Tin Tức (680)


CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC LÀ NGƯỜI CHỨNG KIẾN

551

Thầy ôn lại chánh niệm tỉnh giác từ lần đầu tiên, nếu mà chúng ta thực hành nghiêm túc trong chín tháng qua thì chúng ta đã nhận ra chánh niệm tỉnh giác là gì rồi, bởi vì chúng ta thực hành ít quá.
Buổi đầu tiên thầy dạy là quán Tứ Niệm Xứ về thân trên thân và tâm trên tâm.
Đơn giản như trong kinh dạy thấy thân đi đứng nói năng, và thấy tâm đi đứng nói năng; chánh niệm tỉnh giác là nhận biết và tách lìa hành động của thân tâm mình đi; mà thân tâm tạo ra sanh tử, cho nên chánh niệm tỉnh giác chỉ là người chứng biết thân tâm, thì mình tách lìa ra khỏi sanh tử.
Nếu như mình thiết tha thì bất kỳ lúc nào mình tách lìa khỏi thân tâm này, là lúc đó mình giải thoát. Thân tâm này nó tạo nghiệp và có lẽ nó sẽ tạo nghiệp dầu là nghiệp tốt, nhưng khi có chánh niệm tỉnh giác thì chỉ có mình quan sát, chứng kiến thân tâm mình làm việc vậy thôi; y như mình quan sát chứng kiến một nhân vật trong phim chớ mình không dính dáng gì với bộ phim đó hết. Nếu mình chánh niệm tỉnh giác như vậy thì ngay lúc đó mình giải thoát liền, bất kỳ lúc nào mình chánh niệm tỉnh giác về thân về tâm thì lúc đó mình không dính với thân tâm đó nữa, chính sự không dính dáng đó là giải thoát.
Vì thân tâm này do nghiệp mà sinh ra và nó còn tạo nghiệp nữa, bây giờ mình tách lìa nó, mình chỉ là người quan sát, người chứng kiến; thì mình giải thoát.
Người chứng kiến là người không có thời gian, không gian, chỉ là người chứng kiến vậy thôi; kinh điển gọi người chứng kiến này là Tánh giác, Tánh giác là thấy biết mà không dính.
Cụ thể là thực hành quán thân trên thân: “Lại nữa, này các tỳ kheo, tỳ kheo đi thì biết tôi đi, hay đứng biết tôi đứng, hay ngồi biết tôi ngồi; hay nằm, biết tôi nằm; thân thể được sử dụng như thế nào phải biết thân như thế ấy. Đó là vị ấy sống quán thân trên nội thân, vị ấy an trú chánh niệm như vậy với hy vọng hướng đến chánh trí chánh niệm; và vị ấy sống không nương tựa không chấp trước một vật gì trên đời. Này các tỳ kheo như vậy tỳ kheo ấy sống: quán thân trên thân”.
Khi mình thấy thân mình đi tới đi lui, chỉ thấy mà không chấp trước gì hết là quán thân trên thân; đó là cái mà sau này người ta gọi là Tánh giác, Tánh giác là nó thấy nó biết và nó là người chứng kiến, vậy thôi.
Trước hết là chứng kiến cái thân, rồi chứng kiến cái tâm của mình; và khi chứng kiến thì nó xa lìa, nó viễn ly. Ngay lúc mình là người chứng kiến, người quan sát; ngay lúc đó mình giải thoát; bởi vì, mình không dính dáng gì với cái thân tâm này hết; nó cứ đi cứ đứng…
Trong bài thuyết pháp của Krishnamurti, ông nói là nó, chớ không bao giờ ông nói tôi; ông hay dùng “người ấy” hay “nó”, không bao giờ ông nói tôi hết.

Khi quán tâm trên tâm cũng vậy: “Này các Tỳ kheo, nếu tâm có tham biết rằng tâm có tham; với tâm không tham biết rằng tâm không tham; với tâm có sân biết rằng tâm có sân; với tâm tán loạn biết rằng tâm tán loạn, với tâm quảng đại biết rằng tâm quảng đại, với tâm không quảng đại, biết rằng tâm không quảng đại; với tâm hữu hạn biết rằng tâm hữu hạn, với tâm vô thượng, biết rằng tâm vô thượng; vói tâm có định, biết rằng tâm có định; với tâm giải thoát, biết rằng tâm có giải thoát; với tâm không giải thoát, biết rằng tâm không giải thoát. Vị ấy sống quán tâm trên nội tâm, hay sống quán tâm trên ngoại tâm. Vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa không chấp trước một vật gì ở trên đời. Này các Tỳ kheo như vậy vị ấy sống quán tâm trên tâm”.
Khi mình chánh niệm tỉnh giác trên thân hay tâm, thì tâm nổi giận biết tâm nổi giận, tâm loạn thì biết tâm loạn, tâm định thì biết tâm định; như vậy mình chỉ là người chứng kiến một cách khách quan thôi; cái tâm đó giống như bầu trời, chứng kiến chúng sanh mình làm đủ thứ chuyện mà bầu trời chỉ chứng kiến vậy thôi; nó không dính dáng gì với nhân gian này hết.
Mình đau khổ, sanh tử là mình đồng hóa mình với một cái thân, cái tâm trong đó. Mỗi người tự đồng hóa mình, trong một màn phim thì không có mình; nhưng mà mình đồng hóa mình với cô công chúa đó, đồng hóa với anh hoàng tử đó; rồi nhận vật này thấy nguy thì tim mình cũng đập thình thịt; bởi vì mình đồng hóa với nó; nếu mình thấy hết nhưng mình không đồng hóa với ai hết là mình giải thoát.
Khi có một vị hỏi đức Phật: ngài có phải là một chư thiên không? Đức Phật nói: không phải; khi hỏi ngài có phải là bậc thánh không? Ngài nói: cũng không phải; hay ngài là Atula, cũng không phải. Ngài không đồng hóa ngài với cái gì hết, ngài chỉ là người chứng kiến thôi!
Con người mình đau khổ bởi vì mình luôn luôn đồng hóa mình với một cái gì đó. Nếu mình coi lại lịch sử của đất nước từ năm 1954 đến nay, đất nước mình có rất nhiều việc xảy ra, nếu mình đồng hóa mình với một cái gì trong đó, có chiến tranh mà mình đồng hóa mình với một phe phái nào thì mình khổ ghê lắm! Mình chỉ là người chứng kiến, lịch sử nó cũng như tất cả mọi cái, nó xảy ra theo nghiệp; nhưng mà lịch sử chính cống là thời gian không chảy vào trong phe phái nào hết, mình chỉ là người chứng kiến mà thôi, cho nên mình giải thoát.
Một đời mình không quán thân trên thân, tâm trên tâm; thì cuộc đời mình mãi mãi là thân tâm này. Cái thân này thì nó nhỏ, còn bất kỳ lúc nào mình là người chứng kiến thì người chứng kiến ra ngoài không gian và ra ngoài thời gian; đó chính là cái mà Đại thừa gọi là Tánh giác; Tánh giác là nó biết tất cả nhưng nó không dính dáng với cái gì hết. Nó y như một tấm gương ai tới thì nó chiếu tất cả nhưng nó không dính dáng với ai hết; cho nên nó không có được, không có mất; còn dính dáng với thân thì có ngày mất thân.
Mình chánh niệm tỉnh giác biết thân, biết tâm này; như thế gọi là Kim Cương năng đoạn (Kim Cương hay cắt đứt).

Tánh Hải Kính ghi

551

“Tư duy lại nhân lực và nhân tài”

“Mượn” tài năng người Việt ở nước ngoàiTT - GS Dave Ulrich (ĐH Michigan, Mỹ) - một trong những “bộ óc” quản trị có ảnh hưởng lớn nhất thế giới, đồng thời là

15,253
Không Đắc Không Thuyết - Đương Đạo, Thiện Tri Thức

Do bị ràng buộc trong tướng và tưởng, tất cả chúng sanh trời người đều nghĩ đức Phật đã đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, và ngài đã thuyết pháp để

1,797
Khổng Tử và cuộc mưu cầu hạnh phúc nhân sinh - HERRLEE G. CREEL

KHỔNG TỬ VÀ CUỘC MƯU CẦU HẠNH PHÚC NHÂN SINHHERRLEE G. CREE Khổng Tử là một trong vài nhân vật đã ảnh hưởng sâu xa đến lịch sử nhân loại bằng bản lĩnh

1,307
TÂM YẾU CỦA CÁC ĐẠO SƯ VĨ ĐẠI

TÂM YẾU CỦA CÁC ĐẠO SƯ VĨ ĐẠIBổn sư, bậc quý báu và tốt lành nhất,    Pháp Vương của mạn đà la,    Nơi nương tựa (quy y) duy nhất, trường cửu, không

17,548
CUỘC ĐỜI MILAREPA - Vivian Sinder & Brian Cutillo

Những câu chuyện và những bài ca của Milarepa là một bản ghi chép hiếm có của một người đàn ông lạ thường: thiền giả, nhà thơ, và bậc thầy tâm linh

1,089
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,233
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,670
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,570
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,341
Chùa Việt
Sách Đọc