Bài Viết (701)


Quy Sơn Cảnh Sách - TỔ QUY SƠN

740

Nếu muốn tham thiền học đạo, đốn siêu pháp môn phương tiện, tâm khế hợp Đạo mầu; phải cứu xét cơ tinh yếu, chọn lấy xác quyết cái sâu xa, tỏ ngộ được nguồn chân. 🌺

Hai câu đầu, nêu tông chỉ. Câu thứ ba ngộ được tông chỉ. Câu bốn câu năm, tột lý. Câu thứ sáu, đạt đến nguồn. Lại câu thứ ba, thấy đạo. Câu bốn câu năm, là rán sức làm theo, tức là theo dòng vậy. Câu thứ sáu, ngộ bản tâm, tức là đạt nguồn vậy.

Tham là tham thiền trực chỉ. Học là học đạo vô thượng. Thế nào là đốn siêu các pháp môn phương tiện? Dứt hết các pháp quyền thừa, không rơi vào tầng bậc. Tâm khế hợp đạo mầu là một niệm tương ưng, bèn hiệp cùng đạo. Cứu xét cái tinh yếu là gì? Nghiên là xét tìm; cơ là tâm, kín nhiệm. Nghĩa là xét tìm cái kín nhiệm của chân lý tự tâm, cho nên gọi là tinh yếu. Chọn lấy xác quyết cái sâu xa là dùng trí huệ vô lậu, quyết đoán chọn lựa, bỏ chỗ thô cạn, lựa lấy cái sâu mầu. Tỏ ngộ nguồn chân là cùng nguồn tột đáy vậy.

Lời ký nói: Phương tiện là phương pháp tạm thời thích nghi với căn cơ, tức là giáo pháp quyền thừa. Giáo pháp thì có quyền có thiệt, quyền để tiếp với sự việc, thiệt thì tột chân lý, cho nên nói tột nguồn vậy.

Nếu trải qua ba vô số kiếp, rộng tu sáu ba la mật, vạn hạnh, mà chứng Tam hiền, Thập thánh cũng đều là pháp quyền thừa.

Kinh Tư Ích nói: Đắc chánh tánh của các pháp thì chẳng từ một địa đến một địa khác. Cho nên nói chẳng sa vào tầng bậc thứ lớp. Nói một niệm tương ưng bèn cùng hiệp với Đạo. Là nếu được xứng với chân, thì không có mê lầm để có thể đoạn, không có lý nào để chứng, không có hạnh để tu, không có địa vị nào để đắc, cho nên nói liền cùng Đạo hiệp

Nhưng tâm tuy khế hợp với Đạo mà sức chưa được tự do. Cái thấy tướng có, vốn như huyễn, chưa trừ; các trần vốn không mà chưa thoát thì cần dùng cái trí của như huyễn mà đoạn mê lầm như huyễn, chứng chân lý như huyễn, tu cái hạnh như huyễn, cầu cái vị như huyễn. Nên nói: Nghiên xét chân lý tự tâm, chọn lấy cái huyền diệu, cần đoạn đến chỗ không có gì để đoạn, chứng đến chỗ không có gì để chứng thì mới gọi là cùng nguồn tột đáy.
"Quy Sơn cảnh sách"

740

TIỂU SỬ VẮN TẮT ĐỨC KYABJE JIGME PHUNTSOK RINPOCHE

Đức Jigme Phuntsok Rinpoche sinh năm 1933 ở vùng Kham thuộc Tây Tạng, và lên 5 tuổi, Ngài được công nhận là vị tái sinh của Terton Sogyal Lerab Lingpa vĩ đại.

355
Bản Tánh của những Sự Vật (Hosshō, Pháp tánh) - Tác giả Shōbōgenzō, Thomas Cleary dịch

Bản Tánh của những Sự Vật (Hosshō, pháp tánh) - Tác giả Shōbōgenzō, Thomas Cleary dịchBản Tánh của những Sự Vật (Hosshō, pháp tánh)Bản tánh của những sự vật là một danh

15,905
KINH PHÁP CÚ - TỐT HƠN SỐNG MỘT NGÀY, THẤY ĐƯỢC CÁI BẤT DIỆT

Thường tôn trọng, kính lễBậc kỳ lão trưởng thượng,Bốn pháp được tăng trưởng:Thọ, sắc, lạc, sức mạnh. (109)Dầu sống một trăm nămÁc giới, không thiền định,Tốt hơn sống một ngày,Trì giới, tu

619
HÃY LÀ MỘT NGƯỜI ÂN CẦN VÀ TẾ NHỊ - Đức Đạt Lai Lạt Ma & Tuệ Uyển Dịch

Điều quan trọng nhất là hạnh kiểm hay cung cách cư xử hàng ngày của chúng ta.   Ngay cả nếu có điều như là đời sống tương lai,không có gì tai hại

21,686
Dòng Truyền Thừa Sakya - VNF

Những giáo huấn của các dòng Kadampa, Kagyu và Sakya (thế kỷ 11) và Gelug (thế kỷ 14)  đều được xem như là thuộc Tân Phái Dịch Thuật (New Translation School) trong

1,130
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,233
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,670
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,570
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,341
Chùa Việt
Sách Đọc