Bài Viết (701)


BỒ TÁT HẠNH CỦA SHANTIDEVA - DALAI LAMA GIẢNG GIẢI

669

Shantideva:

Khổ đau cũng có giá trị của nó
Qua buồn phiền, kiêu mạn bị đuổi đi
Và lòng thương xót đối với những người luân lạc trong sanh tử được cảm nhận,
Cái ác bị xa lìa, và cái thiện được vui thích.

🍀 Dalai Lama Giảng Giải:

Sự khổ đau cũng có mặt tích cực. Đối với một sự việc, chúng ta mất đi cảm giác tự cho là quan trọng. Chúng ta học biết cảm kích sự khổ đau của những người khác, và lòng bi của chúng ta lớn lên. Và chúng ta trở nên cẩn thận không dám tích tập những nguyên nhân của khổ đau.

Người nào cũng có ít ra vài khuynh hướng không ích kỷ, dù còn bị giới hạn. Khai triển những khuynh hướng này đến khi ý muốn giúp đỡ những người khác trở thành vô biên là điều được gọi là Bồ đề tâm. Những chướng ngại chính cho sự phát triển này là ý muốn làm hại những người khác, ghét hận, và giận dữ. Để chống lại những cái này, bởi thế thiết yếu là thiền định về nhẫn nhục. Chúng ta càng thực hànhsâu xa, cơ hội cho giận dữ sanh ra càng ít. Nhẫn nhục là cách tốt nhất để loại bỏ giận dữ.

Bây giờ chúng ta hãy nói về tình thương. Theo ý tôi, mọi chúng sanh đều muốn được thương yêu. Điều này là tự nhiên và tự phát. Ngay cả thú vật cũng muốn người ta tốt với chúng. Khi ai đó nhìn bạn với một biểu lộ yêu mến, nó làm cho bạn sung sướng, phải thế không ? Tình thương là một phẩm tính được quý chuộng khắp hết nhân loại, trong mọi tôn giáo. Tất cả tôn giáo, gồm cả Phật giáo, đều diễn tả những vị sáng lập của chúng trên hết là khả năng thương yêu của các ngài. Những tôn giáo nói về một đấng sáng tạo đều nhắc đến lòng thương xót của đấng sáng tạo. Và phẩm chất chính của những vị ban cho sự nương dựa tâm linh là tình thương.

Khi chúng ta nói về một Tịnh Độ đầy ắp sự hiện diện của tình thương, người ta cảm thấy như đi đến đó. Nhưng nếu chúng ta diễn tả một Tịnh Độ như là một xứ sở của chiến tranh và tranh đấu, người ta sẽ không cảm thấy mong muốn nào sanh về một nơi chốn như thế. Người ta vốn tự nhiên ngưỡng mộ tình thương, và họ không thích những cảm giác và hành động tổn hại như thù hận, giận dữ, chiến đấu, trộm cắp, thèm khát những sở hữu của người khác, và muốn hại người khác. Vậy nếu tình thương là cái gì tất cả nhân loại quý trọng, thì chắc chắn nó là cái chúng ta có thể khai triển nếu chúng ta cố gắng.

Nhiều người nghĩ rằng nhẫn nhục mang lấy sự thiệt thòi là một dấu hiệu của yếu đuối. Tôi nghĩ điều này sai lầm. Chính giận dữ là một dấu hiệu của yếu đuối, trong khi nhẫn nhục là một dấu hiệu của sức mạnh. Chẳng hạn, một người đang tranh luận một điểm căn cứ trên suy luận xác đáng thì tự tin và ngay cả có thể mỉm cười khi chứng minh vấn đề của mình. Trái lại, nếu những lý luận của anh ta không xác đáng và anh ta sắp mất mặt, anh ta nổi giận, mất tự chủ, và bắt đầu nói năng vô nghĩa. Người ta hiếm khi nổi giận nếu họ tự tin vào điều họ đang làm. Giận dữ đến dễ dàng hơn trong những lúc rối loạn.

🍁 Shantideva:

Tôi không nổi sân với lục phủ ngũ tạng,
Nguồn gốc dồi dào của đau và khổ !
Vậy tại sao tôi oán ghét những bạn bè đồng bào của tôi,
Họ cũng là nạn nhân của những điều kiện như thế?

🍀 Dalai Lama Giảng Giải:

Khổ đau có thể đến từ những nguyên nhân có sự sống hay không có sự sống. Chúng ta có thể nguyền rủa những sự vật vô tri như khí hậu, nhưng chính với những chúng sanh có sự sống mà chúng tathường nổi giận nhất. Nếu chúng ta phân tích những nguyên nhân có sự sống này chúng làm cho ta bất hạnh, chúng ta thấy rằng bản thân chúng lại bị ảnh hưởng bởi những điều kiện khác nữa. Chúng không làm chúng ta nổi giận chỉ vì chúng muốn như vậy. Về mặt này, bởi vì chúng bị ảnh hưởng bởi những điều kiện khác, chúng thật ra là không có hiệu lực. Bởi thế không cần phải nổi giận với chúng.

Trích: “Một Tia Sấm Chớp Sáng Trong Đêm Tối” NXB: T. T. T, Năm 1999

669

Phật giáo có tin ở sám hối hay không ? HT Thích Thánh Nghiêm

Có, Phật giáo đích xác tin ở công dụng của sám hối.Phật giáo tin rằng, trừ những tội cực nặng đã phạm như sát sinh, trộm cắp, tà dâm, đại vọng ngữ

639
Lôgic học trong Phật giáo - Tác giả: Hoàng Phong

Lôgic học Phật giáo được hình thành trước logic học Aristote gần hai trăm năm. Hệ thống lôgic của Phật giáo "thực tế" hơn và mang một chủ đích hay ứng dụng

17,157
Thật Tướng Của Năm Uẩn - Dilgo Khyentse Rinpoche (c. 1910 – 28 September 1991)

Patrul Rinpoche:- Sắc"Sắc là vô sanh, bổn lai không, như bầu trời ;Tinh túy của cái Không-Giác này là Quán Thế Âm –Không có cái gì khác ngoài Vua Thiêng Liêng của

1,159
Đời sống là nghệ thuật

Chúng ta sống nơi này, phút giây này nhưng vẫn ‘ly dị’ với nơi này phút giây này; tâm cứ nghĩ đến nơi khác, phút giây khác, một đời sống không thực

1,176
NGŨ UẨN VÀ VÔ NGÃ - HT. THÍCH CHƠN THIỆN

Ngũ uẩn là giáo lý rất phổ biến. “Thế Tôn thường giảng giáo lý Vô ngã đi kèm theo với sự phân tích Duyên sinh hay phân tích Ngũ uẩn. Giáo lý

720
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,238
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,676
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,579
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,348
Chùa Việt
Sách Đọc