Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (17)


Xem mục lục
Chương 9

Hành giả
Phần thứ hai văn bản Longchenpa tập trung nói về hành giả . Phần này giải thích về việc chúng ta cần tịnh hóa tâm thức khi trải qua những giai đoạn của con đường thông thường :
Thứ hai :

Người dấn thân vào thực hành,
Lòng xác tín , sự mẫn tiệp , từ khước .
Và tình cảm mất ảo tưởng cần được kích thích nơi bạn .
 
Lòng xác tín và kiên nhẫn là những đức tính cốt yếu . Sự từ khước tức khắc phát sinh khi chợt nhận ra khi mình còn làm mồi cho thuốc độc tâm thức . Vì nếu còn bám chặc vào những chất độc này . Chúng ta không thể hy vọng thực hiện bất cứ điều gì thật sự có ý nghĩa hay tích cực . Khi đã nhận ra cuộc sống trống rỗng như thế nào . Sự ham muốn vượt khỏi điều kiện vô lý sẽ thúc đẩy và chúng ta tự quyết định vượt thoát khỏi nó .
Nếu ngay trong cuộc sống bình thường . Cho dù đang sống thật tiện nghi với những lợi tức dồi dào và sôm tụ . Chúng ta vẫn luôn rõ biết cuối cùng tất cả điều này sẽ phải tàn lụi . Hơn nữa chúng ta biết đây không phải là chìa khóa hạnh phúc thật sự . Vì tất cả điều này đuợc nghiệp lực và là do thuốc độc của tâm thức quyết định . Khi mãi nghĩ về nó , sự mệt mỏi và buồn chán tự nhiên phát sinh và tràn ngập trong chúng ta từ sự mất ảo tưởng . Tóm tắt , chúng ta cần phải sở hữu lòng xác tín , sự từ khước và tình cảm mất ảo tưởng 
Bạn phải lật đổ và bỏ rơi luân hồi để đi tìm giải thoát ,
Từ khước những mối bận tâm và hoài bảo của cuộc sống này .
Muốn đạt đến sự tỉnh thức cuối cùng ,
Bạn cần tránh xa những sự giải trí và những gì bận rộn ;
Nều được thế ;
Sự ảnh hưởng do thuốc độc của tâm thức chỉ nên thật ít .
 
Cho dù còn mê mãi an trú trong dục vọng từ đời này sang đời khác . Nhưng với mục tiêu cuối cùng mong muốn được giải thoát và đi đến toàn giác . Điều này sẽ kích thích chúng ta tránh xa những cuộc giải trí vô ích và những gì bận rộn bên ngoài . Ngay lúc ấy , quả thật việc nhân nhượng những món thuốc độc tâm thức không còn là vấn đề . Vì chúng chỉ dấy lên do thiếu phương pháp đối trị . Cho nên phải quyết định mình không còn bị mắc bẫy nữa .
Có nghĩa không còn chiều theo sự đòi hỏi của chúng . Vì đã quá mệt mỏi , nên chúng ta phải tìm những phương cách có thể đối trị . Càng nhớ lại bao nhiêu sự đau khổ bởi những cảm xúc ( những món thuốc độc của tâm thức ) quấy nhiễu , Những điều này sẽ cho chúng ta những sức mạnh để không bao giờ nhân nhượng chúng . Nếu biết từ chối và buông bỏ ngay cả những nguyên nhân thông thường . Chắc chắn chúng không thể nào khởi động dễ dàng . Nếu có dấy lên chăng nữa , chúng cũng bớt đi tính chất hung bạo . Vì thế văn bản yêu cầu :
 
                       Nên ít bị những thuốc độc tâm thức làm dao động .
Hãy dễ dãi ; khoan dung ,
Và nhận thức thuần khiết về lòng hy sinh sâu sắc .
 
Sau đó chúng ta sẽ trở nên tự nhiên dễ dải và thư giản hơn . Vì đã có một tầm nhìn cực kỳ ; không còn tập trung vào những cảm xúc vui mừng và những nỗi vất vả phù du trong cuộc sống duy nhất này . Tất cả chỉ hướng về tương lai sáng lạn lâu dài . Đây là sự việc giúp tâm thức rộng mở và chín chắn hơn . Khi chúng ta thấu hiểu thật sự không thể có hạnh phúc dưới sự chi phối của nghiệp lực và những cảm xúc quấy nhiễu . Chúng ta đã định hướng vào trạng thái tự do thật sự và nhất là chúng ta nhìn ra thật xa . Nhắm vào sự thành tựu Tỉnh thức toàn vẹn và lợi ích tất cả chúng sinh hằng hà vô tận như không gian . Khi đã bắt đầu có cái nhìn về những sự việc như vậy . Niềm vui và lòng can đảm sẽ đến một cách thật tự nhiên .
Nếu biết nghĩ đến việc : Mỗi ngày nên thực hiện hạnh phúc cho tha nhân . Cuộc sống của chúng ta sẽ thấm nhuần ý nghĩa . Nó thực sự có ích khi chúng ta biết phục vụ người . Về lâu dài , cuối cùng những tư tưởng chỉ hướng trọn vẹn về lợi ích của tha nhân . Như những gì thường nói : Nói chung , nên thiền định dựa vào lòng tử tế với tất cả chúng sinh . Đặc biệt , hãy tự rèn luyện về sự nhận thức thuần khiết đối với những ai đang và đã thực hành Pháp . Nếu chúng ta cảm nhận tình thương đối với tất cả chúng sinh hằng hà bất tận bao trùm vũ trụ . Nếu họ thật sự biết thân thiện và quí báu tất cả muôn loài . Hình như sự nhận thức thuần khiết và lòng thành kính sẽ dấy lên thật tự nhiên trong chính họ .
Longchenpa tiếp tục :

Với một tâm thức ổn định ,
Và giữ một lòng tôn kính sâu xa cho những giáo huấn .
Những hành giả đầy nghị lực kiên cường ;
Sẽ thực hiện sự giải thoát tối thượng .
 
Những đức tính này là nền tảng cần thiết để thực hành thiền định . Nhưng phải sở hữu chúng một cách trọn vẹn . Nhất là phải thực hành nghiêm túc để tự phát triển . Tất cả các đại đạo sư Ấn độ và Tây tạng đều noi theo dấu tích của Đức Phật - Vị thầy nhân từ của chúng ta . Tất cả đều miệt mài theo đuổi giáo huấn của những vị thầy với sự nỗ lực và lòng kiên nhẫn cực kỳ . Đây là những gì đã cho phép họ tự đào sâu sự lãnh hội và thành tựu . Nhất là phải trải qua những con đường và những trạng thái nào cần thiết . Vì thế , chúng ta cũng nên thực hiện tương tự như vậy .
Tuy những khả năng hiện thời có thể không được phát triển cho lắm . Nhưng nếu chúng ta biết những gì cần chọn và những gì cần từ khước trong viễn ảnh lâu dài . Ngay cả nếu sự thực hành còn rất yếu . Mục tiêu dài hạn chúng ta định tới nên xác định rõ ràng : Biết mình phải đi đến đâu và quyết định đạt đến . Như thế , ngay giây phút này , những thực hànhngắn hạn của chúng ta sẽ hội tụ những nguyên nhân và điều kiện cho phép thành tựu mục tiêu dài hạn . Như vậy , đây là định nghĩa : Từ những gì riêng lẻ sẽ hợp thành sự hỗ trợ thích nghi cho những gì cần thực hành .
 
Làm sao theo đuồi một vị thầy tâm linh ? .
 Hãy phục vụ bằng những cách tốt nhất với vị thầy đáng quí .
 
Trọng tâm của con đường Tỉnh Thức có một vấn đề : Phải biết làm thế nào để theo đuổi vị thầy tâm linh . Trong tất cả hệ thống giáo dục , nếu không có những hiểu biết cần thiết cho cuộc sống duy nhất là : Nền tảng cần thiết cần phải có là nên thực tập theo một vị thầy . Vị thầy sẽ hướng dẫn . Riêng chúng ta tự đầu tư vào sự thực hành của mình . Cứ như thế mà theo đuổi việc học hỏi . Tương tự khi đã theo đuổi con đường dẫn đến sự giải thoát và toàn giác , cần có một vị thầy chỉ cho chúng ta con đường . Về phía chúng ta , cũng cần biểu lộ sự thú vị và triệt để ứng dụng những phương thức hước dẫn theo đuổi con đường .
Khi văn bản nói : Hãy phục vụ bằng cách tốt nhất với một vị thầy tôn kính . Điều này nhấn mạnh : Điều rất quan trọng là triệt để tin vào vị thầy . Vì khi văn bản đánh giá vị thầy cần tôn kính là muốn chỉ định : Cho dù vị thầy là nam hay nữ phải thật sự rõ biết và đã từng trải nghiệm về con đường . Trang Sức Cho Những Sutra Đại Thừa tuyên bố : Một vị thầy phải sở hữu mười đức tính :
 
Chúng ta tuân theo vị thầy tâm linh có mười đức tính :

1- Kỷ luật .
 2- Hòa hoãn .
 3- Thanh thản .
 4- Sẵn có những đức tính riêng biệt .
 5- Mẫn tiệp .
 6- Miệt mài trong những văn bản .
 7- Cực kỳ toàn thiện về bản chất hiện thực . 
 8- Diễn văn linh hoạt .
 9- Tượng trưng cho tình thương .
 10- Bất quyện .( Bền bỉ không mệt mỏi )
 
Khi bình luận những dòng này trong Đại Luận Về Những Giai Đoạn Của Con Đường . Tsongkhapa làm sáng tỏ : Những ai không thuần hóa được tâm thức mình . Chắc chắn không hướng dẫn được người . Do đó , những ai nghĩ đến việc hướng dẫn người khác cần bắt đầu kỷ luật ngay chính tâm thức của mình .
Ông nói tiếp : Thật không đủ khi chỉ có được một hay hai đức tính và xem chúng như là Đức Tính Chân Chính Của Sự Thành Tựu . Nói đúng hơn : Cần ứng dụng triệt để kỷ luật để cho tâm thức hài hòa với những giáo huấn chính của đức Phật . Có nghĩa : Nên đặt nền tảng trên sự thực hành ba luyện tập cao cấp : Kỷ luật , Thiền định và Minh triết như câu trích dẫn ám chỉ khi diễn tả vị thầy theo tuần tự : Kỷ luật, hòa hoản , và thanh thản . . . Dù vậy , khi áp dụng vào sự ba huân tập vẫn không thể xem là tiêu chuẩn đầy đủ để có thể hướng dẫn người . Một vị thầy chân chính đồng thời phải sở hữu sự lĩnh hội tốt về những phạm trù giáo huấn khác biệt . Do đó , đã đề cập : Rót vào những bản văn . Điều này muốn nói : Vị thầy cần phải học rất nhiều  giáo huấn .
Một vị thầy cần rất nhiều lòng tử tế và thực sự quan tâm đến lợi ích người khác . Thiếu lòng tử tế và thái độ yêu thương . Đương nhiên chiều sâu của sự uyên bác hay phong cách trình bày những giáo huấn không còn được xem là quan trọng . Nếu tất cả không được khởi lên và làm đà phóng mình sâu sắc từ lòng từ . Quả thật rất khó cho vị thầy muốn có tác động nào đó vào tâm thức của con người .
Như vậy lòng từ chính là nền tảng . Chắc chắn , phải đi kèm với sự minh triết . Chúng ta không nói ở đây về một lòng từ ngây thơ . Nhưng đây là lòng từ kết hợp cùng cái nhìn trực tiếp về bản chất thực tại . Hay ít ra cũng phải là một sự lãnh hội tri thức tốt về bản chất thực tại phát sinh lòng từ trên căn bản sự lãnh hội chân chính cực kỳ mãnh liệt để đạt đến sự giải thoát và toàn giác . Vì thế văn bản nói : Vị thầy cần phải hoàn thiện và đầy từ bi . Đồng thời phải biết khéo léo trong diễn văn và không bao giờ mệt mỏi .
Điều này có nghĩa : Ông có lòng kiên nhẫn và bền bỉ giảng dạy không hề biết mệt mỏi hay thất vọng . Chúng ta cần phải xác định : Một vị thầy tâm linh chân chính phải sở hữu tất cả những đức tính này . Hãy xem người giảng dạy cho chúng ta về những gì cần buông bỏ và những gì nên theo đuổi . Điều này có tầm quan trọng rất lớn . Chính vì thế , đức Phật đã diễn tả rất chi tiết và đầy đủ về những phẩm chất của vị thầy trong những giáo huấn căn bản .
Giáo huấn đã phơi bày những đức tính của vị thầy trong những bộ luật của tu viện , Vinaya . Trong những giáo huấn Kim cương thừa cũng có quy định về những đức tính cần thiết cần có của vị thầy khi trao truyền quyền năng . Tất cả điểm thiết yếu này đức Phật nói rất rõ ràng trong những giáo huấn Sutra hay Tantra .
Điều hiện tiên quyết là theo đuổi vị thầy đủ mọi tiêu chuẩn cần có . Chúng ta chỉ là người kiểm soát nếu ông đã sở hữu những đức tính này . Không cần phải lập tức xem ai đó như vị thầy để rồi sau đó bắt đầu đón nhận những giáo huấn . Tốt hơn hết trước tiên phải xem xét . Nhưng cũng cần có một hiểu biết nho nhỏ về những giáo huấn đức Phật để có thể nhìn rõ những đức tính của một vị thầy chân chính . Như vậy , nếu muốn nhận một người nào đó như thầy . Chúng ta nên xem xét và nhìn thật sự họ đã sở hữu những đức tính này hay không .
Đôi khi tôi nói một cách khôi hài : Chúng ta cần theo dõi vị thầy . Nhìn ông từ trước mặt , sau lưng , bên trên và bên dưới . Quả thật sai lầm nếu không biết làm như thế . Bằng không , có thể ban đầu chúng ta tràn ngập lòng tin . Nhưng sau đó có điều gì đó bất ngờ xảy ra làm chúng ta mất niềm tin và bắt đầu suy nghĩ : À không , tôi đã sai lầm . . . Thật ra , vị thầy không bao giờ thay đổi ! . Ông vẫn bình thường ngay từ lúc đầu . Chỉ chính chúng ta tự đánh lừa khi không theo dõi ông . Như vậy , nên quan sát và tiếp cận vị thầy có tương ưng với những giáo huấn tổng quát của đức Phật . Nên xem xét đến khi nghĩ kỹ để đi đến quyết định : Đây là một vị thầy chân chính , chúng ta cần theo đuổi để thực hành .
Lúc đầu chúng ta chỉ đơn giản xem vị thầy như một người bạn Pháp và lắng nghe những giáo huấn . Không hề có vấn đề gì về điều này . Nếu sau đó quyết định rời khỏi vị thầy tâm linh này cũng không có gì trầm trọng . Nhưng nếu lập tức quyết định : Chính người này là vị thầy của mình . Sau đó lại mất niềm tin . Vấn đề này quả thật không tốt . Như vậy chúng ta nên tự bảo đảm ngay từ lúc ban đầu : Không bao giờ có điều gì xảy ra .
Những giáo huấn đề cập đến phương cách noi theo vị thầy tâm linh thật sự sáng tỏ là thật quan trọng . Biết tuân theo ông với lòng thành kính và nhìn tất cả những gì ông làm một cách tích cực . Đây là mối quan hệ tâm linh thật sự giữa vị thầy chân chính và thực tập sinh có những đức tính của một học trò chân chính . Và cũng là nền tảng trên con đường Kim cương thừa với những chân ngôn bí mật quan trọng riêng biệt trong thực hành Yoga đạo sư .
Thật ra , trong những thực hành của Dzogchen và Mahamudra . Điều cần thiết là có lòng thành kính kiên quyết với vị thầy . Vì lòng thành kính đóng vai trò chủ yếu để đạt đến thành tựu và giúp trải nghiệm cá nhân của tâm thức nền tảng sẵn có ánh sáng sáng tỏ .Lòng thành kính với vị thầy trở thành ở giây phút này hoàn toàn cần thiết . Đương nhiên , nếu thực hành điều này như người sơ cơ thì thật tuyệt vời . Thật ra cũng không cần thiết lắm trong giai đoạn sơ cơ .
Người ta nhận thấy trong sự diễn tả về cách tuân theo vị thầy trong mọi trình độ của giáo huấn đức Phật từ Vinaya . Chẳng hạn Vinaya nói : Nếu một vị thầy cho ta chỉ thị làm một sự việc không hài hòa với Pháp nên từ chối . Ngay khi chúng ta nhận người như vị thầy , nếu những gì người này nó mâu thuẫn với giáo huấn cũng không nên tuân hành .
Hãy ghi nhớ không nói ở đây không cần nhìn tất cả những gì vị thầy làm đều dưới góc độ nhìn tích cực . Trong những sutra Đại thừa cũng khẳng định : Chúng ta chỉ theo những gì vị thầy nói ; nếu điều này vẫn được giữ đức hạnh . Nhưng không bao giờ tán đồng ; nếu điều này không lành mạnh . Nếu những gì vị thầy hướng dẫn trên con đường đều nói :Chúng ta phải hài hòa với những giáo huấn tổng quát và nên đưa nó vào thực hành .
Nhưng nếu những gì ông nói không tương thích với những giáo huấn . Không nên đưa vào thực hành . Chúng ta phải tuân thủ nếu vị thầy cho chỉ thị thực hiện điều gì đó hoàn toàn đức hạnh . Nhưng không thể tuân thủ nếu điều này hình như xa lạ hay không đức hạnh .
Trong trình độ những Yogatantra cao cấp có nói :

