Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (30)


Xem mục lục

Bây giờ trở lại phần đầu của Tâm Kinh, khi đức Phật nhập chánh định cảnh giới thậm thâm, và Bồ tát Quan Tự Tại thâm nhập Bát nhã ba la mật đa sâu xa. Thông thường câu “cảnh giới thậm thâm” được dùng để nói về hạnh Bồ tát, thể hiện qua Sáu hạnh Toàn hảoi. Nhưng ở đây, câu này đặc biệt ứng vào hạnh thứ sáu là Bát nhã ba la mật đa, tiếng Phạn là prajnaparamitaii. Trong Tâm Kinh, “Bát nhã ba la mật đa” có nghĩa là trực chứng tánh không, không qua trung gian nào cả. Ðiều này cũng có khi được gọi là “tâm bồ đề cứu cánh”iii. Ðây không phải chỉ đơn thuần là trực chứng tánh không, mà phải là trực chứng tánh không hợp nhất với tâm bồ đề. Khi trí tuệ và phương tiện hợp nhất được như vậy, hành giả bước vào địa thứ nhất trong mười địa Bồ táti Tầm quan trọng của tâm bồ đề nói bao nhiêu cũng không cùng. Ðây không chỉ là lực đẩy ở bước khởi đầu, mà còn là yếu tố bổ xung hỗ trợ trong mọi giai đoạn trên đường tu giác ngộ. Tâm bồ đề có hai phần, vừa nguyện độ thoát chúng sinh, vừa nguyện giác ngộ thành Phật, vì thành Phật rồi mới thật sự có khả năng độ thoát người khác.



i Còn gọi là lục độ, hay sáu hạnh ba la mật.


ii Prajnaparamita: dịch âm là Bát nhã ba la mật đa, dịch nghĩa là Tuệ

Giác Toàn Hảo.

iii Còn gọi là tâm bồ đề tuyệt đối. Anh ngữ: ultimate Bodhicitta.





 

Xem mục lục