Bài Viết (701)


SỰ CHUYỂN HÓA - TAI SITUPA XII

750

Tất cả mọi thực hành Phật giáo đều là những phương pháp chuyển hóa. Khi áp dụng đúng các phương pháp này có thể chuyển hóa một người vô minh thành người có trí tuệ. Từ chuyển hóa được sử dụng ở đây có nghĩa là một sự thay đổi trong một cá nhân mang tính cách mạng (nghĩa là thay đổi hoàn toàn. ND), nhưng không phải là thay đổi bản chất cốt lõi nguyên sơ của cá nhân đó, mà làm bộc lộ bản chất này của chúng ta. Thực hành Phật giáo là một quá trình chuyển hóa thông qua tịnh hóa các ác nghiệp nhằm hiển lộ bản tính tốt đẹp nhất vốn có của bạn. Quá trình này không làm cho mọi người không phải là mình, hay là đưa vào bạn những chất liệu mới, mà cho phép nhận diện bản chất tối thượng của bạn như là một vị giác ngộ được nổi bật ra bởi vì bạn đã vượt qua các huyễn hoặc và những ô nhiễm vốn che khuất bản tính phật của bạn. Đó là sự chuyển hóa vào trong bản chất tối thượng của chính bạn.

Thực hành Phật giáo không phải là thay đổi một người xấu thành một người tốt, mà là chuyển hóa một người xấu thành một người tốt hơn và ngày càng biểu lộ được bản chất thực sự tốt đẹp của họ. Như chúng ta biết, đây là điều có thể vì bản tính phật luôn hiện hữu trong mỗi cá nhân. Về khía cạnh tuyệt đối, không có người xấu, và mọi người đều tốt, thông thái, và hoàn hảo. Đôi khi chúng ta có thể nhận thấy điều này, ngay cả ở kẻ thù của mình.

Dù họ có thể hành động tồi tệ thế nào, hay là đã phạm những tội lỗi khủng khiếp, thì họ vẫn có thể có khả năng hoặc là vượt qua được (những ác nghiệp đó. ND). Đó là một tia sáng của bản tính phật của họ ló ra qua những tiêu cực của họ. Chuyển hóa từ huyễn ảnh tương đối thành sự toàn hảo tối thượng là cần thiết cho mọi người – cho chính chúng ta và kẻ thù của chúng ta. Điều đó có thể làm được thông qua thực hành Phật giáo.

Các nhà Thuật giả kim thời Trung cổ đã nói về việc biến đổi chì thành vàng. Chì là chất không có giá trị khi so sánh với vàng. Họ đã tìm kiếm những thành phần đặc biệt, hay còn gọi là Hòn đá của Nhà triết học để có thể đạt được việc biến đổi loại vật chất ít giá trị, xám xịt trở thành chất vô giá. Sử dụng nỗi ám ảnh của những nhà Thuật giả kim để minh họa cho quan điểm Phật giáo về chuyển hóa, thế giới tương đối của chúng ta ví như là chì, bản chất tối thượng là vàng, và các thành phần kỳ diệu để làm thay đổi một chúng sinh trở thành tốt đẹp hơn là sự thật và sự tỉnh giác vĩnh cửu của phật tính. Chúng ta cần nỗ lực rất nhiều để đạt được điều đó, nhưng khoảnh khắc ta nhận ra (phật tính) giống như một sự kỳ diệu bất ngờ.

Đôi khi chúng ta nhận thấy mình lầm lẫn. Đôi khi chúng ta nhận thấy người khác lạc lối do lầm lẫn. Chúng ta thấy những người khác và chính mình còn quá nhiều ô nhiễm. Tất nhiên, là ta thường thấy sự ô nhiễm của người khác trước. Áp dụng những giáo lý của Đức Phật như sự hướng dẫn, cuối cùng chúng ta nhận thấy về bản chất tối thượng không có ai là lầm lẫn hay là ô nhiễm. Lầm lẫn và ô nhiễm là những vấn đề tương đối. Với cách hiểu biết đơn giản này về nguyên lý chuyển hóa, chúng ta có được công cụ để biểu lộ khả năng của mình. Sự hiểu biết này giúp cho thực hành Pháp dễ dàng hơn. Chúng ta biết mình sẽ đi về đâu. Cái đích là thức tỉnh khả năng tối thượng của chúng ta. Thiền định và các phương pháp khác được Đức Phật ban cho trở nên có ý nghĩa hơn đối với chúng ta. Hãy ngồi trên gối thiền và làm dịu tâm trí, để tư tưởng đi vào trong, trở thành một thực hành thực sự, và không vọng động. Đây là một điều bình thường, hãy thực hành với những gì chúng ta có, ngày này qua ngày khác, để đạt tới giác ngộ.

Khi chúng ta cố gắng để hiểu ai đó giống như Đức Phật, hoặc là các vị Bồ tát giác ngộ, tư tưởng chuyển hóa sẽ giúp chúng ta, bởi vì Đức Phật là người chuyển hóa hoàn toàn. Khả năng tối thượng của Ngài được phát triển trọn vẹn, để không còn gì để phát triển nữa. Ngài là tự do và vô hạn. Ngài đã cho thấy số phận tối thượng của tất cả chúng sinh. Đức Phật đã từng là một người như chúng ta. Qua nỗ lực của chính Ngài, và Ngài đã được chuyển hóa. Một vị Bồ tát là chưa chuyển hóa hoàn toàn nhưng rất gần điều này. Khả năng của một vị Bồ tát chưa được phát triển trọn vẹn hay là vô hạn. Không có sự khác nhau căn bản giữa chúng ta và Đức Phật, nhưng sự phát triển của chúng ta, về khía cạnh tương đối chúng ta vô minh và bị huyễn hoặc, và rất bình thường, trái ngược với một vị giác ngộ viên mãn. Nhưng ở khía cạnh tối thượng, tất cả đều như nhau, và tiềm năng chính là ở đây.

Hiểu biết sự chuyển hóa những hoàn cảnh tương đối thành biểu lộ khả năng tối thượng là một bước chuyển vĩ đại. Riêng hiểu biết này có thể chuyển hóa, trong cách thức chuyển hóa hoạt động thế gian của bạn. Mọi điều chúng ta làm đều có thể trở thành những hành động chuyển hóa. Đây là lời khuyên thiết thực của Đức Phật về làm thế nào để được giải thoát: giải thoát không phải là vài thứ bạn phải tạo ra, mà giải thoát là bên trong bạn. Chuyển hóa giống như sự thay đổi mà một con sâu hay một con bướm phải trải qua. Tạo vật đẹp đẽ này vốn sinh ra từ một cái kén – bắt đầu cuộc sống từ một con sâu lông lá và xấu xí. Sau một thời gian đầy rủi ro và đau đớn, con bướm trưởng thành phải chọc thủng cái kén để thoát ra ngoài và bay ra với đôi cánh màu sắc rực rỡ, lấp lánh. Con bướm đã luôn ở trong cái kén đó. Phật tính và sự giải thoát cuối cùng ở bên trong tất cả chúng sinh. Sau một quá trình gian khổ, sự giác ngộ kỳ diệu đã đến. Mọi chúng sinh chuyển hóa từ hữu hạn, vô minh, khổ đau và đôi khi rất xấu trở thành vô hạn, thông thái, và vị Bồ tát từ bi – để sau cùng trở thành đức Phật giác ngộ. Đức Phật đã dạy phương pháp chuyển hóa tỉ mỉ, chi tiết. Phật giáo cho thấy cách thức chuyển hóa mọi ô nhiễm thành trí tuệ, mọi giới hạn thành tự do vô hạn. Đây là khái niệm chuyển hóa của Phật giáo.

Trích “Đánh Thức Vị Phật Đang Ngủ” Nguyên Toàn dịch - NXB Tôn Giáo, 2010

750

Tìm hiểu Tôn giả Shantideva (Tịch Thiên)

PHẠM CHÁNH CẦNNgài Tịch Thiên (Shantideva) là một trong những vị luận sư lỗi lạc nhất của thời kỳ sau trong quá trình phát triển tông phái Đại thừa, tác giả của

1,372
QUAN ĐIỂM "VẬT BẤT THIÊN" CỦA TĂNG TRIỆU - Thích Nhất Chân

Tăng Triệu cho rằng vạn vật không dời đổi, không biến chuyển. Tất cả đều yên tĩnh bất động: "Bản tính của mỗi sự vật ở yên nơi một thời, có vật

640
MỤC ĐÍCH CỦA THIỀN ĐỊNH - Lama Zopa Rinpoche Cư sĩ Liên Hoa dịch

Vấn nạn chính mà tất cả chúng ta đều có là sự khổ đau khi không đạt được các điều mong muốn, bao gồm những nhu cầu vật chất cần thiết như

15,385
Tạo nền tảng tốt cho thiền định - Tỳ-kheo THANISSARO

Thường chúng ta nghĩ rằng chỉ cần thêm thiền định vào thời khắc biểu hằng ngày của chúng ta, những hiệu quả của thiền định sẽ thấm vào toàn bộ cuộc sống

987
Vấn Đáp Cơ Bản về Nghiệp và Tái Sinh - Berzin, Alexander and Chodron, Thubten.

Alexandxer Berzin, Singapore 10 tháng Tám, 1988Trích đoạn đã được duyệt lại từ:Berzin, Alexander and Chodron, Thubten.Glimpse of Reality.Singapore: Amitabha Buddhist Centre, 1999. Hỏi: Lý thuyết về nghiệp có tính cách thực nghiệm

1,154
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,233
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,670
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,570
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,341
Chùa Việt
Sách Đọc