Tin Tức (680)


TÁNH GIẢI THOÁT, TƯỚNG CŨNG GIẢI THOÁT

511

_Thưa thầy Phật tử chúng con tu hành như niệm Phật, trì chú, tu thiền, khi tu chúng con nghĩ mình tu là tạo ra một cái gì đó; thầy giảng cho chúng con rõ thêm, tu là để tạo ra tánh giác, tạo thực tại hay là nhận ra cái thực tại đó?

_Thì vậy, bởi vì mình bị triền miên trong cái dòng vô minh của mình thành ra mình cứ nghĩ là tạo ra, không có tạo ra cái gì hết, xưa sao thì nay cũng vậy thôi, chớ có tạo ra cái gì đâu. Ngày xưa không có chiếc máy bay, nay có chiếc máy bay, nhưng đó là cái nghiệp duyên vậy thôi; chớ, còn xưa sao nay vậy, tánh xưa sao nay vậy và lần lần mình tu thì chính cái tướng xưa sao nay vậy.
Cái tướng nó cũng vậy, cái tướng nó cũng không sanh không diệt, không dơ không sạch không tăng không giảm, chớ không phải là cái tánh không dơ không sạch không sanh không diệt không tăng không giảm.
Bởi vậy trong kinh Bát Nhã rất nhiều vị dịch để sót một điều là: “Thị chư pháp không tướng…” phần nhiều dịch là: Như vậy, không tướng của các pháp… không tướng đó là: không sanh không diệt, không dơ không sạch, không tăng không giảm…nhưng thật sự ra trong bản tiếng Phạn là: thị chư pháp không tướng, “Như vậy, các pháp là không tướng…” và các pháp không sanh không diệt, không dơ không sạch, không tăng không giảm; chớ không phải cái tánh không là không sanh không diệt, không dơ không sạch… dĩ nhiên cái tánh Không là không tăng không giảm rồi, không dơ không sạch, không sanh không diệt rồi; nhưng mà ngay các tướng, “Thị chư pháp không tướng”, ngay các tướng đây đó là không tướng và nó là không sanh không diệt không dơ không sạch không tăng không giảm.
Cho nên trong mỗi sát na thì nó không sanh không diệt, không tăng không giảm. Chẳng qua là cái vọng tưởng của mình kéo dài thời gian mình mới thấy là từ đây qua đây nó có một thời gian nào đó, có sanh có diệt, chớ trong một sát na nó không có sanh diệt.

_Thưa thầy thầy nói vậy thì tất cả mọi thứ mình thấy nó hiện ra là nó có sẵn nó chỉ hiện ra thôi, sao con thấy bữa nay như vậy, ngày mai con thấy khác nữa; như vậy nó không sanh không diệt là sao?
_Bởi vì Nghĩa, thấy hôm nay khác ngày hôm qua, khác ngày mai, bởi vì các tướng có thay đổi chớ gì? Phải hông? Đó là mình chạy theo tướng mình mới thấy các tướng thay đổi, chớ như trong kinh Kim Cang: “Thấy các tướng chẳng phải tướng là thấy Như Lai”
_Ý con hỏi khác thưa thầy, ý con nói là không tăng không giảm nghĩa là nó có sẵn ở đó trước rồi trong sát na nó hiện ra hay…nó có phải như vậy hay là?
_Nó không có hiện đâu, nó là nó vậy thôi chớ có hiện ra hồi nào đâu? Mình cứ nghĩ là cái tướng là cái hiện ra còn cái tánh là cái ẩn, người xưa họ nói là: “Tánh tướng bất nhị”; tướng nó có hiện ra đâu, nó là vậy thôi chớ không có hiện ra chút nào hết á, còn nó hiện là có thời gian rồi.
_Con chưa hiểu, thưa thầy?
_Bây giờ chưa hiểu thì cứ về mình tham cứu, mình đi vô rồi tới lúc nào đó mình hiểu chớ thật sự ra cái này làm sao mà hiểu bằng cái ý thức bình thường được?
Như bây giờ thầy thấy đây là ông Hải, Nghĩa hỏi đây có phải là ông Hải hông làm sao thầy giải nghĩa được? Đây là ông Hải vậy thôi, chấm dứt; còn bây giờ Nghĩa hỏi ông Hải hiện ra từ đâu, là thầy thấy (thầy cười) thầy cũng chịu thua. Hải là Hải thôi chớ có gì đâu!
Thành ra đó, cái chữ như thị là như vậy. Như thầy hay nói cái câu của Hòa thượng Tây Tạng: “Cha ông là đàn ông, mẹ ông là đàn bà”, vậy thôi. Chân lý đó không thêm không bớt, chớ hỏi cha tôi hiện lên từ đâu này nọ, thì nó phiền toái quá, cha thì đàn ông mẹ thì đàn bà, chó thì sủa gà thì gáy, mèo thì meo, nó hiện tiền như vậy, đây là hiện tiền chớ không có ở đâu ra. Bây giờ hỏi con mèo ở đâu mà nó kêu ngao ngao, hỏi gì cho mệt!
Thành ra trong kinh Pháp Hoa có nói vậy đó: “Thị pháp trụ pháp vị, thế gian tướng thường trụ”, tướng của thế gian là thường trụ.
Cũng như một bữa nào Nghĩa kiếm được cái gương của một vị nào cho, Nghĩa dòm thấy cái mặt Nghĩa nó hiện ra trong gương, hỏi ở đâu thì toàn là vớ vẫn không hà.
Cái mặt mình là cái mặt mình chớ hỏi hiện ra ở đâu; hoặc là hỏi: ai đây, mầy có sanh diệt không, có tăng giảm không? Cái chuyện đó, đó là chuyện của mình; chớ một ngày nào đó dòm tấm gương thấy cái mặt mình, thì không có câu hỏi nào nữa hết á. Không có lôi thôi mặt đây là ai, hiện ra từ đâu? Mặt mình là mặt mình thôi.

Rồi tới phiên Trọng, khi mà mình thấy mặt mình rồi thì thấy tất cả đều là mình hết; tất cả gì trong gương đều là mặt mình hết; khi mà mình thấy cái tấm gương chánh niệm tỉnh giác thật sự rồi thì tất cả những cái gì trong gương đều là mặt mình hết.
Nhiều người cứ nghĩ tánh thường trụ chớ tướng không thường trụ, Niết bàn là thường trụ chớ sanh tử không thường trụ, phải hông? Nhưng mà mình phải tiến tới một cái chỗ là: “Tướng thế gian thường trụ”, có nghĩa là: Niết bàn thường trụ, sanh tử cũng thường trụ!
Sanh tử mà nó sanh diệt thì mình cũng khổ lắm, bởi vì mình sống hiện giờ là sanh diệt nè, khổ lắm!

Kính ghi Tánh Hải

511

NGỒI YÊN - Trích trong Thực Hành Con Đường Bồ Tát Qua Kinh Duy Ma Cật, Giảng Giải:

XÁ LỢI PHẤTLúc bấy giờ, trưởng giả Duy Ma Cật nằm trên giường bệnh tự nghĩ thầm: “Thế Tôn đại từ lẽ đâu không đoái lòng thương xót?”Phật biết ý của ông,

463
BỒ ĐỀ TÂM VÀ LÒNG BI MẪN

BỒ ĐỀ TÂM VÀ LÒNG BI MẪN   Bài Giảng Cuối Tuần[Xin khởi động như sau:] “Càng nhanh càng tốt, con phải thành tựu sự Toàn Giác để giải thoát những bà mẹ chúng

16,804
Nhân Quả Đồng Thời

NHÂN QUẢ ĐỒNG THỜINhân quả đồng thời được nói một cách cô đọng trong kinh Pháp Hoa, kinh Hoa Nghiêm… và rải rác trong các kinh điển Đại thừa. Có lẽ người

15,800
MINH

_Thưa thầy con xin hỏi là: thầy nói về ánh sáng, cái thấy, và cái biết. Thì ánh sáng có phải là do sự trong trẻo của tâm không dính mắc hay

647
Chùa Phi Lai - TP Biên Hòa, Đồng Nai

Tên thường gọi: Chùa Phi LaiChùa tọa lạc tại phường Tân Tiến, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. ĐT: 061.821019. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Chùa do HT Thích Diệu Tâm,

1,269
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc