Bài Viết (701)


THIỀN SƯ SHUNRYU SUZUKI

1,567

THIỀN SƯ SHUNRYU SUZUKI

Shunryu Suzuki (1904-1971) là một thiền sư phái Tào Động, người lập Tu Viện Phật giáo đầu tiên ngoài châu Á (Trung tâm Núi Thiền Tassajara). Ông lập trung tâm Thiền San Francisco (năm 1966), và nhiều tổ chức Thiền có ảnh hưởng tại Hoa Kỳ. Tác phẩm nổi tiếng: Thiền Tâm, Sơ Tâm (Zen Mind, Beginner’s Mind) in 1970.

🍃Nếu tâm bạn trống không, nó luôn luôn sẵn sàng cho mọi sự, nó mở ra với mọi sự. Trong tâm của người sơ học có nhiều khả năng, nhưng trong tâm của chuyên gia thì có ít khả năng.

🍃Bất cứ nơi đâu, bạn là một với những đám mây và với mặt trời và những ngôi sao bạn thấy. Bạn là một với mọi sự. Đó là điều chân thật hơn tôi có thể nói, và chân thật hơn bạn có thể nghe.

🍃Khi bạn chấp nhận mọi sự, mọi sự là vượt khỏi những chiều kích. Trái đất không lớn và một hạt cát không nhỏ. Trong cõi giới của Hoạt động Vĩ đại nhặt một hạt cát thì cũng như cầm lấy tất cả vũ trụ. Cứu giúp một chúng sanh là cứu giúp tất cả chúng sanh. Những nỗ lực của bạn trong phút giây này cứu giúp một người thì đồng với công đức vĩnh cửu của một đức Phật.

🍃Khi bạn tiếp tục thực hành ngồi thiền tuần này qua tuần khác, năm này sang năm khác, kinh nghiệm của bạn sẽ trở nên càng sâu thẳm, và kinh nghiệm của bạn sẽ bao trùm mọi sự bạn làm trong đời sống hàng ngày. Điều quan trọng nhất là quên mọi ý niệm có được, mọi ý niệm nhị nguyên. Nói cách khác chỉ thực hành ngồi thiền trong một tư thế nhất định. Chớ nghĩ đến điều gì. Chỉ ở yên trên đệm thiền của bạn mà không mong mỏi điều gì. Bấy giờ cuối cùng bạn sẽ lấy lại bản tánh chân thật của chính bạn. Nghĩa là, bản tánh chân thật của bạn lấy lại chính nó.

🍃Sự tĩnh lặng của tâm không có nghĩa là bạn cần ngừng hoạt động. Sự tĩnh lặng đích thực cần phải tìm thấy trong chính hoạt động. Chúng tôi nói, “ Dễ dàng có tĩnh lặng trong không hoạt động, khó khăn có tĩnh lặng trong hoạt động, nhưng tĩnh lặng trong hoạt động mới là tĩnh lặng chân thật”.

1,567

Cái gì nơi Đức Thế Tôn là cao quý không ai sánh bằng? - Hòa thượng Giới Nghiêm dịch

- Thưa đại đức! Trẫm còn thắc mắc về một câu hỏi trước đây, khi Đức Thế Tôn khen ngợi rằng tỳ khưu Bàkula cao quý không ai sánh bằng... Đại đức

1,129
Thân Trung Ấm là gì ?

Trung ấm cũng gọi là trung uẩn, hay trung hữu. Sách Phật gọi ấm hay uẩn là chỉ sắc, thọ, tưởng, hành, thức (5 uẩn). Năm uẩn hay năm ấm là năm

1,238
Năm phương cách để đối trị sân hận - | Ni Sư Ayya Khema

Năm phương cách để đối trị sân hận - Ni Sư Ayya KhemaCó năm phương cách để đối trị sân hận. Chúng giúp xóa tận gốc rễ của sân hận. Đó là

14,771
HỎI ĐÁP TRỢ NIỆM KHI LÂM CHUNG - Pháp Sư Tịnh Không

HỎI ĐÁP TRỢ NIỆM KHI LÂM CHUNG Pháp Sư Tịnh Không Thuyết giảng pháp sư Tịnh Không. Trích lục từ các buổi giảng của lão pháp sư Tịnh Không. Chương 1 Tầm

15,444
Sự phát triển của hệ thống Duy thức học tại Trung Hoa - Tác giả: Thích Long Vân dịch

Hệ thống Duy Thức học được truyền tới Trung Hoa vào thế kỷ thứ 6 AD. Tuy nhiên, Bộ Du - Già đã được truyền tới sớm hơn, tức vào thế kỷ

14,087
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,233
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,670
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,570
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,341
Chùa Việt
Sách Đọc