học hành hay tìm được trong một quyển sách sẽ không là sự thật. Nhưng bạn có thể trải nghiệm nó, bạn có thể nhìn ngắm chính bạn đang hành động, nhìn ngắm chính bạn đang suy nghĩ, thấy bạn đang suy nghĩ như thế nào, bạn đang đặt tên ‘cảm thấy’ mau lẹ như thế nào khi nó nảy sinh – và nhìn ngắm toàn qui trình giải thoát cái trí khỏi trung tâm của nó. Vậy thì cái trí, vì là yên lặng, có thể thâu nhận cái vĩnh hằng.

Xem mục lục