Tin Tức (680)


Quán Cafe Tây Tạng

23,171

Quán Cafe Tây Tạng: Một góc Himalaya thu nhỏ

Trong một con hẻm nhỏ trên đường Tôn Thất Tùng, một ngôi nhà Việt Nam cao vài tầng đã được chuyển thành quán càphê cách điệu ảnh hưởng của Ấn Độ – Nepal – Tây Tạng, khai trương từ tháng 9.2010, luôn đông khách. Ngôi nhà rộng 400m2, phục vụ thức ăn chay và mặn cũng như món trà vùng Himalaya. Quán càphê này chào đón chúng ta đến một sân thượng nhỏ, sau đó là cửa hàng bán các món đồ lưu niệm, quần áo và phụ kiện do những nông dân nghèo vùng Kathmandu sản xuất được Lan mua với giá cao hơn một ít để giúp họ.


Lan, một doanh nhân trẻ Việt Nam, sinh năm Nhâm Tuất (1982), giám đốc công ty Dzambala Corp.System. Cô kết hôn với một kiến trúc sư, có hai đứa con, cô học ở Sydney trong sáu năm rưỡi về ngành quan hệ công chúng (PR). Trở về Việt Nam, cô làm cho nhiều tổ chức từ thiện; năm 2007 cô lập một công ty kinh doanh đồ nội thất bằng nhôm và gỗ. Sau đó, cô trải qua sáu tháng học thiết kế nội thất tại công ty Đô thị.

 

Là người theo đạo Phật, có quan hệ chặt chẽ với Kim Cương thừa – Phật giáo Tây Tạng và đam mê văn hoá Himalaya của Tây Tạng qua Nepal, cô quyết định đặt niềm đam mê của mình vào Dzambala Corp.System, bao gồm một cửa hàng Dzambala nơi cô bán các sản phẩm nghi lễ, nghệ thuật của Phật giáo Tây Tạng, Nepal và sách. Đó là một nới đáng đến cho những ai muốn trải nghiệm về văn hoá Tây Tạng. Hệ thống này còn có hai quán càphê: càphê Tây Tạng và càphê Tara Lounge.

 

Để tạo ra chuỗi cửa hàng này, cô lấy cảm hứng từ văn hoá Tây Tạng và Nepal, hai vùng đất có lịch sử mạnh mẽ, kiến trúc, trang trí, phong cách của chính họ là nét độc đáo duy nhất ở Tây Á. Đây vừa là nền văn hoá cổ xưa đầy quyến rũ vừa đặc biệt là xuất hiện giai điệu của Phật giáo, những câu thần chú, niềm tin vào Đức Phật. Nó được lấy cảm hứng từ các thần chú đặc trưng, thần chú là thơ ca, là giai điệu, một sử thi hoành tráng của thiên nhiên, của sự sáng tạo, con người, tất cả có chứa bất kỳ suy ngẫm, đánh giá và công nhận cho mọi người trong cuộc sống hiện tại.

Có một câu thơ hình tượng của người Tạng: “Các bạn phải học lại một lần nữa, cách để cười trong ánh bình minh”. Chính vì vậy nên chúng ta có quyền tin rằng, vẻ đẹp Tây Tạng đang chuyển tải một thông điệp về sự kiến ngộ và niềm lạc quan mà không có từ ngữ nào đủ sức diễn tả được.

Tầng một là phòng gia đình, có tính riêng tư, màu sắc ấm áp, pha trộn nhiều phong cách và kết cấu. Bàn thờ Quan Âm, được trang trí với các vật dụng nghi lễ của Tây Tạng.

 

Ở tầng một, là phòng gia đình, với ánh sáng dịu, tường sơn màu cam, màu sắc ẩn giấu sự tinh tuý của Phật giáo là đầy sức mạnh, trí tuệ và nhân phẩm. Trong Phật giáo, màu cam tượng trưng cho luân xa (chakra) thứ hai của cơ thể con người, một dạng năng lượng của tâm linh, liên kết giữa sáng tạo và năng động. Theo triết học, màu này là của các triết gia theo trường phái Epicurus (Hy Lạp cổ đại). Họ kết hợp nó với cảm giác mạnh, cảm giác của cơ thể và những thú vui của bàn ăn (họ nghĩ rằng nó gây ra sự thèm ăn). Trên bức tường bên trái là màu xanh lá cây, màu sắc cho hoạt động giác ngộ, của sự nghi kỵ biến thành thông tuệ. Trong góc đặt bàn thờ tổ tiên, với tượng Phật Quan Âm, hai bên là tượng hai vị thần, với một bàn tay khổng lồ của Đức Phật dán trên cửa sổ.

