Bài Viết (701)


Niệm Phật một tiếng, tội giảm như cát sông- có đúng không ?

918

Câu "Niệm Phật nhất nhanh, tội giảm hà sa" rút ra từ trong kinh Pháp Hoa và được nói ra, theo quan điểm pháp tâm. Lý luận giảm tội của Phật giáo khác với thuyết chuộc tội của đạo Gia-tô. Đạo Gia-tô nói : "Chúa Giê-su chịu đóng đinh trên thánh giá là để chuộc tội cho mọi người, người nào tin ở Chúa Giê-su đều được miễn tội, mà thành ra vô tội". Lại nói, không phải dựa vào hành vi thiện hay ác để phán xét có tội hay không có tội. Một người được lên thiên đàng hay không là do sự phán xét cuối cùng của Chúa. Vì vậy thuyết chuộc tội của đạo Cơ Đốc có mâu thuẫn. Thượng đế đã vì tình thương mà tạo ra con người, rồi lại chuộc tội cho tội nguyên thủy của loài người, kết quả là chỉ có những người được thượng đế lựa chọn mới được lên Thiên đường, số người còn lại đều phải xuống hỏa ngục. Tình thương và xử phạt, thiện và ác không phải căn cứ trên hành vi đạo đức của con người mà căn cứ vào quyền năng và uy thế của Thượng đế. Cơ Đố giáo cường điệu người có đức tin sẽ được cứu rỗi, về mặt luân lý, đạo đức có mâu thuẫn hay không thì không thành vấn đề.

Phật pháp không phải như vậy. Đức Phật có thể cứu độ chúng sinh bằng cách giác ngộ, chỉ bày cho chúng sinh bỏ ác làm lành, từ thiện hữu lậu đến thiện vô lậu, tức là khởi đầu bằng việc đoạn trừ mọi nghiệp nhân dẫn đến ba cõi khổ, rồi cố gắng tu phúc để sinh thiên hay sinh làm người, đó là thiện hữu lậu. Rồi tu đạo Bồ Tát, đạo thành Phật thành thiện vô lậu, tức là triệt để giảm tội. Kinh nói : "Tội tình vốn không do tâm đạo, nếu tâm diệt thì tội cũng hết". Tội là do tạo nghiệp ác mà thành, phải có ba điều kiện mới thành tội : Một là tâm phạm tội, biết là phạm tội, biết rõ mình phạm tội. Tỉ dụ : giết người, bày mưu giết người, biết là giết người đích xác là giết người. Nếu thiếu một trong ba điều kiện ấy, thì không thành trọng tội hay thành phạm tội. Quan trọng nhất trong ba điều kiện ấy là ý niệm. Nếu không có mưu sát, cũng không biết là giết người thì dù là có người bị giết, cũng không phạm giới sát. Cũng như người điên cầm dao giết người, nhưng vẫn không phạm tội giết người.

Người niệm Phật, tâm hướng về Phật, chỉ một niệm như vậy cũng vượt khỏi ba cõi. Nếu qua niệm thứ hai mà quên niệm Phật thì vẫn còn ở lại ba cõi. Nếu tâm niệm Phật không có đứt đoạn thì sẽ đoạn trừ được vô lượng nghiệp ác, tội báo, mãi mãi niệm Phật thì sẽ không còn chịu quả báo trong ba cõi nữa.

Ý nghĩa của việc diệt tội là : Ở giai đoạn một, xa lìa mọi nghiệp nhân ác; ở giai đoạn hai, không còn phải chịu quả báo nữa. Không chịu quả báo cũng có hai ý nghĩa : Một là con người đã được giải thoát tuy còn mang thân trong ba cõi, nhưng không còn cảm thấy khổ nữa, cho nên cũng như không chịu quả báo. Nghĩa thứ hai là hạt giống ác nghiệp, vì không có đủ nhân duyên, cơ hội nên không hiện hành được. Cũng như hạt giống thực vật, đặt nằm phơi nắng trên đá lâu ngày, tất nhiên sẽ bị khô héo, mất công năng đâm chồi nảy mầm.

HT Thích Thánh Nghiêm

918

Thân Loan Thánh Nhân - Cuộc đời và Tác phẩm

Thân Loan thánh nhân hiển nhiên là một nhân vật phi thường mặc dù Ngài thường tự gọi mình là “gã đầu trọc ngu dốt” với giọng điệu khiêm tốn pha lẫn

915
KINH VIÊN GIÁC - PHẨM PHỔ HIỀN

Bấy giờ Bồ tát Phổ Hiền ở trong đại chúng, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ dưới chân Phật nhiễu quanh bên phải ba vòng, quỳ thẳng chắp tay và bạch

538
QUANG MINH TẠNG TAM MUỘI - Thiền sư Cô Vân Hoài Trang (Koun Ejo)

QUANG MINH TẠNG TAM MUỘI🌻 Đây là bản văn duy nhất do chính Thiền sư Cô Vân Hoài Trang (Koun Ejo) viết ra, người là thư ký và người thừa y bát

547
BỒ TÁT SANH VỀ TỊNH ĐỘ - Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật.

A Nan! Các vị Bồ Tát sanh về cõi nước ấy, chỗ giảng thuyết giáo của các vị là: Thường tuyên chánh pháp, thuận với trí tuệ, không trái không mất. Đối

741
KINH NHẬP LĂNG GIÀ - CẢNH KHÔNG CÓ Ở NGOÀI TÂM

Lại nữa, Đại Huệ! Các bậc Thanh Văn vì sợ khổ của sanh tử vọng tưởng mà cầu Niết bàn, không biết tất cả tướng sai khác của sanh tử Niết bàn

504
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc