Tin Tức (680)


OM AH HUNG

1,312

Vua Lhasey hỏi đạo sư Padmasambhava: Đại sư, con xin ngài ban cho một giáo huấn chỉ thẳng để phối hợp những thực hành với và không có những khái niệm.

Nói xong, ông cúng dường một mạn đà la bằng vàng và một bữa tiệc. Bấy giờ đạo sư ban cho những giáo huấn sau.

OM AH HUNG

Đây là giáo huấn để nhận biết rằng ba âm tiết là đại ấn của Thân, Ngữ, và Tâm:

Dầu con ở chỗ nào, đó là nơi ẩn cư, núi của thân con. Đây là nơi tâm con sống, thiền giả ẩn sĩ.

Trước hết, hãy quán tưởng chính con là bổn tôn, trọn vẹn trong một khoảnh khắc nhớ nghĩ. Hãy nhận biết rằng sự hiện diện sống động của thân tướng bổn tôn là báo thân, với những màu sắc, dụng cụ, trang sức và quần áo. Hãy nhận biết rằng thân tướng này là hóa thân, thấy được nhưng không có chất thể.

Khi con quán tưởng điều này, hãy nhận biết rằng tâm con không phải là vô số hình thành của tư tưởng mà là pháp thân và nó rạng rỡ và không có tư tưởng như lửa một ngọn đèn sáp không rung động bởi gió. Hãy nhận biết rằng bổn tôn được quán tưởng này không được tìm thấy ở đâu cả ngoài tâm con, tâm này được thấy là bản sắc của bổn tôn.

Rồi tôn phong bổn tôn này với những ban phước của Thân, Ngữ, Tâm. Hãy nhận biết rằng chữ OM màu trắng, được quán tưởng trên một bánh xe bốn nan hoa ở đỉnh đầu con, là bản sắc của Thân của tất cả chư Phật. Hãy biết rằng chữ AH màu đỏ, được quán tưởng trên một hoa sen bốn cánh trong yết hầu của con, là bản sắc của Ngữ của tất cả chư Phật. Hãy nhận biết rằng chữ HUNG xanh đậm, được quán tưởng trong trung tâm của một chữ thập kim cương trong trung tâm trái tim con, là bản sắc của Tâm của tất cả chư Phật.

Hãy nhận biết rằng bổn tôn này của Thân, Ngữ, và Tâm, hiện diện sống động như là đại ấn, toàn thiện tự phát từ sơ thủy không cần tìm kiếm, là bản sắc của trạng thái giác ngộ. Hãy biết rằng sau khi biết như vậy thì sự tu hành trau dồi tất cả chư Phật là bằng cách trau dồi chỉ một bổn tôn đơn nhất. Hãy biết rằng thân tướng bổn tôn, khi hiện diện rõ ràng, thì không suy hao hư hoại, vượt khỏi sanh tử. Đây là những giáo huấn chỉ bày đại ấn của Thân.

Bây giờ ta sẽ cho giáo huấn chỉ bày ba âm tiết của Ngữ. Hãy biết rằng chữ OM trắng trên đỉnh đầu con là bản sắc của Thân chư Phật, chữ AH trong yết hầu con là bản sắc của Ngữ các ngài, và chữ HUNG trong tim con là bản sắc của Tâm các ngài. Hãy biết rằng chữ OM tịnh hóa những che chướng thuộc thân của tất cả chúng sanh của ba cõi, chữ AH tịnh hóa những che chướng thuộc ngữ của họ, và HUNG tịnh hóa những cái thuộc tâm họ.

Ba dấu hiệu của phát triển có từ tịnh hóa những che ám của thân, ngữ, và tâm:

  • Lạc sanh khởi trong thân con qua thành tựu Thân nhờ OM, thế nên hãy nhận biết cái này như pháp thân lạc phúc.
  • Khả năng sanh khởi trong lời nói con qua thành tựu Ngữ nhờ AH, thế nên hãy nhận biết cái này như âm thanh của pháp tánh của tánh Không nghe được,
  • Chứng ngộ sanh khởi trong tâm con qua thành tựu Tâm nhờ HUNG, thế nên hãy nhận biết cái này như sự hiện diện vô niệm của pháp giới.

Một sự không dứt ba phần xảy ra một khi những (dấu hiệu) này hiện diện sống động:

  • OM là hơi thở vào và xuất hiện từ đỉnh đầu con
  • AH là hơi thở giữ lại ở giữa, nó xuất hiện từ yết hầu
  • HUNG là hơi thở ra xuất hiện từ trung tâm trái tim.

Hãy nhận biết ba âm tiết này, không ngừng như hơi thở vào và hơi thở ra, là trì tụng kinh cương. Đây là giáo huấn chỉ bày về ba âm tiết của Ngữ.

Bây giờ ta sẽ cho giáo huấn chỉ bày Thân, Ngữ, và Tâm: Hãy nhận biết rằng OM, bản sắc của hóa thân, là tâm hiện giờ của con với vô số hình thành tư tưởng của nó. Hãy nhận biết rằng AH, bản sắc của báo thân, là tánh giác đang hiện diện tự nhiên của con, rõ biết và không bị giới hạn. Hãy nhận biết rằng HUNG, bản sắc của pháp thân, là tâm không do tạo dựng và không làm bằng cái gì cả của con.

Hơn nữa, bởi vì OM là bản sắc của hóa thân, hãy nhận biết rằng nó là hạnh – kinh nghiệm trong mọi cách có thể đồng thời thoát khỏi bám luyến vào vô số sự vật. Bởi vì AH là bản sắc của báo thân, hãy nhận biết rằng nó là thiền định – hiện diện trong khi không bám nắm. Bởi vì HUNG là bản sắc của pháp thân, hãy biết rằng nó là cái thấy – đại lạc vô biên hoàn toàn thoát khỏi khao khát.

Hãy nhận biết rằng OM, bản sắc của hóa thân, là sự sanh khởi của những tư tưởng như là pháp tánh bởi vì những chuyển động của tư tưởng và kỷ niệm tan biến vào chính chúng. Hãy nhận biết rằng AH, bản sắc của báo thân, là thiền định vượt khỏi những thời ngồi thiền và gián đoạn bởi vì bản sắc này biểu lộ như pháp tánh tỉnh biết tự nhiên. Hãy nhận biết rằng HUNG, bản sắc của pháp thân, là cái thấy của pháp tánh không nền tảng, không chỗ trụ. Đây là giáo huấn chỉ bày Thân, Ngữ, và Tâm ba phần.

Để phối hợp những giáo huấn này thành một điểm, hãy nhìn thân con là tánh Không xuất hiện bất nhị, thấy được nhưng không chất thể; ngữ của con là ba âm tiết; và bằng cách biểu hiện rõ ràng chúng trong tâm con, chúng là cái biết trống không bất nhị. Có được ba điểm này là sự phối hợp những thực hành với và không có những khái niệm. Đại vương, chúng sẽ khiến ông đạt đến Phật quả không sai chạy, thế nên hãy dùng chúng như thực hành hàng ngày. Ta thề rằng, ta, Padma, không có giáo huấn nào cao hơn cái này.

Nhận được giáo huấn này, nhà vua rất hoan hỷ. Ông lễ lạy và rồi rải hạt vàng.

Đây là giáo huấn về phối hợp phát triển và thành tựu.

Nguồn: Ân Phật

1,312

Thiền sư và hoàng đế - Gudo and the Emperor - Nguyên Minh dịch

Thiền sư và hoàng đếHoàng đế Goyozei theo học thiền với thiền sư Gudo. Ngài thắc mắc: “Thiền dạy rằng chính tâm này là Phật, có phải vậy không?”Thiền sư Gudo trả

19,212
NĂM MƯƠI CÂU NÓI TRÍ TUỆ VÀ SÂU SẮC GIÚP BẠN HIỂU VÌ SAO NGƯỜI DO THÁI LẠI THÔNG MINH VÀ GIÀU CÓ

1. Tài sản có thể trở về số 0 nhưng kiến thức phải càng ngày càng mở rộng.2. Thời gian tốt nhất để trồng cây là vào 20 năm trước. Thời gian

1,143
Tinh thần độc lập của triết lý - KARL JASPERS (1883-1969)

TINH THẦN ĐỘC LẬP CỦA TRIẾT LÝKARL JASPERS (1883-1969)Các chính sách chuyên chế thường đố kỵ tinh thần độc lập nơi mỗi cá nhân, ví dụ một tôn giáo võ đoán khi nó cưỡng

1,483
ĐỘNG CƠ VÀ KỸ LUẬT CỦA VIỆC HỌC PHÁP - SONAM JORPHEL RINPOCHE

Động Cơ Của Việc Học Pháp.Trước khi các con nghe về pháp Ngondro ta sẽ giảng đôi điều quan trọng và cần thiết đối với người Phật tử. Khi học Giáo pháp

1,060
KHÔNG VẾT HẰN - Zen Master SHUNRYU SUZUKI (1904-1971)

Shunryu Suzuki (1904-1971) là một thiền sư phái Tào Động, người lập Tu Viện Phật giáo đầu tiên ngoài châu Á (Trung tâm Núi Thiền Tassajara). Ông lập trung tâm Thiền San

763
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,240
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,678
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,581
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,349
Chùa Việt
Sách Đọc