Bài Viết (701)


Thế nào gọi là niệm Phật Nhất Tâm bất loạn ?

1,021

Câu "Nhất tâm bất loạn" có ở trong kinh A-di-đà. Trong kinh "Di giáo" cũng có nói tới "Chế ngự tâm tại một nơi thì không có việc gì là không làm được". "Nhất tâm bất loạn" là thuộc về một pháp môn của tu định, lại gọi là "Niệm Phật tam muội" hoặc gọi là bát châu tam muội hoặc là nhất hạnh tam muội. Trong kinh "Hoa Nghiêm" quyển 6, phẩm "Nhập pháp giới" có nói đến 21 loại niệm Phật tam muội. Kinh A-di-đà thì nói nếu một ngày hoặc trong bảy ngày liên tục mà chuyên trì niệm danh hiệu Phật A-di-đà đến mức "Nhất tâm bất loạn" thì lúc lâm chung có thể vãng sinh đến nước Cực-lạc Tây phương.

"Nhất tâm" là đối với tâm tán loạn mà nói. Nếu một mặt miệng thì niệm danh hiệu Phật, mặt khác trong lòng có nhiều vọng tưởng thì đó là niệm Phật tâm tán loạn. Nếu niệm Phật mà niệm đến mức tâm với miệng khớp với nhau không có rối loạn, danh hiệu của Phật được niệm liên tục kế tiếp nhau, đến mức không niệm mà tự niệm ! Đó là như kinh "Lăng Nghiêm" đã nói "Tịnh niệm tương kế" (ý niệm liên tục không gián đoạn).

Căn cứ vào đại sư Liên Trì cuối đời nhà Minh thì "Nhất tâm" có thể chia thành : "Sự nhất tâm", "Sự nhất tâm và lý nhất tâm" là tâm không có tạp niệm, tâm và miệng tương ứng với nhau, chỉ có niệm danh hiệu Phật. Tự mình biết rằng mình đang niệm Phật, biết rằng có danh hiệu Phật đang niệm, đó là nhất tâm niệm Phật, hoặc là toàn thân niệm Phật. Do chuyên tâm niệm Phật nên có thể đạt tới điều mà Thiền tông gọi là "công phu thành phiến". Cái gọi là "lý nhất tâm" tức là tâm tương ứng với lý, tự thấy được pháp thân của A-di-đà tức là tự tánh, Tây phương không tách rời mình một tấc. Đó là cảnh giới hiện ra trước mặt "tự tánh Di-đà duy tâm Tịnh độ". "Sự nhất tâm" thuộc về mức độ thiền quán thiền định. "Lý nhất tâm" thuộc về trình độ thiền ngộ. Đó là kết quả của việc tu hành song đôi cả tịnh độ và thiền định. Lấy việc niệm Phật của tịnh độ để nhập môn đạt đến mục đích tam muội rồi giác ngộ, giải thoát.

"Nhất tâm bất loạn" là muốn chỉ chuyên tâm nhất ý. Khi niệm Phật, phải trói buộc cái tâm mình vào danh hiệu Phật, miệng niệm danh hiệu Phật, tai nghe tiếng niệm Phật, "tâm chẳng dùng hai", đó gọi là nhất tâm. Và như vậy thì khi lâm chung có thể vãng sinh lên cõi Tịnh độ.

HT Thích Thánh Nghiêm

1,021

TU HỌC THEO KINH LĂNG GIÀ

Đại Huệ! Lại có sa môn, bà la môn, quán thấy tất cả pháp đều vô tự tánh, như mây giữa hư không, như vòng lửa quay, như thành Càn thát bà,

555
Những lời khai thị của Đức Garchen Rinpoche

NHỮNG LỜI KHAI THỊ CỦA ĐỨC GARCHEN RINPOCHE 2012  Konchog Kunzang Tobgyal phụ trách dịch sang Việt ngữ từ bản Anh ngữ do Ina Bieler cung cấp. Konchog Jimpa Lhamo hiệu đính bản

13,103
Vấn Đáp Cơ Bản về Nghiệp và Tái Sinh - Alexandxer Berzin

Hỏi: Lý thuyết về nghiệp có tính cách thực nghiệm và khoa học, hay được chấp nhận bằng đức tin?Đáp: Ý niệm về nghiệp hữu lý trên nhiều phương diện, nhưng một

847
PHẨM TU TẬP ĐÚNG – KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT

Lúc tu tập bảy môn không, đại Bồ Tát chẳng thấy sắc hoặc tương ứng hay không tương ứng, chẳng thấy thọ, tưởng, hành, thức hoặc tương ứng hay không tương ứng,

1,211
A-LA-HÁN, PHẬT VÀ BỒ TÁT (Arahants, Buddhas and Bodhisattvas) Nguyên tác: Bhikkhu Bodhi - Việt dịch: Trần Như Mai

A-LA-HÁN, PHẬT VÀ BỒ TÁT   (Arahants, Buddhas and Bodhisattvas)   Nguyên tác: Bhikkhu Bodhi   Việt dịch: Trần Như Mai Tỳ Kheo Bodhi đã thuyết giảng bài này tại Tu viện Bodhi vào tháng

18,567
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,238
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,676
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,580
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,349
Chùa Việt
Sách Đọc