Tin Tức (680)


ĐẠI DƯƠNG KHÔNG CHỨA XÁC CHẾT

648

Trong kinh dạy tâm của Phật và các vị Đại bồ tát như là đại dương nó dung chứa tất cả: “Đại dương không chứa xác chết”.
Tâm chúng ta thì nhỏ hẹp, Như Lai Tạng như đại dương mọi con sóng có được đều từ đại dương mà có, tuy nhiên chúng ta khi thấy sóng không thấy nó chính là đại dương mà chỉ trên đó phân biệt sóng to sóng nhỏ, chấp sóng là mình, sóng nhỏ hẹp chúng ta chấp là mình rồi càng chấp, sự phân cách càng nhiều sóng ngày càng nhỏ hơn, chúng ta tự mình tách mình khỏi đại dương, khỏi Như Lai Tạng vốn giải thoát.
Vì vậy mà cửa vô ngã là cửa chung cho cả ba thừa Phật giáo. Mà muốn phá cửa này, đầu tiên thì phải cởi mở tâm, tâm đang đóng lại bởi những vách ngăn do chấp ngã, càng cởi mở tâm chừng nào thì vô ngã càng không có chỗ để dung thân. Khi sóng nó biết nó là đại dương thì nó không còn tách biệt nữa, muốn vậy phải cởi mở tâm.

Người dụng công tới bờ mé sanh tử hay nói: thân tâm thoát lạc, có nghĩa là tất cả cửa đã mở toang, sóng đã cảm nhận nó chính là đại dương. Hay dứt đường ngôn ngữ bặt chỗ tâm hành. Tức là tâm không còn thỏ thẻ, không còn khởi diệt, cái tâm mà mình tưởng nó là thật, mình chấp nó là thật bây giờ soi thấy nó cũng là Không, khi đó cơ hội để nhận ra đại dương hiển lộ.

“Da dầy da mỏng đều rơi rớt hết chỉ còn lại cái chân thật!”

Và nói theo Duy Thức thì phải nhận ra Bạch Tịnh Thức, Bạch Tịnh Thức là nền tảng trắng sạch, giống như đại dương một vị là nước, và trên đó sóng thức khởi diệt, sóng thức là: tâm, ý và ý thức.
Do ba yếu tố: phân biệt, danh và tướng khởi lên mà Bạch Tịnh Thức chuyển thành: Tàng thức, ý, và ý thức.
Chúng ta biết như vậy thì khi chúng ta tu hành phải vượt qua được: tâm ý và ý thức, chúng ta chạm mặt với Bạch Tịnh Thức (kiến tánh), từ góc độ tâm thanh tịnh trắng sạch này, từ góc độ đại dương này nhìn ra thì các thức được chuyển y trở về bạch tịnh thức, các sóng tự biết mình là nước, khi đó sóng chính là đại dương. Tất cả hoàn nguyên về Bạch Tịnh Thức.

Thuần thục trong Bạch Tịnh Thức này, chúng ta thấy mọi khởi tưởng của tâm, lúc này đồng với Bạch Tịnh Thức, hay chúng ta biết được tâm vốn vô sanh thì khởi tưởng cũng vô sanh, tâm không còn ngăn ngại mà mọi hoạt dụng của tâm là giải thoát.

Tóm lại, cởi mở tâm là một phước lớn nhất, nó là phước hữu vi và cả vô vi mà chúng ta cần phải quan sát mình và biết mình còn hạn cuộc tâm mình bao nhiêu thì mở ra bấy nhiêu, để cho sóng tâm của mình thả vào đại dương mênh mông của bản tâm đồng với bản tâm bao la của chư Phật.

Một vấn đề khá quan trọng là chúng ta tu hành chứng ngộ làm sao không biết, nếu không thấy được cái đã có sẵn thì chưa thật sự ngộ! Như Lai Tạng là có sẵn. Bạch Tịnh Thức xưa nay có sẵn mê lầm là sóng nó mê chớ đại dương luôn là đại dương, chúng ta tu hành để mở toang mọi tình chấp, mọi che chắn mà tùy thuận, khám phá và sống được với cái đã có sẵn này mà thôi.

Tánh Hải

648

CÁC CÂU THẦN CHÚ TRONG MẬT GIÁO ĐẠI THỪA

Lời nói đầu:Thiện Duyên tìm được bài viết này ở trang blog của Lama Zopa tổng hợp rất đầy đủ những câu thần chú thật tuyệt vời dành cho những hành giả

5,191
NỀN TẢNG

Hồi thầy được mời về Cần Thơ, thầy đâu có dám về, mình nói người ta nghe, người ta thấy thích, người ta bỏ cái người ta đang tu cũng kẹt. Trong

677
NHỮNG NHÀ LÃNH ĐẠO VĨ ĐẠI GIÀU ĐAM MÊ

Chúng ta đã cùng xem xét và lòng đam mê và mối liên quan trực tiếp của nó với nghệ thuật lãnh đạo. Giờ hãy cùng điểm qua những tấm gương các

942
Thay lời muốn nói (Trích)

AI TRI ÂM ÐÓ MẶN MÀ VỚI AI       Thiền là Bát Nhã. Và Bát Nhã là giải thoát. Ðạo Phật, dầu nhìn ở mức độ nào hay khía cạnh nào cũng phải có

17,754
MILAREPA, ĐẠI THIỀN GIẢ MỘT ĐỜI THÀNH PHẬT CỦA TÂY TẠNG

Trong thời gian khi những lời này được hoàn thành, có một lama rất giàu và rất có ảnh hưởng là Geshe Tsakpuhwa sống ở Drin. Ban đầu, ông tỏ ra tôn

1,111
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,233
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,670
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,570
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,340
Chùa Việt
Sách Đọc