Nếu chúng ta không thể thực hiện hợp lý như vị thầy chỉ thị ,
Hãy lịch sự xin lỗi với những từ tôn kính .
 
Trước hết nên phân biệt những gì đúng đắn hay không . Đừng suy nghĩ chúng ta không có quyền dựa vào sự thông tuệ hay sự phán đoán để phân biện những gì đúng hay sai .Tôi nhấn mạnh điểm này vì tôi nghĩ thật quan trọng bạn hiểu nó thật rõ . Trong quá khứ có những vị thầy và học trò trở nên truyền thuyết như Tilopa và Naropa hay Marpa và Milarepa .Những hành động họ đôi khi không theo qui ước . Thật ra những vị thầy này thuộc về trình độ ngoại hạng thành tựu và những thực tập sinh được giới thiệu có đầy đủ tất cả những đức tính một học trò chân chính . Theo tôi nghĩ thật rất khó khăn khi so sánh những vị thầy và những thực tập sinh ngày nay với những đại đạo sư và đại môn sinh đi trước ! . . .
Đây là những lý do đức Phật đã dạy về chủ đề này rất tỉ mỉ và chính xác . Để tóm lược ,trước tiên cần có sự kiểm soát đầu tiên để xem nếu vị thầy đã sở hữu hay không mọi khả năng cần thiết . Sau khi chọn một vị thầy , luôn kiểm soát : Không có gì đối kháng với những giáo huấn chung của đức Phật . Nếu điều này xảy ra , hãy xem nó như một sự lầm lẫn . Văn bản chúng ta tiếp với thuật ngữ :
 
Phục vụ với phương cách tốt nhất một vị thầy cao quí .

Chủ yếu có ba cách phục vụ hay làm vui lòng vị thầy tâm linh .

1- Tặng ngài những tặng phẩm thuộc về vật chất .
 2- Phục vụ và thực hiện những công việc theo ý ngài .
 3- Thực hành  những giáo huấn ngài giảng .
 
Điều quan trọng nhất trong ba cách là: Thực những giáo huấn ra thực hành. Chúng ta cần tuân thủ vị thầy chân chính có tất cả những đức tính của ba tập huấn cao cấp và đã đạt đến toàn giác . Bằng không , ông phải đang tiến vượt bực trên con đường dẫn đến toàn giác và trạng thái Phật . Khi một vị thầy nào đó chỉ thị phải tập trung vào sự giải thoát và toàn giác hơn là vẫn để những loại thuốc độc của tâm thức lôi cuốn . Chúng ta có thể đặt điều này vào thực hành với tất cả tấm lòng và sự mẫn tiệp . Đây là cách tốt nhất để làm vui lòng thầy và cũng là tặng phẩm tốt nhất chúng ta có thể thực hiện cho chư Phật và Bồ tát .Thật sự không có phương cách hay kỹ thuật thực hành riêng biệt nào tốt nhất để tích lũy công đức và thuần hóa những sự che mờ trong cuộc sống này và những kiếp sau nữa .
Thiền định :

Sức mạnh của sự thân thiện và tịnh hóa tâm thức bạn 
bằng cách học hỏi , tư duy và thiền định .
 
Khi nói và định vị thiền định theo câu thơ trong khung cảnh : Học tập,  tư duy và thiền địnhlà muốn nói về sự phổ rộng để có thể phát triển một vài sự thân thiện và làm quen với tập huấn . Có nghĩa : Ngay giây phút này chúng ta đang lệ thuộc vào tâm thức bình thường .Như thế , tâm thức bình thường chính là đầu mối của những loại thuốc độc của tâm thức .
Nói theo phương cách tư duy : Chúng ta mong muốn hạnh phúc . Nhưng lại không làm gì cả để có thể mang nó đến . Cho dù chúng ta không muốn đau khổ . Nhưng vẫn để những loại thuốc độc của tâm thức chiếm thượng phong . Nhất là có quyền lực kiểm soát và làm nguyên nhân cho sự đau khổ . Như vậy chúng ta phải tìm bằng được phương tiện nắm lại tâm thức trong lòng bàn tay .
Có thể chúng ta hoàn toàn thấy hậu quả tai hại những loại thuốc độc của tâm thức . Nhưng điều này không thể ngăn cản chúng ta sa vào bẩy rập của chúng . Chúng ta biết điều gì đó không tốt . Nhưng vẫn cố thực hiện , nói hay tư duy một cách không hợp lý . Vậy thì chúng ta nên tìm phương tiện để có thể làm chủ tâm thức mình . Chắc chắn có rất nhiều kỹ thuật dành riêng cho điều này . Nhưng dù chọn lựa bất cứ kỹ thuật nào cũng nên mang tính chất ngăn chận tâm thức theo đuổi thói quen xấu và hướng nó về điều tốt . Có nghĩa , chúng ta phải tăng trưởng thiên hướng dành cho đức độ .
Tuy những gì đã trình bày có thể hiện nay còn rất yếu . Nhưng phương cách độc nhất có thể làm bạn đạt đến là : Ứng dụng thực hành một cách tích cực đến độ trở thành thiên hướng đức độ và ngày càng quen thuộc hơn . Đây chính là tiếp cận duy nhất . Vì quả thật không có phương tiện nào khác có thể thay thế . Như đã nói : Khi đã quen thuộc với điều gì đó thuộc về thiên hướng đức độ . Điều này có thể đưa chúng ta đến kết quả của sự hoàn thiện . 
Một việc càng quen thuộc với chúng ta càng lúc nó càng lớn mạnh . Nếu hiện giờ những loại thuốc độc của tâm thức dễ dàng tràn ngập tâm thức với đầy đủ sự hung bạo vì chúng ta đã quá quen thuộc . Tương tự , phương tiện duy nhất để tăng quyền năng cho những đối trị chống lại cảm xúc quấy nhiễu là : Phải để tâm thức làm quen với những sự đối trị để trở thành ngày càng thân quen hơn .
Thiền định có nghĩa : Để tâm thức làm quen với những sự việc tích cực . Từ đó tạo thành môi trường chuyển hóa cho phép đạt đến mục tiêu tạm thời hay dài hạn . Để điều này xảy ra , như tôi đã nói : Chúng ta nên xem xét mục tiêu và đi đến sự chắc chắn nó thật có giá trị lớn đáng được thực hiện . Như vậy cần phải vượt qua bằng quá trình tư duy và nghiền ngẫm . Nhưng cần có nhận định sáng tỏ về những sự lợi hại liên quan . . . Điều này muốn nói : Chúng ta nên nghiên cứu trước .Và đây là ba dạng thức minh triết cần phải sáng tỏ :
 
1- Minh triết phát sinh từ học vấn .
 2- Minh triết phát sinh từ tư duy .
 3- Minh triết phát sinh từ thiền định .
Tất cả phải được vun trồng theo đúng trật tự .
 
Văn bản nói : Chúng ta cần tịnh hóa tâm thức bằng phương pháp : Học tập , tư duy và thiền định . Đôi khi người ta sử dụng cùng một thuật ngữ khi nói đến tịnh hóa những loại hoen ố , tiêu cực tính và che mờ . Nhưng trong bối cảnh này muốn nói đến sự rút lui hay loại trừ hoàn toàn một vài sự việc nào đó và xem nó như không còn tồn tại . Nhưng không muốn nói là : Phải là loại trừ tâm thức ! . Nói đúng hơn : Đây là sự luyện tập và tịnh hóa tâm thức để chuyển hóa từ trạng thái vô kỷ luật không thể kiểm soát đến trạng thái kỷ luật chủ động . Cũng vậy đôi khi nói : Tịnh hóa hay trau chuốt bản chất nội tại về hiện thực . Đó là muốn nói về sự biểu lộ những gì không từng có trước đây . Văn bản nói tiếp tục :
 
Bạn cần liên tục ngày và đêm ,
Áp đặt một cách thật mẫn tiệp ;
Vào những chỉ thị chủ yếu của dòng truyền khẩu .
 
Như đã thấy . Chúng ta cần tịnh hóa tâm thức qua sự học hỏi , tư duy và thiền định . Trong bối cảnh hiện tại , sự tịnh hóa để kiên quyết tâm thức thực hiện học tập , tư duy và thiền định dựa vào những giáo huấn chủ yếu của dòng truyền khẩu . Khi đi vào thực hành cần phát triển sự thân gần với chúng . Ở đây bản văn muốn ám chỉ : Sự thực hành của hành giả Dzogchen khi đã thực hiện được sự phân biệt và sáng tỏ giữa tâm thức bình thường và Rigpa .
 
Không để bị xao lãng dù duy nhất chỉ một giây phút ;
Vì những bận rộn bình thường .
Hãy ứng dụng một cách nhiệt tình ;
Trong thực hành ý nghĩa bí mật sâu sắc nhất .
 
Thành ngữ : Những lo toan bình thường . Có thể chỉ định nhiều sự việc như : Những mối lo âu trong cuộc sống này , cuộc sống tiếp theo . Chỉ suy nghĩ về quyền lợi của riêng mình , sự nắm bắt hiện thực những hiện tượng . . . . Tuy ý nghĩa hơi khác biệt trong Sutra hay trong Tantra . Nhưng luôn luôn muốn nói : Chúng ta cần phải hoàn toàn tập trung vào thực hành . Không cho phép tâm thức lơ đãng dù chỉ một giây phút do những lo toan bình thường của thế tục .
 
Thẩm thấu toàn thể giáo huấn đức Phật .
 
Sau đó cần biết làm sao tập họp những trình độ khác biệt của những giáo huấn và lồng vào thực hành . Vì thế chúng ta cần để ý và không để những sự giải trí và bận tâm dẫn đi khi đang dấn thân chinh phục những loại thuốc độc của tâm thức . Nhất là : Phải biết làm thế nào để tự bảo vệ khỏi những nghịch cảnh . Chúng ta thử tránh những hoàn cảnh bị khởi động bởi những loại thuốc độc của tâm thức . Ngay cả khi gặp chúng . Chúng ta phải biết làm thế nào thực hiện để không bị những loại thuốc độc của tâm thức làm ô nhiễm .
Văn bản nói : Quan kiến và hạnh kiểm của chúng ta cần phải hài hòa . Quan kiến là :Quan kiến về sự đồng bộ trong tinh thần Trung đạo giữa Sutra và Tantra . Hay quan kiến về sự kết hợp của sự hiện diện tỉnh thức và tánh không . Theo quan điểm tuyệt đối . Cả hai trường hợp : Những lớp trong sự biến tấu và đa dạng của chúng ta không gây ảnh hưởng tốt xấu nào cho riêng mình . Dù vậy , chúng ta cần thật thận trọng và cực kỳ tỉ mỉ trong hành động trong quan điểm cải thiện về cách hành xử . Nếu những điểm mấu chốt này được hiểu rõ . Quan kiến về Trung đạo chung cho Sutra và Tantra cực kỳ liên quan đến nguồn gốc của sự tương thuộc . Tánh không sẽ dẫn đến nhân quả . . Như vậy nếu quan kiến của chúng ta thấu suốt . Cách hành xử của mình sẽ thận trọng và tỉ mỉ hơn .
Văn bản gởi sự nổi bật về năm loại thuốc độc bình thường (  Thông thường chỉ định một cảm xúc mãi ám con đường . Không được trị liệu bằng một phương thuốc hay bị khống bằng một phương cách nào đó ) .  không gì khác hơn là :
 
1- Vô minh .
2- Bám chấp .
3- Tâm sân hận .
4- Lòng kiêu hãnh .
5- Tâm ganh tỵ .
 
Thật sự có thể chuyển hóa cảm xúc quấy nhiễu thành trí huệ khi ứng dụng quan kiến hay thực hành Yoga Hóa thần . Nếu cảm xúc không được chuyển hóa sẽ xem là thông thường .Cảm xúc quấy nhiễu hay thuốc độc của tâm thức là Tâm thức quấy nhiễu làm ảnh hưởng tâm thức . Nó đục khoét , làm suy yếu và hao mòn sự bình yên trong chúng ta . Làm chúng ta rơi vào trạng thái đau khổ và trầm uất . Vì thế , được gọi là : Những loại thuốc độc bình thường của tâm thức . Khi chúng dấy lên , sẽ làm chúng ta mất đi mọi bình yên tâm thức .
Có rất nhiều dạng thuốc độc khác biệt gần như năm thuốc độc tâm thức . Theo văn bản , khi một trong năm loại thuốc độc dấy lên trong tâm thức . Chúng ta phản ứng như kẻ thù đang xâm chiếm và ứng dụng ngay một trong những phương cách đối trị không do dự hay chờ đợi dù trong giây phút . Phương cách Dzogchen đã giải thích về sự chuyển hóa năm thuốc độc thành trí huệ là sự chuyển hóa sáng tỏ nhất . Nói chung , đây là một chủ đề rất nghiệt ngã , khó hiểu .
Dù vậy , khi bản chất năm loại thuốc độc được thấm nhuần vào khía cạnh của sự hiện diện Tỉnh thức - Ánh sáng sáng tỏ . Và nếu chúng ta không còn bám chấp hay nắm bắt .
Nhất là biết nương nhờ vào khía cạnh hiện diện tỉnh thức của Ánh sáng sáng tỏ bao gồm mọi cảm xúc . Chúng ta có thể nhận ra bản chất bản chất nguyên thủy nội tại và tất cả các loại thuốc độc này sẽ được chuyển hóa thành trí huệ . Thật sự đây chính là chất liệu thật sự dùng để tư duy .
 
Chú ý , mẫn tiệp và rõ biết :

Ứng dụng thật thận trọng đầy đủ :
Sự chú ý , mẫn tiệp , dè dặt và xứng đáng ,
Hãy làm chủ tâm thức của bạn .
 
Để ngăn chận hành xử của thân , lời hay tâm thức rơi vào những loại thuốc độc của tâm thức và giử gìn tâm thức không để bị thoái hóa . Chúng ta phải bảo đảm giữ gìn kỷ luật và kiểm soát thật chặt . Thông thường chúng ta sử dụng sự chú ý và nội quan mẫn tiệp . Nhưng hai thái độ này không thể cho là dựa vào thái độ chuyên cần . Vì nếu không chuyên cần , chúng ta không thể bao giờ phát được sự chú ý và mẫn tiệp . Thí dụ một tu sĩ tốt . Ngay trong giấc mộng ông vẫn tư duy : Tôi là tu sĩ và ông sở hữu thái độ chuyên cần kèm theo tư tưởng này . Mọi thái độ không đúng sẽ khởi sinh tư tưởng : Điều này không đúng và họ sẽ kiêng dè vì đã chú ý . Sau đó họ tự bảo đảm điều này sẽ không bao giờ xảy ra khi đã biết nhờ vào sự mẫn tiệp để tự cảnh giác . Như vậy , thái độ chuyên cần thật sự rất quan trọng . Chính sự mẫn tiệp sẽ đứng canh giử và trông chừng những hành động của : Thân vật lý , lời hay tâm thức và kiểm soát những hành động có đức hạnh hay không . Hãy thử nghĩ :Chúng ta đang trên đà thực hiện điều gì đó được xem là không đúng . Đột nhiên lại nhận ra : Sự thật lại hoàn toàn không đúng . Do lòng xác tín về đạo đức cá nhân . Chúng ta chọn sẽ phản ứng lại hay không .
Đây là những gì được gọi là sự dè dặt . Hơn nữa , nếu chúng ta nhận ra sự việc không chính xác và kiên dè vì tôn trọng người khác . Đây là những gì được gọi là Phẩm cách đạo đức .Khi chúng ta đã miệt mài phát triển hai phẩm chất : Sự dè dặt và phẩm chất đạo đức một giai đoạn dài - Nhiều tháng hay nhiều năm . Có nghĩa chúng ta đã học được sự  tự kỷ luật và làm chủ tâm thức .
 
 

Tám mối bận tâm thế tục :

Hãy nhìn vào những lời khen và chê bai , 
Tán đồng và bất tán đồng ; tiếng tăm xấu hay tốt . . .
Tất cả đều được xem như ảo tưởng hay một giấc mơ ,
Vì không có bất cứ gì chứng tỏ chúng thật sư hiện hữu .

Những dòng này ám chỉ đến tám mối bận tâm thế tục :

1- Hy vọng vào lời khen .
 2- Sợ hãi chê bai .
 3- Hy vọng vào hạnh phúc .
 4- Sợ hãi bị mất mát .
 5- Hy vọng được danh tiếng .

 

6- Mong được tán đồng .

7- Sợ hãi bị từ khước .
 8- Sợ bị thất sũng .
 
Đây là những tình cảm chúng ta đều biết . Ngay cả những loài thú . chắc chắn cũng không tránh khỏi . Tôi nghĩ rằng : Tất cả chúng ta đều quan tâm đến tiếng tăm của chính mình . Chẳng hạn , khi tôi giảng trên bục cao . Thỉnh thoảng , một tư tưởng nhỏ dấy lên trong thâm tâm  : Làm sao tôi thoát khỏi đây ? . Làm thế nào khi nhiều người sẽ phản ứng về điều này ? . Họ có khen tôi không ? . Có thể không . . . Ồ , điều này quả thật không vui . Người ta có chỉ trích tôi không ? . Khi có điều gì xảy ra , tôi có cần đứng dậy và nói : Nào , bây giờ tôi đang ngồi trên bục cao đang giảng Pháp . Tôi không nên để bị ảnh hưởng do tám bận tâm thế tục ? ! .
Dù sao , chúng ta cũng nhận ra những nỗi hy vọng , sợ hãi và những tư tưởng khác thi nhau chen chúc trong tâm thức . Nó có thể xảy ra ngay cả những tu sĩ bất khả xâm phạm . Thật ra họ đang lo âu và cố tìm hiểu mọi người có khen ngợi họ hay không ? . Tệ hại hơn , họ cố tìm đủ mọi phương cách làm lòe mắt mọi người để nhận những sự cúng dường hay được mời thực hiện những nghi lễ hào nhoáng phức tạp không cần thiết ! . Dạng tư tưởng này thật sự đáng sợ . Như thế , tám mối bận tâm của thế tục có thể bất ngờ gặm nhấm chúng ta một cách mờ ám . Nhất là nó thử luồn lách ngay cả trong những hành động đầy đức hạnh .
Như đã nói trong Đường đi đến tỉnh thức . Những lời khen và tiếng tốt không mang cho cuộc sống hay sức khoẻ chúng ta lâu dài và dồi dào hơn . Chúng ta có thể giàu hơn một chút nếu nhiều người khen chúng ta ! . Nhưng những lời khen không thể làm chúng ta sống lâu hơn hay có được sức khoẻ tốt hơn . Hơn nữa , chúng không thể giúp chúng ta bất cứ điều gì trên mọi bình diện . Những lời chê trách không hề làm chúng ta rơi vào bệnh hoạn . Chúng không có chút ảnh hưởng nào đến sức khoẻ và làm ngắn đi cuộc sống chúng ta . Vì chúng không hề va chạm hay làm tổn thương đến chúng ta ngoại trừ chúng ta cho đó là sự thật .
Nếu ngưng bám chấp vào lời khen và lời chỉ trích . Chúng ta sẽ thấy nó không chút mảy may nào có thể gọi là quan trọng . Cho dù chúng ta nhận được rất nhiều lời khen chê hay chỉ trích . Thật sự không có gì gọi là nghiêm trọng . Điều duy nhất đáng chú ý chính là :Những động lực thúc đẩy chúng ta ngày càng thật thuần khiết . Phần còn lại . Hãy để luật nhân quả quyết định .
Nếu thật sự đàng hoàng . Chúng ta sẽ nhận ra : Nhận những lời khen hay lời hoan hô cũng không có bất cứ khác biệt nào . Ngay cả khi toàn thể thế giới tung hô chúng ta . Ít ra chúng ta vẫn phải chịu hậu quả về những hành động của mình nếu sai lầm và không vượt khỏi cái danh . Nếu chỉ một động lực thuần khiết duy nhất hàm ý trong những hành động . Ngay cả mọi người trong thế giới đồng loạt chỉ trích và khiển trách . Chúng vẫn không thể có khả năng làm chúng ta đau khổ . Vì theo nghiệp lực . Mỗi người chúng ta sẽ riêng rẻ trả lời về những hành động của chính mình .
Đây là những gì có thể giúp dứt điểm dạng thức hy vọng và sợ hãi . Khi thấy chúng hoàn toàn mâu thuẫn . Tuy là hình ảnh một giấc mơ hay một ảo tưởng thần diệu bất kỳ . Nếu bị rơi vào sự vui mừng khi dược nhiều người ngợi khen . Tất cả chỉ vì chúng ta nghĩ : Nếu mình được ngợi khen thì rất có lợi . Cũng như tin rằng : Người ta có thể nhận được giấc mơ tốt lành hay một cầu vòng nào đó  . Những lời khen và tung hô vấn đề này hình như chỉ chứa đựng hứa hẹn về nhiều mối lợi ích . Nhưng thật ra không phải vậy . Cho dù chúng hình như đầy đủ tính thuyết phục . Nhưng vẫn không phải sự thực . Tất cả chỉ như những trò ảo thuật . Vì vậy Longchenpa cho chúng ta lời khuyên :
 
Hãy học chịu đựng chúng một cách kiên trì , 
Cho dù thật đơn giản chúng chỉ như những tiếng vang .
 

          Tương tự , nếu ai đó nói những lời khiếm nhã hay làm chúng ta tổn thương . Hãy học sự kiên nhẫn và khoan dung . Nhất là hãy nhớ lại những lời khuyên của Longchenpa . Những gì còn lại trong tâm thức chúng ta duy chỉ : Tính chất bền vững và có thật như một tiếng vang . 

Xem mục lục