Tin Tức (680)


TẤT CẢ CHÚNG SANH NGHIỆP QUẢ BÌNH ĐẲNG THANH TỊNH

826

Tu hành là vậy, có những cái chuyện mình làm mình không hiểu đâu, nhưng mà lần lần mình sẽ thấy. Thành ra nó cụ thể lắm, chớ không phải tu hành là cái chuyện mênh mông đâu. Đó, như bây giờ đừng nói gì, thầy thấy cái đề tài đó ngày hôm qua hôm kia gì đó thầy mới coi đề tài tâm bình đẳng, chẳng hạn. À, thầy cũng đâu có tra cứu gì đâu, mà cái này thầy thấy bữa trước ở trên chánh điện có đọc, cái gì thầy thấy bình đẳng một lô vậy đó, thầy thấy bài này chắc hợp với cái này, thầy lên thầy coi, đây là Bồ tát hồi hướng bình đẳng, thầy mới quyết định lấy bài này tụng, chớ thiệt ra thầy cũng không đọc nó nữa. Thầy chỉ nghe tụng bình đẳng bình đẳng, nhưng mà để ý như thầy nói, thầy đâu có tham khảo nhưng mà nó giống nhau, giống nhau là vì thầy thấy cái chuyện đó nó vậy chớ thầy đâu có đọc.
Thành ra mình thấy tương ưng là vậy, mình nói nó giống chớ không phải mình nghiên cứu gì hết, cái thầy nói hồi nãy thật sự ra là rất khó, không phải dễ đâu.
Như hồi nãy thầy nói thầy biết chắc ít người hiểu lắm, là: “Chư Phật tử Đại Bồ Tát lúc tu tập hạnh Bồ tát như vậy còn có thể thành tựu viên mãn vô lượng bất khả thuyết bất khả thuyết công đức thanh tịnh, tất cả Phật độ bình đẳng thanh tịnh, tất cả chúng sanh bình đẳng thanh tịnh” thành ra, chúng sanh nghiệp khác nhau hết mà tại sao chúng sanh tất cả bình đẳng thanh tịnh, tất cả nghiệp quả bình đẳng thanh tịnh, hồi nãy thầy nói vậy đó.
Cái nghiệp của mỗi người nó khác nhau, nhưng mà một vị mà họ đã chứng được phần nào cái bình đẳng đó, họ thấy cái nghiệp đó vẫn là bình đẳng thanh tịnh. Cho nên nó không có phân cách giữa một vị thánh với một con người tội lỗi, chớ ông thánh ông thấy người kia tội lỗi làm sao ông chịu nổi?
Tất cả chúng sanh bình đẳng thanh tịnh. À, tất cả thân bình đẳng thanh tịnh, tất cả căn bình đẳng thanh tịnh, tất cả nghiệp quả bình đẳng thanh tịnh. Làm sao cái nghiệp quả của thầy so với thằng cha nào đó sắp lên tử hình, làm sao mà bình đẳng thanh tịnh được? Cái này rất là khó hiểu, phải hông?
Tất cả nghiệp quả bình đẳng thanh tịnh. Nghiệp của một ông thầy tu khác, nghiệp của thằng cha ngoài kia nó ở tù nó sắp bị xử tử nó khác chớ. Nhưng mà mình thấy là tất cả nghiệp quả bình đẳng thanh tịnh.
Chỉ có như vậy anh mới thấy được sanh tử tức Niết bàn thôi. Chớ còn anh thấy ở đời này còn dơ thì chưa phải là sanh tử tức Niết bàn. Anh còn thấy cái nghiệp của thằng kia nó nặng hơn mình, cái nghiệp của thằng kia nó xấu hơn mình, chưa phải Niết bàn. Nó nói một câu rất là khủng khiếp, tất cả nghiệp quả bình đẳng thanh tịnh, mình đây bình đẳng với mấy thằng cha ngoài kia đang còn buông á phiện hay gì đó. Bình đẳng hết, tất cả bình đẳng thanh tịnh, chỉ cái này là người này mới giải thoát thôi, chớ còn anh nói ngoài kia nó lộn xộn lắm còn anh thanh tịnh, cái Niết bàn của anh nó giới hạn có mấy trăm thước hà.
Thành ra mình cứ tu lần lần lần lần mình sẽ thấy cái này tự nhiên, chớ thầy không để ý, thầy không có nghiên cứu cái bản văn này, nhưng mà hồi chiều thầy nói cái đó tất cả nghiệp quả bình đẳng thanh tịnh, thầy chỉ thiếu chữ thanh tịnh thôi.
Thầy nói tất cả nghiệp quả là nó bình đẳng. (Ban chiều thầy giảng về tâm bình đẳng thầy đã dạy như vậy, trong khi lời trong kinh Hoa Nghiêm là tất cả nghiệp quả chúng sanh bình đẳng thanh tịnh. Thật trùng hợp!) Bởi vì nó từ một nền tảng mà ra hết, xấu tốt gì cũng từ một nền tảng mà ra hết cho nên nó cũng là một chất với nền tảng đó.
_Như vậy viên ngọc như ý, xấu tốt gì nó cũng ứng hiện hết?
_Thì viên ngọc như ý nó ứng hiện ánh sáng, còn trong đó màu gì gì đó, xấu tốt là do tùy từng nghiệp của cá nhân. Nhưng mà đối với viên ngọc, tất cả căn bản của nó đều là ánh sáng hết. Còn anh muốn chiếu ánh sáng gì đó, anh muốn chiếu phim bạo lực gì đó chuyện của anh, phải hông? Nhưng mà căn bản của nó dù phim bạo lực, người mà đạt tới căn bản rồi thì đó là ánh sáng. Còn chuyện ai muốn bạo lực chém giết thì chém giết, ai muốn thanh tịnh xây chùa chiền thì cứ thanh tịnh, nhưng mà cái người mà tất cả nghiệp quả thanh tịnh là nó thấy những cái đó đều từ ánh sáng ra hết. Như vậy nó mới giải thoát được, chớ còn mình nói giải thoát là còn những thằng kia nó tệ lắm là không phải, nó làm ác nhưng mà nó lấy cái lực nào?
Nếu như mình đọc kinh Pháp Hoa mình sẽ thấy tất cả đây đều là Như Lai thần lực hết, nó dùng cái Như Lai Thần Lực đó nó làm chuyện ác thì nó lãnh đủ, nhưng mà nó vẫn là Như Lai Thần Lực.
Chỉ vậy thôi, thằng xì ke, thằng ngáo đá nó vẫn lấy Như Lai Thần Lực, chớ còn nếu như không có cái lực căn bản đó, cái lực nền tảng đó thì ở đời chẳng có cái gì chuyển động hết, chẳng có ai đưa vô miệng một nắm cơm nào hết.
Tất cả đều là máy móc chạy bằng điện hết, còn thằng đó nó muốn chạy máy chém thì nó làm riêng của nó. Nhưng mà tất cả đều chạy bằng điện hết, thành ra người ta nhìn thấy nền tảng là thấy tất cả mọi cái, tất cả đó là nghiệp quả bình đẳng thanh tịnh, vì nó cùng bằng điện hết. Còn anh nào làm cái gì anh đó chịu, thành ra cái tu hành nó đưa mình tới những cái kiến giải, những tri kiến gọi là tri kiến Phật, Phật tri kiến như là cái thấy biết của Phật trong kinh Pháp Hoa nói đó.
Mình càng tu cái tâm mình nó càng sáng, mình hiểu những chuyện nói thẳng ra không có một ai, chỉ có kinh điển nói thôi, chớ không có sách vở nào nói chuyện này hết. Bởi vì nói, coi chừng là nguy hiểm, phải hông?
Mà nó dễ dàng lọt vô cái là: tao chơi ngáo đá, tao chơi gì cũng là bình đẳng thanh tịnh thôi. Thì chết!
Chỉ có những bậc thánh, tâm họ thanh tịnh, cho nên họ thấy nghiệp quả của tất cả bình đẳng thanh tịnh, họ không khác gì cái anh ăn trộm ngoài kia hết. Tất cả nghiệp quả bình đẳng thanh tịnh, họ có cái phân biệt tôi là thánh còn ông kia là ăn trộm, thì nó vẫn còn cái phân biệt trong đó, trong khi cái nền tảng nó không có phân biệt, xấu ác lẫn lộn trong đó nó không phân biệt. Thành ra tu hành là vậy, cái tâm mình nó càng ngày càng sáng ra, mình càng hiểu những chuyện, mà thật sự ra những chuyện này người ta không bao giờ người ta giảng một cách công khai như vậy đâu, nhưng mà hồi chiều rồi đó, thầy thấy trong đó nó có vậy đó, nội cái chữ tất cả nghiệp quả bình đẳng thanh tịnh, nghiệp quả chớ không phải nghiệp thường đâu. Nó đã ra quả rồi mà vẫn bình đẳng thanh tịnh, giữa một ông thánh ngồi tham thiền với một thằng kia sắp ra pháp trường bắn, bình đẳng thanh tịnh. Hai cái nghiệp đó, nghiệp này thì quá tốt nghiệp kia thì quá xấu, nhưng mà hai nghiệp đó vẫn bình đẳng thanh tịnh, nó dùng cái chữ tất cả nghiệp quả bình đẳng thanh tịnh, thành ra thầy nói kinh điển nó đưa tới những cái, nó còn hơn bom nguyên tử nữa, bom nguyên tử chớ nổ chết nó vẫn còn ngu như thường, chớ nó không có sáng chút nào đâu. À, mà cái này nó nổ là kinh khủng lắm!
Những cái này, không có một cái ngành nào, không có một cái ngành IT hay vật lý nào có thể nói được chuyện này. Không thể nói được, mà không thể nói được, chớ đừng có nói tới chứng nó nữa, chứng nó là cả một cái chuyện ly kỳ nữa, mà không làm được thì cứ khổ muôn đời thôi!
Tôi ở đây tôi bệnh, tôi thanh tịnh tôi ngồi thiền đồ lên tụng kinh đồ, trong khi ngoài kia xã hội nó đang còn chém giết nhau, thằng thì đi buôn thứ độc dược giết người như là xì ke này nọ, những cái thứ đó.
Vẫn có phân cách giữa hai thế giới, thế giới trong sạch và thế giới phạm tội, mà trong khi cái đó mình đọc bài Bát Nhã với nhau rồi, bất cấu bất tịnh là không có cái gì là dơ là sạch hết á, bởi vì cái đó anh đạt tới nền tảng tánh Không là vậy đó. Nghiệp anh nào làm anh đó chịu nhưng mà không có cái gì dơ cái gì sạch hết, còn nếu có cái gì dơ thì phải có sạch, có sạch thì phải có dơ. Trong kinh nó hay ví dụ như hư không, như không gian vậy đó, nó không có dơ không có sạch gì trong đó hết, thứ dưới này mới sạch dơ chớ còn không gian không có sạch dơ gì hết.

Tâm thanh tịnh đó là chung cho chư Phật và tất cả chúng sanh, thì mỗi con người hiện diện ở đây là do cái nghiệp quả của người đó tạo ra, nếu mình tu tập được như vậy, trên cái tâm đó mình quan sát thì các sự vật bình đẳng với nhau.
Nó đều bình đẳng thanh tịnh, cái này là nghiệp của ông Hải, cái này là nghiệp của ông Đăng, cái này là nghiệp của ông Tuấn, tất cả những nghiệp quả đó đều bình đẳng thanh tịnh, nếu đặt nó vô trong cái nền tảng, nền tảng chân Như, nền tảng tánh Không, thì những cái đó nó bình đẳng thanh tịnh hết.
Bởi vì cái gốc nó thanh tịnh tức nhiên là mọi cái kia thanh tịnh, dù nó có bị dị tật đi nữa, cái gốc nó là cây mít, thì nó phải ra tất cả là mít thôi. Có trái mít nó bị dị tật, nó méo nhưng mà nó vẫn là mít, không thể nào cây mít ra trái xoài được. Còn tùy theo nghiệp, có chỗ cành nó cong cong nhưng mà nó vẫn là mít, lá này có thể rụng sớm hơn lá kia, nhưng mà lá nào cũng là mít. Đó là cái nhìn tổng thể, nhìn toàn bộ, nói theo đời là tầm nhìn vũ trụ, là vậy.
Chớ còn mình tu hành tới đâu rồi, còn địa ngục mình không giải thoát sao? Mình tu hành trời gì cũng còn địa ngục hà! Cũng có nhiều tay trên đời này pháp luật trị không nổi, chừng đó chưa đủ phải chun xuống dưới đó trị tiếp dưới đó, nó vẫn có địa ngục chớ, nhưng chẳng lẽ có địa ngục mà không có ông thánh nào hết?

Tánh Hải Kính ghi

826

MỖI ĐỜI SỐNG ĐỀU LÀ CON ĐƯỜNG TÂM LINH - DEEPAK CHOPRA

Một trong những điều khác thường trong cuộc sống hiện đại là mọi người thường bất đồng một cách sâu sắc đối với các đức tin tôn giáo nhưng rồi lại sống

723
TÂM TÌNH LINH SƠN

Một hôm, tôi đọc được bài “Nhớ thầy” trên tờ báo Giác Ngộ số 67 ra ngày 1.10.1993 sự kiện thật bất ngờ khiến tôi hết sức xúc động, khi nhìn thấy

21,397
Bát Nhã và Bát Nhã Tâm Kinh

Bát Nhã và Bát Nhã Tâm KinhBát Nhã Ba La Mật Ða Tâm Kinh là một cuốn Kinh rất phổ cập trong mọi giới Phật Tử. Các Tông phái như Thiền Tông,

18,767
Vì sao cảnh cướp bóc không xảy ra trong thảm họa ở Nhật?

Vì sao cảnh cướp bóc không xảy ra trong thảm họa ở Nhật?TTO - Từng làm cả thế giới phải trầm trồ thán phục về cuộc “Minh Trị duy tân” hay những bước

12,412
QUÁN TÁNH KHÔNG

QUÁN TÁNH KHÔNGTHEO TRUNG QUÁN LUẬN1. Tại sao phải quán?Sự thực hành chuyển hóa tâm thức của Phật giáo chủ yếu gồm ba pháp: Chỉ (hay Định), Quán, và Chỉ Quán song

13,392
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc