Bài Viết (701)


Phong Trào Bất Bộ Phái Rimé - VNF

1,140

Ri tiếng Tây Tạng có nghĩa là 'biên giới' và Mé có nghĩa là 'không'... Rimé nghĩa là không có biên giới, trong tinh thần tôn trọng, hài hoà, và không chia rẽ bộ phái...

 
{ Rimé Là Gì ?
Một vài người có thể nghĩ rằng Rimé (Rimed, đọc là Rimê) là một truyền thống riêng biệt trong Phật Giáo Tây Tạng, hay đó là một truyền thống mới, tách biệt khỏi các dòng truyền thừa khác. Cả hai điều này đều không đúng. Thật ra, đây là một phong trào được các ngài Jamgon Kongtrul (Kagyu), Jamyang Khyentse Wangpo (Nyingma), Chogyur Dechen Lingpa (Sakya) khởi xướng vào cuối thế kỷ 19, nhằm đánh giá sự khác biệt giữa các tông phái Tây Tạng và thừa nhận tầm quan trọng của sự khác biệt này để mang lại lợi ích cho các hành giả với những căn cơ và nhu cầu khác nhau.

{ Chư Đạo Sư Phong Trào Rimé
Các bậc thầy Rimé hoặc là được dạy dỗ theo một một truyền thống riêng biệt, và qua chứng ngộ của mình, họ nhận ra điều cốt lõi của truyền thống này cũng có giá trị như các truyền thống khác, hoặc họ đã thành tựu được những hiểu biết uyên thâm từ tất cả các truyền thống khác nhau.

Các bậc thầy Rime vĩ đại như ngài Jamgon Kongtrul và Ngài Jamyang Khyentse Wangpo,  Chogyur Dechen Lingpa không từng  học một truyền thống đặt biệt nào gọi là Rimé. Thay vào đó, họ được thọ giáo  với một dòng truyền thừa, và rồi họ nhận ra sự tương đồng giữa các tông phái Phật giáo khác nhau tại Tây Tạng. Ví dụ, ngài Jamgon Kongtrul được thọ giáo với truyền thống Kagyu, trong khi ngài Khyentse Wangpo nguyên thuỷ lại là người nắm giữ dòng Sakya.

Cũng có rất nhiều bậc thầy
Rimé của dòng Nyingma như ngài Patrul RinpocheJigme Tenpe Nyima. Trong truyền thống Jonang cũng có rất nhiều các bậc thầy Rimepas vĩ đại, như ngài Kunga Dolchog, người mà ngay từ rất sớm ở giữa thế kỷ 15 đã tổng hợp các phương pháp tu tập và quán đảnh của từng truyền thống Phật giáo Tây Tạng trong tài liệu Jonang Tridgyapa (mang tên này vì được soạn bởi Lạt ma Jonang).  Sau này, ngài Jamgon Kongtrul  Vĩ Đại đã sử dụng tài liệu này như nền tảng cho một tác phẩm chi tiết hơn, Rinchen Terzod.

{ Tại Sao Phong Trào Rimé Quan Trọng?
Theo truyền thống, các hành giả Phật giáo Tây Tạng luôn nhấn mạnh đếnn tầm quan trọng của các quan niệm và giáo huấn của dòng truyền thừa riêng của họ.  Điều này rất quan trọng để gìn giữ tính xác thực của các giáo huấn.  Thêm vào đó, rất nhiều hành giả sẵn sàng dành cả đời mình trong một tu viện đồng thời dành toàn bộ thời gian và sức lực để hiểu thấu đáo những giáo huấn tinh tuý theo một truyền thống cá biệt nên họ không còn thời gian để khám phá điều gì khác. Theo phương thức  tu tập này, có nguy cơ là một số hành giả không thể  cởi mở đối với các quan niệm cũng như các giá trị tốt đẹp của các truyền thống khác.

Một lý do khác làm cho Rimé trở nên quan trọng là sự liên hệ giữa các tu viện có thể bị hạn chế và một vài tu viện có khuynh hướng sinh hoạt độc lập theo khuôn mẫu riêng. Và cũng không giống như ở các nước phương Tây, việc đi lại ở Tây Tạng rất hạn chế, không có điện thoại, không có truyền hình và không có báo chí. Do đó, nhiều người không có cơ hội để khám phá  và phát triển lòng tôn kính đối với các truyền thống khác.

Thêm vào đó, có rất nhiều học giả uyên thâm đã phê phán quan niệm của các truyền thống khác với một dụng ý vị kỷ là giúp cho đệ tử của mình có thể đánh giá cao các giáo huấn của họ. Tuy nhiên, điều này đôi khi trở nên hơi thái quá và một vài đệ tử có thể nuôi dưỡng thái độ coi thường các truyền thống khác, và cho rằng các truyền thống khác, theo một cách nhìn hạn hẹp nào đó, là thấp kém.

{ Tôn Trọng Giáo Huấn Của Tất Cả Các Dòng Truyền Thừa...
Nói tóm lại, phong trào Rimé là một phong trào hợp thời có thể mang lại các kết quả vĩ đại. Điều này có được là nhờ rất nhiều vào hai vĩ nhân của thế kỷ 19, ngài Jamgon Kongtrul Khyentse Wangpo và. Không có các nỗ lực phi thường của các ngài trong việc sưu tầm và truyền dạy các giáo huấn khác nhau, rất có thể nhiều tài liệu Phật giáo tại Tây Tạng đã bị thất  truyền.

Phong trào này cũng giúp phá bỏ truyền thống
tôn sùng một dòng truyền thừa duy  nhất, vì điều đã cô lập một số tông phái này với các tông phái khác.  Phong trào Rimé đã thiết lập nên một nền móng vững chãi mà từ đó nhiều người có thể nhìn thấy được tất cả  các tông phái đều có cùng một trọng tâm. Trên thực tế, chính Đức Phật cũng đã ngăn cấm đệ tử của mình phê phán các vị thầy và những lời giáo huấn từ các truyền thống và văn hoá khác nhau. Đây cũng chính là những gì Rimé thể hiện.

Các truyền thống của Phật Giáo Tây Tạng được liên kết vào nhau xuyên qua qua sự giảng dạy trao truyền, các lễ điểm đạo và các giáo huấn tinh yếu, và tất cả các dòng truyền thừa đều  có  liên hệ mật thiết với nhau. Vì lý do này, chỉ biết tôn kính một truyền thống với  lòng thiên vị, hay cho rằng truyền thống này có giá trị hơn một truyền thống khác, là một sai lầm. Vì tất cả các truyền thống đều cũng chỉ là một con đường giống nhau: con đường  đưa hành giả đến với từ bi và trí tuệ -- mỗi truyền thống đều có lợi ích để phù hợp với căn cơ khác biệt của mỗi chúng sinh.

{ Con Đường Bất Bộ Phái Trong Thế Kỷ 21...
Như những vị Tổ khai sáng của phong trào Rimé đã giải thích, sự nghiên cứu và tôn trọng những gì mà tất cả  các truyền thống khác nhau đem lại sẽ giúp cho chúng ta có thể tránh được định kiến, mở rộng tầm nhìn của một người Phật tử trong truyền thống Phật Giáo Tây Tạng chân chính. 

Cũng như  vậy, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã được dạy dỗ và giáo dục theo truyền thống Gelug.  Tuy nhiên, giờ đây ngài được tôn vinh như một người không chỉ thấu hiểu mà còn chứng ngộ được các quan điểm của tất cả các truyền thống Tây Tạng mà ngài đều tôn trọng như nhau. Vì vậy chúng ta thực sự có thể nói rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma là một bậc thầy Rimé vĩ đại, chứ không chỉ là người đứng đầu tông phái Gelug.  Ngài đã làm một việc đáng kinh ngạc bằng cách tu học, duy trì các giáo huấn và các luận giải của tất cả các truyền thống Phật Giáo Tây Tạng.

Ï  Tài liệu trên đây  được lược dịch và hiệu đính từ trang nhà www.rimebuddhism.com. 

Theo: VNF

1,140

Đời sống là nghệ thuật

Chúng ta sống nơi này, phút giây này nhưng vẫn ‘ly dị’ với nơi này phút giây này; tâm cứ nghĩ đến nơi khác, phút giây khác, một đời sống không thực

1,172
KINH ĐẠI BÁT NHÃ. - PHẨM TỰ

Lúc bấy giờ đức Thế Tôn tự trải tòa sư tử rồi ngồi kiết già ngay thẳng nhiếp niệm nhập tất cả môn vương tam muội. Sau đó đức Phật an tường

517
BỐN SỰ THẬT CAO QUÝ

Khi vị thầy vĩ đại của thế giới này, Shakyamuni Buddha nói những lời đầu tiên về Pháp trên mảnh đất cao quý của Ấn Độ, ngài đã dạy về Bốn Sự

519
KINH PHÁP CÚ - PHẨM NGÀN (TỐT HƠN SỐNG MỘT NGÀY, THẤY ĐƯỢC CÁI BẤT DIỆT)

Thường tôn trọng, kính lễBậc kỳ lão trưởng thượng,Bốn pháp được tăng trưởng:Thọ, sắc, lạc, sức mạnh. (109)Dầu sống một trăm nămÁc giới, không thiền định,Tốt hơn sống một ngày,Trì giới, tu

1,140
Thế nào là Tâm ấn của chư Phật?

Chữ tâm ấn là dấu hiệu của tâm (theo tự điển Phật học của Đạo Uyên). Như vậy, tâm ấn của chư Phật là tâm giải thoát mà chư Phật ba đời

1,139
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,233
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,670
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,570
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,341
Chùa Việt
Sách Đọc