Bài Viết (701)


BÁT CHÁNH ĐẠO - KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN

535

Nầy Thiện Nam Tử ! Chúng sanh do nơi nghiệp mà có quả báo. Quả báo này có ba: Hiện báo, sanh báo và hậu báo. Những người nghèo cùng giàu có, lành lặn hay tàn tật, đều do nghiệp riêng khác. Nếu là có tự tánh, người lành lặn lẽ ra phải giàu có, người giàu có lẽ ra phải lành lặn. Nay chẳng như vậy, nên biêt rằng không có tự tánh, mà đều từ nơi nhơn duyên.

Nầy Thiện Nam Tử ! Ông nói trẻ nhỏ chưa phân biệt được năm trần mà cũng khóc cũng cười, để chứng minh tất cả đều có tự tánh. Lời này chẳng đúng. Vì nếu có tự tánh lẽ ra cười phải thường cười, khóc phải thường khóc, chẳng nên một cười một khóc. Nếu đã một cười một khóc, thời biết rằng tất cả đều từ nhơn duyên. Do đây chẳng nên nói rằng tất cả pháp đều có tự tánh chẳng từ nơi nhơn duyên.

Phạm Chí nói : “Bạch Thế Tôn ! Nếu tất cả pháp từ nhơn duyên mà có, thân thể này từ nhơn duyên nào?”.

_ Nầy Thiện Nam Tử ! Phiền não cùng nghiệp là nhơn duyên của thân này.

_ Bạch Thế Tôn ! Như thân nầy từ nơi phiền não và nghiệp mà có, vậy phiền não và nghiệp này có thể dứt được chăng ?

_ Có thể dứt được.

_ Bạch Thế Tôn ! Xin vì tôi giải nói, cho tôi được nghe liền đây đều dứt được phiền não và nghiệp.

_ Nầy Thiện nam Tử ! Nếu rõ biết hai bên và chặn giữa không chướng ngại, thời người này có thể dứt phiền não và nghiệp.

_ Bạch Thế Tôn ! Tôi đã hiểu biết, đã được Chánh pháp nhãn.

Ông biết thế nào ?

_ Bạch Thế Tôn ! Hai bên là sắc và sắc giải thoát, trung gian chính là Bát chánh đạo. Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy.

_ Lành thay ! Lành thay ! Nầy Thiện Nam Tử ! Ông biết rõ hai bên phiền não và nghiệp.

_ Bạch Thế Tôn ! Xin cho tôi xuất gia.

_ Thiện Lai Tỳ Kheo !

Liền đó Nạp Y Phạm Chí dứt trừ phiền não trong ba cõi được quả A La Hán.

Trích: Kinh “Đại Bát Niết Bàn, Tập 2 – Phẩm Kiều Trần Như” - NXB: TP. Hồ Chí Minh

535

A GIỚI THIỆU VỀ TẠNG LUẬT Tỳ khưu Indacanda (Trương đình Dũng)

GIỚI THIỆU VỀ TẠNG LUẬTTỳ khưu Indacanda (Trương đình Dũng) Tạng Luật (Vinayapiṭaka) thuộc về Tam Tạng (Tipiṭaka) là những lời dạy và quy định của đức Phật về các vấn đề có

13,242
Đời sống tâm linh trong thời hiện đại - Phần 1 - Ngài Gyalwang Drukpa đời thứ XII

Đời sống tâm linh trong thời hiện đại - Phần 1 - Ngài Gyalwang Drukpa đời thứ XIIGiác Ngộ - Sự hiểu biết này là một phần trong sự thực hành tâm

20,398
BÀI THIỀN QUÁN SỐ 2 (TỨ DIỆU ĐẾ)

TỨ DIỆU ĐẾ - BÀI THIỀN QUÁN SỐ 2 II. Nguồn gốc của KhổIII. Diệt KhổIV. Con Đường giác ngộII. NGUỒN GỐC CỦA KHỔ Nghiệp:• Sau khi đã quán chiếu về khổ

768
PHÓNG MÌNH VÀO CÁI VÔ CÙNG VI TẾ - Trí Huệ và Đại Bi, Tenzin Gyatso - Việt dịch: Thiện Tri Thức 1998

Thiền định, đó là làm quen với một chỗ nương dựa của sự tham thiền. Người cầu đạo muốn tiến hành công việc này có thể nhờ đến một trong rất nhiều

15,614
Đạo pháp của đức Phật có phải là triết học hay không - Tác giả: HOÀNG PHONG

muốn nhìn Phật giáo dười khía cạnh triết học thì nên hiểu theo nghĩa Triết học Hy Lạp cổ đại hơn là triết học ngày nay . Suy tư và nghiên cứu

13,682
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc