Bài Viết (701)


NIỆM PHẬT TÔNG YẾU - PHÁP NHIÊN THƯỢNG NHÂN (Sơ Tổ Tịnh Độ Tông Nhật Bản)

803

Bản Văn Niệm Phật Quyết Định Vãng Sanh
“Luận về tam tâm, tứ tu là để thành một mực chuyên tu Niệm Phật. Nếu đã thành một mực chuyên tu Niệm Phật thì không cần phải luận về tam tâm, tứ tu nữa. Người đã thành một mực chuyên tu Niệm Phật thì chỉ Niệm Phật tương tục cho đến lâm chung vãng sanh.

Nhìn lại thân này, khi thiện thì nghĩ rằng sẽ được vãng sanh, đó cũng là một tâm niệm khác; khi ác thì nghĩ rằng khó được vãng sanh đó cũng là một tâm niệm khác. Đừng để ý đến thiện ác, hãy biết rằng hễ Niệm Phật thì tất được vãng sanh. Do đó từ nay về sau, cho đến suốt đời, một mực xưng niệm Nam Mô A Di Đà Phật. Dù cho tín tâm cạn mỏng, xưng danh yếu đuối đi nữa, cũng phải duy trì tưởng niệm quyết định vãng sanh. Nếu có tâm lo lắng về chuyện vãng sanh, đó cũng là một loại tâm niệm khác.

Yếu quyết là ở Niệm Phật quyết định vãng sanh, chứ không phải ở tâm tình, thể nghiệm, thính văn, hoặc truyền thừa.

Niệm Phật quyết định vãng sanh là Bổn Tôn của tôi. Thâm áo của Phật Pháp chỉ là Nam Mô A Di Đà Phật.”

🌼 Khai Thị Về Yếu Chỉ Của Tịnh Độ.

Chư đạo tục hãy suy nghĩ chính chắn. Với căn cơ thiển bạc như chúng ta, nếu không nương vào Bổn Nguyện Di Đà thì làm sao có thể toại nguyện chuyện lớn vãng sanh được! Ngưỡng trông Bi Nguyện của Đức Di Đà mà xưng danh hiệu Ngài. Đó tức là nương tựa vào Bổn Nguyện Di Đà vậy. Để được vãng sanh, không gì hơn điều này. Mọi suy nghĩ khác điều là tâm kiêu mạn.

Nói rằng nương tựa Di Đà, chẳng phải là quán tưởng ở trong tâm, mà là xưng niệm danh hiệu. Đó tức là nương tựa Bổn Nguyện. Người tu Niệm Phật đừng trụ ở quán tưởng, hễ nghĩ đến quán tưởng hãy lập tức xưng danh ra tiếng!

Ngoài xưng danh ra, không có chánh nhân quyết định vãng sanh! Ngoài xưng danh ra, không có chánh hạnh quyết định vãng sanh! Ngoài xưng danh ra, không có chánh nghiệp quyết định vãng sanh! Ngoài xưng danh ra, không có quán tưởng quyết định vãng sanh! Ngoài xưng danh ra, không có trí huệ quyết định vãng sanh! Ngoài xưng danh ra, không có tam tâm quyết định vãng sanh! Ngoài xưng danh ra, không có tứ tu quyết định vãng sanh! Ngoài xưng danh ra, không có ngũ niệm quyết định vãng sanh!

Đức Di Đà lấy xưng danh làm Bổn Nguyện, chán uế ưa tịnh cũng ở trong xưng danh. Bởi thuở xưa Bồ tát Pháp Tạng đã pháp khởi Bổn Nguyện, hãy tin thần lực cứu độ của Di Đà Như Lai.

Ngoài ra, nếu cho rằng còn có gì thâm áo khác thì lọt khỏi Di Đà Bổn Nguyện mà đọa ác đạo vậy!

🌼 Nghi ngờ thì ở nhà sinh tử
Tín tâm thì vào thành Niết Bàn.

🌼 “Sống thì Niệm Phật tích lũy công đức. Chết thì vãng sinh Tây Phương Cực Lạc”

Khi đã quyết định như thế thì không có gì trong đời này có thể làm cho Nguyên Không này bận tâm nữa.

🌼 Đệ tử Tín Không thưa với ngài: “Từ xưa đến nay, các vị cổ đức khi qua đời đều có di tích. Nay thầy sắp mất mà chưa có tinh xá, chùa chiền nào, vậy khi thầy nhập diệt lấy chỗ nào làm di tích?!”. Ngài đáp: “Nếu lấy một bảo tháp làm di tích thì di pháp chẳng phổ biến! Vì sao? Hoằng hóa Niệm Phật là khuyến hóa một đời của lão già ngu muội này. Sau khi thầy vãng sanh chớ nên tạo tháp miếu. Bất luận là sang hèn, đạo tục, hễ nơi nào có Niệm Phật thì chỗ đó là di tích, chùa chiền của thầy!

Khai thị của Pháp Nhiên Thượng Nhân cho đệ tử lúc lâm chung:

Thầy mấy chục năm nay, công phu Niệm Phật tích lũy, được bái kiến Cực Lạc Trang Nghiêm và Chân thân của Phật, Bồ Tát là chuyện bình thường. Nhưng nhiều năm giữ kín mà không nói ra, nay đã đến lúc tối hậu nên bày tỏ đôi chút. Thầy nếu đoan tọa (ngồi kiết già) mà vãng sinh, người đời hẳn nhiên bắt chước. Mà cái thân người bệnh, cử động khó khăn, e rằng họ sẽ mất chánh niệm. Vì vậy nay Thầy nằm thẳng mà ra đi. Bổn Sư Thích Tôn đã thị hiện đầu Bắc, diện Tây (nằm nghiêng bên phải, đầu hướng Bắc, mặt hướng Tây) mà viên tịch, đó cũng là vì chúng sinh vậy. Thầy làm sao hơn đức Thích Tôn được!

Trích “Niệm Phật Tông Yếu” Pháp Nhiên Thượng Nhân
Dịch giả: Sa Môn Thích Viên Thông (Thế Danh Nguyễn Văn Nhàn, đã tịch)

803

KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT - Phẩm XVII Trang Nghiêm

Đại Bồ tát đúng với tâm nhất-thiết- trí nghĩ rằng tôi sẽ làm cho vô-lượng vô-biên vô-số tất cả chúng sanh an trụ sáu ba-la-mật. Tôi sẽ đặt tất cả chúng sanh

554
SỰ VẬT TRONG KINH HOA NGHIÊM

Con người sinh ra trong thế giới và dần dần, ngoài những sự vật đã có trong thiên nhiên, sáng chế ra những sự vật để dùng trong cuộc sống. Thế giới

999
Những vấn đề triết học Phật giáo - Siêu hình học - Tác giả: O.O.Rozenberg- Nguyễn Hùng Hậu & Ngô Văn Doanh dịch

Việc nghiên cứu triết học Phật giáo trên cơ sở những văn bản hệ thống được giữ lại trong các bản dịch Trung quốc đã chiếu luồng sáng mới vào những vấn

18,955
Nhất tâm, tinh tấn, vững bền trong giáo pháp của Phật

Nhất tâm, tinh tấn, vững bền trong giáo pháp của Phật(Lời khai thị của Đại Lão Hòa Thưọng Thích Trí Tịnh) Đại lão Hoà thượng Thích Trí Tịnh sinh năm 1917, được

11,943
KINH ĐẠI BÁT NHÃ. - PHẨM TỰ

Lúc bấy giờ đức Thế Tôn tự trải tòa sư tử rồi ngồi kiết già ngay thẳng nhiếp niệm nhập tất cả môn vương tam muội. Sau đó đức Phật an tường

517
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,670
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc