Bài Viết (701)


Sự ganh tị và lòng tự hào vi tế - Garchen Rinpoche

2,214
Sự ganh tị và lòng tự hào có thể trở nên quái ác và khó nhận diện; thỉnh thoảng, chúng xuất hiện như một cảm xúc thù nghịch vi tế. Chẳng hạn như khi có người khen con tuyệt vời thì con cảm thấy dễ chịu. Nhưng khi người đó nói tiếp ‘Anh thật tuyệt vời nhưng anh kia lại càng tuyệt vời hơn’ thì một cảm xúc khó chịu xuất hiện. Khi những người khác được khen ngợi thì chúng ta chẳng muốn nghe. Khi những ý nghĩ ganh tị và tự hào vi tế chưa được nhận diện thì chúng biến thành những cảm xúc mãnh liệt bám luyến vào hạnh phúc của chình mình và sự thù nghịch đối với những người khác. Căn nguyên của tất cả những vấn đề này là sự chấp ngã. Bởi vì chúng ta tin chắc chắn vào cái ngã này nên chúng ta hoảng hốt khi nó bị đe dọa. Khi bị người chỉ trích thì chúng ta giận dữ.
 
Thật ra, khi người khác trách mắng con thì họ không thể quy thêm cho con cái lỗi mà con không có. Khi những người khác ca ngợi con thì con cũng chẳng trở nên tuyệt vời gì hơn. Cái những người khác nói về con không ảnh hưởng gì đến khuyết điểm và ưu điểm của con. Chỉ có riêng con mới có thể thấy mình có lỗi đó hay không. Nếu con không có lỗi mà người khác quy kết thì chẳng cần phải bực mình làm gì bởi vì sự chỉ trích không mang thêm lỗi đến cho con. Nếu con thực sự có cái lỗi mà người khác cáo buộc thì  người vạch ra cái lỗi đó trở thành người thầy tử tế, giúp con sửa lỗi. Dzogchen Patrül Rinpoche đã dạy rằng ‘Đừng bao giờ nhìn vào ưu điểm của chính mình, cũng đừng bao giờ nhìn vào khuyết điểm của những người khác. Hãy luôn luôn nhìn vào khuyết điểm của chính mình nhưng đừng bao giờ nhìn vào khuyết điểm của những người khác’.
 
Nhận biết được từng tâm trạng ganh tị và tự hào vi tế khởi sinh là điều quan trọng. Điều này đòi hỏi rất nhiều nỗ lực duy trì sự tỉnh thức bởi vì rất khó nhận diện những tâm trạng này. Mỗi khi một ý nghĩ như vậy khởi lên thì con phải áp dụng phương pháp buông xả nó ngay. Tốt nhất là con nên loại bỏ nó thông qua sự nhận biết: nếu con có thực hành thiền minh sát thì nó sẽ thấy được ý nghĩ vào thời điểm nó khởi sinh và nhận biết được bản chất vắng lặng của nó. Nếu con nhận biết nó được thì nó sẽ mất tác dụng. Nó sẽ không chi phối con theo cách này hay cách khác. Nếu sự tỉnh thức của con chưa đủ mạnh thì con có thể áp dụng cách tiếp cận theo kiểu Bồ tát hạnh, xem người đó là mẹ, bạn thân nhất hay con của con và từ đó phát khởi lòng bi mẫn đối với anh ta.
 
 Và nếu việc này cũng quá khó trong một số hoàn cảnh thì con có thể áp dụng cách tiếp cận biệt giải thoát giới. Đó là quán chiếu những khuyết điểm của cảm xúc này và nhận thức rằng hậu quả của hành động theo cảm xúc như vậy là sự đọa sinh xuống những cõi thấp. Con phải áp dụng một trong ba cách tiếp cận này tùy theo căn cơ cua con khi phiền não phát sinh. Con phải thực hành theo đúng căn cơ của mình, cũng giống như đứa trẻ phải mặc quần áo trẻ con và người lớn phải mặc quần người lớn. Một đứa trẻ mà mặc đồ rộng thùng thình của người lớn là rắc rối rồi. Tóm lại, đức Phật đã tổng kết ‘Hoàn toàn điều phục tâm thức của chính con; đây là giáo pháp của đức Phật’.
Theo: Việt Nalanda
2,214

Khảo Sát Bản Tánh của Tánh Giác Vô sanh

Hãy khảo sát bản tánh của tánh Giác vô sanh Chošgyam Trungpa   Hãy nhìn vào tâm thức nền tảng của bạn, đích thị chỉ là cái thức giác không phân chia thành phần

17,314
HOA THIỀN - J. Krishnamurti, Ẩn Hạc chuyễn ngữ

FOREWORDMan, in order to escape his conflicts, has invented many forms of meditation. These have been based on desire, will and the urge for achievement, and imply conflict and a struggle to

1,224
Logic học Phật giáo - Phạm Quỳnh

Logic học Phật giáo (còn có tên gọi theo âm Hán - Việt là Nhân minh học Phật giáo, 因明學佛教) là một nội dung lớn trong hệ thống triết học Phật giáo.

1,117
THUẬN TÁNH KHỞI TU - Nguyễn Thế Đăng

THUẬN TÁNH KHỞI TU1. Thế nào là Thuận tánh khởi tu? Thuận tánh khởi tu là một thành ngữ được dùng nhiều trong Thiền tông, và nói chung, trong kinh luận Đại thừa Thuận

15,930
Các Sự Chuẩn Bị Thiết Yếu - H.H. Orgyen Kusum Lingpa

Ba bardo thứ nhất mà chúng ta sẽ thảo luận là ba bardo mà ta có thể làm việc với chúng trong đời này. Cái đầu tiên được gọi là Bardo Đời

309
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,233
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,670
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,570
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,341
Chùa Việt
Sách Đọc