Phòng ở tầng hai, có góc đọc sách, có phong cách hiện đại của Tây Tạng và Bhutan, mang nét thiền, màu sắc đơn giản.

Đồ nội thất do công ty của cô sản xuất, pha trộn với những chiếc ghế kiểu Phục hưng, bàn da kiểu đế chế Pháp, ghế sân vườn đã 30 năm, ghế của Art Deco, đèn kiểu Baroque. Những món đồ trưng bày nhỏ có nguồn gốc từ Hong Kong, Đài Loan, Singapore, Trung Quốc và Nepal.

Tầng thứ hai có hai phòng với một khu vực đọc sách, một bầu không khí trong mờ và đậm chất thiền, tường màu trắng là màu của sự tinh khiết, giải thoát. Nền nhà được trải thảm với những chiếc ghế làm bằng liễu gai và ghế mây, loại ghế “mặt đất”, cờ của các tín đồ Tây Tạng dọc trần nhà, hình ảnh của các công chúa Bhutan và Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Trên tầng ba, gian phòng sáng sủa nhất, là một phần của thiền định, phòng này trở thành một phòng hoà nhạc piano vào cuối tuần. Trang trí trong phòng cùng một tông màu, màu sắc mạnh mẽ như ở tầng một, với đồ nội thất ít hơn, một bầu không khí tinh tế hơn, với bàn ghế sân vườn bằng gỗ, ghế sofa tiện nghi, những tranh vẽ và ảnh về các nước ở khu vực Himalaya, trên tường treo những vật dụng từ Rajasthan, Ấn Độ.

Quán càphê này quyến rũ bởi nét văn hoá chưa phổ biến rộng rãi tại Việt Nam, và dường như rất khác nhau trong phong cách của chúng ta, nhưng rất gần với thời gian trong tinh thần của nó.

1. Quán càphê Tây Tạng: 28/11A Tôn Thất Tùng, Q.1, TP.HCM.
2. Dzambala Shop: 54A Hoa Lan, P.2, Q. Phú Nhuận, TP.HCM. http://hoangthantai.vn

Ảnh tổng hợp

(Theo SGTT)

* Thị Liên select , re-setup pictures and Upload (Theo Trang web Hội Kiến Trúc Sư Việt Nam)

23,171

Huyền thoại của một người có kinh nghiệm ngồi thiền - BARRY EVANS

Tôi thưa với Đại sư Kyodo (1) rằng tôi muốn đưa sự thực hành của tôi đến một cấp độ sâu hơn. Ngài cười lớn, “Một cấp độ sâu hơn? Ông định

1,275
3. Ở TRONG TÁNH KHÔNG MÀ CỨU ĐỘ (Trích trong Thực Hành Kinh Kim Cương Bát Nhã)

KINH“Đức Phật bảo Tu Bồ Đề: Các đại Bồ tát nên hàng phục tâm như vầy: Tất cả các loài chúng sanh, hoặc từ trứng sanh, hoặc từ thai sanh, hoặc từ

516
Thay lời muốn nói (Trích)

AI TRI ÂM ÐÓ MẶN MÀ VỚI AI       Thiền là Bát Nhã. Và Bát Nhã là giải thoát. Ðạo Phật, dầu nhìn ở mức độ nào hay khía cạnh nào cũng phải có

17,757
Ta đang làm gì đời ta?

Ta đang làm gì đời ta? Với định luật nhân quả, chúng ta có chìa khoá để giải đáp và hành động cho mọi vấn đề của cuộc sống. Nhận thức và hành

15,176
Đạt Lai Lạt Ma truyền Đại giới

Đạt Lai Lạt Ma truyền Đại giớiDharamsala, India, March 15th 2010 – Hôm 15/03 Đức Đạt Lai Lạt Ma đã truyền giới cho một số sư thầy như những tu sĩ cụ

16,449
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,235
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,675
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,571
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,344
Chùa Việt
Sách Đọc